VIC vươn ra biển lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi toiyeucophieu, 04/08/2014.

3859 người đang online, trong đó có 400 thành viên. 21:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 162493 lượt đọc và 1695 bài trả lời
  1. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    Doanh nghiệp

    Mosmetrostroy - "ông tổ" xây dựng metro Nga sắp vào VN:
    Gần 100 năm kinh nghiệm, xây 90% trạm metro ở Moscow


    Tại Thủ đô Moscow của Nga hiện nay, có 206 trạm tàu điện ngầm
    thì trong số đó Mosmetrostroy xây dựng 186 trạm.

    Công ty này hoạt động trong nhiều mảng xây dựng bao gồm tàu điện ngầm, làm đường, thiết kế công trình, xây dựng nhà ở.

    Từ 28/6 đến 1/7 vừa qua, Chủ t.ịch nước T.rần Đ.ại Q.uang đã có chuyến thăm Liên bang Nga. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin
    rất nhiều vấn đề về hợp tác giữa 2 nước đã được đem ra thảo luận,
    trong đó có việc xây dựng đường sắt đô thị (tàu điện ngầm) ở 2 thành phố Hà Nội và TPHCM.

    Trên cơ sở đó, Mosmetrostroy, một công ty chuyên xây dựng các đường tàu điện ngầm của Nga đã ký một biên bản ghi nhớ với công ty Lũng Lô của Việt Nam, và sẽ thành lập liên doanh giữa 2 doanh nghiệp để tiến tới xây dựng các đường tàu điện ngầm.

    [​IMG]

    Buổi ký biên bản ghi nhớ giữa Mosmetrostroy và Lũng Lô.

    Và đến ngày 10/7 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã chính thức công bố,
    Mosmetrostroy cùng Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc)

    và 5 doanh nghiệp lớn trong nước gồm Vingroup, Xuân Thành, Lũng Lô 5, Tân Hoàng Minh và liên danh Licogi - MIK, là 7 nhà đầu tư đã đăng ký các dự án xây dựng tàu điện ngầm.

    Trong số 7 ông lớn, chỉ duy nhất Mosmetrostroy là nhà đầu tư có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực này.

    Mosmetrostroy là ai?

    Mosmetrostroy có thể coi là "ông tổ" của hệ thống tàu điện ngầm tại Nga.
    Công ty này ra đời từ năm 1931 và hoạt động chính là xây dựng các trạm tàu điện ngầm. Đường tàu điện ngầm đầu tiên được công ty này hoàn thành là vào tháng 5/1935. Tại thủ đô Moscow của Nga hiện nay, có 206 trạm thì 186 được xây dựng bởi Mosmetrostroy.

    Ngoài ra, Mosmetrostroy còn hiện diện tại rất nhiều thành phố khác tại Nga, như St. Petersburg, Kiev, Baku... Mosmetrostroy còn xây dựng tàu điện ngầm ở nhiều thành phố khác trên thế giới, như Warsaw, Prague, Budapest, Sofia, Calcutta...

    [​IMG]

    Các công trình của Mosmetrostroy.
    .
    Tại Nga hiện nay, Mosmetrostroy là một trong số các công ty xây dựng lớn nhất cả nước. Công ty thực hiện trọn gói quy trình từ A đến Z, bao gồm thiết kế, xây dựng, lắp đặt và đến cả khâu trang trí.

    Cơ cấu tổ chức của Mosmetrostroy bao gồm 26 đơn vị chuyên môn thực hiện các công việc xây trạm và mạng lưới đường ngầm, lắp đặt thang cuốn, hoàn thiện kết cấu, vận hành thử.

    Ngoài ra, các công ty con của Mosmetrostroy xây dựng cả hầm đường bộ, cầu vượt, cầu kết nối các tòa tháp cao tầng. Công ty này có riêng nhà máy sản xuất các sản phẩm bê tông cốt thép cho đường hầm lót. Tính đến năm 2017, Mosmetrostroy hiện có 14.000 nhân viên.

