1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VHC -Vương quốc cá tra

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ztran, 13/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4581 người đang online, trong đó có 477 thành viên. 19:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 239143 lượt đọc và 2141 bài trả lời
  1. Qn0510

    Qn0510 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2018
    Đã được thích:
    496
    Ngành cá tra nói chung và VHC nói riêng đang có thiên thời, địa lợi, nhân hòa!
  2. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Cái bệnh đang gây ra ở cá rô phi cũng là bệnh quan trọng gây ra cho cá tra!
    Mà cá bị bệnh thì tỷ lệ hao hút rất nhiều !
    VHC đã ký với PHARMAQ ,cái vacxin trị cái bệnh này !
    Thành ra sang năm mới thấy được hiệu quả cao!
    Ví dụ như chi phí thuốc thú ý chiếm 2% tổng chi phí nuôi !Giảm được vừa cả chi phí thuốc vừa tăng tỷ lệ sống của cá giống thì VHC còn tiết kiệm rất nhiều nữa!
    VHC đang từng ngày đẩy biên lợi nhuận lên cao!
    CaiBang, Tommy_TeppyQn0510 thích bài này.
  3. Qn0510

    Qn0510 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2018
    Đã được thích:
    496
    Thanks bác, vậy quá good. Duy trì được sự tăng trưởng nhờ tăng doanh thu lẫn biên lợi nhuận trong nhiều quý, nhiều năm sẽ được thị trường đánh giá cao và chắc chắn nâng P/E.
    ztran thích bài này.
  4. CaiBang

    CaiBang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    627
    Vượt 100 sớm thôi :drm3:drm3:drm3:drm3
    http://ndh.vn/xuat-khau-ca-tra-vuot-du-doan-trong-thang-8-20181003032224414p150c170.news
    Xuất khẩu cá tra vượt dự đoán trong tháng 8
    [​IMG]
    Phan Vũ

    (NDH) Nhờ mức tăng trưởng khả quan về giá trị xuất khẩu sang một số thị trường lớn như Trung Quốc – Hong Kong, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Đông Nam Á,… tổng xuất khẩu sản phẩm này trong tháng 8 đã vượt dự đoán.

    Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu cá tra đạt 1,41 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước và vượt dự đoán, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, EU và Đông Nam Á, đều tăng trưởng dương.

    Cơ hội từ Mỹ nhiều hơn Trung Quốc

    Trong hai năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng đột biến khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đổ xô sang thị trường này. Kết quả là, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam.

    [​IMG]


    Số liệu từ VASEP cho biết, 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hong Kong đạt 332,5 triệu USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 23,5% tổng xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, kể từ tháng 6, tốc độ xuất khẩu sang thị trường này có chiều hướng giảm dần.

    Trong khi đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ 8 tháng đầu năm nay đạt 321,2 triệu USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước, và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của cá tra Việt Nam.

    Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều doanh nghiệp cá tra nhìn thấy cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ. Theo dự báo của VASEP, Mỹ sẽ lại vượt Trung Quốc trở lại vị trí dẫn đầu trong quý IV về nhập khẩu cá tra Việt Nam.

    Thực tế cho thấy, từ tháng 6 khi các doanh nghiệp cá tra bớt tập trung vào thị trường Trung Quốc, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ bắt đầu tăng với giá trị xuất khẩu trung bình từ 50 - 66 triệu USD/tháng. Tính riêng tháng 8, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 65,9 triệu USD, tăng 256% so với cùng kỳ năm 2017, VASEP cho biết.

    Mặt khác, trong kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14), Mỹ đã giảm mạnh thuế đối với cá tra, cá basa của Việt Nam. Theo đó, mức thuế sơ bộ cho hai bị đơn bắt buộc là 0,00 USD/kg và 1,37 USD/kg. Các bị đơn tự nguyện bị áp thuế 0,41 USD/kg. Ngoài ra, thuế suất toàn quốc vẫn là 2,39 USD/kg. Mức thuế này thấp hơn nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát POR13 - khi DOC quyết định áp thuế cao kỷ lục 3,87 USD/kg cho tất cả doanh nghiệp bị đơn của Việt Nam.

    Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng công bố kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ cá da trơn trong nước. Nhu cầu cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng của người dân Mỹ theo đó có thể tăng mạnh hơn, tạo tiền đề để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ.

    [​IMG]

    Nguồn số liệu: VASEP

    Cá tra tìm thấy lối thoát tại thị trường EU

    Tương tự như Mỹ, thị trường EU ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu cá tra tăng dần từ tháng 6, với giá trị xuất khẩu trung bình hàng tháng từ 21 – 25 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 160,1 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

    VASEP nhận định đây là một tín hiệu đáng mừng sau 3 năm liên tiếp XK cá tra sang thị trường này dường như không tìm thấy “lối thoát” vì nhiều lần bị bôi xấu hình ảnh tại một số thị trường lớn.

    Tính đến hết tháng 8, duy nhất giá trị xuất khẩu sang thị trường Anh giảm 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ba thị trường đơn lẻ lớn khác trong khối là Hà Lan với giá trị xuất khẩu tăng 37%, Đức (tăng 0,5%) và Italy (tăng 75,5%).

    ASSEP dự báo, thị trường EU sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng dương cho tới hết năm 2018.

    Ngoài ra, xuất khẩu cá tra sang thị trường Đông Nam Á (ASEAN) vẫn giữ ổn định trong 8 tháng đầu năm nay. Tính đến hết tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu đạt 129,3 triệu USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất ASEAN là Thái Lan (tăng 43,6%), Singapore (26,7%) và Philippines (43,6%), theo số liệu của VASEP.

    Đáng chú ý, Singapore và Philippines trở thành hai thị trường tiềm năng của cá tra Việt Nam khi giá trị xuất khẩu tăng liên tục trong cùng kỳ.

    Ở chiều ngược lại, xuất khẩu cá tra sang Mexico và Brazil giảm. Cụ thể trong tháng 8, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mexico giảm 22,5% và sang Brazil giảm 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này giảm lần lượt 8,1% và 30,8%.
  5. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    He he, quả này SSI ôm nhiều cá tra lắm đây, toàn đưa tin xào nấu
  6. Qn0510

    Qn0510 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2018
    Đã được thích:
    496
    Nay phiên giảm mạnh, vol lớn, 400k về mà các cụ húng quá :)
  7. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Cụ @bongcoi02 đã mua lại chưa ?
    380 tỷ ???
    Tổng 9 tháng vượt kế hoạch ln năm ????3 quý ~800 tỷ /620 tỷ kế hoặc năm ????
    Hiện tại bán niên đã là 426/620 tức cần 200 tỷ nữa ở quý 3 là vượt !
    Với các IR 7 ,8 thì :
    Dù thế nào thì VHC hết quý 3 hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2018!
    --- Gộp bài viết, 04/10/2018, Bài cũ: 04/10/2018 ---

    Đợt rồi có a e nào rơi rớt hàng không ah ?
    Tommy_Teppy, estock83Qn0510 thích bài này.
  8. estoppel

    estoppel Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2014
    Đã được thích:
    407
    Anh em rớt hàng toàn anh em ở đâu ra, rồi báo tôi đã lên tàu, giờ tôi xuống tàu chứ ae ngồi từ đầu thì có ai chịu ra đâu bác :D
    Qn0510, Tommy_Teppyztran thích bài này.
  9. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Qn0510 thích bài này.
  10. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    (ĐTCK) Trong khi các doanh nghiệp trong nước phải vay vốn ở mức 10%/năm trở lên, nhà đầu tư ngoại lại đang sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất 5%/năm, với các điều kiện chuyển đổi hấp dẫn cho doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cũng sẵn sàng đầu tư quy mô lên tới cả tỷ USD vào thị trường Việt Nam, miễn là có cơ hội tốt và doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết.
    Những chuyến viếng thăm đầy bất ngờ

    Cuối tháng 9/2018, hàng loạt nhà đầu tư tổ chức lớn đã có mặt tại Việt Nam để làm việc với các cấp lãnh đạo nhằm tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

    Điểm ấn tượng không chỉ ở sự tăng mạnh về tần suất làm việc của các nhà đầu tư ngoại với lãnh đạo các cấp, mà còn ở quy mô và vị thế các nhà đầu tư này.

