VIC - Hành Trình Chinh Phục Thế Giới - Vì Một Thế Giới Xanh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Cuti102003, 06/09/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3926 người đang online, trong đó có 344 thành viên. 07:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 426277 lượt đọc và 4221 bài trả lời
  1. Cuti102003

    Cuti102003 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2021
    Đã được thích:
    2.686
    Nói chung tôi tìm đỏ con mắt chẳng thấy ai bàn luận về tình hình bán hàng của Vinfast ra sao, VinES đầu tư thế nào, chiến lược của họ tại các thị trường đi đến đâu. Toàn thấy mấy ông comment giá hôm nay thế nào, than vãn, thuyết âm mưu, biểu đồ này biểu đồ kia.
    Một công ty tiến ra thế giới với tầm nhìn toàn cầu mà mấy ông ngồi đếm ngày thì tôi chịu thua, thật sự
    tinnoibo, Meocon_vnmheocon0710 thích bài này.
  2. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.504
  3. camu

    camu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2022
    Đã được thích:
    3.241
    Cũng có dạng thích đua xanh tím vài trăm k mỗi lệnh đang cutloss mà trên đây gọi là bán chủ động đấy bạn,đợi lớp này cutloss xong thì e nó lại vững vàng lầm lũi đi lên nhưng không nóng bỏng đua xanh tím như lần trước,nghĩa là ai muốn ra thì ra muốn vào thì vào yên tâm không lo lắng không đua lệnh không cutloss
    cumam thích bài này.
  4. Tiger19

    Tiger19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Đã được thích:
    3.416
    Nắm trên 5% thì mới phải thông báo nhé. Mà thông báo sau khi bán xong, chứ không cần phải thông báo trước khi bán. Còn nắm dưới 5% thì bán thoải mái, chả ai biết cả.
  5. Cuti102003

    Cuti102003 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2021
    Đã được thích:
    2.686
    Bạn có hiểu gì không hay nói bừa? người nội bộ hoặc liên quan đến nội bộ dù mua hay bán 1 cp củng phải thông báo
    2021 bố của Trưởng ban kiểm soát mua 1 triệu giá 120K phải báo cáo
  6. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.504
    Trước khi ra luật bắt buột đi xe máy phải đội nón bảo hiểm. Vậy có ae nào ở đây lúc đó nghĩ có ngày mình phải đội nón bảo hiểm khi ra đường như hiện nay ko????

    Giờ mấy ông chạy ô tô cũng vậy. Tương lai các ông cũng phải đi ô tô điện hết thôi. Từ từ chúng ta cũng phải đi theo xu hướng các nước tiên tiến đang áp dụng.
  7. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.504
    Vậy 4 tháng cuối năm phải tăng trưởng tín dụng gần 9% thì mới đạt room. Tiền tung ra ngập lụt luôn.
    =================================
    Tính đến 29/08, tín dụng tăng 5.33% so với đầu năm

    10 phút trước


    Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến ngày 29/08/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12.56 triệu tỷ đồng, tăng 5.33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9.87%).

    Ngày 07/09, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chính phủ luôn trăn trở, cầu thị, lắng nghe để kịp thời có các giải pháp hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, cuộc họp nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, trong công tác chỉ đạo điều hành kinh tế nói chung, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn rất quan tâm, trăn trở, cầu thị, lắng nghe ý kiến từ các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, qua đó có nhiều giải pháp chỉ đạo sâu sát, kịp thời nhằm bảo đảm kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn,…để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phát triển kinh tế.

    Đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo liên quan đến tín dụng, lãi suất,… Qua đó, trong bối cảnh bên ngoài rất khó khăn nhưng tình hình phát triển kinh tế đất nước thời gian qua đã tốt dần lên, tuy nhiên vẫn chưa được như mong muốn, kỳ vọng.

    Doanh nghiệp không hấp thụ được vốn

    Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho rằng: Chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ. Dù NHNN cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, thủy sản, cà phê); ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông… nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, "không muốn vay". Đây là vấn đề rất khó!