    Song song với phát triển hệ thống tàu điện tại Moscow nói riêng và trên toàn nước Nga nói chung, Mosmetrostroy đang có định hướng phát triển ra thế giới.
    Tháng 7 năm ngoái, công ty này đã trúng thầu dự án 372 triệu USD, xây dựng đường tàu điện ngầm tại Mumbai.

    [​IMG]

    Một ga metro tại Moscow được trang trí đẹp mắt bởi Mosmetrostroy.

    [​IMG]

    Đường được xây bởi Mosmetrostroy.
    [​IMG]
    Mosmetrostroy cũng xây cả các tòa nhà dân dụng.

    Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội lên Thủ tướng về phương án đầu tư, giải pháp và cơ chế thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Hà Nội kiến nghị bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 6.000 ha đất, với tổng giá trị sử dụng đất khoảng 300.000 tỷ đồng, để làm quỹ đất đối ứng cho các nhà đầu tư và đấu giá quyền sử dụng đất tại vốn thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông theo hình thức PPP, trong đó có các dự án đường sắt đô thị.

    Được biết, 10 tuyến đường sắt đô thị được Hà Nội quy hoạch gồm:
    Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh);
    Tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi); Tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông - kéo dài đến Xuân Mai);
    Tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở);
    Tuyến số 4 (Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà);
    Tuyến số 5 (Văn Cao - Hoà Lạc);
    Tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi);
    Tuyến số 7 (Mê Linh - Hà Đông);
    Tuyến số 8 (Sơn Đồng - Mai Dịch - Dương Xá); Tuyến Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai.

    Hà Nội đề nghị Thủ tướng trước mắt cho phép lựa chọn nhà đầu tư xây dựng tuyến số 2, tuyến số 5, tuyến số 3.
    Phương án huy động vốn được Hà Nội đề xuất là kêu gọi ODA, thành phố bố trí ngân sách để làm vốn đối ứng triển khai 2 dự án này.

    Nguồn : Báo Nga

    ----------

    Những ga tàu điện ngầm đẹp như cổ tích ở Nga

    Với kiến trúc độc đáo,
    những bức bích họa lộng lẫy và họa tiết trang trí tinh tế,
    các ga tàu điện ngầm ở Nga giống tác phẩm nghệ thuật
    hơn là công trình phục vụ đời sống.
    [​IMG]

    Hệ thống tàu điện ngầm Moscow được xây dựng năm 1935,
    với đường ray dài 11 km và 11 ga tàu.
    Đây là hệ thống ga tàu đẹp nhất thế giới,
    với tranh tường, tượng và những cổng vòm lộng lẫy.



    [​IMG]

    Một số ga tàu của Moscow giống thánh đường hay phòng tranh
    hơn là các điểm trung chuyển dân dụng.

    Hiện hệ thống tàu điện đã mở rộng ra 12 tuyến, 196 ga
    và hơn 320 km đường ray.



    [​IMG]

    Ga Komsomolskaya
    là một trong những nơi đông hành khách nhất Moscow.
    Ga hoạt động từ năm 1952.



    [​IMG]

    Ga Mayakovskaya mở cửa đón khách vào năm 1938
    và là một trong những ga được thiết kế đẹp nhất thành phố.



    [​IMG]

    Novoslobodskaya, ga tàu được xây dựng năm 1952,
    được trang trí đặc biệt lộng lẫy.
    Kiến trúc sư Alexey Dushkin đã không ngần ngại sử dụng nhiều loại kính màu rực rỡ.



    [​IMG]

    Ga công viên Pobedy mới đi vào hoạt động năm 2003
    nhưng đã thừa kế được sự tinh tế của những ga tàu trước.



    [​IMG]

    Là một trong những ga tàu cổ nhất,
    được xây dựng từ năm 1938,
    Ploshchad Revolyutsii khiến du khách choáng ngợp với những bức tượng lớn.


