VHC -Vương quốc cá tra

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ztran, 13/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4386 người đang online, trong đó có 321 thành viên. 07:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 238357 lượt đọc và 2141 bài trả lời
  1. minhlong14

    minhlong14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2018
    Đã được thích:
    11
    Cần gì cụ thể hả bác. Đầu tư chỉ cần tương đối thôi. Q3, Q4 càng ngon hơn nữa do ngoài nội lực mạnh thì còn nhiều yếu tố bên ngoài đang hỗ trợ tốt. >:D<
  2. devops02

    devops02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Đã được thích:
    202
    USD mà lên 23.3 em tính lãi ước thêm 100 tỉ. Em tính thế đúng ko bác?
  3. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    đâu có tính thế được!
    Nếu quy đổi tất cả các rổ về USD ,mà tỷ giá USD nhà nước chặn ở biên độ 2% năm 2018 thì mình coi như trong năm biến động chỉ 1% thôi!
    Với 300 triệu độ thì 1% mới chỉ có 3 triệu là 66 tỷ là cao!
    Tùy vào tt thanh toán bằng ngoại tệ gì!
    Nhưng với 170-200 triệu usd ở tt mỹ thì tầm 1.7-2 triệu đô lãi tỷ giá nếu tỷ giá tăng 1%
    Hình như mình nhớ năm ngoái 2017 có doanh thu tài chính tầm 26 tỷ do chênh lệch tỷ giá nhưng nó cũng có lỗ chênh lêch tỷ giá tầm 10 tỷ (7 tỷ chưa thực hiện )

    Nhưng a e yên tâm là mấy năm trước ,VHC lợi nhuận tài chính âm thì năm nay trở đi sẽ có 1 khoản ln tài chính khá,dự là tầm 30-50 tỷ /năm
  4. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Bán VDTG hợp lý quá ha :)
  5. devops02

    devops02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Đã được thích:
    202
    Theo em được biết 90% các doanh nghiệp thuỷ sản xuất khẩu tính theo tiền USD
    5 tháng đầu năm giá trị xk là 130tr -> 1 năm khoảng 320tr.
    Cho đến thời điểm này đã tăng 1.2%.Còn 2 đợt tăng ls nữa thi tiệm cận 2% là khả thi.
  6. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    UHm,mình cứ tính mức thấp nhất có thể,chứ tính mức cao quá ,kỳ vọng quá cao mà không đạt được thì thành dở hơi!
    Khi nào rảnh chém gió cái 220ha đầu tư mới nếu 2019 hoàn thành thì mang lại ln và doanh thu ước tính bao nhiêu!Tiết giảm bao nhiêu so với liên kết với hộ dân!
    --- Gộp bài viết, 17/07/2018, Bài cũ: 17/07/2018 ---
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Một số ao nuôi tiêu chuẩn vàng BAP và ASC của VHC !
  7. devops02

    devops02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Đã được thích:
    202
    Điểm dễ nhận thấy các ao nuôi của VH đều ở thượng nguồn hầu như ko bị nhiễm mặn cũng như chất lượng nước rất tốt.
    Em chỉ mong sau này VH đêm AI ứng dụng vào nuôi trồng thuỷ sản quản lý chất lượng nguồn nước, trọng lượng con cá => từ đó có thể đưa ra được giải pháp tối ưu về thức ăn mà cá vẫn phát triển khoẻ mạnh.

    Cũng không phải quá viển vông khi nghĩ đến điều đó khi mà VH luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao để phát triển sp của mình. Điển hình Minh Phú đã từng bước ứng dụng AI vào nuôi tôm thì VH chắc cũng sớm thôi khi mà đã chủ động được nguồn nguyên liệu.
  8. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Cái này đúng là phải lục vấn HDQT VHC!Áp dụng công nghệ để giảm chi phí,nhất là lao động đang tăng lên
  9. devops02

    devops02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Đã được thích:
    202
    Mơ ước cá tra 2.0

    Ngành cá tra, cùng với sự đồng hành chung tay của VASEP, đã phát triển thần kỳ trong 20 năm qua. Nhưng theo tôi ngành cá tra của chúng ta vẫn còn ở mức độ 1.0. Vì cho đến nay hầu hết các sản phẩm được chế biến từ con cá tra vẫn còn ở dạng thô, hàm lượng tinh chế và giá trị gia tăng rất ít. Khâu sản xuất giống và nuôi thương phẩm gần như dậm chân tại chổ trong 20 năm qua, từ cung cách ương tạo giống đến khâu nuôi và thu hoạch hầu hết làm thủ công và chưa có áp dụng khoa học công nghệ nào đáng kể.

    Riêng khâu chế biến, đóng gói và bảo quản có khá hơn do được tiếp cận và theo kịp sự tiến bộ về khoa học công nghệ trong ngành chế biến thủy hải sản của thế giới. Nhưng đa phần là các máy móc công nghệ đắt đỏ nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ. Có sự cải tiến và nội địa hóa các máy móc thiết bị, công nghệ do các doanh nghiệp trong nước sản xuất nhưng so với hàng nhập vẫn còn nhiều hạn chế.

    Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy đã đến lúc VASEP, ngành cá tra nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các khâu từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm cho đến chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

    Internet kết nối vạn vật (IoT) trong ngành cá tra, tại sao không?

