1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VIC vươn ra biển lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi toiyeucophieu, 04/08/2014.

7315 người đang online, trong đó có 930 thành viên. 16:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 163220 lượt đọc và 1695 bài trả lời
  1. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Thời sự

    Thứ bảy, 2/7/2016


    Manh mối lần ra nguyên nhân gây cá chết hàng loạt.

    Vệt nước màu đỏ từng xuất hiện ở Quảng Bình, Hà Tĩnh không phải tảo nở hoa hay phù sa, mà là lớp màng sắt - manh mối quan trọng để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.

    Sau hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số vùng ven biển miền Trung, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan đã lấy mẫu, phân tích. Khi có kết quả ban đầu, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ chủ trì thành lập Hội đồng khoa học công nghệ cấp quốc gia, với ba tổ nghiên cứu các nhóm tác nhân gây cá chết gồm: hóa học, sinh học, khí tượng thủy văn và động lực học biển...

    Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học tìm nguyên nhân cá chết cho biết, các nghiên cứu đã loại trừ yếu tố động đất, sóng thần, tràn dầu, dịch bệnh và tập trung vào hai nhóm chính là: tảo đỏ và độc tố hóa học. Tuy nhiên, ảnh viễn thám chụp vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế không phát hiện dấu hiệu tảo nở hoa trên diện rộng, nên các nhà khoa học cho rằng nó không thể là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.

    [​IMG]
    Hình ảnh so sánh giữa cá chết do phenol (bên trái) và cá chết tự nhiên.

    Để tìm độc tố, giới khoa học lấy lượng mẫu lớn từ Vũng Áng đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là khu vực F.ormosa với mức độ dày đặc tại 27 điểm. Các chuyên gia đã lấy 289 mẫu nước tầng mặt, tầng đáy tại thời điểm đỉnh triều và chân triều từ ngày 27 đến 29/4; 97 mẫu trầm tích, 135 mẫu sinh vật phù du (nhóm tảo), 34 mẫu động vật đáy, 254 mẫu cá chết và sống để phân tích.

    Lúc này, nhóm phát hiện nhiều mẫu cá chết ngoài tự nhiên có hiện tượng bỏng ở đầu và đuôi, đặc biệt là dính mang, thân và mô bị xung huyết.

    Các mẫu cá chết có hàm lượng kim loại nặng và asen thấp hơn tiêu chuẩn Bộ Y tế, nhưng một số mẫu có xyanua từ 0,39 đến 40 mg/kg, phenol hàm lượng 5-340 mg/kg. Hai mẫu cá chết khác được Australia kiểm chứng cũng chỉ ra hàm lượng phenol trong cơ, gan và trứng ở mức cao.

    "Các mẫu cá đều có hiện tượng biến đổi cấu trúc mô, nhiều mẫu bị dính mang, một số có biểu hiện cháy đầu đuôi - dấu hiệu điển hình của nhiễm độc phenol. Phân tích trầm tích khu vực ven biển bốn tỉnh miền Trung cũng có phenol", ông Lợi cho hay.

    Để chắc chắn hơn, nhóm đã thí nghiệm thử độc tính dịch chiết của mẫu cá chết.
    Dịch từ cá chết khi phân hủy vào nước tiếp tục làm chết các con cá biển khác.
    "Nếu cá chết do tảo thì không thể khiến con cá đang sống khác chết được", tiến sĩ Lợi nói và đi đến kết luận nguyên nhân gây cá chết không phải thiên nhiên mà chính là con người, cụ thể phenol và xyanua - hai tác nhân hóa học gây ra tình trạng hải sản chết.

    Nhận định xyanua xuất hiện trong cá có thể do hoạt động đánh bắt hoặc chất thải từ luyện cốc, nhưng phenol chỉ xuất hiện trong nước thải của luyện cốc, nhóm nhà khoa học “truy” lại F.ormosa để tìm nguồn thải ra hai độc tố này.

    [​IMG]
    Lớp màng nhầy chứa độc tố bao phủ cá và rặng san hô gây hiện tượng hải sản chết.

    Cụ thể, trong quá trình súc rửa đường ống, F.ormosa sử dụng lượng lớn axit - yếu tố tạo phức với sắt rất tốt. Lượng nước thải có chứa axit xitric trong quá trình súc rửa không được xử lý riêng mà dẫn thẳng tới trạm xử lý nước công nghiệp.

    Ngoài ra, quá trình xử lý nước thải lò cốc có lượng lớn sắt, nước thải sau khi xử lý cũng được dẫn về trạm xử lý nước công nghiệp tập trung.
    Trạm này chỉ đóng vai trò lắng lọc, chứ không xử lý được độc tố như phenol hay xyanua.

    Độc tố di chuyển thế nào?

    "Tìm được nguồn xả thải và nguyên nhân gây ô nhiễm, các nhà khoa học đặt nghi vấn phenol hay xyanua là dạng tự do tan và sẽ bị nước biển pha loãng, nếu cá chết thì chỉ ở một điểm chứ không thể lan rộng đến Huế", tiến sĩ Lợi nhớ lại.

    Các nhà khoa học dự đoán cơ chế di chuyển của các độc chất này dọc theo dòng hải lưu, có thể xuất phát từ một số dấu vết bất thường như nước màu đỏ, đen tại Hà Tĩnh, Quảng Bình. Màng dịch nhày bao bọc cá chết trên rạn san hô, màu nâu đỏ phủ trên trầm tích tại Thừa Thiên Huế - điểm cuối của sự cố.

    Từ nhận định trên, nhóm thử độc tính với mẫu nước thu được từ vệt nước màu đỏ gạch ở Quảng Bình ngày 4/5, Hà Tĩnh ngày 5/5 và 12/5 cho kết quả tỷ lệ cá chết 80-100% trong 3-30 phút. Đồng thời khi phân tích mẫu nước, hàm lượng sắt trong cặn lơ lửng cao (gần 25%), hydroxit sắt (gần 50%) và chứa phenol.

