VGT những sợi tơ nhỏ dệt thành Long Bào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 04/08/2022.

3030 người đang online, trong đó có 35 thành viên. 03:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42912 lượt đọc và 170 bài trả lời
  1. Chungsds

    Chungsds Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2020
    Đã được thích:
    45
    Càng ra tin nhiều càng ăn đạp.
  2. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Dệt may Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hơn 10 năm qua
    Thứ ba, 20/09/2022 18:26
    (ĐCSVN) - Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may khoảng 30,2 tỷ USD, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hơn 10 năm qua.

    Theo báo cáo của Vinatex, đây là lần đầu tiên, ngành dệt may tăng trưởng tới 20% trong 8 tháng đầu năm. Điểm đặc biệt, 8 tháng đầu năm, theo số liệu của Tổng cục Hải quan tất cả nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may chỉ rơi vào khoảng độ 13 tỷ USD (sau khi loại trừ khoảng trên 1,5 tỷ USD phụ liệu cho ngành giày da). Như vậy, ngành dệt may đã tạo ra 17 tỉ USD, thặng dư thương mại từ xuất khẩu và trong số này chỉ có khoảng 6,5 tỷ USD là tiền lương cho người lao động còn lại là gần 11 tỷ USD là việc mua các nguồn nguyên liệu, phụ liệu ở trong nước. Tức là bên cạnh việc tạo kim ngạch, ngành dệt may còn tạo động lực để phục hồi nhiều doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau.

    Đặc biệt, từ trước đến nay, dệt may chỉ đạt tỉ lệ nội địa hóa khoảng 50% thì 8 tháng đầu năm nay chúng ta đạt tỷ lệ nội địa hóa là 57%, đạt gần mục tiêu 60% của năm 2025 và cũng trong nhiều năm, theo thống kê, tuy dệt may chỉ có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ tư trong các ngành nhưng thặng dư thương mại của dệt may luôn luôn đứng thứ nhất.

    [​IMG]
    Dệt may Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hơn 10 năm qua. (Ảnh: vinatex)
    Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Chính vì thế, 6 tháng đầu năm, ngành dệt may đã tận dụng được cơ hội này rất lớn, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao.

    Tuy nhiên, Vinatex dự báo 4 tháng cuối năm 2022 và xu hướng năm 2023 thị trường khá trầm lắng khi nguồn lực hạn chế. Trong 4 tháng còn lại của năm 2022, dự kiến ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt từ 3,1 - 3,4 tỷ USD/tháng, giảm đáng kể so với con số bình quân trong 8 tháng đầu năm.

    Để hỗ trợ cho ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường kiến nghị cơ quan chức năng một số giải pháp, trong đó xem xét việc mua hàng trong nước để làm xuất khẩu thì tiến hành hậu kiểm, đồng thời không bắt nộp trước VAT và thuế nhập khẩu để tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hóa nội địa.

    Trường hợp 2, đối với những ngành hàng vẫn có đơn hàng thì room tín dụng đối với vay ngắn hạn rất quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất kinh doanh, trong khi hiện nay tất cả khách hàng trên thế giới đều giãn thời gian trả tiền từ 90 ngày trước đây lên 120 đến 150 ngày.

    “Riêng chuyện giãn thời gian đã làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên, chưa kể chúng ta muốn làm giao hàng FOB nhiều, vốn lưu động tăng nhưng room lại không có khiến doanh nghiệp rất hạn chế năng lực và cơ hội sản xuất kinh doanh,” ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.

    Đối với trung hạn, Vinatex xác định đầu tư đổi mới theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, song đây là suất đầu tư lớn, khi đưa vào vận hành thì chi phí cũng rất cao.

