Vị thế !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoangnx76, 22/06/2010.

4586 người đang online, trong đó có 531 thành viên. 22:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 5214 lượt đọc và 76 bài trả lời
  1. FerrariF430

    FerrariF430 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2010
    Đã được thích:
    139
    cùng quan điểm với bác.
    không múc khoai tây nó múc hết!:)):))
  2. gio_langdu

    gio_langdu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2010
    Đã được thích:
    49
    Hi chún iu. không đi ăn cơm đi ah?=))=))=))
  3. FerrariF430

    FerrariF430 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2010
    Đã được thích:
    139
    ăn no chứng rùi.ko ăn được cơm nữa:))
  4. Viva97

    Viva97 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2007
    Đã được thích:
    17
    Ông Võ Văn Kiệt: Người “đỡ đẻ” Thị trường Chứng khoán Việt Nam


    Tác giả: Lê Trọng Nhi
    Bài đã được xuất bản.: 14/06/2010 06:00 GMT+7



    Theo ông Lê Trọng Nhi, một thành viên của Nhóm Thứ Sáu: "Với những ai đó và những điều gì đó phía sau câu chuyện hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam tôi không biết rõ, nhưng với tôi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính là người “đỡ đẻ” cho Thị trường Chứng khoán Việt Nam".
    Chuyện người "điếc không sợ súng" lần đầu diện kiến ông Sáu Dân
    Tại Mỹ năm 1987, duyên cớ và duyên cơ, tôi được đọc một tập tài liệu tham khảo về dự án thành lập Thị trường Chứng khoán tại Sài Gòn hồi năm 1975 do World Bank tài trợ cùng thời kỳ thành lập Thị trường Chứng khoán Thái lan (Thị trường Chứng khoán Thái Lan mở cửa ngày 30/4/1975).
    Từ tài liệu này tôi bắt đầu một hành trình tò mò tìm hiểu sâu hơn về nền kinh tế thời chiến tranh của miền Nam và Việt Nam sau 1975. Cũng từ đó tôi bắt đầu loay hoay nghĩ về Thị trường Chứng khoán tại Việt Nam sau này - Cũng như hồi năm 1977, một bạn học cùng lớp người Trung Quốc loay hoay nghĩ về Thị trường Chứng khoán Trung Quốc.
    Tại Hongkong giữa năm 1990, cũng nhờ duyên cớ và duyên cơ, tôi được sếp tín nhiệm và chấp thuận cho tôi và một đồng nghiệp vào Việt Nam tìm cơ hội mà những lúc nhớ và nghĩ lại thấy dường như chúng tôi đã nhận một nhiệm vụ bất khả thi.
    Nhiều đồng nghiệp và đặc biệt một vị Giáo sư khả kính cho rằng tôi "điếc không sợ súng".
    Nhiệm vụ của chúng tôi gồm ba phần: (1) Xin thành lập quỹ đầu tư (US$100 triệu Mỹ kim) đầu tiên tại Việt Nam; (2) Để tham gia các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài và tham gia đầu tư vào việc chuyển những công ty quốc doanh thành những công ty cổ phần; (3) Đề nghị nghiên cứu thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
    Giai đoạn đó, Việt Nam đầy ắp những rối bời chính trị lẫn kinh tế: Không chỉ là vấn đề Campuchia, Việt Nam còn bị cấm vận và chưa bang giao bình thường với Mỹ. Việt Nam còn nhiều khoảng nợ nước ngoài không và chưa có khả năng thanh toán và cũng chưa chính thức đàm phán nợ quốc gia ở Câu lạc bộ Paris và nợ thương mại ở Câu lạc bộ London. Dự trữ ngoại tệ rất thấp (một tuần nhập khẩu?). Việt Nam mới có Luật đầu tư nước ngoài và Pháp lệnh Ngân hàng. Hệ thống ngân hàng sơ đẳng và tín dụng thư chưa được tín nhiệm rộng rãi. Việt Nam chưa có những chuyến bay thương mại quốc tế ngoại trừ Sài Gòn-Bangkok và Hà Nội-Bangkok... Khái niệm quỹ đầu tư còn quá mới và xa lạ với Việt Nam. Kinh tế còn thiếu quá nhiều thứ. Chính trị còn hụt hẫng nhiều nơi. Tôi và người đồng nhiệm miệt mài tại Hà Nội hơn một năm, đúng là "Điếc không sợ súng" trong bối cảnh như thế.