    Báo cáo của NHNN cho biết, đến ngày 29/08/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12.56 triệu tỷ đồng, tăng 5.33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9.87%).

    Trong 3 năm gần đây, tín dụng toàn hệ thống tăng thêm bình quân khoảng 1 triệu tỷ đồng/năm. Thực tế doanh số cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế trong năm lớn hơn rất nhiều lần. Cụ thể, năm 2021 là 17.4 triệu tỷ đồng; năm 2022 là 19.7 triệu tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 gần 10.2 triệu tỷ đồng.

    Theo NHNN, thời gian qua, trước bối cảnh các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn đang tồn tại một số vấn đề đã khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tuy có dấu hiệu tăng chậm lại trong năm 2022 nhưng vẫn trong xu hướng tăng, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.

    Trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng), lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế. Do đó, NHNN khẳng định tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải xuất phát từ nguyên nhân thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

    Bốn nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế

    Theo NHNN, mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan như: Do tác động của đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ vốn của nhóm bất động sản;… Bên cạnh đó, việc triển khai một số chương trình tín dụng (gói 120,000 tỷ đồng; chương trình hỗ trợ lãi suất) cũng gặp khó khăn, vướng mắc.

    NHNN cho rằng, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng, việc triển khai các giải pháp để tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết để tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn, mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

    Theo đó, để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, NHNN đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: thứ nhất, nhóm giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; thứ hai, nhóm giải pháp phát triển các loại thị trường (trái phiếu doanh nghiệp, bát động sản); thứ ba, nhóm giải pháp nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp; thứ tư, nhóm giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất.

    Dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều

    Tại hội nghị, đại diện hiệp hội, ngân hàng thương mại đã trao đổi, đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn và tín dụng trong thời gian tới.

    Ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều. Các ý kiến đều thống nhất cho rằng, thời gian qua Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ, NHNN trong điều hành kinh tế nói chung và điều hành chính sách tiền tệ nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của tổng cầu hiện nay, khả năng hấp thụ vốn thấp nên việc triển khai giản ngân tín dụng chưa được như kỳ vọng. Do đó, bên cạnh các giải pháp về tiền tệ cần có các giải pháp mang tính tổng thể, khôi phục niềm tin của thị trường.

    TS. Võ Trí Thành cho rằng, tổng thể chung của nền kinh tế nhìn từ góc độ chính sách tiền tệ, tài chính… Ông Thành cho rằng, hiện dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều. Để giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cần phải có cách nhìn và giải pháp tổng thể cả trong hệ thống kinh tế cũng như trong hệ thống ngân hàng.

    Theo ông Thành, để có lời giải cho bài toán này, chỉ riêng hệ thống ngân hàng cũng khó giải quyết được vấn đề. Trước tiên về tư duy cần phải tách bạch, “không được đánh đồng” giữa vai trò của NHNN và các ngân hàng thương mại.

    Từ tổng thể chung của nền kinh tế cần có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các chính sách tài chính với chính sách tiền tệ, nhất là trong bối cảnh hiện nay, dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều (chủ yếu liên quan đến lãi suất) cần nghiên cứu có giải pháp phù hợp, hiệu quả đẩy mạnh chính sách tài khóa.

    Đối với tín dụng, cần phải phân biệt rành mạch về khả năng về chính sách của NHNN và hoạt động của các ngân hàng thương mại. NHNN điều hành chính sách tiền tệ gắn với bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng. Các ngân hàng thương mại cần hoạt động tuân theo pháp luật và quy luật của thị trường.

    Bên cạnh đó, cần tính đánh giá, toán kỹ lưỡng để hướng dòng vốn vào những khu vực có khả năng phục hồi và phát triển, dẫn dắt nền kinh tế, đi đôi với các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,…

    PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, chưa bao giờ Chính phủ, các cấp, các ngành điều hành quyết liệt như thời gian vừa qua, nhưng kết quả chưa như mong đợi. Rõ ràng là nền kinh tế đang ở trong trạng thái không bình thường. Trong bối cảnh đó, cần phải phân tích kỹ các nguyên nhân từ bên trong bộ máy hành chính cũng như cấu trúc của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam để nhận diện đúng và có biện pháp xoay chuyển.

    Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là vấn đề thị trường. Cho nên phải làm sao mở ra được các thị trường cho doanh nghiệp, “thị trường tắc, thì không lĩnh vực nào thông được”.

    Đối với việc điều hành tín dụng trong trạng thái bất thường phải có những giải pháp khác thường. Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng can đảm lên, tiếp cận doanh nghiệp bằng xu hướng, tiềm năng tương lại… Ví dụ hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo. “Điều hành tín dụng nên có cách nhìn dài hạn, hướng về tương lai”.

    Ông Thiên cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay nên tính toán tiếp tục đẩy mạnh các chính sách tài khóa ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế đảm bảo “đủ mức, đủ độ”,… “Đây là câu chuyện rất khó về cơ chế. Nhưng khó mới cần phải làm”.

    TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh rất khó khăn, “chúng ta vẫn có lợi thế là nền tảng kinh tế vĩ mô khá ổn định. Đây là vấn đề rất quý và “chúng ta cũng phải vui một tý”.

    Theo ông Nghĩa, bên cạnh việc giải quyết những vấn đề trước mắt, lúc này cũng phải “bàn chuyện dài hạn”, tính toán xem ngành nào, lĩnh vực nào có thể “kéo 100 triệu dân đi lên” trong thời gian tới để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả.

    Ông Nghĩa cũng nêu các kiến nghị liên quan đến việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp để để tái cấu trúc nền kinh tế; hỗ trợ ngành dệt may chuyển đổi công nghệ mới, chuyển đổi xanh; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp….

    Về điều kiện cho vay, ông Nghĩa cho rằng: Đây là quyền của các ngân hàng thương mại. Quyền lựa chọn theo “khẩu vị rủi ro” của từng ngân hàng. Nhà nước chỉ nên đưa ra khuyến cáo, không nên bắt buộc.

    Hàn Đông
    drphucqt thích bài này.
  8. hieunguyen112

    hieunguyen112 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2022
    Đã được thích:
    58
    Ai đầu tư thì mục tiêu giá cp của mình mua được lãi như thế nào. Vin bán xe tháng bây giờ cũng hơn 3k xe, sản lượng tại mỹ có tiến triển nhẹ, nhà máy mỹ cũng đã khởi công, vfs cũng niêm yết xong, nhà máy pin vũng áng cũng gần đi vào hoạt động. Nhưng giá cp vic nó ko phản ánh hết được thông tin này mà giá đang được giao dịch theo 1 cách rất khó hiểu.
    Trong khi các mảng khác làm ăn lãi tốt và tăng trưởng. Vậy thì nđt có quyền nghi ngờ chứ a. Nên chuyện họ nói trên các pic như này là chuyện bt. Trừ khi ko ai quan tâm đến vic
  9. Cuti102003

    Cuti102003 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2021
    Đã được thích:
    2.686
    Thực ra có gì đâu mà khó hiểu: nó chỉ có 2 khả năng thôi
    1. Có 1 nhóm đại gia nào đấy muốn đè giá để gom hàng: khả năng này cao hơn giả thiết mọi người nêu ra là lái vì lái gom hàng thì chưa chắc có lãi vì chi phí rất cao nhưng đại gia gom thì đầu tư dài hạn nên chi phí không ko là gì so với cơ hội
    2. Có nhóm nào đó nắm khối lượng lớn bán ra mục đích lấy tiền làm gì đó, nhưng mình tin không phải là gia đình anh Vượng hoặc nội bộ
  10. Rabbmona

    Rabbmona Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/02/2017
    Đã được thích:
    517
    Nếu ko phải nhóm ông v thì báo chí nói lâu rồi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này