    Một nguồn tin cho biết, trong số này có nhà đầu tư thuộc Top 5 công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới, với tổng tài sản quản lý lên tới 2.500 tỷ USD. Quy mô đầu tư của công ty này lớn hơn rất nhiều lần so với những nhà đầu tư lớn nhất đã từng có mặt tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Một quan chức trực tiếp tham gia làm việc cùng các nhà đầu tư nước ngoài cho biết, năm 2017, giai đoạn cao điểm khi dòng vốn ngoại chuẩn bị ồ ạt đổ vào Việt Nam, tần suất tiếp nhà đầu tư ngoại dày đặc và tình trạng này đang có khả năng tái diễn.

    “Nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam, trong đó có cả những nhà đầu tư rất lớn, có tên tuổi trên thế giới là một tín hiệu cho thấy Việt Nam đã và đang hấp dẫn hơn rất nhiều trên bản đồ thế giới. Lịch sử cho thấy, giai đoạn nào nhà đầu tư ngoại đăng ký xin làm việc nhiều, đó là lúc dòng tiền lớn gia tăng mạnh”, vị này nói.

    Theo chia sẻ của vị lãnh đạo nói trên, các nhà đầu tư đều đánh giá rất cao tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Vấn đề được họ quan tâm là thủ tục pháp lý chuyển tiền vào – ra, các quy định về đầu tư tại Việt Nam, cũng như mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái.

    Không chỉ tăng mạnh các chuyến thăm và làm việc với các cơ quan quản lý, mức độ quan tâm của các nhà đầu tư ngoại thông qua các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán có hoạt động tại Việt Nam cũng gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

    Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo các công ty chứng khoán nhóm Top 10 thị phần môi giới cho biết, họ nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư ngoại, nhất là khoảng thời gian 2 năm gần đây.

    Không chỉ đầu tư vào những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẵn sàng chi lớn đầu tư vào lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp có kế hoạch đại chúng hóa… ở các lĩnh vực khác nhau.

    Với những công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, một trong những mục tiêu khi mở rộng đầu tư vào Việt Nam chính là việc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và đầu tư của nhà đầu tư tại nước sở tại.

    Cơ hội từ nâng hạng thị trường chứng khoán mới nổi

    Mới đây, FTSE đưa Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ hai (Secondary Emerging). Theo ước tính của Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), việc này có thể giúp tăng giá trị dòng vốn ngoại từ các quỹ đầu tư theo chỉ số FTSE vào thị trường Việt Nam từ 184 - 555 triệu USD.

    Một báo cáo từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho thấy, để được nâng hạng lên Secondary Emerging, Việt Nam cần thỏa mãn 9 tiêu chí, chia làm 3 nhóm: Môi trường pháp lý, hạ tầng giao dịch, lưu ký và thanh toán bù trừ. Về cơ bản, trong lần xét duyệt này, Việt Nam đã đạt tất cả 9 tiêu chí, tương đương với việc thỏa mãn các điều kiện cần để được nâng hạng.

    So với kỳ xem xét năm ngoái, thay đổi trọng yếu nhất của Việt Nam nằm ở tiêu chí thanh khoản thị trường.

    Trong một năm trở lại đây, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng nhanh chóng, thể hiện ở cả quy mô giao dịch hàng ngày và độ lớn của thị trường thông qua tổng giá trị vốn hóa.

    Quá trình IPO cùng với thoái vốn doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh đã giúp thị trường mở rộng nhanh, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng gia tăng cả về số lượng và quy mô.

    [​IMG]
    Nhờ đó, tiêu chí thanh khoản đã được nâng đánh giá từ mức Hạn chế (Restricted) lên Đạt (Pass), giúp thị trường Việt Nam đạt đủ tất cả 9 tiêu chí cần thiết để được nâng hạng.