    Vì vậy, đại diện Vinatex mong muốn, các ngành xuất khẩu đang đem lại thặng dư tương đối tốt, có sử dụng nguồn lao động lớn, có giá trị gia tăng ở trong nước đạt trên 50% cần được quan tâm xem xét một cách riêng biệt để củng cố năng lực cho khu vực này, vừa tạo dựng việc làm, vừa mang lại thặng dư và đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới./.
    HN
    https://dangcongsan.vn/kinh-te/det-...ong-cao-nhat-trong-hon-10-nam-qua-619988.html
  3. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Khai mạc VTG 2022 - Tạo cầu nối thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dệt may

    Mai Ca
    CÔNG NGHIỆP Thứ tư, 21/09/2022 - 12:00
    Theo dõi Congthuong.vn trên

    Triển lãm VTG 2022: Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dệt may hậu Covid-19
    Sau 3 năm trì hoãn, Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may (VTG 2022), VitaTex - Triển lãm quốc tế về nguyên phụ liệu ngành dệt - may và DYECHEM - Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp hóa chất - nhuộm Việt Nam đã cùng diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, kết hợp với nền tảng trực tuyến. Triển lãm do Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ thương mại (Vinexad) phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Tiếp thị Yorkers tổ chức.

    [​IMG]
    Lãnh đạo các Bộ, ngành tham quan gian hàng tại triển lãm VTG 2022
    Hướng đến thị trường rộng lớn đầy tiềm năng ở Việt Nam, đặc biệt là ngành công nghiệp dệt may, triển lãm VTG sẽ là điểm hội tụ giới thiệu các chuỗi cung ứng tiên tiến, công nghệ hàng đầu và xu hướng phát triển trong tương lai cho các nhà sản xuất ngành dệt may.

    Theo đơn vị tổ chức, dù mở lại sau 3 năm gián đoạn song triển lãm năm nay vẫn thu hút 200 doanh nghiệp từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Anh, Ấn Độ, Indonesia, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Ý, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc... Đáng chú ý, VTG cũng quy tụ nhiều nhà sản xuất lớn trên khắp thế giới, trưng bày các thiết bị nhà máy tự động và thông minh phù hợp với xu hướng mới trong ngành dệt, từ nguyên liệu dệt tái chế, vải đến thuốc nhuộm thân thiện với môi trường… nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững.

    [​IMG]
    Các máy móc công nghệ hiện đại cho ngành dệt may được giới thiệu tại triển lãm
    Một số tên tuổi danh tiếng có thể kể đến bao gồm Hoang Ma - nhà cung cấp giải pháp nhà máy thông minh cho ngành sản xuất dệt; Juki, Pegasus, Brother và Siruba - các thương hiệu máy may hàng đầu; Supreme - nhà cung cấp giải pháp tự động tuỳ chỉnh…

    Đặc biệt, tại triển lãm năm nay, các đơn vị bảo trợ chính như Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA) và Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK) sẽ phối hợp tổ chức một loạt hội thảo chuyên đề như: “Phân tích chính sách về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, tầm nhìn đến 2040”; “Xu hướng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của RCEP”; “Hành trình phát triển bền vững - nghiên cứu từ Saitex”... Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp dệt may, giúp khách tham quan có cái nhìn sâu sắc về các xu hướng và thay đổi mới nhất trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.

    Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3, và đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 30,2 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hơn 10 năm qua.

    Hơn nữa, đầu tư nước ngoài (FDI) cho ngành dệt may cũng cao nhất trong 5 năm gần đây nhờ các ưu đãi đầu tư mang tính chủ động từ phía chính phủ cùng các Hiệp định thương mại tự do. Các yếu tố này tạo dựng nên một nền tảng vững chắc để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất hàng may mặc hàng đầu tại châu Á.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp hướng dẫn khách tham quan quy trình hoạt động của máy móc
    Tuy vậy trong thời gian gần đây ngành dệt may xuất khẩu lại đang đối mặt với một số thách thức mới do sự suy giảm sức cầu ở một số quốc gia. Chia sẻ bên lề triển lãm, ông Phạm Xuân Hồng -Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho biết, rất nhiều doanh nghiệp ở khu vực TP. Hồ Chí Minh đang bị giảm đơn hàng từ hai thị trường chính là Mỹ, EU. Ông Hồng dự báo tình hình này có thể kéo dài đến năm sau. “Dù đơn hàng sụt giảm song các doanh nghiệp vẫn tìm cách duy trì hoạt động bằng nhiều giải pháp khác nhau. Mục đích là để nhà xưởng luôn sáng đèn, công nhân có công ăn việc làm”- ông Hồng chia sẻ.

