VHG-Vào để biết tại sao có thể ăn 500% với giá 13.5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cklaso1, 19/04/2010.

3723 người đang online, trong đó có 394 thành viên. 13:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 91194 lượt đọc và 1002 bài trả lời
  1. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    Bình tĩnh đi nào saxophone. Viết chữ bé để mọi người dễ đọc;));))
    VHG có phá rừng hay ko hãy để cho các cơ quan công quyền xử lý
    Còn quan điểm của tôi VHG chẳng có gì là phá rừng cả. Có cấp phép của UBND tỉnh Quảng Nam đàng hoàng. DT rừng VHG chặt cũng nằm trong quy hoạch của tập đoàn CS Việt Nam và tỉnh Quảng Nam. Về lâu dài thì VHG đang góp phần xóa đói giảm nghè cho bà con vùng cao.
    Nếu nói VHG phá rừng thì anh Đức HAG còn phá rừng tàn bạo gấp chục lần:)):))
  2. saxophon

    saxophon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2009
    Đã được thích:
    1
  3. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    Tạm điểm danh 2 chim lợn:
    Saxophon
    VentureBoy
    Đợi đủ 10 chim lợn mình up sọt 1 thể;));))
  4. nvht

    nvht Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    3.217
    Là cổ đông của VHG, Tôi đang hi vọng VHG tạm thời bị đình chỉ trồng cao su để tập trung vào mảng BĐS, khai thác khoáng sản để tạo tiền đề cho các dự án trồng cao su hoành tráng hơn.
  5. saxophon

    saxophon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2009
    Đã được thích:
    1
    http://tintuc.timnhanh.com/xa-hoi/phong-su/20100407/35AA2A8C/Lai-pha-rung-trong-cao-su.htm