    Theo các chuyên gia về IoT, việc ứng dụng IoT vào ngành thủy sản khó và phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực nông nghiệp khác. Đặc biệt trong khâu giống và nuôi. Nhưng tôi tin rằng trong tương lai gần điều này sẽ phải xảy ra như là một xu hướng tất yếu để ngành tồn tại và hội nhập.

    Vậy CMCN 4.0 sẽ ảnh hưởng gì đến ngành cá tra trong tương lai? Theo tôi sẽ xảy ra những thay đổi lớn sau:

    1. IoT giúp cải cải thiện năng suất và chất lượng nuôi trồng và chế biến. Hãy thử tượng tượng tại các ao nuôi cá tra người ta sẽ lắp đặt các con chip và thiết bị cảm ứng để thu thập các dữ liệu trong suốt quá trình nuôi và chế biến như nhiệt độ môi trường, nhiệt độ và chất lượng nước, sự tăng trưởng và kích cỡ cá, số lượng cá hiện diện trong ao, xuất xứ giống và thức ăn…rồi đưa các dữ liệu này lên các nền tảng dữ liệu lớn (big data) như điện toán đám mây để từ đó người nuôi, doanh nghiệp có thể dùng các thiết bị di động thông minh của mình để theo dõi, kiểm soát và quản lý quá trình nuôi và chế biế. Đơn cử là IoT sẽ giúp giải quyết vấn đề đau đầu từ trước đến nay của người nuôi và doanh nghiệp là không thể xác định chính xác được kích cỡ và tổng sản lượng cá trong một ao nuôi vì chỉ căn cứ trên kết quả kiểm mẫu đại diện, từ đó gây khó khăn và thiệt hại cho cả đôi bên. Cá nguyên liệu về nhà máy thường xuyên trật size cỡ thành phẩm theo các đơn hàng xuất khẩu và chênh lệch về lượng nên dẫn đến hệ lụy là thiếu hàng đúng size cho các hợp đồng đã ký trong khi tồn kho hàng không mong muốn.

    2. IoT giúp các cơ quan quản lý thống kê chính xác tổng sản lượng nuôi và tồn kho thành phẩm trong từng thời điểm cụ thể từ đó hệ thống có thể đưa ra các tham chiếu và khuyến cáo hữu ích cho các bên có liên quan nhằm điều tiết cung cầu và giá cả theo hướng có lợi nhất cho các bên.

    3. IoT giúp đồng bộ và minh bạch hóa thông tin liên quan tới việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Toàn bộ thông tin về sản phẩm từ khâu nuôi tới khi lên bàn ăn sẽ được cập nhật bằng công nghệ blockchain và người tiêu dùng cũng như các bên có liên quan có thể dễ dàng truy xuất thông tin về sản phẩm thông qua mã QR trên bao bì nhãn mác sản phẩm. Việc công khai và minh bạch hóa thông tin về sản phẩm cá tra bằng công nghệ blockchain như vậy cũng sẽ giúp ngành cá tra thoát khỏi sự tự cạnh tranh lẫn nhau về gía cả như hiện nay và có thể tránh được các áp đặt chống bán phá giá từ phía thị trường Mỹ hay các chiến dịch truyền thông bôi nhọ do thông tin về sản phẩm sẽ có độ tin cậy cao, luôn được cập nhật và minh bạch hóa trên nền tảng blockchain cho tất cả các bên có liên quan.

    4. Trí tuệ nhân tạo và robot sẽ dần thay thế lực lượng lao động trong ngành cá tra. Sẽ dần xuất hiện các nhà máy không ánh đèn (black factories). Đây sẽ vừa là cơ hội cho ngành cá tra vừa là thách thức cho xã hội khi các doanh nghiệp sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào lược lượng công nhân đông đảo trong khâu chế biến.

    Dẫu muốn hay không thì ngành cá tra tất yếu sẽ phải thay đổi và thích nghi theo xu hướng của CMCN 4.0 để tồn tại và phát triển lên tầm cao mới. Để làm được việc này thì ý thức của các doanh nghiệp và vai trò tư vấn, định hướng và kết nối của VASEP là yếu tố quyết định. Ngành cá tra dự đoán sẽ được tổ chức và định hình lại theo xu hướng tốt đẹp hơn nhờ cuộc CMCN 4.0 này. Ai tiên phong dẫn đầu trong cuộc cách mạng này sẽ là người chiến thắng.

    Để kết thúc bài viết này tôi muốn kể cho các quý độc giả câu chuyện về Hiệu ứng cá da trơn (The catfish effect) mà tôi đã được biết từ sách vở. Tương truyền rằng, ở đất nước Na-Uy trước đây, cá sác-đin tươi có giá cao hơn nhiều lần so với cá sác-đin đông lạnh. Tuy nhiên, gần như chỉ có duy nhất một thuyền trưởng nọ có khả năng chở cá sác-đin tươi về đến nơi. Chẳng ai biết ông ta đã làm thế nào. Đến tận khi ông mất, người ta mới khám phá ra bí mật của ông: với mỗi bể chứa cá sác-đin, ông thả vào một con cá da trơn (catfish). Bọn cá sác-đin sẽ phải luôn vận động, bơi tránh con cá da trơn nếu không sẽ bị ăn thịt. Vì luôn vận động như vậy, nên chúng tránh được tình trạng trì trệ do bị nhốt lâu ngày, và từ đó sống được dai hơn...
  10. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Tới giờ mà vẫn còn bạn bán ra VHC nhỉ :D
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này