VHC -Vương quốc cá tra

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ztran, 13/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2002 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 04:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 238270 lượt đọc và 2141 bài trả lời
  1. hoanganh797979

    hoanganh797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2015
    Đã được thích:
    1.045
    ĐỢI XEM CÓ TRẦN ĐƯỢC KHÔNG ĐÃ. KHÔNG THÌ VỨT
  2. bongcoi02

    bongcoi02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Đã được thích:
    375
    1 cụ bán 85, 1 cụ mua 85, đề nghị thỏa thuận
    estoppel thích bài này.
  3. Tommy_Teppy

    Tommy_Teppy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    2.075
    ở đây có ai thích CE đâu mà vứt hả cụ?
    ztran thích bài này.
  4. bongcoi02

    bongcoi02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Đã được thích:
    375
    Tới 85 rồi, Không thấy hàng đâu cả
    Tommy_Teppy thích bài này.
  5. estoppel

    estoppel Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2014
    Đã được thích:
    407
    Cụ Link đi vui vẻ ạ.
    Tommy_Teppy thích bài này.
  6. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
  7. bongcoi02

    bongcoi02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Đã được thích:
    375
  8. hoanganh797979

    hoanganh797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2015
    Đã được thích:
    1.045
    PHẢI CE MỚI TẠO ĐƯỢC ĐỘ HOT CỦA EM NÓ.
  9. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    1. HÀNG RÀO THUẾ QUAN

    Tại buổi họp báo thường kỳ của ngành nông nghiệp diễn ra chiều ngày 3-4-2018, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho hay, liên tiếp trong thời gian gần đây, Mỹ công bố các quyết định áp thuế chống bán phá giá với tôm và cá da trơn của Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 15-3, Bộ Thương mại Mỹ công bố mức thuế đối với cá tra, basa của Việt Nam ở mức cao nhất, từ 2,39 đô la Mỹ/kg đến 7,74 đô la Mỹ/kg.


    “Phán quyết này là đợt rà soát hành chính lần thứ 13 của Mỹ và là phán quyết đơn phương. Đây là phán quyết phi lý, bất công, không phù hợp với WTO". ông Tuấn nói.


    Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho hay, có một may mắn là hiện vẫn còn hai doanh nghiệp lớn trong ngành thuỷ sản vẫn được hưởng thuế 0% do hai công ty này thuê luật sư kiện phán quyết của Mỹ. Hơn nữa, chỉ còn một năm nữa, tức là sau chín năm, hai doanh nghiệp trên không phát hiện sai phạm gì thì vĩnh viễn sẽ được hưởng thuế 0%.

    Quay ngược quá khứ :

    Vào năm 2001, Hiệp Hội Các Nhà Nuôi Cá Da Trơn Hoa Kỳ -CFA ,đã nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá chống lại các nhà xuất khẩu Việt Nam, cáo buộc rằng cá phi lê đông lạnh Việt Nam đã bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ và gây ra tổn thất nghiêm trọng cho nông dân.Trong quá trình tố tụng AD, vào ngày 8 tháng 11 năm 2002, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã xác định rằng Việt Nam sẽ bị đối xử như là một nước nền kinh tế phi thị trường cho mục đích của vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2001. Sau đó, vào năm 2003, Ủy Ban Hành Động Thương Mại Về Tôm Hoa Kỳ, đã nộp Đơn Kiện AD đối với tôm nước ấm từ Việt Nam cáo buộc bán phá giá và gây tổn hại kinh tế cho công nghiệp Hoa Kỳ. Tình trạng nền kinh tế phi thị trường -NME cũng đã được áp dụng đối với Việt Nam trong vụ kiện tôm.

    Sau khi điều tra cáo buộc và xác định giá thông thường của hang hóa trên cơ sở một nước thay thế và phương pháp giá trị thay thế, DOC và Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ -ITC đã xác định có sự bán phá giá cũng như sự gây tổn hại nghiêm trọng đối với những người nuôi cá da trơn và đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với phi lê cá Việt Nam. Đặc biệt,DOC đã ấn định thuế AD các mức
    Từ 36,84 % đến 52,90 % đối với bốn bị đơn bắt buộc (nghĩa là các nhà xuất khẩu mà cơ sở dữ liệu của họ đã được kiểm tra riêng biệt)
    Mức 44,66 % đối với tất cả các bị đơn thuế suất riêng biệt (nghĩa là các nhà xuất khẩu khác có thể chứng minh sự độc lập về mặt pháp lý và về mặt thực tế từ chính phủ Việt Nam)
    Và 63,88 % đối với các doanh nghiệp toàn Việt Nam (nghĩa là các nhà xuất khẩu còn lại không chứng minh sự độc lập về mặt pháp lý và về mặt thực tế từ chính phủ Việt Nam).