    Lại phá rừng trồng cao su
    Trong khi chính quyền tỉnh Quảng Nam đang tìm cách xử lý vụ phá rừng nguyên sinh để trồng cao su của Công ty cao su Nam Giang tại huyện Nam Giang, mới đây một vụ phá rừng khác với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn lại tiếp tục xảy ra ở huyện Đông Giang.
    [​IMG] Một khu rừng với hàng loạt gốc cây vừa bị chặt và đốt cháy để lấy đất trồng cao su - Ảnh: Tấn Vũ Hơn 30ha được xác định là rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ lớn đã bị Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Việt - Hàn (gọi là Công ty Việt Hàn) ngang nhiên triệt hạ để lấy đất trồng cao su. Cách ngã ba Trung Mang (xã Ba, huyện Đông Giang) chưa đầy 4km về phía tây, một cánh rừng xanh bạt ngàn đang bị đốn hạ để lấy đất kịp trồng vụ cao su mới.
    Chặt sạch, đốt trụi
    Nắng như nung. Con đường vừa phủ đá dăm dẫn vào thôn 1 (xã Ba) mịt mù khói bụi. Sau một trận mưa rừng, dấu của máy cày, xe tải tham gia vận chuyển cây giống cao su vào rừng trồng vẫn còn in hằn trên mặt đất. Phía hai bên sườn đồi là những cánh rừng loang lổ, bởi có những khoảnh rừng vừa bị phóng hỏa cháy sém dấu tích còn vương trên những thân gỗ tròn, nhưng cũng có mảng rừng vừa mới triệt hạ cây cối còn ngổn ngang.
    Sau hơn 10 phút leo dốc, chúng tôi tiếp cận hiện trường. Cả cánh rừng vốn rậm rạp, cây đứng san sát, nay chỉ còn là những cội cây trơ gốc, tan hoang như một bãi chiến trường với dấu máy cưa cứa ngang rải khắp các thân cây. Cạnh đó, từng đống thân gỗ đủ loại được tập kết sẵn chờ dịp chở ra khỏi bìa rừng. Có thể nói hiếm thấy khu rừng nào có mật độ cây dày đặc nằm sát bìa rừng đến như vậy. Ngay sau khi đốn hạ, Công ty Việt Hàn đã “mở cửa rừng” cho người dân vào mang đi những thân gỗ lớn, số còn lại chờ cơ hội phóng hỏa, làm vệ sinh rừng.
    Đứng trên đồi cao phóng tầm mắt ra xa, điều dễ nhận thấy nhất có lẽ là những trục đường đồng mức (đường dùng để trồng cao su) đỏ au xé dọc những sườn đồi. Ngay dưới chân, những cây cao su bé tẹo bằng ngón chân đang tìm cách bám rễ xuống vùng đất mới còn khét mùi khói cháy. Và để có được những khoảnh đất rừng đẹp, đủ tiêu chuẩn trồng cao su, hơn hai tháng qua Công ty Việt Hàn đã tìm cách chặt bỏ hàng chục hecta rừng tự nhiên khiến những ai yêu rừng đều cảm thấy xót xa.
    “Nếu cánh rừng này được giữ lại thì chừng mười năm nữa thôi sẽ là một khu rừng giàu, bởi thảm thực vật nơi đây có đủ thành phần từ gỗ nhóm 1 đến nhóm 8” - một kiểm lâm viên nhận định.
    Sẽ kiểm tra lại
    Theo thông tư 58 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đối với diện tích rừng tự nhiên muốn chuyển qua trồng cao su, nhà đầu tư phải thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành thực hiện việc điều tra xác định loại đất, loại rừng gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định. Nếu phù hợp quy hoạch của tỉnh (trữ lượng cây đứng dưới 100m3/ha) thì Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình UBND tỉnh quyết định cho phép chuyển rừng sang trồng cao su.
    Theo xác nhận của chủ tịch xã Ba (Đông Giang) Nguyễn Thành Thiện, trong số 4.115ha mà UBND tỉnh Quảng Nam đã cấp sổ đỏ cho Công ty Việt Hàn trồng cao su chỉ có 800ha nằm trên địa bàn xã Ba (số còn lại nằm trên địa phận hai xã Tư và A Ting - PV).
    Đến thời điểm này đã có 600ha rừng trong số đó được triển khai trồng cao su, chủ yếu là trên đất đồi trọc, đất trồng quế thuộc dự án trồng rừng 327 trước đó nhưng không hiệu quả buộc phải chuyển đổi. Tuy vậy, sau một hồi chất vấn quanh co, cuối cùng ông Thiện cũng thừa nhận trong số 800ha rừng nói trên có không ít diện tích rừng tự nhiên thuộc hệ rừng phòng hộ đầu nguồn sông Vàng.
    “Vụ phá rừng ở thôn 1 đã được phát hiện trước Tết Nguyên đán, hiện lực lượng kiểm lâm đã yêu cầu chủ rừng tạm dừng việc chặt phá chờ cấp trên xử lý” - ông Thiện cho biết.
    Trong khi đó theo ông Lê Văn Toản - giám đốc ban quản lý dự án cao su Việt Hàn: “Khu vực kiểm lâm yêu cầu tạm dừng là rừng nghèo kiệt, chỉ rộng chừng 5ha. Tuy nhiên phía họ (kiểm lâm) lại cho rằng đây là khu vực không được tác động nên chúng tôi phải dừng, chờ đánh giá của Viện Nghiên cứu rừng Trung Trung bộ”. Ông Toản cũng cho rằng trong số 4.115ha đã được cấp, chỉ có khoảng 3.500ha là có thể triển khai được, số còn lại do độ dốc quá lớn cây cao su khó phát triển.