    [​IMG]
    Giả thuyết về đường đi của hệ keo sắt và quá trình vận chuyển độc tố.

    Màu nước bất thường không phải là màu của tảo nở hoa hay phù sa mà là dạng keo sắt hấp thụ các độc tố như phenol, xyanua - sản phẩm do hoạt động xả thải của con người gây ra. Phân tích màng dịch nhày bao bọc thân cá trên rạn san hô thu được ở Thừa Thiên - Huế ngày 24/4 cũng thu được hàm lượng sắt cao và có chứa phenol.

    Từ kết luận trên, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên kết giữa dòng nước thải chứa axit, sắt từ súc rửa đường ống và dòng nước thải sinh hóa chứa FeSO4 (sắt II sunfat) cùng phenol, xyanua. Chúng tạo thành hệ keo sắt kéo theo các độc tố khi thải ra biển, còn gọi là “ổ độc di động”. Lớp màng nhầy di động này theo chiều của dòng hải lưu từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên - Huế làm cá chết do tắc mang hoặc do tác động của độc tố phenol, xyanua.

    Trong quá trình di chuyển, phenol và xyanua được giải phóng dần và dạng keo có thể lắng xuống đáy. Khi có thủy triều và sóng, lớp keo này bị đẩy lên mặt nước tạo thành vệt màu bất thường như đã thấy ở Quảng Bình và Hà Tĩnh.

    Đến Huế, ổ độc di động gặp xoáy nên dừng lại, vì thế Đà Nẵng không bị ảnh hưởng như các địa phương còn lại.

    "Bằng luận cứ khoa học một cách độc lập và khách quan, nguyên nhân và thủ phạm gây hải sản chết bất thường đã được chỉ rõ và .F.ormosa đã thừa nhận", ông Lợi nói.

    Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao.

    Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ, khoanh vùng hai nhóm nguyên nhân là độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa. Tuy nhiên, nguyên nhân tảo nở hoa vấp phải sự phản ứng của giới khoa học và người dân.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường đã mời chuyên gia từ Đức, Mỹ, Israel tham gia điều tra nguyên nhân cá chết, đồng thời lập đoàn liên ngành gồm đại diện các bộ và địa phương tổng kiểm tra Khu kinh tế Vũng Áng, nơi Công ty TNHH Hưng Nghiệp F.ormosa Hà Tĩnh, có hệ thống ngầm xả thải ra biển.

    Ngày 30/6, F.ormosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.

    -----------------



    Yêu cầu kiểm tra việc cấp phép dự án F.ormosa

    Với hậu quả nghiêm trọng mà F.ormosa gây ra,
    Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu rà soát
    có tiêu cực hay không trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án.

    Phát biểu tại cuộc họp Chính phủ ngày 1/7,
    Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh
    số tiền 500 triệu USD F.ormosa bồi thường do sự cố xả thải gây cá chết hàng loạt
    phải được sử dụng chính xác, đúng đối tượng, trên cơ sở kê khai thực tế thiệt hại và không để thất thoát, tiêu cực.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, Bộ Công thương cũng phải tham gia vì có những ngành nghề khác bị ảnh hưởng như diêm dân, dịch vụ, du lịch.

    Ông đề nghị tập trung giúp ngư dân ra biển, tẩy rửa cải tạo môi trường, xây dựng trang thiết bị quan trắc môi trường.

    Dự kiến đến cuối tháng 7, Chính phủ sẽ công khai, minh bạch phương án hỗ trợ, đền bù thiệt hại.

    Từ việc F.ormosa gây hậu quả nặng nề, ông Bình yêu cầu thanh tra, kiểm tra quá trình cấp phép cho doanh nghiệp này. "Phải xem trong quá trình thẩm định, phê duyệt, quy hoạch có tiêu cực hay không để xử lý nghiêm trước pháp luật", ông nói.

    Ông cũng đề nghị rà soát thể chế, tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước để kiểm soát được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả thải ra môi trường, bảo đảm thực thi đúng pháp luật; rút kinh nghiệm để ứng phó các sự cố tương tự nhanh chóng, không bị động.

    [​IMG]
    Phó thủ tướng Trương Hoà Bình.


    Chia sẻ quan điểm về chủ trương bồi thường cho người dân tại 4 tỉnh miền Trung,
    C.hủ t.ịch Ủ.y b.an T.rung ư.ơng m.ặt t.rận t.ổ q.uốc Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số kiến nghị.
    Bên cạnh hỗ trợ phát triển đội tàu, đóng tàu mới, khôi phục nuôi trồng thủy hải sản, thu mua tạm trữ..., ông Nhân cho rằng C.hính phủ cần công bố vùng ngư trường không an toàn để người dân tránh, yên tâm đánh bắt ở những nơi an toàn, được chứng nhận và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm.

    Chỉ đạo kết luận cuộc họp,
    T.hủ t.ướng N.guyễn X.uân P.húc khẳng định quan điểm của C.hính phủ sẽ theo hướng đầu tư cho đánh bắt xa bờ, mang lại hiệu quả dài lâu, bền vững cho ngư dân.

    Người đứng đầu C.hính phủ yêu cầu tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về môi trường, kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, chủ động cung cấp thông tin về sự cố một cách chính xác, kịp thời.

    Nguồn : Express
    ------------------


    Bài học mang tên F.ormosa...


    Dù không mong muốn, thì thảm họa môi trường với hậu quả nhãn tiền và hệ lụy dài lâu đã xảy ra. Cái mất thì rất nhiều, khó mà đong đếm.
    Nhưng bên cạnh cái mất, có cái được.

    Cái được thấy rõ nhất là Bài học mang tên F.ormosa...

    Người Việt Nam vẫn thường nói: Đánh kẻ chạy đi…
    Một khi kết luận đã rõ ràng, phải trái phân minh;
    kẻ gây tai họa đã cúi đầu nhận lỗi, cam kết đền bù, khắc phục hậu quả và hứa không tái phạm, thì không thể không thể tất, chín bỏ làm mười.
    Nhưng cam kết phải được thực hiện, lời hứa phải đi liền với hành động.
    Nhân dân Việt Nam vốn khoan dung, độ lượng, dễ tha thứ,
    nhưng với kẻ nói lời không giữ lấy lời,
    thì khi ấy, trong ba mươi sáu chước,
    Hưng Nghiệp F.ormosa hay bất kỳ ai khác, nên chọn chước… cao chạy xa bay!

