VGT những sợi tơ nhỏ dệt thành Long Bào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 04/08/2022.

3183 người đang online, trong đó có 105 thành viên. 05:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42928 lượt đọc và 170 bài trả lời
  1. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Còn nè:-*
    papa3979 thích bài này.
  2. dinhmao

    dinhmao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1.923
    về đúng đáy 1140 nhỉ
  3. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Chủ tịch Tập đoàn Itochu: Đầu tư sản xuất xanh sẽ giúp ngành dệt may có tương lai
    Thế Hải 10/09/2022 09:55

    Nếu như Việt Nam kịp thời bắt kịp xu hướng đầu tư xanh, sản xuất hàng dệt may bền vững, giảm thiểu ô nhiễm sẽ có tăng trưởng giá trị gia tăng đầy triển vọng trong tương lai.
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Chủ tịch Tập đoàn Itochu làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex).
    Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), ông Masahiro Morofuji, Chủ tịch Tập đoàn Itochu, cổ đông lớn của Vinatex khẳng định, nếu Việt Nam kịp thời bắt kịp xu hướng đầu tư xanh, sản xuất hàng dệt may bền vững, giảm thiểu ô nhiễm sẽ có tăng trưởng giá trị gia tăng đầy triển vọng trong tương lai.

    Trong nhiều năm qua, Vinatex và Itochu đã có sự hợp tác toàn diện, trước hết là về mặt cổ đông khi Itochu là một cổ đông lớn của Vinatex. Với chính sách “zero covid” của Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do đó xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các khu vực lân cận đang là một xu hướng của ngành dệt may toàn cầu.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh các thị trường tiêu dùng lớn như châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ...đều gia tăng các tiêu chuẩn về hàng dệt may nhập khẩu, áp các tiêu chí về quá trình sản xuất xanh, bền vững, thì việc đầu tư theo hướng này sẽ giúp hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu có nhiều lợi thế, có giá bán cao và được nhà nhập khẩu lưa chọn.

    Thông tin về chiến lược đầu tư của Tập đoàn, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex cho biết: Vinatex đã và đang làm việc với một số tỉnh thành tại 3 miền Bắc – Trung – Nam, xin chủ trương đầu tư, quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp có đầu tư ngành dệt nhuộm với tiêu chuẩn xanh nhằm khép kín chuỗi cung ứng, có thể cung ứng trọn gói các sản phẩm dệt may – thời trang xanh.

    Để đạt được mục tiêu nêu trên, kế hoạch trọng tâm của Tập đoàn là xây dựng chiến lược tài chính dài hạn cho chu kỳ mới của đầu tư chiều sâu, công nghệ để tạo ra một ngành dệt may tự động hóa theo 4.0 mới. Hình thành chuỗi liên kết Sợi – Dệt – May để tăng giá trị gia tăng, tiếp tục hình thành các năng lực cung ứng đủ lớn cho ngành hàng dệt kim, đáp ứng yêu cầu trọn gói của khách hàng trong các chuỗi quy mô lớn của thế giới.

    Bên cạnh đó, Vinatex cũng sẽ chú trọng đầu tư và các dự án xanh, các sản phẩm xơ sợi tái chế, các sản phẩm đặc thù có tính chuyên biệt cao…

    "Đầu tư xanh, cắt giảm phát thải trong quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên nhiên liệu là xu thế tất yếu mà ngành dệt may trong đó có Vinatex phải theo. Vinatex mong muốn Textile Company, Itochu nghiên cứu hợp tác đầu tư cùng Tập đoàn trong việc triển khai các dự án trọng điểm và chiến lược này", ông Hiếu cho hay.

    Chủ tịch Tập đoàn Itochu chia sẻ, ngoài các thế mạnh về sản xuất dệt may, hạ tầng dệt may theo hướng xanh hóa, Itochu cũng đang hướng đến phát triển theo chiều ngang, mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh vào một số mặt hàng mới như giày dép.