    [​IMG]

    Ngoài ra, hệ thống tàu điện ngầm của thành phố St. Petersburg cũng không kém cạnh về độ đẹp. Trong ảnh là ga Avtovo hoạt động từ năm 1955.


    Ảnh: Telegraph
    Nguồn: news.zing.vn

    -------



    10 Ga Metro đẹp nhất Moskva
    Nguồn : Youtube.
  2. Veranda

    Veranda Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Đã được thích:
    224
    VIC hàng siêu siêu siêu nặng mông, chạy thôi kiếm em khác bác ơi.
    Tra Ly thích bài này.
  3. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    Tin doanh nghiệp

    Chuỗi tăng giá liên tiếp
    cổ phiếu Vingroup lập đỉnh cao nhất lịch sử

    31-08-2017



    [​IMG]
    Thông tin được giới đầu tư kỳ vọng nhất lúc này tập trung vào thương vụ
    IPO công ty Vincom Retail dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian tới.



    VIC:
    Giá hiện tại 11h 30 ngày 31/8/2017 : 50.300đ/cp

    Trong một tuần qua, VIC cũng là mã cổ phiếu có sự bứt phá mạnh mẽ khi tăng liên tiếp 7 phiên,
    từ mức 42.800 đồng ngày 22/8/2017 lên 49.200 đồng/CP ngày 30/8/2017 (tăng 15%)
    với thanh khoản tăng mạnh.
    Đây cũng là mức giá cao nhất lịch sử - tính theo giá điều chỉnh -
    đưa vốn hoá của tập đoàn này lên xấp xỉ 130.000 tỷ đồng.


    Không chỉ trở thành mã “hot” đối với nhà đầu tư nội,
    khối ngoại cũng tập trung mua ròng mạnh VIC trong những phiên gần đây.

    Điều gì đã khiến cổ phiếu VIC “bùng nổ” trong những phiên vừa qua?

    Theo công ty chứng khoán HSC, đà tăng mạnh của cổ phiếu VIC
    do nhà đầu tư kỳ vọng vào thời gian và thông tin niêm yết của Vingroup Retail,
    có thể diễn ra vào Q4.
    Đầu tháng 8, Bloomberg cho biết
    Vincom Retail - công ty thành viên quản lý hệ thống trung tâm thương mại của Vingroup - đang có kế hoạch thực hiện thương vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại thị trường trong nước.
    Số tiền huy động từ thương vụ này có thể lên đến 600 triệu USD - bao gồm bán cổ phiếu hiện hữu và cổ phiếu phát hành mới.
    Đây sẽ thương vụ IPO lớn thứ 2 từ trước đến nay, sau đợt IPO của Vietcombank cách đây 10 năm.
    Thông tin này đã gây chú ý với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

    Kinh doanh trung tâm thương mại hiện là mảng kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận vào loại cao nhất của Vingroup.
    Báo cáo tài chính của Vingroup cho biết,
    mảng kinh doanh đạt 2.881 tỷ đồng doanh thu (bao gồm 784 tỷ đồng doanh thu nội bộ), lợi nhuận trước thuế đạt 1.450 tỷ đồng.

    Với việc khai trương 9 TTTM trong nửa đầu năm, hiện số dự án vận hành lên 41 TTTM, với khoảng 1,1 triệu m2 sàn xây dựng tại 21 tỉnh thành.



    [​IMG]



    Bên cạnh sự kỳ vọng vào IPO Vincom Retail,
    tình hình kinh doanh chung của Vingroup cũng tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm.

    Theo báo cáo hợp nhất soát xét vừa công bố,
    tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của Vingroup đạt 35.254 tỷ đồng,
    tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.
    Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản chiếm tới 67%, đạt 23.684 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ.