    Bài học mang tên F.ormosa nhắc nhở chúng ta điều gì?

    Càng ngày chúng ta càng nhận thức sâu sắc bài học tôn trọng nhân dân.
    Những dự án lớn, ở khu vực hiểm yếu, quan trọng phải được mang ra bàn thảo trong Quốc hội, lấy ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học; phải tôn trọng những ý kiến phản biện có căn cứ, biết nhìn xa trông rộng và vì lợi ích quốc gia.

    Xử lý sự cố, thảm họa môi trường rất cần bài bản, thận trọng,
    nhưng cũng rất cần sự kịp thời, năng động và quyết liệt, lấy an dân làm trọng.
    Người dân nhìn vào cách xử lý sự cố của chính quyền để đánh giá, cho điểm công bộc.
    Đừng để người dân cảm thấy cô độc trong những sự cố tương tự.
    Chính người dân là nhân chứng, là thành viên tích cực, hiệu quả trong quá trình giám sát, điều tra sự cố.

    Qua bao nhiêu năm mở cửa, hội nhập, kêu gọi đầu tư, chúng ta gặt hái nhiều hoa thơm trái ngọt, nhưng cũng không thiếu lần ngậm đắng nuốt cay, đành chấp nhận hoa tàn quả đắng.
    Hậu quả của những thứ hoa tàn quả đắng này không chỉ trước mắt, ngày một ngày hai, mà hệ lụy nhiều đời, nhiều thế hệ, ở nhiều lĩnh vực.

    Không chỉ là kinh tế, mà còn văn hóa, môi trường, tương lai giống nòi, là sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
    Chỉ thấy cái lợi trước mắt, cái lợi của cá nhân, của nhóm nhỏ quyền lực
    mà lơi là trách nhiệm công dân, trách nhiệm công chức,
    thì sẽ dễ bề bị đối tác thao túng, gây họa lớn cho cộng đồng và đất nước.

    Một cá nhân, một nhóm nhỏ có quyền lực tham lam và mê muội, có thể khiến cả cộng đồng gánh chịu hậu quả.
    Nếu như ngay từ đầu, những người có quyền quyết định tiếp nhận đầu tư nhạy cảm và trách nhiệm, sẽ nói không với F.ormosa, đối tác từng gây nhiều tai tiếng về môi trường, thì sẽ không có chuyện thảm họa xảy ra.

    Trong mời gọi đầu tư, một nguyên tắc cơ bản được những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh, đó là không phát triển, tăng trưởng bằng mọi giá.
    Dù chúng ta cần nguồn vốn để khai thác tiềm năng, giải quyết bài toán công ăn việc làm và tăng trưởng, nhưng phải biết dứt khoát từ chối những dự án công nghiệp nặng tiêu tốn điện năng, công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ hủy hoại môi trường; cẩn trọng với những dự án tiến hành ở những khu vực hiểm yếu, nơi biên giới, cảng biển.

    Để các đối tác thiếu tin cậy chiếm lĩnh những vị trí hiểm yếu không được kiểm soát và giám sát,
    chính là chúng ta đã dọn sẵn con đường ngắn nhất
    để những con ngựa gỗ thành Tơ- roa, những chàng Trọng Thủy thời nay
    dễ bề chui sâu, leo cao thực hiện những toan tính mưu sâu kế hiểm.


    Trong quá trình phát triển, yếu tố nguồn lực bên ngoài là quan trọng, nhưng quyết định vẫn là nguồn lực từ bên trong.
    Một khi ý thức khởi nghiệp, tinh thần tự cường thấm đẫm trong mỗi người dân Việt Nam, thì nguồn lực trong nước được khơi thông, phát huy, nhân lên, chúng ta hoàn toàn chủ động “mang sức ta mà giải phóng cho ta”, không phải lệ thuộc vào bên ngoài, không canh cánh nỗi lo mang cái tên F.ormosa hay những cái tên tương tự.

    Nguồn : VOV

    -----------------
    gallant10Binh Yen thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Thời sự

    Đài Loan nhiều người đang kiện F.ormosa vì tỷ lệ ung thư tăng
    02/07/2016

    Trao đổi với Zing.vn tại Đài Bắc,
    nghị sĩ Đài Loan Kuen-yuh Wu, người kêu gọi F.ormosa giải trình vụ cá chết, cho biết nhiều người đang kiện F.ormosa vì tỷ lệ ung thư tăng.


    Ngay sau khi Việt Nam công bố F.ormosa là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường ở các tỉnh miền Trung, nghị sĩ Kuen-yuh Wu nói:
    - Cho đến giờ tôi vẫn chưa được đọc báo cáo điều tra, những gì tôi biết chỉ dừng trên thông tin báo chí đưa như việc xuất hiện xyanua và phenol. Chưa tiếp cận được báo cáo thì chúng tôi không biết nồng độ xyanua trong nước ra sao và vì vậy khó đưa ra được kết luận của mình.

    Dù vậy, vài tuần trước tôi có nói rất rõ trong buổi điều trần rằng
    khi F.ormosa Plastics tới các nước Đông Nam Á để tiến hành đầu tư,
    họ cần phải thực hiện các trách nhiệm xã hội chứ không chỉ là làm ăn kiếm lợi.

    Với Đài Loan, khi khuyến khích các doanh nghiệp ra đầu tư bên ngoài,
    họ cũng cần chú ý tới trách nhiệm của các doanh nghiệp chứ không phải chỉ chăm chăm tới chuyện kinh doanh.
    Doanh nghiệp Đài Loan cần mang lại lợi ích và những điều tốt đẹp đến cho các nền kinh tế láng giềng chứ không phải chỉ là tìm cách lợi dụng kiếm tiền từ láng giềng.