    [​IMG]Ông Sáu Dân và một số anh em trong nhóm Thứ Sáu nhân chuyến đi thăm đường Trường Sơn tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế Tây Nguyên. (Tác giả đứng thứ năm từ trái sang).
    Sáng 5/2/1991, lần đầu tiên tôi gặp, ngồi đối diện và làm việc với Ông Võ Văn Kiệt tại Văn phòng Thủ tướng Chính phủ phía Nam trên đường Lê Duẩn (Sài Gòn) cùng hai Phó thống đốc, một số chuyên viên của Ngân hàng Nhà nước và Sếp của tôi (Chủ Tịch một ngân hàng đầu tư tại Hong Kong thuộc Ngân hàng Credit Lyonnais của Pháp, đã qua đời tháng 11/2004 tại Australia). Buổi làm việc chỉ chừng 30 phút đã khiến sếp tôi quyết định điều chỉnh một số kế hoạch công việc như mô tả ở trên. Và cũng từ buổi sáng đó tôi đã thay đổi ý định quay trở về với thế giới tài chính sôi động bên ngoài kia cho sự nghiệp và cho những ích kỷ tự nhiên khác.
    Hôm đó, vị Thủ tướng của một nền kinh tế còn nhỏ yếu và nghèo đã có một lối diễn đạt vui lạ nhưng rất chân tình. Tôi nhớ đại ý:
    "Ông và quỹ đầu tư của ông vào Việt Nam lúc này giống như một người vào một khu rừng săn bắn. Có thể ông chưa bắn được gì thì đã bị người khác bắn nhầm. Tôi không muốn ông bị bắn nhầm...".
    Lối ví von, "... vào một khu rừng... Tôi không muốn ông bị bắn nhầm..." của ông Võ Văn Kiệt thật giản dị nhưng rất xúc tích và rất rõ ràng. Ông đã chân thành cho chúng tôi thấy một lối vào mù mịt và một lối ra nghẹt thở. Đó là những điều thiết yếu chúng tôi rất cần được biết và ông Võ Văn Kiệt đã đi xa hơn cái chúng tôi cần biết. Ông đã giúp chúng tôi hiểu thực tế sâu sắc nhiều lần hơn.
    Chúng tôi cảm kích và trân trọng tư cách và nhân cách lãnh đạo đó của ông. Ông không mời gọi kiểu "mật ngọt chết ruồi". Ông đã mời gọi sự dấn thân, khám phá và thách thức.
    Sau buổi làm việc đó, sếp tôi quyết định trải lòng dấn thân khám phá một lối vào mù mịt và một lối ra nghẹt thở của ông Võ Văn Kiệt. Với riêng tôi, đó là một bài học lớn về nhân cách lãnh đạo, cũng là giúp tôi nhìn lại nhân cách của mình.
    Những năm sau này, sếp của tôi vẫn hỏi thăm về Ông Võ Văn Kiệt, vẫn nhớ và nhắc đến cuộc trò chuyện ngày đó. Trong một bức thư cho tôi, ông viết: "Ông Thủ tướng Kiệt quả là một lãnh đạo đầy ấn tượng và đáng kính nể". Với cô con gái nuôi người Việt Nam và có cả lòng trân trọng đối với ông Võ Văn Kiệt, ông và gia đình đã âm thầm góp phần vào sự nghiệp học vấn của nhiều sinh viên tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua.
    Người "đỡ đẻ cho thị trường Chứng khoán Việt Nam
    Quay trở lại chuyện đầu tư tại Việt Nam. Sau gần hai năm, từ tháng 3 năm 1990 đến cuối tháng 1992, ngoài sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình và đáng kính nể của ông Nguyễn Thiệu trợ lý của Ông Võ Văn Kiệt, một số chuyên viên của Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội được chỉ định là đầu mối trực tiếp phối hợp với chúng tôi. Giấy phép thành lập quỹ đầu tư Viet Nam Growth Fund đã được Thống đốc Ngân hàng thời đó là ông Cao Sĩ Kiêm ký duyệt sau gần một tháng trời tôi và các đồng nghiệp soạn thảo đi soạn thảo lại trong khu biệt thự Hồ Tây (cũng tình cờ, cách căn nhà ông Võ Văn Kiệt đã từng ở chừng 200 mét).