    Ông Hồng cũng kỳ vọng, thông qua triển lãm lần này sẽ tạo cầu nối giúp doanh nghiệp trong ngành dệt may của thành phố mở rộng kết nối giao thương để tìm đối tác khách hàng, vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.

    Cũng trong ngày 21/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn đã khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về máy và thiết bị ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn (VietnamPrintPack 2022). Triển lãm giới thiệu các sản phẩm, công nghệ in ấn và bao bì tân tiến nhất để giúp các doanh nghiệp trong ngành kết nối lại với thị trường Việt Nam đang bùng nổ giữa thời kỳ hậu đại dịch.

    [​IMG]

    VietnamPrintPack quy tụ hơn 170 nhà triển lãm đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, cụ thể là Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Anh…Với diện tích hơn 412 gian hàng, các doanh nghiệp giới thiệu nhiều loại sản phẩm, công nghệ và giải pháp đa dạng phục vụ cho nhu cầu của ngành in ấn và bao bì, gồm máy in kỹ thuật số, máy cán màng, máy in nhãn, máy in UV, máy móc đóng gói, dây chuyền sản xuất bìa cứng, máy dán hộp, vật liệu và phụ kiện đóng gói…

    Các thương hiệu lớn như: Koenig & Bauer, Sansin, Trung My A và PTS sẽ cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi công đoạn trước in, in và sau in. Cùng lúc đó, các đơn vị triển lãm nổi bật khác như nhà cung cấp vật liệu in và hóa chất Böttcher, nhà sản xuất máy móc in nhãn Zhejiang Zhongte, chuyên gia máy cán Dongguan Fengchi, nhà cung cấp máy sóng Hsieh HSU và nhà sản xuất máy đánh hồ tự động West River sẽ chung tay giới thiệu các sản phẩm mới nhất của họ, trưng bày cả chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của ngành in ấn và bao bì.
    Mai Ca
    https://congthuong.vn/khai-mac-vtg-...t-trien-nganh-cong-nghiep-det-may-220693.html
  4. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Xuất khẩu dệt may vào các thị trường chủ lực đều tăng hơn 20% trong 8 tháng
    Thứ Tư, 21/09/2022
    (KTSG Online) – Xuất khẩu dệt may lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận trong một tháng đạt kim ngạch cao 4 tỉ đô la Mỹ vào tháng 8 vừa qua. Đáng chú ý, các thị trường xuất khẩu chủ lực về dệt may của Việt Nam đều tăng hơn 20% trong 8 tháng đầu năm nay.

    Điều này lý giải phần nào hàng loạt nhà cung cấp máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu lớn thế giới trong ngành dệt may đến tìm cơ hội ở thị trường Việt Nam tại Triển lãm chuyên ngành này được mở cửa tại TPHCM từ ngày 21-9.


    Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới mang máy móc và công nghệ dệt may giới thiệu tại VTG 2022 diễn ra SECC. Ảnh: Lê Hoàng
    Tăng hơn 20% ở các thị trường xuất khẩu lớn

    Theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam trong tháng 8 vừa qua lần đầu tiên đạt mốc 4 tỉ đô la Mỹ sau khi đạt mức trên 3 tỉ đô la mỗi tháng của 6 tháng liên tiếp trước đó.

    Đáng chú ý, theo cơ quan hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong 3 tháng gần đây (tháng 6, 7, 8) đều tăng tốt, lập đỉnh liên tiếp và lần đầu tiên xuất khẩu đạt mốc 4 tỉ đô la vào tháng 8 vừa qua, tăng 8,7% so với tháng liền kề trước đó.