    [​IMG]
    Nghị sĩ Kuen-yuh Wu. Ảnh: Thanh Tuấn




    Nếu là lãnh đạo F.ormosa, tôi đã chủ động tìm hiểu vì sao cá chết

    - Ông có vẻ dè dặt khi nói muốn đọc bản báo cáo cuối cùng về F.ormosa. Ông có tự đặt câu hỏi rằng, nếu không có bằng chứng sai phạm rõ ràng, một tập đoàn lớn và nhiều ảnh hưởng như F.ormosa sẽ không bao giờ chấp nhận bồi thường tới 500 triệu USD?

    - Hiện thông tin vẫn còn đang tranh luận ở Đài Loan. Tối qua, tôi có nói chuyện với các đồng môn về hoá học thì họ cũng chia sẻ một số điểm họ còn thấy chưa rõ ràng. Họ đặt một số dấu hỏi với kết luận cuối cùng.

    Tôi tin rằng có một số chứng cứ rất rõ ràng nên lãnh đạo Fo.rmosa mới chịu bồi thường khoản lớn vậy. Nhưng liệu còn yếu tố nào khác khiến lãnh đạo cấp cao Fo.rmosa chấp nhận kết luận cuối cùng hay không thì tôi không dám chắc. Vì vậy tôi rất mong được coi bản báo cáo cuối cùng về Fo.rmosa.

    - Quan điểm khác của các chuyên gia hoá học Đài Loan mà ông vừa đề cập là gì?

    - Ví dụ, một chuyên gia nêu dẫn chứng về độ dài đường ống dẫn thải của Fo.rmosa ngắn hơn rất nhiều so với quy mô lan rộng của chất độc – trên 300 km trên biển. Nếu dựa trên quy mô đường ống, chúng tôi tính độ lan chỉ là khoảng 47 km.

    Như vậy, phạm vi cá chết lớn và rộng hơn rất nhiều so với độ dài đường ống. Vì vậy tôi thấy có dấu hỏi về nồng độ chất độc – phải có nồng độ rất cao mới lan rộng được đến vậy. Chất độc sẽ giảm nồng độ rất nhiều lần khi lan từ khoảng cách 47 tới 300 km. Chỉ khi nhìn bản báo cáo chi tiết cuối cùng thì mới có thể đánh giá hết được.

    Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam có giải thích rằng khi xyanua và phenol kết hợp, trở thành "tấm chăn" khổng lồ hút thêm rất nhiều chất độc khác nên gây ra tình trạng cá chết trên diện rộng.
    Xyanua là rất độc và nguyên nhân cá chết hẳn là do xyanua, nhưng xyanua khi kết hợp lan rộng đến thế nào thì cần đọc báo cáo chi tiết.
    Là chuyên gia về độc tố học, tôi chưa từng đọc thấy tài liệu nào nói trường hợp hút các chất độc khác kiểu này.


    Vài tuần trước trong điều trần, tôi có nói rõ F.ormosa nên có trách nhiệm với các khu vực lân cận (của dự án).
    Nếu là lãnh đạo F.ormosa, tôi đã chủ động tìm hiểu nguyên nhân vì sao cá chết thay vì thụ động chờ báo cáo này.

    [​IMG]

    Ngư dân cầm trên tay những con cá chết tại bờ biển huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế ngày 21/4. Ảnh : AFP

    Quy định môi trường ở Đài Loan cao hơn các nước Đông Nam Á

    - Ở Đài Loan, F.ormosa có tiếng xấu khi liên quan tới nhiều vụ ô nhiễm.
    Vì sao tập đoàn này chưa bao giờ bị truy tố?

    - Thiết lập bằng chứng khoa học là rất khó, mất nhiều thời gian,
    ví dụ Nhật Bản từng có một số vụ kiện đối với các công ty gây ô nhiễm nhưng đến khi nạn nhân nhận được tiền đền bù, có trường hợp mất tới hơn 30 năm.

    Ngay ở huyện Vân Lâm (Đài Loan), có chuyên gia y tế từng nghiên cứu và xác định tỷ lệ bệnh ung thư tăng cao sau khi F.ormosa xây dựng dự án ở đó. Nhưng rất khó để xác định được bằng chứng khoa học trong các vụ đó. Nhiều người đang kiện F.ormosa (liên quan tới tỷ lệ ung thư tăng ở Vân Lâm) nhưng cuối cùng đến giờ cũng vẫn chưa có kết luận cuối cùng vụ này.

    - Từ góc độ quản lý, chính quyền Đài Loan có thể làm gì để kiểm soát và hạn chế những hành vi vi phạm kiểu này của F.ormosa?

    - Quy định về môi trường ở Đài Loan rất chặt, thường là cao hơn các nước Đông Nam Á. Chúng tôi cần khuyến khích doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ chặt chẽ các quy định (như ở Đài Loan), chứ không phải chỉ làm theo các quy định (thấp hơn) ở những địa phương họ tới đầu tư.

    Các công nghệ bảo vệ môi trường của chúng tôi rất hiện đại và các tập đoàn nên áp dụng các công nghệ này khi đầu tư ở Đông Nam Á.
    Bằng cách đó chúng tôi có thể mang tiến bộ đến các nước chứ không phải là chỉ tìm cách kiếm tiền từ đó.

    [​IMG]

    Jason Lin, Chủ tịch của F.ormosa Plastics Group. Ảnh: Reuters.

    Vào khoảng 2007-2008, dự án thép của F.ormosa từng bị bác sau khi có đánh giá tác động môi trường tại Vân Lâm. Lúc đó cơ quan EPA (kiểm soát môi trường) nói khu vực này quá ô nhiễm, quá chật rồi nên không thể xây dựng dự án thép được.

    Ở Vân Lâm cũng đã từng có vài sự cố lớn (với dự án của F.ormosa). Điều đó khiến công chúng Đài Loan e ngại dự án này.