    Sau soát xét, Vingroup được hoàn nhập thêm hơn 188 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế tăng 16% so với trước soát xét, đạt 1.861 tỷ đồng. Tại báo cáo riêng, lãi ròng của Vingroup tăng mạnh lên mức 1.625,8 tỷ đồng, gấp gần 6,7 lần so với trước kiểm toán.

    Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận xét
    lợi nhuận của Vingroup tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu nhờ
    tiến độ bàn giao tích cực của các dự án bất động sản với nguồn thu đến từ các dự án căn hộ, biệt thự biển và nhà phố thương mại.

    Theo Vingroup, tính đến cuối tháng 6/2017,
    dự án Vinhomes Golden River bán được 86% số căn hộ, 14% biệt thự;
    Vinhomes Green Bay bán được 93% số căn biệt thự, 79% số căn hộ.
    Vinhomes Riverside – The Harmony được đánh giá là dự án có tốc độ bán hàng nổi bật khi mới ra mắt vào cuối năm 2016 nhưng đến nay đã bán được 51% căn biệt thự… Biệt thự biển cũng ghi nhận kết quả bán hàng khả quan và đang bàn giao biệt thự tại Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc.

    Dự báo doanh thu của VIC từ mảng bất động sản sẽ còn khả quan,
    đặc biệt khi có thông tin Tập đoàn này sẽ ra mắt dự án nhà dành cho người thu nhập trung bình – VinCity vào cuối năm nay.
    VinCity có mức giá bán đại chúng hơn nhưng vẫn có đầy đủ các tiện ích như một khu đô thị cao cấp.

    Các mảng kinh doanh chủ chốt khác như bán lẻ, bất động sản cho thuê, khách sạn cũng đều ghi nhận mức tăng 20-30%.

    Với mảng du lịch - khách sạn, Vingroup đưa vào hoạt động thêm 7 khách sạn, 2 khu vui chơi giải trí mới và 1 sân golf trong tháng 4/2017.
    Hiện tại, tổng công suất của Vinpearl đạt 16 dự án với hơn 5700 phòng, cùng 3 sân golf và 4 khu vui chơi giải trí.

    Ở thị trường bán lẻ, Vingroup cũng được đánh giá sở hữu các điểm bán lẻ lớn nhất thị trường, với khoảng 1.000 cửa hàng trên khắp cả nước.
    Điều này đã giúp doanh thu dịch vụ bán lẻ tăng 34%.


    Nguồn : Tri thức trẻ/Cafef.
  4. Rolex4646

    Rolex4646 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2015
    Đã được thích:
    11.622
    Có cuộc đua giữa Ros và Vic?
    Tra Ly thích bài này.
  5. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    Doanh nhân

    Ông Võ Quang Huệ về Vinfast,
    chiến tướng đầu tiên được ông Phạm Nhật Vượng “chiêu dụ”

    [​IMG]
    Bosch vừa thông báo bổ nhiệm nhân sự mới:
    Ông Guru Mallikarjuna đã đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty,
    thay ông Võ Quang Huệ từ ngày 25/08/2017.


    Vậy ông Võ Quang Huệ đi đâu?
    Câu trả lời nằm ở cái tên gây xôn xao dư luận Việt Nam trong những ngày gần đây: Vinfast.


    Cụ thể, sau sự kiện khởi công nhà máy sản xuất ô tô Vinfast,
    trên trang cá nhân của mình ông Võ Quang Huệ viết rằng
    “tôi cũng muốn nhân cơ hội này để thông báo cho bạn rằng tôi sẽ gia nhập VinGroup với tư cách là Phó Tổng Giám đốc ngành Ô tô, giám sát dự án VinFast này, bắt đầu cách đây vài ngày”.


    Rõ ràng, đảo một vòng nhân sự “siêu cao cấp” tại Việt Nam,
    quả thật, chẳng có ai hợp với Vinfast hơn ông Huệ!
    Doanh nhân đất Quảng từng tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật ô tô ở thành phố Koeln và kỹ thuật cơ khí ở thành phố Achen, Đức – cái nôi trong lĩnh vực cơ khí chính xác.