    Đối với vụ kiện tôm, DOC ấn định thuế bán phá giá đối với năm bị đơn bắt buộc với các mức khác nhau từ 4,30% đến 25,76% với mức thuế suất trung bình là 4,57% ấn định cho tất cả bị đơn khác đủ điều kiện áp dụng mức thuế suất riêng biệt.

    Có lẽ trở ngại lớn nhất đối với các công ty cá và tôm tham gia vào xem xét bán phá giánày là sự lựa chọn không nhất quán và thường mâu thuẫn “quốc gia thay thế” khác nhau từ đó giá cả của nền kinh tế thị trường được chọn để định giá “yếu tố sản xuất -FOPs của việc chế biến cá và tôm Việt Nam – nguyên liệu thô, lao động, nhiên liệu và chi phí nhà máy.

    DOC thường xuyên có sự thay đổi, ban đầu chọn Bangladesh cho cả hai vụ kiện cá và tôm, sau đó chuyển sang Philipines cho vụ điều tra sơ bộ đối với vụ kiện cá trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 6, trước khi chuyển sang chọn Bangladesh, sau đó chuyển sang chọn Indonesia cho vụ điều tra sơ bộ trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 7, trước khi chọn lại Bangladesh. Trong giai đoạn xem xét lần thứ 8 đối với cá phi lê, DOC đã chuyển sang chọn Indonesia, bất kể nền kinh tế của Indonesia thiếu sự tương đồng so với Việt Nam (được ghi nhận bởi các bản ghi nhớ chính sách nội bộ của DOC) và thiếu sản lượng loài cá riêng đáng kể được nuôi trồng và chế biến tại Việt Nam (cá tra/pangasius hypophthalmus). Việc chuyển sang Indonesia, đã gia tăng đáng kể đối với giá của cá sống nguyên con và mức thuế chống bán phá giá đã tăng vọt lên hơn 100%.

    Đối với các vụ kiện AD gần đây, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã tạo ra các trở ngại lớn mới đối với nhà xuất khẩu Việt Nam bằng việc áp đặt yêu cầu báo cáo dữ liệu chi phí nghiêm ngặt.
    Như đã đề cập trên, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ xác định giá trị thông thường của phi lê cá Việt Nam dựa trên cơ sở phương pháp các yếu tố sản xuất, tập hợp toàn bộ chi phí của tất cả đầu vào nguyên liệu và phi nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu, bằng việc áp dụng phương pháp tích hợp – nhân các yếu tố tiêu thụ thực tế của nhiều yếu tố đầu vào khác nhau do các nhà xuất khẩu Việt Nam sử dụng với các dữ liệu giá giả định của các đầu vào đó từ một quốc gia thay thế -mà có mức độ phát triển kinh tế có thể so sánh với mức độ phát triển kinh tế của nước có nền kinh tế phi thị trường.

    Ngoài việc thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ áp đặt hàng rào phi thuế quan đối với cá phi lê xuất khẩu – các quy định USDA-FSIS mới –CFA cũng đã tìm cách áp đặt hàng rào thuế quan bằng cách thuyết phục thành công Bộ Thương Mại Hoa Kỳ để yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam báo cáo các thành phần sản phẩm của mình theo phương pháp mới.

    Phương pháp “báo cáo FOP cụ thể theo CONNUM” mới này đã nổi lên như là tai họa tiếp theo cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. CONNUM là từ viết tắt của Số Kiểm Soát, là một tập hợp các biến số tương ứng với đặc tính vật lý quan trọng của hàng hóa mà có ý nghĩa thương mại trên thị trường Hoa Kỳ, và ảnh hưởng chi phí sản xuất.
    Đoạn Connum và Fop này đọc cho có ,tóm lại không quan tâm vì VHC thuế bằng 0 rồi!

    Còn nữa .....!
    Last edited: 12/09/2018
    jan21st, estoppel, estock831 người khác thích bài này.
    ztran đã loan bài này
  10. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Bài thuế của cụ hay quá luôn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này