    Theo tìm hiểu thực tế và qua xác nhận của lực lượng kiểm lâm địa bàn, diện tích rừng đang bị tạm dừng ở thôn 1 (xã Ba) lên đến hơn 30ha trong tiểu khu 72 thuộc hệ rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ lớn.
    “Ngay sau khi phát hiện vụ việc vào tháng 12-2009, chúng tôi đã lập đoàn đi kiểm tra thì được biết toàn bộ diện tích trên đều nằm trong sổ đỏ đã cấp trước đó cho Công ty Việt Hàn. Tuy nhiên chủ đầu tư đã không làm các thủ tục chuyển đổi từ rừng sản xuất sang rừng trồng cao su theo đúng tinh thần thông tư 58; chưa có điều tra xác định phân loại đất, loại rừng của đơn vị chuyên ngành” - một cán bộ kiểm lâm huyện Đông Giang cho biết. Trên thực tế tại tiểu khu 72 bị chặt phá, trữ lượng gỗ được xác định lên đến trên 100m3/ha và có đủ các nhóm gỗ từ nhóm 1 đến nhóm 8.
    Theo phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam Phạm Tuấn, đến thời điểm này đất rừng cho phép chuyển sang trồng cao su chỉ có thể là các trạng thái rừng 1A, 1B, 1C (đất trống đồi trọc), tuy nhiên tại Quảng Nam hiện trạng thái rừng 1C vẫn chưa được tỉnh cho phép chuyển đổi. Thế nhưng trên thực tế, theo một kiểm lâm viên địa bàn xác nhận, toàn bộ hơn 30ha rừng nói trên đều là trạng thái rừng 2B (rừng non) và 3A2 (rừng trung bình) thuộc diện cấm tác động. “Hiện chúng tôi đang tiến hành rà soát lại diện tích rừng đã cấp cho Công ty Việt Hàn xem có chồng lấn lên diện tích rừng phòng hộ của rừng đầu nguồn sông Vàng hay không” - ông Phạm Tuấn cho biết.
    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Dương Chí Công, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Quảng Nam, đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh cấp 4.115ha đất rừng cho Công ty Việt Hàn, cho rằng: “Trước khi cấp đất, các đơn vị đã đi khảo sát hiện trạng. Đã là rừng tự nhiên thì không được chặt phá để trồng cao su. Bởi 10ha rừng trồng chưa chắc bằng 1ha rừng tự nhiên. Vì vậy nếu chỗ nào có rừng mà vẫn chuyển sang trồng cao su thì hoặc là không khảo sát kỹ hoặc là nhà đầu tư làm ra khỏi diện tích rừng đã cấp. Nguyên tắc là không ai cho phép phá rừng tự nhiên để trồng cao su cả. Nói vậy nhưng tôi sẽ kiểm tra lại vụ việc nói trên”.
    Trước thực trạng phá rừng đang trở thành một vấn nạn, mới đây tỉnh Quảng Nam đã có chỉ thị tăng cường các biện pháp cấp bách về quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, nếu cấp huyện, xã hoặc đơn vị chủ rừng nào để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, cháy rừng thì chủ tịch huyện, xã, chủ rừng đó sẽ bị xử lý tùy mức độ thiệt hại của rừng. Tỉnh cũng sẽ xử lý nghiêm cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc tiếp tay cho hành vi phá rừng...
    Thế nhưng trước vụ việc phá rừng của Công ty Việt Hàn bị phát giác, ngày 6-1-2010 đích thân chủ tịch huyện Đông Giang Đinh Thái Long đã ký công văn số 09 gửi các cơ quan nội chính huyện yêu cầu: “Trong quá trình làm rõ vụ việc, chưa có ý kiến chính thức của thường vụ huyện ủy, yêu cầu các đơn vị tạm thời không được cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và tại các diễn đàn hội nghị”.
    [​IMG] Để có đất trồng cao su, những cây cổ thụ bị cưa ngang bỏ lại hiện trường - Ảnh: Tấn Vũ
    Ông Lưu Ba - giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Quảng Nam - cho rằng việc giao đất rừng cho Công ty Việt Hàn đã có chủ trương. Việc thiết kế, điều tra, đánh giá hiện trạng rừng là do lâm nghiệp tiến hành. Căn cứ theo đó đơn vị sẽ đo đạc diện tích rồi tiến hành cấp đất.
    Về việc những cánh rừng tự nhiên vừa bị Công ty Việt Hàn chặt phá, ông Ba cho rằng nếu có thì cánh rừng này cũng nằm ngoài phần diện tích được cấp. Tuy nhiên, ông nói sẽ cho người kiểm tra ngay lập tức và “nếu nằm trong vùng diện tích đã cấp, tôi sẽ kiến nghị tỉnh dừng và thu hồi diện tích đất này ngay. Ai phá rừng thì người đó sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật!”.




