VHC -Nhân Hòa-Thiên Thời -Địa Lợi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ztran, 28/10/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3325 người đang online, trong đó có 318 thành viên. 19:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 105353 lượt đọc và 1133 bài trả lời
  1. Qn0510

    Qn0510 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2018
    Đã được thích:
    496
    Em thích vậy cho bền cụ, xây trend kiểu tiến 2 bước lùi 1 bước, cứ vậy đi cho chắc, đi tới đâu xây nền tới đó :D
  2. z68

    z68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2014
    Đã được thích:
    551
    Nhân lúc Vĩnh Hoàn đang túc tắc vuợt đỉnh,e lục lại mấy bài trên mạng, mời các bác xem lại các sai lầm kinh điển:

    Vì đâu và về đâu Bianfishco?

    Sau tất cả những trò bi hài về đám cưới phô trương, kiện tụng lùm xùm về nợ nần thì vụ tai tiếng của Bianfishco có thể là một bài học đắt giá cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam về cái gọi là “phát triển bền vững”.
    Tháng 6 năm ngoái, Khu Công nghiệp Trà Nóc IIà (Cần Thơ) trở nên ồn ào và náo nhiệt với sự xuất hiện của nhiều dải băng rôn, cờ hoa rợp trời cùng nhiều vị khách mời đặc biệt, trong đó có các ca sĩ nổi tiếng đến từ TP.HCm. Đó chính là sự kiện Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) tổ chức khánh thành Nhà máy sản xuất nước uống Collagen Bình An.

    Trước đó một năm, cũng tại khu công nghiệp này, một sự kiện không kém phần hoành tráng đã được Bianfishco đứng ra tổ chức: lễ khánh thành Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An.

    Trong khi sự xôn xao xung quanh các sự kiện trên vẫn chưa lắng xuống, từ đầu năm, những chuyện nợ nần của Bianfishco và bà chủ Phạm Thị Diệu Hiền, người nắm giữ 50% cổ phần của công ty này, lại tiếp tục được hâm nóng. Thậm chí Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu làm rõ vụ việc.

    Theo thông tin do lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ công bố ngày 17/3/2012, tổng số nợ của Bianfishco tính đến nay (nhưng chưa được báo cáo chính thức) là 1.200 tỉ đồng. Đây là số nợ của công ty này với 10 ngân hàng, một tổ chức tín dụng ngoài nước và nông dân bán cá tra. Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán của Công ty Deloitte, tính đến ngày 31/12/2010, Bianfishco có nợ phải trả vào khoảng 1.393 tỉ đồng.

    Trong khuôn khổ bài viết này, người viết không phân tích sâu việc xử lý nợ của Bianfishco, mà chỉ muốn tìm hiểu vì sao một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam lại rơi vào hoàn cảnh bi đát như vậy.

    [​IMG]
    Tình cảnh nợ nần của Bianfishco còn có sự góp phần của những phi vụ đầu tư vào bất động sản, đầu tư tài chính.

    Đầu tư tràn lan

    Nếu nhìn vào những hoạt động bên ngoài, Bianfishco quả là một trong những doanh nghiệp được đầu tư và phát triển bài bản. Năm 2005, Công ty đã đầu tư một nhà máy chế biến có quy mô lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long lúc đó. Nhà máy có công suất chế biến 500 tấn cá tra nguyên liệu/ngày, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt về quản lý chất lượng.

    Đầu năm 2009, công ty này còn đầu tư lắp đặt hệ thống diệt khuẩn Ipura của Mỹ (Bianfishco là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam lắp đặt hệ thống này).

    Không chỉ phát triển về quy mô, báo cáo thường niên 2010 của Bianfishco cũng cho thấy, Công ty đang có những bước đi đầy toan tính trong chiến lược kinh doanh. Cụ thể, thay vì tập trung làm cá phi-lê thuần túy, Công ty sẽ chú trọng đến lĩnh vực gia tăng các giá trị của cá tra thông qua chế biến sâu bằng công nghệ tiên tiến. Trong khi đó, nếu nhìn vào những doanh nghiệp chế biến cá tra đầu ngành khác tại ViệtNam như Hùng Vương, Agifish, Vĩnh Hoàn thì chế biến cá phi-lê vẫn là chủ đạo.