    Từ năm 1980, ông làm việc tại tập đoàn BMW, một trong những công ty sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

    Từ kỹ sư, ông dần tiến lên các vị trí quản lý cấp cao, như trưởng đại diện của BMW tại Ai Cập trong 6 năm;
    trước khi về Việt Nam làm việc cho Bosch vào tháng 8/2006.
    Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ giúp Bosch nhanh chóng làm quen và có thể “cắm dùi” ở Việt Nam, ông được Bosch bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam tháng 02/2008.

    Sau 10 năm lãnh đạo Bosch Việt Nam, ông đã giúp Bosch trở thành một trong những công ty sản xuất linh kiện ô tô chất lượng thế giới lớn nhất Việt Nam.
    Ngoài sản xuất, hiện tại Bosch còn mở rộng thêm 3 lĩnh vực khác: nghiên cứu – phát triển, kinh doanh và dịch vụ.
    Bên cạnh đó, Bosch đang vận hành 2 trung tâm:
    Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ và các giải pháp doanh nghiệp;
    Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ ô tô tại TP HCM.


    Bosch Việt Nam hiện có 1 trụ sở chính ở TP HCM, 2 chi nhánh ở Hà Nội và Đà Nẵng cùng nhà máy Gasoline System tại Đồng Nai.
    Tính đến cuối 2016, Bosch Việt Nam có hơn 3000 nhân viên cùng 3.100 cộng sự.

    Thế nên, có thể nói, tại Việt Nam, không ai có thể hiểu rõ việc chế tạo một chiếc xe hơi chất lượng quốc tế rõ hơn ông Huệ.

    Còn việc từ làm chủ đến làm thuê?
    Thật ra, dù ông Huệ có “hô mưa gọi gió” tại Việt Nam thì vẫn phụ thuộc vào công ty mẹ Bosch ở Đức. Thêm nữa, đến một tầm nào đó, người ta sẽ không còn quan trọng việc làm thuê hay làm chủ.
    Quan trọng nhất: không phải là làm việc cho ai mà làm được cái gì!

    “Tôi thực sự tin tưởng rằng việc gia nhập Vinfast sẽ là một bước tiến thú vị trong việc tiếp tục theo đuổi ước mơ của tôi là làm cho Việt Nam trở thành một trung tâm công nghệ nổi bật trong khu vực ASEAN hiện nay và trong nhiều năm tới”,
    ông Huệ nói.




    Bên cạnh ông Võ Quang Huệ, qua những chuyển động gần đây, có thể thấy,
    bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch tập đoàn cũng sẽ là hai trong những “chiến tướng” mà ông Vượng đã, đang và sẽ mời về để lèo lái “con tàu” Vinfast.

    Nếu như ông Huệ là người mới thì ngược lại, bà Thủy vốn là “người nhà”.
    Việc bà Thủy đứng ra trả lời về dự án Vinfast với hãng thông tin chuyên về tài chính Bloomberg, nói lên rất nhiều vấn đề.
    Bà chắc chắn phải có vai trò gì đó rất lớn trong Vinfast, mới được Vingroup cử làm người phát ngôn.

    Ví dụ như Giám đốc tài chính chẳng hạn.
    Vinfast sẽ có gói vay 800 triệu USD với Credit Suisse AG cho dự án sản xuất ô tô này và việc thu xếp làm việc với các định chế tài chính này có lẽ không ai có thể phù hợp hơn bà Thủy – một người có kinh nghiệm 8 năm “dùi mài kinh sử” tại Lehman Brothers, một ngân hàng đầu tư từng được cả thế giới ngưỡng mộ.