    Hai tiêu chí phụ là thu nhập bình quân đầu người và đánh giá tín nhiệm của Việt Nam vẫn chưa đạt. Tuy nhiên, SSI cho biết, đây không phải các tiêu chí trọng yếu đối với thị trường Secondary Emerging, bởi các thị trường Ấn Độ, Indonesia và Philippines đều đã nằm trong nhóm này dù chưa đạt.

    Cũng theo SSI, mặc dù chia các thị trường mới nổi (Emerging) làm hai nhóm, nhưng hai nhóm này không bị phân biệt đối xử lớn trong quá trình xây dựng các chỉ số chung cho các thị trường mới nổi của FTSE.

    FTSE Emerging Markets All Cap China A Inclusion Index là chỉ số lớn nhất trong họ chỉ số các thị trường mới nổi của FTSE, bao gồm 4.079 cổ phiếu thuộc tất cả 23 thị trường mới nổi nằm trong hai nhóm thị trường và các cổ phiếu China A dù chưa được nâng hạng.

    Hiện tại, Quỹ Vanguard FTSE Emerging Markets ETF là quỹ lớn nhất sử dụng chỉ số này làm tham chiếu với tổng giá trị tài sản khoảng 59 tỷ USD.

    Các cổ phiếu thuộc nhóm Secondary Emerging như Trung Quốc, Ấn Độ vẫn nằm trong Top tỷ trọng cao nhất rổ chỉ số. Do đó, nếu được đưa vào nhóm Secondary Emerging thì cơ hội được đưa vào chỉ số cũng không thấp hơn so với nhóm Advanced.

    Dù vẫn cần thời gian để chính thức được nâng hạng, từ đó nhận được nguồn vốn từ các quỹ đầu tư theo chỉ số của FTSE, nhưng dữ liệu quá khứ từ việc thay đổi xếp hạng thị trường chứng khoán quốc gia khác trong mấy năm gần đây cho thấy, việc được đưa vào danh sách xem xét nâng hạng thị trường đã kích hoạt các dòng vốn lớn đổ vào đầu tư, do nhà đầu tư ngoại cũng đón trước xu hướng các dòng vốn bắt buộc phải đầu tư khi nâng hạng (đầu tư theo chỉ số).

    Dòng vốn ngoại đang được kích hoạt

    Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn V. Trung, một môi giới vốn cho biết, chỉ tính từ đầu năm đến nay, cá nhân ông đã giúp các doanh nghiệp huy động được trên 200 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư chủ yếu ở cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi.

    “Trong khi các doanh nghiệp trong nước phải vay vốn ở mức 10%/năm trở lên, thì các nhà đầu tư ngoại lại đang sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất 5%/năm, với các điều kiện chuyển đổi hấp dẫn cho doanh nghiệp.

    Các nhà đầu tư cũng sẵn sàng đầu tư quy mô lên tới cả tỷ USD vào thị trường Việt Nam, miễn là có cơ hội tốt và doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết”, ông Trung cho biết.

    Cũng theo ông Trung, ngoài các thương vụ đã làm, ông cùng cộng sự đang xúc tiến hàng loạt thương vụ kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước khác, kỳ vọng sẽ tăng mạnh quy mô đầu tư nước ngoài về Việt Nam thông qua đầu cá nhân ông và cộng sự.

    Mức độ lạc quan của các nhà đầu tư ngoại qua các nguồn khác cũng tương tự. Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho biết, Công ty đã thu hút một loạt nhà đầu tư quan tâm đến các doanh nghiệp trong nước và kéo được lượng vốn rất lớn đầu tư vào doanh nghiệp với mức định giá hấp dẫn.

    Vốn đổ dồn vào các quỹ ETF. Vốn vào đầu tư các công ty chứng khoán ngoại tăng mạnh. Vốn qua các quỹ đầu tư khác cũng tăng và đặc biệt, dòng vốn đầu tư vào doanh nghiệp qua phát hành riêng lẻ, mua lại cổ phần, việc xúc tiến đầu tư đồng loạt các quỹ đầu tư lớn trên thế giới cũng tăng mạnh… đang là tín hiệu khá rõ ràng về một làn sóng vốn ngoại lớn vào Việt Nam.

    Bùi Sưởng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này