    Giải thích cho chiến lược trên, báo cáo này viết: “Ban lãnh đạo Công ty nhận thấy, tuy việc tập trung làm cá phi-lê có thể mang lại giá trị trong ngắn hạn, nhưng sẽ gây khó khăn trong việc phát triển dài hạn vì giá trị thấp, chỉ sử dụng được 30% nguyên liệu…”

    Để hiện thực hóa chiến lược này, Bianfishco đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị nhà xưởng. Chẳng hạn, Công ty đầu tư 200 tỉ đồng để xây dựng Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An tại Khu Công nghiệp Trà Nóc II với tổng diện tích xây dựng hơn 7.000 m2 (Viện chính thức được khánh thành vào tháng 7/2010). Tháng 3/2010, kho lạnh công suất 10.000 tấn cũng đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Cũng trong năm 2010, doanh nghiệp này đã đầu tư một nhà máy sản phẩm giá trị gia tăng có công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm. Mới đây nhất là Nhà máy sản xuất nước uống Collagen Bình An với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD (hơn 200 tỉ đồng).

    Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị một công ty chế biến xuất khẩu cá tra ở Cà Mau (không muốn nêu tên), đầu tư tràn lan là nguyên nhân gây nên khủng hoảng nợ nần tại Bianfishco. “Chi phí lãi vay sẽ là một gánh nặng nếu doanh nghiệp sử dụng đồng vốn đầu tư không đúng hướng. Điều này khiến lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh giảm. Có lẽ Bianfishco đang rơi vào tình trạng này”, vị này nhận xét.

    Theo tính toán của vị doanh nhân trên, trong đầu tư kinh doanh chế biến thủy sản, với cách đầu tư như hiện nay của phần lớn doanh nghiệp (30% vốn tự có, 70% vốn vay), nếu kinh doanh khó khăn, chỉ trong vòng 5 năm, doanh nghiệp sẽ mất hết vốn do phải trả lãi cho ngân hàng. Như vậy, với khoản nợ hơn 1.300 tỉ đồng, giả sử mức lãi vay là 10%/năm thì chỉ sau chưa đầy 5 năm làm ăn không hiệu quả, số vốn chủ sở hữu 682 tỉ đồng (năm 2010) của Bianfishco chỉ mới đủ trả lãi. Theo báo cáo tài chính của công ty này, chi phí lãi vay năm 2010 đã lên đến 78 tỉ đồng.

    Hiện nay, nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng của Bianfishco với trang thiết bị nhập ngoại đang để không. Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An cho đến nay hầu như vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào phục vụ cho sản xuất của Công ty và xã hội. Ngay cả Collagen, một sản phẩm, theo Bianfishco, là kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An thì cũng đã ra đời với sự hỗ trợ chính của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Đăng Nghĩa, Giám đốc Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Đại học Nha Trang.

    Bên cạnh đó, việc đưa nước uống Collagen vào nhóm sản phẩm có giá trị tăng thêm từ nguồn cá tra nguyên liệu (thành phần của Collagen được chiết xuất từ da cá tra), là một bước đi liều lĩnh, vì việc này khiến nợ của Bianfishco càng tăng thêm. Bởi lẽ, nguồn nguyên liệu để sản xuất Collagen vẫn chủ yếu là nhập khẩu. Nói cách khác, việc đầu tư vào Collagen không phải là đầu tư để tăng giá trị mà là trái ngành. Với một lĩnh vực kinh doanh mới, giai đoạn rủi ro thường kéo dài trong 3 năm đầu. Đó là chưa nói đến khả năng quản lý yếu kém do nhảy vào lĩnh vực không chuyên.


    Thực tế cho thấy, việc đầu tư vào Collagen không hề dễ dàng. Công ty Cổ phần Thủy sản Vĩnh Hoàn, một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực cá tra, cá basa, đã mất hơn 6 năm nghiên cứu về Collagen, nhưng cũng chỉ mới chào bán một số nguyên liệu Collagen.