    F.ormosa có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đời chính quyền Đài Loan

    - Và F.ormosa đã phải chuyển các dự án thép đến những nền kinh tế kém phát triển hơn như khu vực Đông Nam Á?

    - Thực tế thì họ cũng có sai phạm ở cả Texas (Mỹ) nữa. Tôi hy vọng là họ học được gì đó từ những sai phạm này để thay đổi.
    F.ormosa không nên đánh đổi tất cả chỉ để giảm chi phí xây dựng hay chi phí vận hành nhà máy.

    - Theo ông, vụ F.ormosa sẽ ảnh hưởng gì tới hình ảnh của doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam?

    - Hai tuần trước, khi tổ chức phiên điều trần, tôi cũng nêu lên điều này: nếu chính phủ Đài Loan muốn đầu tư vào Đông Nam Á, chúng tôi cũng cần phải quan tâm tới các vấn đề như ô nhiễm, quyền con người và quyền người lao động.

    Chúng tôi nên mang hình ảnh tốt (về Đài Loan) tới Việt Nam chứ không phải tạo những hình ảnh xấu.
    Tập đoàn Đài Loan muốn đầu tư tốt tại Việt Nam cũng cần quan tâm tới các khu vực xung quanh nơi họ đầu tư, để người dân thấy hình ảnh tốt về các tập đoàn Đài Loan.

    F.ormosa là trường hợp cá biệt.
    Hầu hết người Đài Loan đều thân thiện và muốn trở thành bạn tốt của người Việt.
    Thật đáng tiếc là chuyện này đã xảy ra.
    Chúng tôi cũng quan ngại về hành vi của F.ormosa ở Việt Nam.
    Đó cũng là lý do chúng tôi muốn giám sát hơn nữa hoạt động của công ty này ở nước ngoài.

    F.ormosa có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đời chính quyền Đài Loan trong quá khứ.
    Nhưng tôi tin chính quyền mới sẽ không chấp nhận kiểu ảnh hưởng thế này và sẽ kiểm soát tập đoàn này tốt hơn.

    F.ormosa Plastics Group thành lập năm 1954, là một tập đoàn kinh doanh đa dạng về nhiều lĩnh vực như công nghệ sinh học, chế biến hóa dầu và sản xuất linh kiện điện tử.
    Tuy F.ormosa có đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế các vùng nhưng những vụ tàn phá môi trường của F.ormosa rất nghiêm trọng.

    Năm 2009, Ethecon, một tổ chức vì môi trường của Đức, trao tặng cho tập đoàn Fo.rmosa danh hiệu "Hành tinh Đen" - giải thưởng dành cho những tổ chức/cá nhân vì phá hủy môi trường thế giới.
    Doanh nghiệp này cũng từng chịu phạt nhiều lần tại các nước mà họ đầu tư, từ Campuchia, Mỹ đến chính tại quê nhà Đài Loan.


    Nguồn : Zing vn
    gallant10Binh Yen thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  3. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Bất động sản

    Chọn nơi sống cũng thể hiện đẳng cấp sống của chủ nhân


    [​IMG]

    Vinhomes Riverside đã trở thành “hòn ngọc” ở khu vực phía Đông Hà Nội, một cực phát triển đô thị quan trọng của Thủ đô.
    Nơi đây là minh chứng rõ nét nhất cho việc chọn nơi sống để thể hiện đẳng cấp.


    Đẳng cấp toàn diện

    Những căn biệt thự sang trọng và bình yên soi bóng bên dòng kênh trong mát,
    những gia đình tản bộ thong dong trong những khu vườn rực rỡ hoa
    là những hình ảnh dễ dàng bắt gặp tại Vinhomes Riverside.
    Sau mới chỉ vài năm hình thành và phát triển, Vinhomes Riverside thực sự là một khu biệt thự đẳng cấp của Hà Nội với hơn một ngàn biệt thự sang trọng mang phong cách tân cổ điển quyến rũ.
    Điểm nhấn quan trọng nhất của khu biệt thự này chính là cách thức quy hoạch dự án để Vinhomes Riverside trở thành khu đô thị sinh thái duy nhất ở Hà Nội có hệ thống kênh đào uốn lượn khắp khu đô thị.
    Trên diện tích 183ha, chủ đầu tư đã dành tới 60ha cho thiên nhiên (cây xanh, công viên, mặt nước) và gần 50ha cho hạ tầng giao thông.
    Một hệ thống sông đào dài 12,8km và những vườn cây sinh thái hơn 100 loài đã được hình thành ngay bên cạnh những biệt thự sang trọng, tạo ra không gian sống lý tưởng và độc đáo, mà không khu đô thị nào khác có được.

    Trên nền tảng quy hoạch hiện đại, các căn biệt thự được xây dựng với chất lượng cao nhất, mang lại cho cư dân lựa chọn hàng đầu tại Hà Nội.
    Cho dù Hà Nội đã từng có những dự án biệt thự hạng A,
    vẫn không thể phủ nhận rằng Vinhomes Riverside đang là lựa chọn số một vì ưu điểm riêng có là vừa có sự sang trọng, vừa có tính sinh thái cùng khả năng kết nối dễ dàng, nhanh chóng với quận Hoàn Kiếm – trung tâm của thành phố.

    Sang nhờ… hàng xóm!

    Theo tìm hiểu của chúng tôi,
    phần lớn khách hàng của Vinhomes Riverside đều là các lãnh đạo doanh nghiệp, nhà kinh doanh thành đạt.
    Nhiều người trong số họ là những nhân vật nổi tiếng của Hà Nội,
    những người sẵn lòng chi hàng triệu USD để tìm cho bản thân một không gian sống xứng tầm.

    Không thiếu những trường hợp khách hàng đã mua 2 – 3 căn biệt thự cạnh nhau để cải tạo thành một không gian sống cho cả gia đình, và họ có niềm hãnh diện khi được sống giữa một cộng đồng đẳng cấp.
    Điều mà những khách hàng và cư dân thích nhất chính là tại Vinhomes Riverside đã hình thành một cộng đồng thượng lưu, sang trọng.
    Vinhomes Riverside không chỉ là “địa chỉ” mà là sự chứng nhận cho một đẳng cấp sống.
    Chính tâm lý “sang nhờ… hàng xóm” này cũng là một trong những yếu tố cộng hưởng, góp phần tạo ra giá trị riêng có cho Vinhomes Riverside.