    Tính đến hết tháng 8 vừa qua, xuất khẩu hàng dệt may đạt 26,28 tỉ đô la, tăng 24,3%, tương ứng tăng 5,14 tỉ đô la so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước chỉ sau nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

    Đáng chú ý, theo cơ quan hải quan, trong 8 tháng năm 2022, một số thị trường xuất khẩu chủ lực về dệt may của Việt Nam đều có mức tăng cao trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất của ngành trong hơn 10 năm qua.

    Cụ thể, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường lớn nhất là Mỹ đạt 12,88 tỉ đô la, tăng 22,6%, tương ứng tăng 2,73 tỉ đô la hay thị trường châu Âu (EU) đạt 3,02 tỉ đô la, tăng đến 41,1%, tương ứng tăng 879 triệu đô la. Các thị trường như Nhật Bản, trong cùng thời gian trên cũng tăng 22%, đạt đạt 2,54 tỉ đô la, tương ứng tăng 458 triệu đô la và thị trường Hàn Quốc đạt 2,14 tỉ đô la, tăng 20,5%, tương ứng tăng 365 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.

    Các nhà sản xuất công nghệ dệt may tìm đến Việt Nam

    Kết quả của tháng 8 và 8 tháng đầu năm cho thấy hoàn toàn trái ngược với những lo ngại và kêu ca của các nhà sản xuất, gia công may mặc trong nước khi cho rằng từ tháng 6 đến nay họ liên tục bị cắt giảm đơn hàng đột ngột hoặc đơn hàng mới bị giảm mạnh do các nhà nhập khẩu khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.


    Nhiều nhà sản xuất máy móc và công nghệ dệt may thế giới đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh.
    Tại sự kiện Triển lãm Quốc tế về máy móc thiết bị ngành công nghiệp dệt & may Việt Nam (VTG) 2022 đang diễn ra tại SECC, TPHCM, KTSG Online đặt câu hỏi một chuyên gia (không cho nêu tên) trong ngành dệt may về kết quả tăng trưởng xuất khẩu của ngành nói trên. Chuyên gia này cho rằng giá trị xuất khẩu đạt kỷ lục nói trên của ngành trong tháng 8 là do 2 tháng trước đó nhiều nhà nhập khẩu chưa nhận hàng nên đã dồn qua tháng 8.

    Cũng theo ghi nhận của chuyên gia này, hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang bị sụt giảm đơn hàng khá nhiều so với 6 tháng đầu năm mà nguyên nhân là do các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nga… lạm phát tăng cao và người tiêu dùng có xu hướng giảm chi tiêu cho hàng may mặc. “Một số doanh nghiệp trước đây có tổ chức sản xuất 3 ca giờ quay trở lại 2 ca; trong khi số doanh nghiệp sản xuất 1 ca do đơn hàng thiếu hụt cũng không phải là ít”, chuyên gia này lưu ý và dự báo tình hình này có thể kéo dài đến năm sau.

    Ông cũng nhận định rằng với khó khăn đơn hàng hiện nay, mục tiêu xuất khẩu 43 tỉ đô la (theo kịch bản cao) trong năm 2022 của ngành dệt may là thách thức lớn.

    Xung đột Nga – Ukraine khiến chi phí đầu vào tăng lên, đặc biệt là chi phí xăng dầu, vận chuyển, tác động đến giá thành, kéo lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm tốc mạnh.

    Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng sự sụt giảm đơn hàng sản xuất hiện nay là tình hình chung trên thế giới. Và trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam vẫn được các nhà mua hàng quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, ổn định và là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc…

    Cùng với đó là việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam qua việc tham gia nhiều Hiệp định đối tác thương mại song phương và đa phương giúp hàng hóa sản xuất từ Việt Nam có thêm nhiều thị trường và cạnh tranh về giá nhờ giảm thuế quan.