    Không chỉ đầu tư tràn lan vào những hạng mục chưa cần thiết, tình cảnh nợ nần của Bianfishco còn có sự góp phần của những phi vụ đầu tư vào bất động sản, đầu tư tài chính. Theo ông Trần Văn Trí, tân Tổng Giám đốc Bianfishco, công ty này có rót vốn vào 2 dự án địa ốc ở TP.HCM là Bình An Palace (83 Nguyễn Văn Trỗi) và chung cư cũ 73 Cao Thắng ở quận 3.

    Xét về đầu tư tài chính, không có con số cụ thể về số tiền dùng để đầu tư, nhưng theo báo cáo tài chính hợp nhất của Bianfishco, năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty là 49,4 tỉ đồng. Con số này của năm 2009 chỉ khoảng 14,3 tỉ đồng.

    Và cái chết mang tên “nguyên liệu”

    Trong đầu tư kinh doanh thủy sản, để phát triển bền vững, việc phát triển vùng nguyên liệu là chiến lược cơ bản nhất. Theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), một doanh nghiệp sản xuất lớn mà không có quy trình khép kín từ nuôi trồng đến chế biến, xuất khẩu sẽ bị lệ thuộc vào nguyên liệu bên ngoài. Và doanh nghiệp đó cũng sẽ không chủ động được đầu ra.

    “Một khi bị lệ thuộc vào nguyên liệu bên ngoài thì dù là thiếu hay thừa nguyên liệu, doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng. Hậu quả dễ thấy nhất là không chủ động được giá thành, chi phí bị đội lên cao, sức cạnh tranh giảm mạnh”, ông nói.

    Trong khi đó, Bianfishco lại chưa chú trọng đến việc này. Theo báo cáo kinh doanh của Bianfishco cũng như những phát biểu của lãnh đạo doanh nghiệp này trước đó, Công ty có khoảng 100 ha ao nuôi, hằng năm thu hoạch 18.000 tấn cá tra nguyên liệu và đáp ứng 30% nguyên liệu cho nhà máy. Ở một số doanh nghiệp trong ngành, tỉ lệ này cao hơn nhiều. Chẳng hạn, Công ty Thủy sản Hùng Vương có thể chủ động được 70% nguyên liệu, Vĩnh Hoàn khoảng 70%, Agifish 40%...

    Tuy nhiên, con số thực về ao nuôi của Bianfishco chỉ vào khoảng 70 ha. Thậm chí, nếu công ty này có thể có 18.000 tấn cá nguyên liệu thì với năng suất hoạt động 500 tấn/ngày, nguồn nguyên liệu trên chỉ mới đủ cho nhà máy hoạt động trong khoảng 40 ngày. Như vậy năng suất hoạt động của nhà máy Bianfishco là bao nhiêu? Một sự lãng phí rất lớn trong đầu tư nhà máy chế biến của doanh nghiệp này.

    Ông Minh tính toán, nếu doanh nghiệp đầu tư vào nhà máy công suất 300 tấn cá/ngày, mà thực tế chỉ sản xuất được 50 tấn/ngày do thiếu nguyên liệu thì chi phí sản xuất phải cao gấp 3 lần. Để sản xuất có hiệu quả, công suất hoạt động của nhà máy tối thiểu phải đạt trên 70%. Muốn vậy, bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ vốn nuôi cá, chủ động được ít nhất trên 50% nguyên liệu.

    “Một doanh nghiệp sản xuất lớn mà cứ trông chờ vào nguồn nguyên liệu do nông dân cung cấp thì rủi ro là rất lớn”, ông Minh nói. Trong khi đó, lãi suất cao (cùng với việc đầu ra gặp khó) không chỉ khiến doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh mà cả người nông dân cũng không thể nuôi cá. Nông dân không nuôi cá thì không sao, nhưng doanh nghiệp đã vay tiền ngân hàng (để đầu tư nhà máy chế biến) mà không có cá để sản xuất thì nguy to.

    Theo ước tính của ông Minh, hiện nay vẫn còn khoảng 30% nhà máy không đầu tư vùng nguyên liệu và đang phải lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cá nuôi bên ngoài. Và hầu hết họ đều đang gặp khó khăn. Mới đây, VASEP còn đưa ra dự báo, khoảng 20% doanh nghiệp chế biến sẽ khó đứng vững trong thời gian tới.