    [​IMG]
    Mối thân tình hữu hảo của những cư dân Vinhomes Riverside

    Đáng chú ý là, số lượng biệt thự còn lại tại Vinhomes Riverside không nhiều
    trong khi nhu cầu về biệt thự cao cấp tại dự án này vẫn tăng.
    Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, quý 1/2016, phân khúc bất động sản cao cấp gồm nhà liền kề, biệt thự có giao dịch tăng trưởng mạnh, chiếm 48% tổng giao dịch thị trường, riêng phân khúc biệt thự tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]
    Những biệt thự sinh thái tại Vinhomes Riverside đều có mặt hướng thủy

    Với chính sách mua biệt thự thuộc phân khu Hoa Sữa Aroma để đầu tư cho thuê,
    nhà đầu tư được cam kết sinh lời 7%/năm trong 3 năm,
    đồng thời được hỗ trợ vay 70% giá trị biệt thự trong 18 tháng không lãi suất.
    Nếu chọn mua biệt thự ở những khu khác thuộc Vinhomes Riverside,
    khách hàng cũng chỉ phải đóng ngay 30% giá trị biệt thự,
    70% còn lại được vay trong 36 tháng không lãi suất.
    Chủ đầu tư mới đây công bố quà tặng tháng 5,
    theo đó khách hàng được tặng từ 5 – 10 năm phí quản lý tùy diện tích biệt thự.
    Giới “sành” địa ốc đã hướng quan tâm về Vinhomes Riverside chỉ sau vài phép tính đơn giản.

    Thị trường ghi nhận, hiện nay các dự án đô thị khác trong khu vực này cũng đang được triển khai rầm rộ, tạo ra một cực phát triển đô thị mới của Hà Nội, dựa trên nền tảng rất quan trọng là quy hoạch hiện đại, hoàn toàn mới và dễ dàng kết nối với nhiều hướng tuyến đô thị khác nhau.
    Không quá khi nói rằng khu Đông Hà Nội đang trở thành “đất lành” với hòn ngọc trung tâm mang tên Vinhomes Riverside.

    Nguồn : Báo Doanh nhân

    Tra Ly bình :
    Sau Vinhomes Riverside sẽ là Vinhomes Cổ Loa - hòn ngọc thứ hai ở phía Đông Thủ đô ngàn năm văn hiến.

    --------------

    Bất động sản

    Vingroup khai trương kỹ thuật công viên ven sông lớn nhất TP.HCM

    Tối 23/7, Vingroup đã khai trương kỹ thuật công viên ven sông Vinhomes Central Park (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lớn nhất TP.HCM với tổng kiinh phí đầu tư 500 tỷ đồng.

    Được thiết kế theo cảm hứng từ công viên nổi tiếng Central Park của New York (Mỹ), Công viên Vinhomes Central Park có phong cách hiện đại và chú trọng tiện ích với hơn 40 hạng mục như các hồ nước, khu vui chơi trẻ em, hệ thống máy tập thể dục ngoài trời, hệ thống sân thể thao, tennis, bóng rổ, tập golf, khu vườn tiệc nướng, chuỗi ẩm thực, quảng trường trung tâm công viên, sân khấu nhạc nước…

    [​IMG]

    Sự đầu tư bài bản, chất lượng của Vingroup
    đã tạo được niềm tin của người mua nhà đối với những sản phẩm nhà ở của tập đoàn này.

    Đặc biệt, không gian xanh chiếm vị trí chủ đạo với hệ thống cảnh quan vườn phong phú gồm vườn ven sông Sài Gòn, vườn Nhật Bản, vườn cây cảnh, vườn hoa… tái hiện một thiên đường xanh ngay trong lòng thành phố.
    Đây cũng là công viên ven sông có quy mô và giá trị đầu tư lớn nhất cả nước với tổng diện tích khoảng 14ha và tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng.

    Sự kiện này nằm trong lễ hội tri ân khách hàng của Vingroup dành riêng cho cư dân Vinhomes Central Park (720A Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh) với quy mô lên tới 12.000 người.
    Lễ hội được tổ chức tại Công viên Vinhomes Central Park trong 2 ngày, từ 23-24/7.

    Lễ hội bao gồm hai sự kiện chính: ẩm thực và văn hóa.
    Trong đó, lễ hội văn hóa là đêm đại nhạc hội hoành tráng bậc nhất Việt Nam, quy tụ hàng chục ngôi sao ca nhạc hàng đầu như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Sơn Tùng M-TP, Producer - DJ Hoàng Touliver…

    Với quy mô 12.000 khách mời, lễ hội là sự kiện chăm sóc khách hàng mua nhà lớn nhất từ trước đến nay, tiếp tục khẳng định vị thế và đẳng cấp của tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vingroup.

    Nguồn : Đất Việt


    Last edited: 25/07/2016
    gallant10Binh Yen thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  4. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.798
    VIC chắc chắn sẽ vươn ra biển lớn bác Tra Ly ạ !
    Vinhomes central Park nằm sát sông SG với công viên rất rộng và đẹp , một kg gian sống tuyệt vời .
    Với 10k căn hộ tiêu chuẩn 5 sao và các các tiện ích đầy đủ với giá kg hề rẻ nhưng đã gần như được lấp kín .
    gallant10Tra Ly thích bài này.
  5. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    VDSC nhận định thị trường :
    Đây là thời điểm quan sát chứ chưa phải là thời điểm thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận.
    Với diễn biến hiện tại, nhà đầu tư có thể giải ngân thử trở lại
    khi thị trường chạm vùng 640 – 645 hoặc thực sự vượt đỉnh 675 – 680.


    Binh Yengallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Thiên nhiên kỳ thú



    Bạn sẽ yêu cuộc đời hơn,
    Bạn sẽ ...

