VGT những sợi tơ nhỏ dệt thành Long Bào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 04/08/2022.

3762 người đang online, trong đó có 148 thành viên. 00:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42912 lượt đọc và 170 bài trả lời
  1. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Chờ chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ dệt may
    Mỗi tháng nhập khẩu 2 tỷ đô la nguyên phụ liệu

    Số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 7 tháng năm nay khá thuận lợi. Đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định nhờ chiến dịch vaccine thần tốc đã giúp tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021.

    Đơn hàng xuất khẩu tăng cao kéo theo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cũng tăng tương ứng. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 7 tháng ước đạt 15,48 tỷ USD, tăng 7,9%. Trung bình mỗi tháng, Việt Nam phải chi hơn 2 tỷ USD để nhập nguyên liệu - bao gồm bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày… Chủ yếu nguyên phụ liệu nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc.

    Điều này cho thấy ngành sản xuất dệt may trong nước tiếp tục phụ thuộc khá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, đồng thời phản ánh mức phát triển tương đối thấp của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.

    Ví dụ, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có khoảng 65 cơ sở, nhà máy may đang hoạt động. Tuy nhiên, cả tỉnh chỉ có 1 nhà máy sợi sản lượng 20.000 tấn/năm; 1 cơ sở thêu quy mô lao động 150 - 200 người và khoảng 18 cơ sở dệt thủ công khác. Như vậy, các cơ sở may mặc phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu cũng là điều dễ hiểu.

    Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may hiện vướng ở hai điểm lớn. Thứ nhất, một số địa phương cảm thấy ngành dệt nhuộm gây ô nhiễm nên không mặn mà với các dự án phát triển lĩnh vực này. Thống kê cho thấy gần 5 năm trở lại đây, không có dự án đầu tư mới trong lĩnh vực dệt, nhuộm vì các địa phương lo ngại về vấn đề môi trường. Ý tưởng về những khu công nghiệp dành riêng cho ngành dệt may, da giày, hóa chất, có hệ thống xử lý chất thải tập trung... được xới xáo vài năm trước rồi lại im bặt. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu rất lớn, nếu không có đầu ra, doanh nghiệp không thể và không dám đầu tư.

    [​IMG]
    Mức phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may vẫn tương đối thấp
    Nguồn: ITN

    Đề xuất thành lập khu công nghiệp dệt may lớn

    Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu không chỉ khiến ngànhdệt may rơi vào cảnh "lấy công làm lãi" mà còn khó tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại khi các hiệp định yêu cầu hàng Việt Nam muốn hưởng ưu đãi thuế phải đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ vải hoặc sợi trở đi. Ví dụ, EVFTA yêu cầu vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU hoặc nước có ký kết hiệp định thương mại tự do với EU. Đồng thời, sản phẩm dệt may cần đáp ứng tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể quy định tại Hiệp định.

    Các chuyên gia trong lĩnh vực dệt may đều chung nhận định, chỉ khi ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may bù đắp được phần lớn giá trị nhập khẩu thì giá trị gia tăng từ sản phẩm dệt may mới tăng cao và hưởng lợi tối đa từ các hiệp định thương mại.

    Hiện tại, Bộ Công thương đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may và da giày đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. Trong đó đề ra một số giải pháp về đổi mới công nghệ, nhất là với dệt, nhuộm hoàn tất nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt.

    Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp mới đây, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may, thành lập khu công nghiệp dệt may lớn để giải quyết vấn đề về vải, nhuộm, hóa chất… "Chúng ta cần bảo đảm có nguồn vải đáp ứng yêu cầu xuất xứ để hưởng những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do và dòng vốn ngoại mang lại", ông Trương Văn Cẩm nói.

    Theo các chuyên gia, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may cần bảo đảm các vấn đề sau: các khu công nghiệp tập trung sản xuất nguyên phụ liệu phải có đường giao thông thuận lợi, đồng thời gắn với hệ thống cảng biển; tạo liên kết chuỗi trong dệt nhuộm gắn với các nhà máy may trong khu vực, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm; cần có cơ chế về tài chính, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải. Trong chính sách, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành cũng cần phân rõ các vùng, địa phương trọng tâm trong quy hoạch các khu công nghiệp, các nhà máy xử lý nước thải để kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào phần cung thiếu hụt…
    Vy Hương
    https://daibieunhandan.vn/kinh-te-p...-thuc-day-cong-nghiep-ho-tro-det-may-i298427/
    --- Gộp bài viết, 22/08/2022, Bài cũ: 22/08/2022 ---
    Giá loanh quang 18 cũng là quá tốt rồi bạn
  2. chesterxxx

    chesterxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2019
    Đã được thích:
    1.458
    Súc vật lái VGT. Bao năm đánh cái kiểu bố láo ko cho ai ăn
    --- Gộp bài viết, 22/08/2022, Bài cũ: 22/08/2022 ---
    Nến xấu hoắc. Đánh mất dạy thật sự
    bloombergvnChoi268 thích bài này.
  3. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Tớ đã full hàng. Chờ thành quả thôi. Đè quá nhóm lái khác nhào vô gom hàng rồi đánh bể mặc lái này
    lylinh91 thích bài này.
  4. ecuu

    ecuu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2017
    Đã được thích:
    1.285
    Ôm con này từ 2019. Nói chung cay
  5. chesterxxx

    chesterxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2019
    Đã được thích:
    1.458
    Tôi cũng ôm nó về mặt lâu dài. Đánh sao kệ nó. Nhưng kiểu đánh hôi lông này mới bực, sợ mất mẹ khách luôn
    bloombergvn thích bài này.
  6. Closeup99