    Theo Nguyễn Hùng

    NCĐT

    Hùng Vương còn lại gì sau 'giông bão'?
    07:30 | 22/05/2018


    Nhắc đến 'vua' cá tra Hùng Vương một thời, người ta nhắc đến một trong những cuộc khủng hoảng kinh điển nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Chiến lược M&A sai lầm, vay nợ quá nhiều, mở rộng quy mô với tốc độ nhanh khủng khiếp để rồi lãi chồng lãi, cộng thêm công ty con hoạt động không hiệu quả khiến Hùng Vương đang dần phải bán đi từng "khúc ruột" của mình.

    [​IMG]Khắc phục gánh nặng tài chính, Hùng Vương sẽ tiếp tục thoái vốn tại Lâm thủy sản Bến Tre
    [​IMG]Ngân hàng chậm giải ngân, thiếu hụt nguồn cung cá tra khiến Hùng Vương ngập chìm trong thua lỗ
    Thủy sản Hùng Vương, sai một ly đi một dặm
    Còn nhớ, 5 năm đỉnh cao, Thủy sản Hùng Vương (Mã: HVG) thực hiện gần chục cuộc thâu tóm doanh nghiệp cùng ngành. Đến giữa tháng 6/2016, Hùng Vương sở hữu 12 công ty con và hàng chục công ty liên kết trong chuỗi vực sản xuất từ con giống, nuôi trồng, sản xuất thức ăn, chế biến thủy sản, chế biến phụ phẩm đến xuất khẩu.

    Kỳ vọng ngút trời của nhà đầu tư khiến giá cổ phiếu cứ thế tăng vùn vụt, thậm chí có thời điểm vượt 100.000 đồng/cp (giá trước điều chỉnh).

    Tuy nhiên, đời mấy ai lường được chữ ngờ, các thành viên đông đảo của Hùng Vương xếp vừa đủ cho một bàn cờ domino mà khi một quân cờ ngã xuống sẽ kéo theo hiện tượng đổ vỡ hàng loạt. Đế chế tưởng như hùng mạnh mà Hùng Vương xây dựng, hóa ra lại không thể thoát khỏi cơn “giông bão” của ngành thủy sản trong năm 2016.

    Trong năm này, mặc dù doanh thu kỷ lục trên 18.000 tỷ đồng, Hùng Vương lãi vỏn vẹn 10 tỷ đồng, thấp hơn lần lượt gần 100 tỷ và 280 tỷ đồng của hai năm trước đó.

    Một năm sau, 2017, doanh nghiệp này báo lỗ nặng 713 tỷ đồng, đáng chú ý giai đoạn 2015 – 2017, Hùng Vương phải chịu từ 240 – 510 tỷ đồng chi phí lãi vay mỗi năm, chưa kể khoản chi phí tài chính khác.

    Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tính đến cuối 2017 là trên 915 tỷ đồng, lỗ lũy kế nhờ thoái vốn giảm nhẹ còn trên 450 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Vua cá tra một thời giờ phải chịu cảnh lao đao
    Những quý trở lại đây, mặc dù lãi nhưng các chỉ số tài chính của công ty vẫn đang trong tình trạng kém khả quan.

    Báo cáo tài chính quý I/2018, Hùng Vương còn đến 9.672 tỷ đồng nợ phải trả, gấp 4,4 lần vốn chủ sở hữu, hệ số này mặc giảm xuống từ 4,55 so với thời điểm đầu quý nhưng vẫn ở mức rất cao.

    Doanh thu Hùng Vương giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước còn 2.746 tỷ đồng; lợi nhuận gộp chưa đầy 400 triệu, con số này có thể hiểu là gần như không lãi.

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    Đvt: Tỷ đồng
    Số tiền trả nợ lãi quá lớn dường như thỏa lấp đi hiệu quả hoạt động kinh doanh chính đang có của Hùng Vương, Công ty vẫn có được biên lãi gộp quanh 7%, tương đương thời điểm đỉnh cao.

    “Quả đúng là, sai một ly, đi cả vài dặm”.