    "Hiện đơn vị đang đẩy mạnh sản xuất mặt hàng xơ polyester tái chế, Vinatex và các đơn vị thành viên có ngành sợi có thể sử dụng mặt hàng này để sản xuất các mặt hàng sợi recycle. Với các dự án đầu tư, Itochu hiện có sẵn nguồn tài chính có thể tham gia ngay cùng với Vinatex trong việc đầu tư các dự án mới", ông Masahiro Morofuji cho biết.

    6 tháng 2022, tổng doanh thu hợp nhất của Vinatex đạt 10.295 tỷ đồng, bằng 138,1% so với cùng kỳ, đạt 57% kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 980 tỷ đồng, bằng 155,6% cùng kỳ, đạt 103% kế hoạch năm.

    Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, các nhóm ngành sản xuất của Vinatex cũng đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu ngành sợi tăng 31%, lợi nhuận tăng 49%; Với ngành may, doanh thu tăng 27%, lợi nhuận tăng 140%…

    Trước những dự báo không lạc quan về thị trường cuối năm, nhiều thị trường giảm sức mua, lạm phát tăng cao tại Mỹ, châu Âu; lãi suất tăng mạnh; …, Vinatex cho biết sẽ tập trung giữ ổn định hệ thống sản xuất, linh hoạt trong điều hành sản xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư đáp ứng mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp dệt may.

    Thế Hải
    https://baodautu.vn/chu-tich-tap-do...-giup-nganh-det-may-co-tuong-lai-d173160.html
  4. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Top 10 thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022
    Theo Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 252,6 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2021. Về nhập khẩu, tổng trị giá nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm đạt 247,11 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 29,84 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
    Xuất khẩu

    Về thị trường xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 77 tỷ USD, chiếm 30,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với trị giá gần 13,2 tỷ USD, chiếm 17,13% kim ngạch và hàng dệt, may với trị giá 12,88 tỷ USD, chiếm 16,73% kim ngạch.

    Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ khác có trị giá trên 5 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ.

    Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch 35,63 tỷ USD, chiếm 14,11% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam ở châu Á. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với trị giá gần 9 tỷ USD.

    Một số mặt hàng khác có trị giá xuất khẩu cao là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện xơ, sợi dệt các loại.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng cục Hải quan

    Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch 16,72 tỷ USD. Với thị trường này, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, linh kiện và các loại máy móc, thiết bị. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện có trị giá cao nhất với 3,88 tỷ USD. Ngoài ra, mặt hàng máy tính, sản phẩm điện từ, linh kiện và dệt, may cũng được xuất khẩu nhiều sang xứ sở kim chi với trị giá lần lượt là 2,28 và 2,14 tỷ USD.

    Xếp thứ 4 là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu 15,82 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2022. Với thị trường này, mặt hàng dệt, may được xuất khẩu nhiều nhất với trị giá 477,3 triệu USD trong tháng 8 và 2,54 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2022.

    Hồng Kông (Trung Quốc) xếp thứ 5 trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm với kim ngạch gần 7,4 tỷ USD. Việt Nam chỉ có 2 mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 1 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá 3,83 tỷ USD và điện thoại các loại và linh kiện với trị giá 1,47 tỷ USD.

    Ngoài ra, một số quốc gia khác nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam gồm có Hà Lan, Đức, Ấn Độ, Thái Lan và Canada.

    Nhập khẩu

    Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 31,06 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước. Tính chung cả 8 tháng đầu năm, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 247,11 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 29,84 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 160,89 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 65,1% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

    Nguồn: Tổng cục Hải quan

    Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với trị giá 81,75 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, chiếm 33,08% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, 2 mặt hàng có trị giá nhập khẩu lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 16,66 tỷ USD và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 16,63 tỷ USD.