    Quá đủ [r23)][r23)][r23)]



    Còn ai có ý kiến gì không ???
  6. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
  7. saxophon

    saxophon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2009
    Đã được thích:
    1

    Nói đến thế mà vẫn không chịu hiểu ^:)^^:)^^:)^

    Cần tôi phải nhắc lại bao nhiêu lần nữa về định nghĩa chim lợn ???

    Không tiếp tay cho bọn phá rừng, phá môi trường, phá đất nước chúng ta , dù bọn chúng là ai !!!


  8. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    http://vhg.com.vn/pages/dau-tu/cao-su/trong_rung_cao_su
  9. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    Cây cao su từ trung du lên miền núi

    [​IMG] Sau khi thành công ở những vùng trung du thuộc các huyện Núi Thành, Hiệp Đức, cây cao su tiếp tục vươn lên cắm rễ ở nhiều địa phương thuộc các huyện miền núi cao Phước Sơn, Nam Giang. Đặc biệt, gần đây, một dự án trồng cao su quy mô lớn đang được triển khai tại huyện Đông Giang với tổng diện tích lên đến hơn 4.000ha.



    Các xã nghèo của Hiệp Đức như Phước Gia, Phước Trà, Sông Trà, Trà Nú... giờ đây bạt ngàn cây cao su sau 10 năm bén rễ. Anh Trần Văn Hai, thôn 3, xã Sông Trà hồ hởi nói: “Tôi cũng như phần lớn thanh niên của làng đều được ưu tiên tiếp nhận vào làm công nhân cao su. Lương mỗi tháng trên dưới 2 triệu đồng. Nhờ đó, đời sống kinh tế có phần khấm khá hơn”. Không ít gia đình có mức thu nhập cao từ cao su như gia đình anh Hồ Văn Đôi, thôn 6 xã Phước Trà, người Ca Dong, nhận trồng, chăm sóc và khai thác 3ha cao su, có thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng. Hầu hết đồng bào dân tộc Ca Dong huyện Hiệp Đức đều tham gia trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su trên đất nhận khoán của Công ty Cao su Quảng Nam hoặc trên đất vườn nhà. Đến nay, tổng diện tích cao su ở vùng núi thuộc huyện Hiệp Đức, Núi Thành, Phước Sơn do Công ty Cao su Quảng Nam trồng, quản lý đã lên đến hơn 3.142ha. Năm 2009, công ty có kế hoạch trồng mới 700ha cao su, quản lý và chăm sóc hơn 2.180ha, khai thác 1.038ha cao su. Gần 1.200 công nhân hầu hết là đồng bào dân tộc Ca Dong đang làm việc ở các nông trường cao su Hiệp Đức, Đức Phú, Phước Đức, Trà Nú có mức thu nhập bình quân 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.

    Cây cao su hoàn toàn thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện tự nhiên và ngày càng được mở rộng lên các vùng rừng núi phía tây của tỉnh. Anh Coor Tân, ở thôn Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang cho biết: “Nhà mình có 4ha đất rẫy, giao cho Công ty Cao su Nam Giang, nhận được gần 20 triệu đồng tiền đền bù, cộng với hơn 2,5ha đất rẫy nữa, mình nhận khoán trồng cao su, được công ty đầu tư ứng trước hơn 30 triệu đồng. Cả nhà mình có 6 người không còn cảnh đi kiếm rau rừng, bắt ốc đá như trước nữa, mà thay vào đó là làm cao su, có tiền để xây nhà. Riêng mình còn được công ty hợp đồng làm công nhân”. Cây cao su làm cho cả làng Đồng Râm đổi đời. Tại huyện núi cao này, Công ty Cao su Nam Giang trong năm qua đã trồng được 500ha cao su, thu hút 437 hộ hầu hết là đồng bào dân tộc Cơtu, Co nhận khoán và trở thành công nhân ngay tại làng mình. Theo quy hoạch mở rộng diện tích trồng cao su ở huyện Phước Sơn và Nam Giang của Tập đoàn Cao su Việt Nam và tỉnh Quảng Nam, sắp đến các công ty và người dân sẽ trồng thêm 6.202ha cao su, với tổng vốn đầu tư hơn 641 tỷ đồng.


    Tiếp sau Công ty Cao su Quảng Nam và Công ty Cao su Nam Giang, mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Việt Hàn đã được UBND tỉnh cho phép triển khai dự án đầu tư trồng cao su trên địa bàn tỉnh, trước mắt là tập trung trồng ở 3 xã gồm xã Ba, xã Tư và xã A Ting, với tổng diện tích 4.115ha. Tổng vốn đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Huỳnh Tấn Chung cho biết, trong thời gian qua, công ty đã thuê đơn vị tư vấn của Tập đoàn Cao su Việt Nam nghiên cứu khảo sát, chọn các loại giống cao su để trồng cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất huyện Đông Giang. Hiện nay, Công ty Việt Hàn đã triển khai trồng 20ha ở xã Ba. Để chủ động cung cấp nguồn cây giống trong mùa trồng rừng cuối năm nay, một vườn ươm rộng 6ha đã được chuẩn bị. Ông Lê Văn Toản, Giám đốc Ban quản lý dự án cao su của Công ty Việt Hàn cho biết mùa trồng rừng năm ngoái, dù mới triển khai trồng 20ha nhưng đã có 50 lao động được huy động để trồng và chăm sóc cây cao su. Công ty cũng đang khẩn trương phối hợp với UBND huyện Đông Giang tiến hành khảo sát kỹ hiện trạng rừng, triển khai công tác, bồi thường diện tích rừng trồng của nhân dân. Ông Võ Tấn An, một người dân thôn 6 xã Ba nói, ông sẵn sàng giao đất trồng cây cao su nếu dự án giải quyết việc làm cho bà con ở đây.


    Theo ông Huỳnh Tấn Chung - từ nay đến năm 2019, công ty sẽ tiến hành trồng và chăm sóc hơn 4.000ha rừng cao su. Tiếp đến, sẽ tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su ngay tại huyện Đông Giang. Dự kiến, trong thời gian đến sẽ tiếp nhận và giải quyết việc làm cho hơn 2.000 công nhân ở địa phương phục vụ cho công tác trồng và chăm sóc cây cao su.


    Nguồn: baoquangnam
  10. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    VHG giá thấp để múc BTP hoac CCM tốt hơn nhiều...

Chia sẻ trang này