    Giá cổ phiếu HVG từ đỉnh cao nhất lịch sử gần 22.000 đồng/cp (theo giá điều chỉnh) vào cuối năm 2014, giờ ngang giá "cốc trà đá". "Ông vua" cá tra giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình.

    Ngày 26/1/2018, cổ phiếu HVG bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế công ty cả năm 2016 và 2017 âm, tình trạng tồi tệ nhất lịch sử công ty.

    Bán con trả nợ, liệu Hùng Vương có thể thoát khỏi ngặt nghèo
    Yếu tố chủ đạo vớt vát lợi nhuận quý I/2018 là bán CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC), được xem là “gà đẻ trứng vàng” của Hùng Vương.

    Ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hùng Vương cũng phải thừa nhận việc, với dư nợ khủng, công ty không thể hoạt động cũng như nuôi được lực lượng lao động lâu dài, do đó việc thoái vốn nhằm giảm nợ vay ngắn hạn cho công ty là điều rất cần thiết.

    Sang 2018, “bán con trả nợ” sẽ tiếp tục là chiến lược mà Hùng Vương ưu tiên nhằm xóa lỗ lũy kế. Công ty đã thoái vốn toàn bộ tại Thực phẩm Sao Ta, trên 50% vốn Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng, bán các lô đất tại 765 Hồng Bàng (thu về 350 tỷ đồng tháng 2/2018), 94 – 96 Phạm Đình Hổ - TP HCM (190 tỷ đồng tháng 3/2018), đóng cửa nhiều nhà máy chế biến không hiệu quả…

    Mới nhất công ty lên kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre (FBT).

    Kế hoạch thời gian tới, Hùng Vương dự định gom vốn lại để thực hiện 2 nhiệm vụ chính là nuôi trồng và chế biến cá tra. Còn tại các lĩnh vực khác, công ty đang tiến hành tất toán hoặc mời đối tác mua lại. Điển hình là dự nuôi heo nghìn tỷ, sau nhiều năm hiện HVG đã chào bán lại cho 2 đối tác, tháng 9 tới đây HVG sẽ hoàn tất những hạng mục dở dang để chuyển giao dự án.

    Tuy nhiên, từ giờ cho đến tháng 10 công ty vẫn phải trả lãi ngân hàng, với giá trị đầu tư dở dang trên 100 tỷ đồng/tháng. Do đó, kế hoạch 2018 doanh thu 4.000 tỷ và lợi nhuận trước thuế vỏn vẹn 100 tỷ đồng.

    Trong bối cảnh kinh doanh bết bát, không ít cổ đông HVG tỏ ra ngán ngẩm. Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của Hùng Vương khổng thể lấp đầy một nửa số ghế ngồi, nhưng vẫn có những người lặn lội đường xá xa xôi để đến tận mắt tận tai nghe những gì Chủ tịch Dương Ngọc Minh nói.

    "Cổ đông phiền trách tôi chịu trách nhiệm, nhưng vẫn mong cổ đông ghi nhận sự cố gắng của công ty, đồng thời thực lực Hùng Vương là có thì mới có đại hội hôm nay. Như vậy, cái định hướng từ 800 tỷ rơi về 100 tỷ, điều này là chờ đợi của chúng tôi từ tín hiệu ngân hàng, nếu không có tín hiệu tốt thì mức 100 tỷ là hợp lý.

    Và nếu được ngân hàng thông qua, chúng tôi sẽ lấy số tiền có được mua cổ phiếu quỹ nhằm cứu vớt giá cổ phiếu, ban lãnh đạo đã rất mất ăn mất ngủ với tình trạng hiện nay của Hùng Vương".

    [​IMG]
    Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Hùng Vương
    Ông Minh cho biết, khó khăn đã qua, Hùng Vương đã tận cùng gian truân, các ngân hàng như BIDV và Vietcombank đã thông qua giải ngân cho vay.

    Đối với mảng kinh doanh cốt lõi cá tra, HVG cho biết giá cá tra tại ĐBSCL hiện 32.700 đồng/kg, các nhà máy đều thiếu nguyên liệu để sản xuất, do đó hoạt động của Công ty vẫn duy trì bình thường.