    Xếp thứ 2 là Hàn Quốc với trị giá nhập khẩu đạt 43,42 tỷ USD, chiếm 17,57% tổng kim ngạch nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm. Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với tổng trị giá đạt 2,25 tỷ USD trong tháng 8 và 16,56 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm.

    Thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 là Đài Loan (Trung Quốc) với kim ngạch 16,1 tỷ USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất với trị giá 7,82 tỷ USD.

    Ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là Nhật Bản và Mỹ với kim ngạch lần lượt là 15,98 tỷ USD và 9,92 tỷ USD. Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có trị giá nhập khẩu cao nhất ở cả 2 thị trường này với trị giá 4,8 tỷ USD từ Nhật Bản và 2,47 tỷ USD từ Mỹ.

    Ngoài ra, top 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam còn có Thái Lan, Úc, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.

    Anh Ngọc
  5. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Chủ tịch HĐQT Vinatex: Nhu cầu vốn lớn nhưng tiếp cận tín dụng hạn chế, đề xuất hỗ trợ lãi suất cho cả vay ngoại tệ
    Diên Vỹ 16:15 | 18/09/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên [​IMG]
    Chia sẻ
    https://doanhnhanvn.vn/images/icons/****.png

    Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề ‘’Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững’’ diễn ra ngày 18/9, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay vấn đề tiếp cận tín dụng vẫn là khó khăn lớn với các doanh nghiệp dệt may, nhất là trong hai tháng gần đây.
    8 tháng đầu năm, doanh nghiệp dệt may tận dụng tốt cơ hội phục hồi
    Theo ông Lê Tiến Trường, giai đoạn quý IV năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022 là giai đoạn phát triển tốt và tận dụng được cơ hội của ngành dệt may, điều đó một phần nhờ tác động quan trọng của các chính sách điều tiết vĩ mô.

    “Trong 8 tháng đầu năm, ngành dệt may Việt Nam đã đạt đến kim ngạch xuất khẩu khoảng 31,2 tỷ USD, tăng trưởng tới 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ít nhất chục năm trở lại đây. Lần đầu tiên chúng ta tăng trưởng tới 20% trong 8 tháng đầu năm”, ông Trường chia sẻ.

    Cũng theo ông Trường, một tín hiệu đáng mừng khác là trong 8 tháng đầu năm, theo số liệu Tổng cục Hải quan thì tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may chỉ rơi vào khoảng 13 tỷ USD. Như vậy, ngành dệt may đã tạo ra 18 tỷ USD thặng dư thương mại từ xuất khẩu. Trong số này thì chỉ có khoảng 6,5 tỷ USD là tiền lương cho người lao động, còn lại là gần 12 tỷ USD là mua từ các nguồn nguyên liệu, phụ liệu ở trong nước.

    “Tức là bên cạnh việc đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu thì ngành dệt may còn góp phần tạo ra động lực phục hồi doanh nghiệp ở nhiều loại hình khác nhau. Ngoài ra, từ trước đến nay, ngành dệt may chỉ đạt tốc độ cái tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50% thì trong 8 tháng đầu năm 2022, chúng ta đạt tốc độ nội địa hóa lên đến 59%, tiến gần mục tiêu 60% của năm 2025”, ông Trường nói thêm.

    [​IMG]
    Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Quochoi

    Một thắng lợi khác của ngành dệt may, theo ông Trường, là việc trong nhiều năm, ngành dệt may chỉ có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ tư trong các ngành nhưng thặng dư thương mại luôn luôn đứng thứ nhất.

    “Chúng ta bắt nhịp được với cái tổng cầu của thế giới khi họ phục hồi, mở cửa trở lại sau đại dịch. Trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với cả Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc, chính vì thế cho nên 6 tháng đầu năm 2022, chúng ta tận dụng được cái cơ hội này rất tốt, đơn hàng và kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao. Điều này chủ yếu nhờ phản ứng chính sách, cùng với đó là chính sách hỗ trợ liên quan đến tiền lương, tiền thuê nhà… để cho người lao động quay trở lại nhanh, thị trường lao động phục hồi nhanh, làm cho sản xuất nhanh trở về trạng thái bình thường hóa”, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dệt may Việt Nam cho hay.