    Trước khi đến với Vingroup, bà Thủy từng làm việc trong Lehman Brothers và dần tiến lên vị trí Phó chủ tịch công ty tại Nhật Bản, Thái Lan và Singapore.
    Năm 2008, bà được Chủ tịch Vingroup chiêu mộ về làm Trưởng ban đầu tư Công ty cổ phần Vincom.
    Sau đó lên làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, rồi CEO năm 2012.
    Năm 2014, bà từ chức CEO của VinE-com năm 2014 và cả chức Phó chủ tịch Tập đoàn.

    Tuy nhiên, trong tin bài giới thiệu về Vinfast, Bloomberg vẫn để chức danh của bà Thủy là Phó chủ tịch tập đoàn. Có lẽ, bà Thủy đã được bổ nhiệm lại, song Vingroup chưa thông báo và Vinfast sẽ là thử thách tiếp theo của nữ doanh nhân sinh năm 1974 sau VinE-com.

    Với việc Bosch mất CEO của mình là ông Võ Quang Huệ cho Vinfast,
    hẳn Ban lãnh đạo của nhiều tập đoàn lớn đang ngồi lo lắng về việc giữ nhân sự. Vinfast vẫn còn rất nhiều vị trí nhân sự “siêu cao cấp” khác để trống: makerting, cung ứng, kế hoạch….

    Theo thông tin từ một công ty trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí chính xác,
    một số nhân sự của họ cách đây hơn 1 tháng đã chuyển sang để chuẩn bị dự án xe điện tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
    Nguồn tin này cho hay những đối tượng được “câu” bằng chế độ lương “khủng”.

    Nguồn : Doanh nghiệp
    Rolex4646 thích bài này.
  6. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    Tri thức trẻ viết về ông Võ Quang Huệ :

    Thông hiểu tiêu chuẩn Đức, dạn dày kinh nghiệm với ô tô


    Ông Võ Quang Huệ sinh năm 1952 tại Quảng Nam.
    Ông sang Đức học từ năm 18 tuổi.
    Sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật ô tô ở thành phố Koeln và kỹ thuật cơ khí ở thành phố Achen, rồi ở lại Đức làm việc tại Tập đoàn BMW từ năm 1980.

    Năm 1993, sau 14 năm làm việc cho BMW, ông Huệ về Việt Nam với vai trò Trưởng đề án đưa BMW vào thị trường Việt Nam.
    Lúc đó ông cũng muốn ở lại quê hương, nhưng rồi ông nhận thấy thời cơ chưa chín muồi.

    Sau đó, ông đảm nhiệm chức vụ Trưởng đại diện Tập đoàn BMW ở Ai Cập trong 6 năm trước khi trở về Việt Nam làm việc cho Bosch vào tháng 8/2006.

    Nói về cơ duyên đến với Bosch, với ông Huệ là một sự tình cờ. Trên một chuyến bay "định mệnh" từ Ai Cập về Singapore năm 2006, khi đang làm Tổng đại diện của BMW tại Ai Cập, ông Huệ gặp người quản lý của Tập đoàn Robert Bosch, đang muốn mở rộng thị trường ở châu Á. Lời mời được phía Robert Bosch đưa ra và ông Huệ gật đầu.

    Là người “mang” Robert Bosch, tập đoàn hàng đầu của Đức, vẫn được biết đến với thương hiệu nổi tiếng Bosch, về Việt Nam, ông Võ Quang Huệ chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam từ ngày 1/2/2008.

    Nhà máy của Robert Bosch đặt ở Khu công nghiệp Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
    Để có được cơ ngơi này, ông Huệ phải dành cả năm trời để chuẩn bị và làm thủ tục cho việc thành lập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam, 100% vốn nước ngoài, với vốn đầu tư chỉ vỏn vẹn 1 triệu USD. Và phải đến khi Công ty được thành lập, ông Võ Quang Huệ mới chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Robert Bosch Việt Nam.

    Gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế tạo giúp ông Huệ vạch ra những bước đi tiếp theo cho Robert Bosch rất bài bản:
    xây dựng nhà máy chuyên sản xuất dây đai truyền lực biến đổi liên tục dùng trong hộp số tự động ô tô.

    Ông Huệ lo làm thủ tục đầu tư đến xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đến tháng 5/2008, Robert Bosch nhận giấy chứng nhận đầu tư để mở nhà máy tại Đồng Nai. Vốn đầu tư ban đầu chỉ là 52 triệu EUR, nhưng rồi chỉ 1 năm sau đó, nâng lên thành 100 triệu EUR.

    “Robert Bosch lúc ấy muốn phát triển sang thị trường châu Á - Thái Bình Dương,
    với mục tiêu sản xuất dây đai truyền lực để xuất khẩu sang Nhật Bản,
    vì thế, họ có rất nhiều lựa chọn đối với các nước trong khu vực.
    Nhưng cuối cùng, quyết định đã được đưa ra: Việt Nam”, ông Huệ kể lại trên báo Đầu tư nhiều năm trước.

    Người dựng nền móng

    Trong những tháng ngày đầu tiên đầy những khó khăn và thử thách,
    ở vị trí CEO, ông Huệ phải làm sao để cả một guồng máy, từ những thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất, đến hệ thống cán bộ, nhân viên trên văn phòng lẫn trong nhà máy… vận hành suôn sẻ.

    Nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong 6 năm làm việc ở Robert Bosch Việt Nam, ông Huệ cho biết, đó có lẽ là thời điểm lô hàng đầu tiên xuất xưởng - khoảng giữa tháng 9/2008. “Cảm giác lúc ấy… sướng lắm, chỉ xuất khẩu được vài nghìn cái, nhưng đó là những sản phẩm dây đai truyền lực biến đổi ‘made in Vietnam’ đầu tiên”.

    Để sản xuất sản phẩm này, toàn bộ hệ thống thiết bị, máy móc của nhà máy được trang bị công nghệ hiện đại nhất.
    Trên toàn cầu, hiện mới chỉ có Tập đoàn Robert Bosch sản xuất và cung cấp sản phẩm kỹ thuật cao này.

    Đó là lúc Việt Nam có tên trong chuỗi sản xuất toàn cầu của Robert Bosch.
    Sản phẩm của Robert Bosch tại Việt Nam chẳng thua kém chất lượng sản phẩm của Tập đoàn ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, được xuất khẩu sang Nhật Bản và có mặt trong các sản phẩm ô tô của các hãng sản xuất ô tô lừng danh thế giới.

    “Điều khiến tôi mừng hơn cả, là Robert Bosch giờ được biết đến như một doanh nghiệp châu Âu đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp.
    Hơn thế, còn hoạt động trong cả ba lĩnh vực: sản xuất, thương mại và nghiên cứu phần mềm”, ông Huệ tự hào.

    Được miêu tả là người có dáng vẻ tất bật, chân chất, không giống CEO của một trong những công ty hàng đầu thế giới ở Việt Nam,
    khi được hỏi về mình, ông chỉ từ tốn cho rằng,
    bản thân "là người hết lòng vì công việc, kiên quyết theo đuổi những mục tiêu mình đề ra. Quan trọng là tinh thần lạc quan và ý chí tiến lên".


    Nhà máy của Robert Bosch tại Việt Nam, dù thành lập sau, nhưng đã rất nhanh chóng trở thành nhà máy hàng đầu của Tập đoàn ở khu vực Đông Nam Á.
    Sau 10 năm lãnh đạo Bosch Việt Nam, ông đã giúp Bosch trở thành một trong những công ty sản xuất linh kiện ô tô chất lượng thế giới lớn nhất Việt Nam.