    ------------------------------

    Dòng thời gian Tra Ly


    Bạn chỉ giàu có thực sự khi đầu tư giá trị

    [​IMG]
    tuananhckpro4
    Tham gia ngày:
    11/06/2010


    [​IMG]17/11/2012, 22:11
    Kính thưa các cụ, các bác, các anh,
    thật là khó khăn để kiếm chút tiền trên thị trường cổ phiếu với dân chơi lướt sóng hiện nay.
    đầu cơ cổ phiếu (mua bán ngắn hạn) không phải là con đường làm giàu bền vững.
    Tuy nhiên sự cám dỗ của chứng khoán với suy nghĩ giàu nhanh của đa số mọi người là quá lớn.(em thấy trên F319 ngày nào cũng có mấy bác hô con này rồi hô con kia, thấy mà khiếp.)
    bác nào đã chơi vài năm hoặc lâu hơn, đã trải qua những chu kì thị trường khác nhau thì có thể lấy kinh nghiệm của mình ra để kiểm chứng.
    Các bác có thể ăn bằng lần khi thị trường tăng trưởng nhưng có giữ được lợi nhuận khi thị trường suy thoái không?
    Suy thoái 2008 đã lấy đi lợi nhuận của hầu hết các nhà đầu tư. Đến bây giờ các cổ phần vẫn chưa phục hồi lại giá lúc đó.
    Lướt sóng ngắn hạn chẳng khác gì đánh bạc và xin nhắc lại 1 lần nữa đó là đây không phải con đường làm giàu bền vững.


    Xin hỏi các bác trên thị trường cổ phiếu ai thắng?
    Đó là những quỹ đầu tư và những người đầu tư giá trị. Lời nhuận bền vững chỉ đến từ đầu tư giá trị.

    Nếu tính trung bình mỗi năm tài khoản của mấy bác tăng từ 20% - 30% thì đã quá tuyệt vời. Hãy nghĩ đến sức mạnh của lãi kép.

    Vậy các bác phải làm gì?

    Các bác phải tránh xa cái bảng điện ra và không nên quan tâm đến giá tăng giảm hàng ngày. Nó tăng trần hay giảm sàn thì kệ nó.

    Điều các bác cần điều tra là tìm những công ty tốt, lơi nhuận bền vững qua các năm, doanh thu và lợi nhuận ròng của các quý hiện tại đều tăng là ok.
    Sau đó các bác đợi cho nó giảm giá thật rẻ hãy mua. và chia ra mua làm nhiều lần.

    Ví dụ các bác có 100 triệu. cổ phần nào đó giảm về 10k các bác cho rằng đã rẻ có thể lấy 30 triệu để mua, nếu nó giảm thêm về 5k các bác lấy 40 triệu để mua thêm, giảm nữa thì mua tiếp.
    điều mấy bác chú ý duy nhất là lợi nhuận các quý của công ty phải tăng đều.
    các bác cứ yên tâm mà giữ cổ phiếu vì trước sau gì lợi nhuận của công ty cũng phản ánh vào giá.
    trong đợt sóng vừa rồi một số cổ phần tốt đã tăng gấp đôi gấp 3 so với vùng đáy.

    Sau khi mua cổ phần rồi thì các bác hãy đi làm thêm, cố gắng làm thật nhiều để tiết kiệm tiền.
    (mỗi năm các bác có thể tiết kiệm 30 - 50 triệu hoặc hơn tùy mỗi người)
    Lấy tiền này mua thêm những cổ phần tốt giá rẻ.

    Như vậy các bác là những nhà đầu tư thực thụ, lợi nhuận của mấy bác luôn gắng liền với những công ty tốt.

    Với cách làm này em tin 5 - 10 năm sau các bác sẽ có tiền tỷ.
    nếu tiền đủ nhiều (lợi nhuận từ15% - 20% mỗi năm của nó có thể trang trải mọi chi phí trong cuộc sống )các bác có thể cho phép mình nghỉ ngơi, đi du lịch.

    Bác nào 35 tuổi trở xuống thì cơ hội càng lớn.
    Nỗ lực liên tục trong việc tích lũy tiền và kiên định với đầu tư giá trị thì chắc chắn rằng khi 50 tuổi các bác sẽ tự do về tài chính.
    Chúc các bác đầu tư thành công.



    Last edited: 01/08/2016
    gerbermark2Binh Yen thích bài này.
  7. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Tin doanh nghiệp

    Vingroup dự kiến phát hành cổ phiếu tỷ lệ 22,5% từ nguồn thặng dư vốn

    Tập đoàn Vingroup – CTCP (mã: VIC) vừa thông báo tờ trình của HĐQT xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn thặng dư vốn.

    Theo đó,
    Vingroup sẽ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 1.000:225
    (Mỗi cổ đông sở hữu 1.000 cổ phần được quyền nhận thêm 225 cổ phần).
    Tổng số cổ phần dự kiến phát hành thêm khoảng 484.477.828 cổ phần tương đương giá trị theo mệnh giá gần 4.845 tỷ đồng.

    Nguồn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần lũy kế trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn đến thời điểm 31/03/2016 là 7.305 tỷ đồng.
    Cổ phần phát hành thêm từ việc phân chia thặng dư vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu không bị hạn chế chuyển nhượng.

    Thời gian dự kiến tăng vốn là Quý IV năm 2016.

    Sau đợt tăng vốn này, Vingroup nâng số cổ phần lưu hành lên 2.637.712.620 cổ phần. Vốn điều lệ tăng thêm 4.844,8 tỷ đồng và đạt 26.377 tỷ đồng.

    Nguồn : Tri thức trẻ - Vingroup

    Tra Ly bình : Cơ hội hiếm và tốt để làm giàu với cổ phiếu VIC
  8. MDE12

    MDE12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    9.000
    VIC cũng mệt đấy nhé:

    Thanh tra toàn diện vụ Mobifone mua 95% AVG
    01/08/2016 16:27 GMT+7
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    TTO - Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương thanh tra toàn diện về dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý.