    Closeup99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/09/2021
    Đã được thích:
    1.768
    Bác đừng nóng. Nay vol tăng mạnh cuối phiên rút chân là vừa. Hàng cơ bản tốt lái không dìm sâu như hàng rác được.
    bloombergvn thích bài này.
  7. chesterxxx

    chesterxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2019
    Đã được thích:
    1.458
    2020 nó dìm cho về 5k luôn kìa :)). Potay cái VNI
    --- Gộp bài viết, 22/08/2022, Bài cũ: 22/08/2022 ---
    Mẹ nó tụi mât dạy này t xong thu tiền về t vét hơn 1tr cổ coi m làm được trò ngu học gì với t
    bloombergvn thích bài này.
  8. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Mỹ duy trì vị trí nhà mua hàng lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu
    22/08/2022 16:11
    (KTSG Online) – Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng thêm 1,8 điểm phần trăm, nâng tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường nước này của Việt Nam lên gần 31% trong 7 tháng vừa qua.

    [​IMG]
    Mỹ chiếm gần 31% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 7 tháng 2022. Ảnh minh họa: TL
    Số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính từ đầu năm đến hết tháng 7 vừa qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 66,99 tỉ đô Mỹ, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng khá cao và vượt mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước trong cùng thời gian trên là 16,6%.

    Một điểm đáng chú ý, với mức tăng cao nhập khẩu trên đã nâng tỉ lệ tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường xứ cờ hoa của Việt Nam lên 30,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

    So với cùng kỳ năm ngoái, thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng thêm 1,8 điểm phần trăm (cùng kỳ năm ngoái chiếm tỉ lệ là 29%). Với tỷ lệ này, tính riêng từng quốc gia và từng lãnh thổ thì thị trường Mỹ tiếp tục dẫn đầu tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

    Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thế nên, 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – với doanh thu trên 10 tỉ đô la – cũng có điểm đến là nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Đáng chủ ý, tất cả 5 nhóm hàng hóa xuất khẩu này của Việt Nam, khi vào thị trường Mỹ đều có mức tăng trưởng giá trị trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Chiếm vị trí hàng đầu là nhóm hàng hóa máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt tổng giá trị 11,35 tỉ đô la, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ đã bỏ xa thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam về nhóm ngành hàng này là EU – chỉ với 3,25 tỉ đô la.

    Kế đến là nhóm hàng hóa dệt may đạt 11,14 tỉ đô la, tăng 21,3%. Cùng thời gian này, khu vực EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 nhóm hàng hóa này của Việt Nam nhưng chỉ đạt tổng giá trị là 2,58 tỉ đô la.

    Nhóm hàng hóa máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam qua thị trường Mỹ đạt 8,62 tỉ đô la trong 7 tháng qua, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Hay nhóm điện thoại và linh kiện đạt 8,04 tỉ đô la, tăng đến 54,6%; và nhóm hàng hóa giày dép đạt gần 6,1 tỉ đô la, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Ngoài ra, Mỹ cũng nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn khác từ Việt Nam như đồ gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; dụng cụ thể thao …

    Ở chiều ngược lại, trong cùng thời gian trên, Việt Nam chi 8,69 tỉ đô la nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hơn 58 tỉ đô la sang thị trường Mỹ.

    Theo số liệu Tổng cục Hải quan, tính chung trong 7 tháng năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 433,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 15,3% tương ứng tăng 57,45 tỉ đô la so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 217,34 tỉ đô la, tăng 16,6% (tương ứng tăng 30,92 tỉ đô la) và trị giá nhập khẩu đạt 216,26 tỉ đô la, tăng 14% (tương ứng tăng 26,53 tỉ đô la). Về cán cân thương mại hàng hóa, cả nước đã xuất siêu 1,08 tỉ đô la.

    https://thesaigontimes.vn/my-duy-tr...ua-viet-nam-chiem-hon-30-kim-ngach-xuat-khau/
  9. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Việt Nam xuất siêu 21,42 tỷ USD sang châu Âu
    Trong khi đó nhập khẩu từ châu Âu đạt 11,97 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ 2021 và chiếm 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

    Như vậy, 7 tháng qua cán cân thương mại nghiêng mạnh về Việt Nam với con số xuất siêu 21,42 tỷ USD.

    [​IMG]
    Đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam chủ yếu là các thành viên của Liên minh châu Âu.
    Ở châu Âu, các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam chủ yếu là các thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, xuất khẩu sang EU đạt 27,69 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 83% kim ngạch của toàn thị trường châu Âu. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU và châu Âu nói chung tập trung vào lĩnh vực điện tử; dệt may; giày dép…

    Các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu với kim ngạch song phương hàng tỷ USD/năm như: Hà Lan, Đức, Anh, Pháp..

    Trân Trân
    https://cand.com.vn/kinh-te/viet-nam-xuat-sieu-21-42-ty-usd-sang-chau-au-i664852/
    Closeup99 thích bài này.
  10. Closeup99

    Closeup99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/09/2021
    Đã được thích:
    1.768
    VGT về đáy đợt điều chỉnh trước luôn rồi. Nhục thật.
    bloombergvn thích bài này.

Chia sẻ trang này