    Nhu cầu vốn lớn trái ngược với room tín dụng hạn chế
    Tuy vậy, đánh giá về triển vọng ngành những tháng tiếp theo, ông Trường chỉ ra rằng đến giờ phút này, dư địa chính sách mà chúng ta đã thực hiện sớm để đem lại lợi ích cho ngành dệt may cũng như các ngành xuất khẩu khác thì các quốc gia khác cũng đã áp dụng rồi, chẳng hạn họ cũng mở cửa sản xuất, cũng hỗ trợ lãi suất (Bangladesh hay Ấn Độ). Ngoài ra, có xu thế thị trường toàn cầu đột nhiên trở nên lạnh, cầu của thế giới giảm mạnh do rủi ro suy thoái phủ bóng kinh tế thế giới, lạm phát cao…

    “8 tháng đầu năm, lạm phát ở Mỹ có thời điểm lên tới 9% nhưng giá hàng hóa dệt may giảm 9%, hàng tồn kho tăng rất cao. Vậy nên nếu trong 8 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng chúng ta có thể xuất khẩu được 3,73 tỷ USD hàng dệt may thì dự kiến 4 tháng cuối năm, con số này dự báo chỉ khoảng 3,1 - 3,2 tỷ USD”.

    Cùng đó, giá trị đồng VND neo với giá trị USD, nên so với tương quan các đồng tiền khác như CNY (Nhân dân tệ) hay EUR (Euro) thì ngành xuất khẩu Việt Nam có nguy cơ mất lợi thế về giá.

    Chưa kể, doanh nghiệp gặp khó trong tiếp cận tín dụng do room tín dụng còn hạn chế. Theo ông Trường, nếu nhập khẩu hàng gia công để phục vụ xuất khẩu thì được miễn thuế, còn mua nguyên vật liệu trong nước vừa phải nộp thuế VAT, vừa phải chuẩn bị thuế nhập khẩu, bao giờ xuất khẩu mới được hoàn thuế, khiến trung bình doanh nghiệp mất thêm 24% để mua nguyên liệu trong nước.

    "Vừa rồi 6 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng tốt lên tới 9,3%, vay được vốn để làm FOB thì doanh nghiệp sẵn sàng làm, nhưng tháng 7 và tháng 8 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 0,6%, doanh nghiệp tiếp cận vốn khó nên có hiện tượng có đơn FOB nhưng doanh nghiệp buộc phải làm CIF, làm gia công vì không vay được tiền mua nguyên liệu, làm cho một loạt doanh nghiệp gia công trong nước không có cơ hội có đơn hàng, không tăng được giá trị gia tăng", ông Trường đặt vấn đề.

    Về vấn đề này, ông Trường kiến nghị giải quyết theo 2 hướng: (i): doanh nghiệp mua hàng trong nước để làm hàng xuất khẩu thì hậu kiểm không bắt nộp trước VAT vào thuế nhập khẩu để tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hóa nội địa. (ii): với những ngành hàng mà vẫn còn có đơn hàng thì room tín dụng vay ngắn hạn là rất quan trọng, cần có cơ chế hỗ trợ.

    “Hiện nay tất cả các cái khách hàng trên thế giới đều giãn thời gian trả tiền từ 90 ngày trước đây lên 120 - 150 ngày, điều này góp phần làm cho nhu cầu vốn chủ động tăng lên, không kể chúng ta muốn làm FOB nhiều, nhu cầu vốn lưu động lại tăng nữa, nhưng room tín dụng không có. Đó là chưa kể giai đoạn kinh doanh hiện tại tỷ suất lợi nhuận thấp nên ngân hàng dễ chê phương án kinh doanh, càng khó tiếp cận tín dụng”, ông Trường trình bày.