    Nhắc lại chuyện này vì trong giấy phép đó có một điều khoản làm tiền đề cho việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hiện nay. Đó là Ngân hàng Nhà nước sẽ thành lập Ban Phát triển Thị trường Vốn. Cái tên Ban Phát triển Thị trường Vốn cũng được người bạn đồng nghiệp và tôi mày mò ra trong một buổi ăn sáng tại khách sạn Thắng Lợi và được sự đồng thuận của nhóm công tác của Vụ quản lý Ngoại hối.
    Ban phát triển thị trường Vốn đã được thành lập trong thời gian ngắn sau đó và ông Nguyễn Đoan Hùng làm Trưởng ban đầu tiên. Kế tiếp là ông Vũ Bằng. Khi Ban Phát triển Thị trường Vốn chuyển thành Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và nguyên Phó Thống đốc Lê Văn Châu làm Chủ tịch đầu tiên.
    Tại sao tôi nghĩ và cho rằng ông Võ Văn Kiệt là người "đỡ đẻ" thị trường Chứng khoán Việt Nam?
    Vì đó là ông Võ Văn Kiệt. Tại thời điểm đó, tôi nghĩ nếu không phải là ông sẽ không có ai khác dám chắp bút phê quyết định cho "gieo cái hạt giống" lạ lẫm và nhạy cảm này. Từ lâu tôi đã nghĩ và tin như vậy!
    Bởi ông là người lãnh đạo có được và luôn tích lũy những nguồn tri thức cảm xúc (EQ) hơn là tri thức thông minh (IQ). Và, tôi có dịp tái xác định và cảm nhận rõ lại điều này trong một buổi sáng tại toa tàu riêng của Ông khi Ông hàn huyên với nhóm Thứ Sáu chúng tôi trong chuyến du hành xuôi ngược trên đường Hồ Chí Minh năm 2003.
    Bởi với tri thức cảm xúc, ông dễ thích ứng với những điều mới lạ và quấn quyện với cuộc sống đời thường hơn.
    Bởi tri thức cảm xúc, ông mãi khắc khoải với câu chuyện "Có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn..".
    Bởi tri thức cảm xúc, ông mắng yêu người cận vệ già Bảy Tiến. Ông Bảy Tiến từng kể chuyện bị anh Sáu la: "Mày bê bối quá!. Rồi anh vào lấy 1 triệu đồng cho tôi, dặn dò: Nhớ chú tâm làm ăn!. Tao cho chút vốn để mày làm ăn lo cho bà cụ và các con. Ráng lên nghe chưa!".
    Cũng bởi tri thức cảm xúc, Ông đã giúp sếp của tôi không sợ bị "bắn" nhầm và giúp chính tôi thấy và hiểu tại sao tôi cần phải học đi xa hơn và cũng không sợ bị bắn nhầm.
    Tri thức cảm xúc và bút phê cảm xúc của ông ngày đó chính là hạt giống lạ lẫm và nhạy cảm mà ông đã cho cấy vào trong quá trình Đổi Mới của Việt Nam.
    Như vậy, đối với tôi, Ông Võ Văn Kiệt chính là người "đỡ đẻ" cho Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
    Bây giờ nhắc lại và nhớ đến Ông. Nhìn lại bức hình lưu niệm ngày 5/2/1991, khi đó tóc Ông đã bạc hơn một nửa, tóc tôi thì còn xanh lắm. Nay ông về nhà đã được 2 năm và không còn thấy đầu tóc bạc trắng của Ông, tóc tôi đã lớm chớm bạc. Tôi nhớ đầu tóc bạc trắng của Ông.
    Bây giờ nhắc và nhớ đến Ông. Tôi trích lại một đoạn cảm nhận tôi đã viết vài ngày sau khi ông qua đời: "Một lần hàn huyên với nhóm Thứ Sáu chúng tôi, như những lần khác, Ông bắt tay, vẫn nụ cười rất vui, và với giọng nói rất Nam bộ, Ông thường hỏi: "Về khi nào?".
    Những ngày tháng còn lại của tháng 6 năm 2008 và mãi sau này Ông sẽ chẳng còn đó để tôi còn có dịp được nghe Ông hỏi "Về khi nào?" Bởi vì ông Võ Văn Kiệt ĐÃ VỀ ĐẾN NHÀ RỒI. Ngày 11/6/ 2008 ông Võ Văn Kiệt đã về đến nhà như một nhà báo đã viết.
    Tôi nhớ và trân trọng cám ơn Ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
  5. traihanoiday1

    traihanoiday1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Theo khuyến nghị của bác Hoàng, hôm nay em không bán CTN, đợi lên 4x
  6. kiemtien2010

    kiemtien2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    9
  7. phuongps

    phuongps Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    24
    Vị thế của CKVN với doanh nghiệp và nền kinh tế ngày một mạnh mẽ!:-bd

Chia sẻ trang này