    Điều này đã lý giải phần nào dù tình hình khó khăn nhưng VTG 2022 đang diễn ra tại TPHCM vẫn thu hút nhiều nhà sản xuất máy móc, công nghệ lớn trên thế giới tham gia tiếp cận doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

    Sau 3 năm trì hoãn, Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may (VTG 2022), VitaTex – Triển lãm quốc tế về nguyên phụ liệu ngành dệt – may và DYECHEM – Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp hóa chất – nhuộm Việt Nam đã cùng diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) từ ngày 21 đến 24-9, kết hợp với nền tảng trực tuyến kéo dài từ ngày 21 đến 27-9-2022.Triển lãm thu hút 200 doanh nghiệp từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ giới thiệu các chuỗi cung ứng tiên tiến, công nghệ hiện đại và xu hướng phát triển trong tương lai của ngành dệt may.

    Cũng trong ngày 21-9, tại SECC đã khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về máy và thiết bị ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn (VietnamPrintPack). Triển lãm giới thiệu các sản phẩm, công nghệ in ấn và bao bì tân tiến nhất để giúp các doanh nghiệp trong ngành kết nối lại với thị trường Việt Nam.VietnamPrintPack 2022 quy tụ hơn 170 nhà triển lãm đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, như Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Anh…Cả hai cụm Triển lãm nói trên đều do Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại (Vinexad) phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Tiếp thị Yorkers tổ chức.
    https://thesaigontimes.vn/xuat-khau...truong-chu-luc-deu-tang-hon-20-trong-8-thang/
  5. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Lần đầu tiên xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 4 tỷ USD/tháng
    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng gần đây xuất khẩu mặt hàng dệt may (bao gồm xơ, sợi, vải các loại) tăng trưởng tốt và liên tiếp lập kỷ lục về giá trị. Đặc biệt trong tháng 8, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu của ngành này đạt tới con số hơn 4,3 tỷ USD/tháng, tăng 10,2% so với tháng trước đó.

    Tính từ đầu năm đến hết tháng 8, xuất khẩu hàng dệt may đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021.

    Các thị trường chủ lực của sản phẩm dệt may Việt Nam đều có mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể thị trường Mỹ đạt hơn 13 tỷ USD, tăng 16%, Hàn Quốc đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng 14,3%...

    [​IMG]
    (Nguồn: Tổng cục Hải quan. Tỏng hợp: Như Huỳnh)

    Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nguyên phụ liệu của nhóm hàng dệt may trong tháng 8 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 7,2% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trên 19 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

    Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng tới gần 52%, với 10 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

    Như vậy, trong tháng 8, ngành dệt may tạo ra gần 2 tỷ USD thặng dư thương mại từ xuất khẩu và tính chung 8 tháng đầu năm, ngành hàng xuất siêu 20 tỷ USD.

    Tuy nhiên, tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2022 mới đây, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng: "Nếu 8 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng chúng ta có thể xuất 3,7 - 3,8 tỷ USD/tháng thì dự kiến 4 tháng cuối năm tình hình thị trường chỉ có thể xuất 3,1 - 3,2 tỷ USD/tháng".
    https://vietnambiz.vn/lan-dau-tien-xuat-khau-hang-det-may-dat-hon-4-ty-usdthang-2022919112955261.htm
  6. hocmuachung

    hocmuachung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    330
    VGT có vẻ không thuận theo thị trường, chắc có bác nào dở trò để gom
    bloombergvn thích bài này.
  7. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Đúng rồi. Kết quả kinh doanh quá ấn tượng mà giá xuống như vầy. Chắc có tay to muốn gom thật nhiều
  8. DucCanh111

    DucCanh111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2017
    Đã được thích:
    2
    Cả ngành Dệt may bị táng sấp mặt luôn.
    bloombergvn thích bài này.
  9. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Vinatex dự báo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2023
    03/10/2022 04:49
    Ngày 30/9, tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy và Cơ quan điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch Quý 4 năm 2022 và dự báo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2023 với sự tham dự của các thành viên trong BTV, CQĐH và trưởng các ban chức năng thuộc Tập đoàn.