    Thứ hai là với gói giảm lãi suất 2%, ông Trường thông tin Tập đoàn dệt may thì mới tiếp cận được cỡ khoảng 140 tỷ vốn gốc. “Có một phần khách quan là chúng tôi vay bằng vốn lưu động, bằng ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu thì như vậy là không tiếp cận được. Với gói giảm lãi suất này chúng tôi đề nghị cũng nên có sự cân nhắc, xem xét, nếu được thì có cả hỗ trợ lãi suất cho khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ”.

    Trước đó, trong phiên thảo luận sáng, PGS. TS. Nguyễn Trúc Lê (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, có thể nên hỗ trợ lãi suất cả đồng ngoại tệ cho những doanh nghiệp xuất khẩu. Thực tế, có những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thuộc nhóm ngành được hỗ trợ lãi suất nhưng họ chỉ vay bằng ngoại tệ...

    Trong trung và dài hạn, liên quan đến đầu tư đổi mới theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam đặt vấn đề: “Đây là khoản đầu tư mà vừa có suất đầu tư lớn, sau này khi vận hành nó thì chi phí vận hành cũng cao. Bởi vì cái tiết kiệm là tiết kiệm xã hội: không phải xử lý rác, không phải xử lý chất thải chứ về phía sản xuất chắc chắn là giá thành lên. Và vì thế thì các dự án đầu tư theo hướng xanh nếu tiếp cận theo các chuẩn mực ngân hàng kinh doanh bình thường thì sẽ bị xếp là những dự án có tỷ suất thu hồi vốn không tốt".

    “Chúng tôi rất mong muốn đối với các ngành xuất khẩu, những ngành đang đem lại thặng dư tương đối tốt, có nguồn lao động lớn, đồng thời cũng có giá trị gia tăng ở trong nước đạt trên 50% thì nên được quan tâm, xem xét một cách riêng biệt củng cố cái khu vực này, vừa đảm bảo việc làm, vừa đảm bảo thặng dư và vừa đảm bảo cái tốc độ tăng trưởng ngành trong thời gian tới”, ông Trường kiến nghị.
  6. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Lần đầu dệt may đạt giá trị xuất khẩu 4 tỉ USD/tháng
    Chí Nhân10:08 - 19/09/2022
    Ngành dệt may Việt Nam liên tục tự phá kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu của mình trong 3 tháng gần đây.

    Tổng cục Hải quan cho biết, trong 3 tháng gần đây xuất khẩu mặt hàng dệt may tăng trưởng tốt và liên tiếp lập kỷ lục về giá trị. Đặc biệt trong tháng 8.2022, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu của ngành này đạt tới con số 4 tỉ USD/tháng, tăng 8,7% so với tháng trước đó.

    [​IMG]




    Tính từ đầu năm đến hết tháng 8, xuất khẩu hàng dệt may đạt trên 26 tỉ USD, tăng 24,3%, tương ứng tăng 5,14 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2021. Dệt may là ngành đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước chỉ sau nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

    Một số thị trường chủ lực của sản phẩm dệt may Việt Nam đều có mức tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể thị trường Mỹđạt gần 13 tỉ USD, tăng 22,6%, tương ứng tăng 2,73 tỉ USD; EU đạt trên 3 tỉ USD, tăng 41%, tương ứng tăng 879 triệu USD; Nhật Bản đạt 2,5 tỉ USD, tăng 22%, tương ứng tăng 458 triệu USD; Hàn Quốc đạt 2,1 tỉ USD, tăng trên 20%, tương ứng tăng 365 triệu USD so với cùng kì năm 2021.

    Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nguyên phụ liệu của nhóm hàng dệt may trong tháng 8 đạt 2,4 tỉ USD, tăng 7,2% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trên 19 tỉ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng tới gần 52%, với 10 tỉ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
    https://m.thanhnien.vn/lan-dau-det-may-dat-gia-tri-xuat-khau-4-ti-usdthang-post1501318.amp
    dinhmao thích bài này.
  7. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    giờ còn ai nhắc tới game thoái nữa không các bác
  8. dinhmao

    dinhmao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1.923
    quá nhiều tin tốt cho dệt may
  9. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Chủ tịch HĐQT Vinatex tham dự hội nghị trực tuyến với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
    20/09/2022 06:25
    Ngày 19/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước.

    [​IMG]

    Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: TTXVN)

    Hội nghị được tổ chức trực tuyến giữa Trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trong nước và 94 Đại sứ quán, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

    Tại Hội nghị, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có ý kiến phát biểu. BBT Cổng thông tin điện tử Vinatex trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung bài phát biểu:

    Trước hết, thay mặt cho ngành dệt may và Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí đại sứ, Trưởng đại diện Cơ quan ngoại giao ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản trong suốt nhiều năm qua đã hỗ trợ cho ngành dệt may có vị thế như ngày hôm nay.

    Trong hơn hai chục năm phát triển, đến nay chúng tôi đã có thị phần đứng thứ nhì cả ở Nhật Bản, Mỹ, đóng góp 20 tỷ USD xuất khẩu vào Mỹ và gần 5 tỷ USD vào Nhật Bản, chiếm tới gần 16% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đi Mỹ cũng như đi Nhật Bản. Đây là cả một quá trình, từ những ngày sơ khởi các cơ quan ngoại giao đã hỗ trợ rất lớn để Vinatex có thành quả như ngày hôm nay.

    Đến thời điểm này, chúng tôi tự ý thức rằng quy mô ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đứng trongtop 3 thế giới. Doanh nghiệp cần phát huy thế mạnh, năng lực và xây dựng thương hiệu từ hiểu biết thị trường, nắm thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng chứ không thể tiếp tục câu chuyện phải nhờ cậy các cơ quan ngoại giao các nơi.

    Hiện tại với 15 FTAs Việt Nam đã ký kết, trong đó có các FTAs quan trọng ảnh hưởng lớn như CPTPP, EVFTA, RCEP, các chính sách thuế quan đã có lộ trình rõ ràng để doanh nghiệp biết. Tuy nhiên, hiện nay các yêu cầu phi thuế quan mới theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, giảm phát thải cacbon đang được cập nhật liên tục, quátrình vận động xây dựng chính sách ở các nước diễn ra sôi động màdoanh nghiệp rất khó tiếp cận thông tin, vì vậy tôi xin có hai kiến nghị:

    Thứ nhất là, đối với cơ quan ngoạigiao, hỗ trợ cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về vận động xây dựng chính sách của các nước trong rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước họ.

    Doanh nghiệp không có điều kiện tiếp cận quá trình mà các nước họ chuẩn bị xây dựng các luật lệ mới, các chính sách mới, rồi vận động hành lang chính sách. Ví dụ tháng 6/2022, nước Đức đưa ra luật mới về quản lý chuỗi cung ứng, ngày 01/01/2023 có hiệu lực. Trong đó, tuy luật chỉ giám sát công ty Đức, công ty có quy mô hơn 3000 lao động trở lên về các vấn đề về môi trường, sản xuất xanh nhưng vì luật giám sát cả chuỗi cung ứng nên doanh nghiệp Việt Nam làm hàng hóa xuất khẩu cũng chịu sự giám sát gián tiếp của Luật này trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, thực tế quá trình chuẩn bị của các nước để họ đưa ra những tiêu chuẩn này ra sao thì doanh nghiệp Việt Nam không có kênh nào tiếp cận, nắm bắt. Trong khi đây lại là vấn đề tác động mạnh mẽ đến tính chất của sản phẩm; yêu cầu mới về xanh,sạch, tỷ lệ tái chế, tuần hoàn là vấn đề doanh nghiệp không thể nào giải quyết, chuẩn bị được trong thờigian ngắn.