    Đó là nội dung công văn do Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ký ngày 1-8 gửi Thanh tra Chính phủ.

    Chỉ đạo nói trên xuất phát từ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư tại văn bản ngày 22-7 về việc tiến hành thanh tra toàn diện việc mua 95% cổ phần của AVG.

    Thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG- đơn vị có hệ thống truyền hình An Viên) từng gây xôn xao hồi cuối năm 2015, đầu năm 2016. Giá trị của thương vụ khi ấy không được tiết lộ.

    Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone từng cho biết sau khi được Thủ tướng (nhiệm kỳ trước-PV) chấp thuận cho MobiFone tham gia đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình, MobiFone đã lập đề án đầu tư vào truyền hình và sẽ đầu tư lớn.
  9. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194

    Vi sao MobiFone mua AVG?


    Việc nhà mạng MobiFone quyết mua kênh truyền hình An Viên của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) đang là đề tài bàn luận của báo giới và xã hội. Dước góc nhìn đa chiều, xin được đưa ra vài lý do có thể lý giải rõ hơn về việc này.

    Trước hết, cần nhìn nhận rằng, sau khi tách khỏi Tập đoàn VNPT và chuyển về Bộ TT&TT (thành doanh nghiệp trực thuộc Bộ), trong tay MobiFone không có mảng truyền hình, trong khi đó VNPT có dịch vụ truyền hình MyTV với hơn 1 triệu khách hàng sử dụng, Viettel cũng đã có dịch vụ truyền hình NextTV dù chỉ có rất ít thuê bao nhưng dâu sao cũng vẫn có.



    MobiFone mua AVG để trở thành nhà mạng thứ 3 có dịch vụ truyền hình. Ảnh: Internet.

    Việc thiếu vắng một mảng dịch vụ lớn – truyền hình, cũng đồng nghĩa với sức mạnh của MobiFone sẽ bị giảm hẳn so với 2 đối thủ trong “thế chân vạc”, hay có thể nói thẳng ra là, “chân” MobiFone sẽ bị thấp hơn “hai chân” kia.

    “Nóng ruột” hơn, ấy là MobiFone đang rơi vào thời khắc phải cổ phần hóa một cách rốt ráo, nếu thiếu vắng dịch vụ truyền hình, giá của thương hiệu chắc chắn sẽ bị định thấp đi mà doanh nghiệp không có căn cứ để thương thảo, nâng giá trị cho chính mình.

    Bởi thế, việc làm thế nào đó để có được dịch vụ truyền hình là “bài toán” nhất thiết phải giải, thậm chí phải giải ngay sau thời điểm tách khỏi VNPT – đó là một trong những lý do “cốt yếu nhất” để MobiFone hướng đến AVG, mà nếu mua lại AVG, sẽ giúp MobiFone tiết kiệm được khoảng thời gian ít nhất 10 năm nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng và một thương hiệu về truyền hình.

    Nhưng tại sao lại chọn AVG?

    Đầu tiên, dù là "lính mới", nhưng AVG đã được đánh giá là một đối thủ đáng gờm trên thị trường truyền hình trả tiền. Nhiều tên tuổi lớn, lâu đời về dịch vụ truyền hình trả tiền như SCTV, VCTV, VTC, K+ hay HCTV cũng phải "dè chừng", bởi AVG sở hữu một hạ tầng cơ sở "khủng".

    Trước khi chính thức ra mắt vào tháng 11/2010, AVG đã phải mất gần 5 năm để triển khai hai kênh truyền dẫn phát sóng truyền hình là truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh. Được biết, vào thời điểm ra mắt (năm 2010), AVG đã có vốn điều lệ lên tới 1.800 tỷ đồng và là đơn vị sở hữu kênh truyền hình An Viên.

    Tính đến nay, tổng đầu tư của AVG cho hạ tầng truyền dẫn truyền hình kỹ thuật số khoảng 1.500 tỷ đồng và 600 tỷ đồng cho thiết bị thu tín hiệu, trong đó bao gồm cả Trung tâm giám sát và điều độ vận hành mạng từ xa (Network Control Center) và cũng là Trung tâm giám sát và điều độ vận hành mạng từ xa đầu tiên tại Việt Nam.

    Hiện, AVG đã có lượng khách hàng khá đông, một phần nhờ vào sự hợp tác với Bưu điện Việt Nam để triển khai bán hàng trên toàn quốc.

    Sau 5 năm ra mắt, hiện AVG đã có trên 100 kênh truyền hình, trong đó có nhiều kênh có độ nét cao, như: An Viên, HBO HD, StarMovie, Golf HD… và thêm vào đó, AVG là dịch vụ truyền hình kỹ thuật số (công nghệ số), hoàn toàn phù hợp hướng phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam, nên đây sẽ là thế mạnh lớn nếu MobiFone làm chủ chúng.

    Kế đến, dù AVG đang được đánh giá là một thương hiệu truyền hình tương đối mạnh, nhưng vì nhiều lý do, họ đang gặp khó khăn. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, lý do AVG đã phải “bán mình” cho MobiFone là do đang làm ăn không hiệu quả, thua lỗ.

    Kết hợp tất cả những yếu tố nói trên, có thể nói, đây là “thời điểm vàng” để MobiFonFone quyết mua AVG tại thời điiểm này.

    Được biết, trong thương vụ này, hiện MobiFone đã hoàn tất đàm phán mua 95% cổ phần của AVG. 5% còn lại, dù là của ai cũng không quan trọng đối với MobiFone nữa, bởi chắc chắn họ sẽ làm chủ dịch vụ truyền hình An Viên và nghiễm nhiên trở thành nhà mạng viễn thông thứ 3 tại Việt Nam có dịch vụ truyền hình trả tiền./.

    Thanh Trà


    Nguon : xa hoi thong tin
  10. MDE12

    MDE12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    9.000
    Giải thích làm gì bro, lên mà giải thích với...thanh tra chính phủ ấy :D

Chia sẻ trang này