    Định hướng của HVG tiếp tục nuôi trồng 200.000 tấn cá cho năm 2018 và 2019. Hiện, HVG chưa thể đổ giống lại được vì con giống đang cao hơn gấp 3 lần năm trước, dự kiến từ đầu tháng 5 trở đi mới thực hiện.

    Sau thương vụ bán XNK Thủy sản An Giang (Mã: AGF), tổng diện tích ao nuôi của HVG không giảm nhiều so với con số 1.200 ha, vì AGF chỉ sở hữu khoảng 40 - 50 ha. Theo lộ trình, thời gian tới HVG sẽ tiếp tục bánkhoảng 300 ha, chỉ giữ lại 900 ha để nuôi trồng.

    Với dự án heo, khi hoàn thành xong sẽ được sang nhượng với giá cao, hơn 1,5 lần giá trị sổ sách Hùng Vương mới bán. Các nhà máy, kho lạnh của công ty cũng được nhiều đối tác quan tâm, giá bán có thể gấp nhiều lần giá vốn.

    Thương vụ Việt Thắng (Mã: VTF), Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) có vai trò hỗ trợ vốn cho Hùng Vương, việc bán này đã có cam kết trong thời gian 5 năm, nếu chỗ Việt Thắng làm ăn tốt, Vingroup sẵn sàng cho phép HVG mua lại. Trong thời gian tới, Việt Thắng có những vấn đề về vốn thì Vingroup sẽ hỗ trợ.

    M&A không thành công, chính sách vay nợ đầu tư quá rủi ro khiến cho Hùng Vương phải rơi vào cảnh ngặt nghèo. Giờ đây sau nhiều năm, Công ty gần như trở lại vạch xuất phát kèm theo một đống nợ nai lưng.

    Nhưng dẫu sao, câu chuyện Hùng Vương không phải là hiếm, đây trở thành bài học kinh điển trong giới kinh doanh. Không phải cứ mua bán sáp nhập, mở rộng quy mô doanh nghiệp là có thể trở nên "bá đạo". Mà nó đòi hỏi ban lãnh đạo phải ngày càng tốt hơn cả về quản trị doanh nghiệp, tài chính, có cái nhìn dài hạn về thị trường và có thể là một chút may mắn.

    Sau tất cả, liệu Hùng Vương có thể vượt qua "cơn giông bão", điều đó dựa cả vào tài lèo lái của Chủ tịch Dương Ngọc Minh, hơn ai hết có lẽ ông sẽ là một trong những người thuộc nhất bài học kinh doanh đắt giá này.
  3. Tommy_Teppy

    Tommy_Teppy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    2.075
    Nó bán từ 9x tới giờ,cứ xanh là nó táng :((,đỏ táng mạnh hơn :D
  4. Qn0510

    Qn0510 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2018
    Đã được thích:
    496
    Canh chỉnh em vợt thêm cụ, xây nền mới mà, phải dao động chứ :)
    Tommy_Teppy thích bài này.
  5. Tommy_Teppy

    Tommy_Teppy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    2.075
    các cụ tranh nhau bán à?
  6. Qn0510

    Qn0510 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2018
    Đã được thích:
    496
    Bán cho em vợt nào :D
  7. Tommy_Teppy

    Tommy_Teppy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    2.075
    108.1 có leo đọt ko các cụ?
    --- Gộp bài viết, 26/11/2018, Bài cũ: 26/11/2018 ---
    108 cụ ko thích à?
    --- Gộp bài viết, 26/11/2018 ---
    Vãi cả ATC :D
    t266 thích bài này.
  8. monsterstock

    monsterstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    815
    Nay có tin gì hót mà VHC bán như phá mã vậy ae. Bão vào miền Nam, cá sổng ao hết hay sao mà bán nhiều thế>:D<
    t266 thích bài này.
  9. Tommy_Teppy

    Tommy_Teppy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    2.075
    Vùng nuôi của VH làm gì chịu ảnh hưởng từ bão đâu cụ!
  10. t266

    t266 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    55.039
    Leo, hế hế :)). Mình mua 110 :)):((.
    Tommy_Teppy thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này