    Chúng tôi xin đề nghị các cơ quan ngoại giao theo dõi quá trình xây dựng luật pháp của các quốc gia liên quan đến hàng hóa nhập khẩucủa quốc gia họ. Quá trình chuẩn bị này cần được cập nhật tới các doanh nghiệp ở trong nước, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có ảnh hưởng đến lực lượng lao động lớn như ngành dệt may… Theo đó, doanh nghiệp có sự chuẩn bị, để có thể dịch chuyển phù hợp khi rào cản thuế quan sẽ diễn ra cả về công nghệ, cả về môi trường sản xuất xanh.

    Cộng đồng châu Âu có cả quy định sinh thái mới rất lớn, ban hành từ năm 2020, dần dần áp dụng vào và có những điều khoản ảnh hưởng ngay đến hàng hóa dệt may. Nếu áp dụng triệt để thì khá “tháchthức” với sản xuất dệt may thông thường.

    Thứ hai là, liên quan đến nguồn tài chính của các nước phát triển để có thể hỗ trợ các nước đang phát triển như Việt Nam chuyển đổi mô hình sản xuất sang hướng xanh, kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, việc tiếp cận nguồn vốn này ở trong nước đang rất hạn chế, room tín dụng hạn chế. Khi thực hiện sản xuất theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh thì doanh nghiệp phải đầu tư lớn, chi phí sản xuất cao. Tiết kiệm ở đây là cho xã hội từ tiết kiệm xử lý rác thải đến giảm thiểu xử lý ô nhiễm môi trường còn người sản xuất sẽ phải chịu chi phí cao lên. Nếu không có nguồn tài chính hỗ trợ để dịch chuyển, doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn.

    Thứ ba là về thị trường, hiện nay chúng tôi chưa tiếp cận được ở Trung Đông, Châu Phi. Tuy không phải là thị trường tiềm năng nhưng cũng là cơ hội đa dạng hóa thị trường, do trong lâu dài, thị trường tiếp cận được đã đạt ở ngưỡng đỉnh điểm. Hiện, chúng tôi đang có nhiều thế mạnh và hiểu về thị trường Nhật, EU, Mỹ với kim ngạch xuất khẩu lên đến 44- 45 tỷ USD trong năm 2022 dư địa phát triển thị phần sẽ ngày càng khó hơn.

    BBT
    https://vinatex.com.vn/chu-tich-hdq...ruong-co-quan-dai-dien-viet-nam-o-nuoc-ngoai/
  10. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Tỷ lệ nội địa hóa dệt may Việt Nam lên cao nhất, gần mục tiêu 60%
    Trong 8 tháng vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 30,2 tỷ USD, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua.
    Đức Duy (Vietnam+)20/09/2022 09:00 GMT+7
    https://link.gov.vn/GBaGM3e1
    [​IMG]Tỷ lệ nội địa hóa của dệt may đã vượt 50%. (Ảnh: PV/Vietnam+)
    Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), từ trước đến nay, dệt may chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50% nhưng 8 tháng năm 2022, tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may đã lên 57%, đạt gần mục tiêu 60% của năm 2025.

    Xuất khẩu đạt con số ấn tượng

    Báo cáo của Vinatex cho thấy, trong 8 tháng vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 30,2 tỷ USD, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua.

    [Phải cải thiện vị thế dệt may trong chuỗi cung ứng]

    Điểm đặc biệt, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tất cả nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may là khoảng 13 tỷ USD (sau khi loại trừ khoảng trên 1,5 tỷ USD phụ liệu cho ngành giày da).

    Như vậy, ngành dệt may Việt Nam đã tạo ra 17 tỷ USD, thặng dư thương mại từ xuất khẩu và trong số này chỉ có khoảng 6,5 tỷ USD là tiền lương cho người lao động còn lại là gần 11 tỷ USD là việc mua các nguồn nguyên liệu, phụ liệu ở trong nước.