    [​IMG]

    Toàn cảnh Hội nghị

    Đây là bước đầu tiên của công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch kinh doanh năm tới trong điều kiện thị trường rất bất định, cầu thế giới suy giảm. Hội nghị đã nghe báo cáo kết quả SXKD 09 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch Quý 4 năm 2022 do ông Cao Hữu Hiếu- Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn trình bày. Theo đó, Tập đoàn vẫn giữ vững được thành quả SXKD 06 tháng và gia tăng trong 9 tháng đầu năm 2022. Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.150 tỷ đồng, đạt 124% kế hoạch năm, tăng 25% so với cùng kỳ, trong đó công ty chi phối đóng góp 60%. Dự kiến doanh thu đạt kế hoạch năm, lợi nhuận tăng 40% so với kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.

    [​IMG]

    Tổng Giám đốc Cao Hữu Hiếu báo cáo kết quả SXKD 9 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch Quý 4 năm 2022

    Sau báo cáo của Tổng giám đốc, các đại biểu đã nghe báo cáo dự báo thị trường tài chính tiền tệ và ảnh hưởng cụ thể, định lượng đến Vinatex do Phó Tổng giám đốc thường trực Phạm Văn Tân trình bày; báo cáo dự báo kinh tế thế giới, mô hình tính toán dự báo tổng cầu dệt may của ông Vương Đức Anh- Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn. Các thành viên trong Cơ quan điều hành: ông Nguyễn Song Hải- Phó Tổng Giám đốc, ông Lê Trung Hải- Phó Tổng Giám đốc, ông Lê Mạc Thuấn- Phó Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Đức Trị- Phó Tổng giám đốc, ông Phạm Xuân Trình- Giám đốc điều hành đã sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến nhằm nhận diện bức tranh 2023 từ lĩnh vực mình phụ trách như: nhu cầu các mặt hàng chính, dự kiến của các nhãn hàng trên thế giới từ trung bình đến cao cấp, thị trường xơ, bông, sợi, thị trường hàng dệt kim, dệt thoi, gia dụng, các chuỗi cung ứng mà Vinatex đang tham gia; các nội dung về sản phẩm tuần hoàn có tỷ lệ tăng dần… Ngoài ra, hội nghị còn được nghe tham luận từ trưởng các ban chức năng về: dự báo tỉ giá, lãi suất quý 4/2022, cả năm 2023 và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp; tình hình lao động, thu nhập năm 2022 và khuyến nghị xây dựng kế hoạch tiền lương, thu nhập năm 2023…

    Kết luận Hội nghị, ông Lê Tiến Trường- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex đã đưa ra 3 kịch bản dự báo về tình hình xuất khẩu năm 2023, theo đó kịch bản tốt sẽ là 6 tháng đầu năm 2023 bình quân xuất khẩu như Quý 4/2022, 6 tháng cuối năm đạt bình quân như 8 tháng đầu năm 2022; kịch bản trung bình (cơ sở) 9 tháng bình quân xuất khẩu như Quý 4/2022, còn Quý 4/2023 đơn hàng trở lại như 8 tháng đầu năm 2022; kịch bản xấu cả năm 2023 đơn hàng chỉ bình quân xuất khẩu như 4 tháng cuối năm 2022. Dự kiến trước ngày 15/10, Tập đoàn tiếp tục tổ chức hội nghị lần thứ 2 với sự tham gia của lãnh đạo tất cả các doanh nghiệp trong toàn Tập đoàn để trao đổi, bàn thảo trên cơ sở khung nội dung đã được Hội nghị ngày 30/9 phân tích và thống nhất.

    PV
    https://vinatex.com.vn/vinatex-du-bao-tinh-hinh-san-xuat-kinh-doanh-nam-2023/
  10. dinhmao

    dinhmao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1.923
    quý 3 vẫn ngon nhỉ
    bloombergvn thích bài này.

Chia sẻ trang này