    “Bên cạnh việc tạo kim ngạch, ngành dệt may còn tạo động lực để phục hồi nhiều doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau,” ông Lê Tiến Trường thông tin.

    Đáng chú ý, tuy dệt may chỉ có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ tư trong các ngành nhưng thặng dư thương mại của dệt may luôn luôn đứng thứ nhất. Đơn cử, ngay năm 2021 đã đạt khoảng 20 tỷ USD.

    Trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.

    Chính vì thế, nửa đầu năm nay, ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng được cơ hội này rất lớn, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao. Đây là phản ứng tích cực từ chính sách, trong đó có việc vừa mở cửa, vừa có chính sách hỗ trợ để người lao động quay trở lại doanh nghiệp nhanh nhất, phục hồi thị trường lao động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Ông Lê Tiến Trường chia sẻ, nhờ chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi doanh nghiệp phải đóng cửa phòng chống dịch; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà khi người lao động quay trở lại sản xuất… các ngành xuất khẩu, trong đó có dệt may đã thu được lợi ích, thể hiện rõ nét trong hiệu quả sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng cao, tiếp tục cải thiện thị phần và chất lượng tăng trưởng.

    Định hướng đầu tư theo kinh tế xanh

    Tuy nhiên, đến nay, những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may và các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam thì các quốc gia khác cũng đã áp dụng.

    Hiện các nước cũng đã mở cửa, trở lại sản xuất bình thường, triển khai các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như ở Bangladesh, Ấn Độ… Trong khi đó, cầu của thế giới giảm mạnh do kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao.

    Theo đánh giá, trong nửa đầu năm, kinh tế Mỹ lạm phát lên tới 9% so với tháng 6/2021, nhưng giá hàng hóa dệt may lại giảm giá 9%. Hàng hóa tồn kho tăng rất cao.

    “Có thể thấy, nếu trong 8 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng ngành dệt may có thể xuất được 3,7 đến 3,8 tỷ USD thì dự kiến 4 tháng cuối năm chỉ xuất được 3,1 đến 3,2 tỷ USD,” lãnh đạo Vinatex cho biết.

    - Xuất khẩu dệt may vào một số nước trong 7 tháng 2022:

    Để hỗ trợ cho ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường kiến nghị cơ quan chức năng một số giải pháp, trong đó xem xét việc mua hàng trong nước để làm xuất khẩu thì tiến hành hậu kiểm, đồng thời không bắt nộp trước VAT và thuế nhập khẩu để tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hóa nội địa.

    Trường hợp 2, đối với những ngành hàng vẫn có đơn hàng thì room tín dụng đối với vay ngắn hạn rất quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất kinh doanh, trong khi hiện nay tất cả khách hàng trên thế giới đều giãn thời gian trả tiền từ 90 ngày trước đây lên 120 đến 150 ngày.

    “Riêng chuyện giãn thời gian đã làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên, chưa kể chúng ta muốn làm giao hàng FOB nhiều, vốn lưu động tăng nhưng room lại không có khiến doanh nghiệp rất hạn chế năng lực và cơ hội sản xuất kinh doanh,” ông Trường nói.

    Đối với trung hạn, Vinatex xác định đầu tư đổi mới theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, song đây là suất đầu tư lớn, khi đưa vào vận hành thì chi phí cũng rất cao.

    Vì vậy, đại diện Vinatex mong muốn, các ngành xuất khẩu đang đem lại thặng dư tương đối tốt, có sử dụng nguồn lao động lớn, có giá trị gia tăng ở trong nước đạt trên 50% cần được quan tâm xem xét một cách riêng biệt để củng cố năng lực cho khu vực này, vừa tạo dựng việc làm, vừa mang lại thặng dư và đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới./.

    Đức Duy (Vietnam+)
    https://www.vietnamplus.vn/ty-le-no...t-nam-len-cao-nhat-gan-muc-tieu-60/817198.vnp

Chia sẻ trang này