    Ngoài sản xuất, hiện tại Bosch còn mở rộng thêm 3 lĩnh vực khác: nghiên cứu – phát triển, kinh doanh và dịch vụ. Bên cạnh đó, Bosch đang vận hành 2 trung tâm: Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ và các giải pháp doanh nghiệp; Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ ô tô tại TP HCM.

    Giấc mơ phát triển quê hương

    Với những thành tựu đã đã đạt được, việc rời Robert Bosch để trở thành người đứng đầu dự án VinFast của ông Huệ hẳn đã khiến doanh nghiệp Đức phải nuối tiếc, và chắc chắn cũng sẽ khiến nhiều doanh nghiệp "lo lắng".

    Còn nhớ 5 năm trước, tại buổi phỏng vấn với tờ Đầu tư, ông Huệ từng lắc đầu quả quyết khi được hỏi về việc "có bao giờ nghĩ đến chuyện rời khỏi Robert Bosch", ông lắc đầu quả quyết, bởi vẫn còn rất nhiều mục tiêu đang đeo đuổi: hoàn thành kế hoạch mở rộng đầu tư, phát triển trung tâm R&D…
    Ông quan niệm “cống hiến hết mình cho sự phát triển của Robert Bosch là quan trọng, nhưng quan trọng không kém, là sự phát triển của quê hương Việt Nam”.

    Dự án ô tô VinFast sẽ là thách thức mới với người đàn ông gốc Quảng Nam ở tuổi ngoại lục tuần.
    Tuy nhiên, đây cũng sẽ là cơ hội lớn để tiếp tục hiện thực hóa giấc mơ "phát triển quê hương Việt Nam" của Võ Quang Huệ.
    ./.
  7. Rolex4646

    Rolex4646 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2015
    Đã được thích:
    11.622
    Ngày Vic chính thức vượt 50
  8. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192

    VIC

    Cập nhật lúc 3h pm Thứ 2, 20/11/2017
    76.3
    4.9 (6.9%)


    • EPS cơ bản (nghìn đồng): 0.74
    • P/E : 96.92
    • Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng): 10.48
    • Hệ số beta: 0.73
    • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 1,698,933
    • KLCP đang niêm yết: 2,637,707,954
    • KLCP đang lưu hành: 2,637,707,954
    • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 188,332.35
    (*) Số liệu EPS tính tới Quý III năm 2017


    Đồng loạt tăng trần, giá trị thị trường của bộ đôi Vingroup và Vincom Retail đạt gần 13 tỷ USD - vượt qua Vinamilk
    20-11-2017


    [​IMG]
    Bộ đôi cổ phiếu của Vingroup đã trở thành đầu kéo chính cho chỉ số trong thời gian qua, giúp VN-Index dễ dàng vượt qua mốc 900 điểm.

    Phiên giao dịch ngày 20/11/2017 kết thúc với mức tăng 12,86 điểm của VN-Index. Chỉ số dễ dàng vượt qua mốc tâm lý 900 điểm với con sóng mang tên Bluechips. Đóng góp chính vào cú bứt phá mạnh mẽ này chính là bộ đôi VIC của Tập đoàn Vingroup và VRE của CTCP Vincom Retail.

    VRE tăng trần, đóng cửa tại 47.700 đồng, đưa giá trị vốn hóa thị trường của Vincom Retail lên 90.681 tỷ đồng (tương đương gần 4 tỷ USD).
    Lên sàn vào ngày 06/11, VRE nhanh chóng gia nhập danh sách những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.
    Với giá trị vốn hóa ngày hôm nay, VRE đứng thứ 6 trên thị trường, ngay trên ROS và đứng sau GAS.

    VRE được kỳ vọng lớn bởi vị thế là công ty thành viên quản lý và vận hành các trung tâm thương mại của Tập đoàn Vingroup, sở hữu và vận hành hệ thống TTTM có quy mô lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Việt Nam.

    Trong khi đó, cổ phiếu VIC có thể khiến nhà đầu tư thỏa mãn hơn nhiều, khi tăng trần lên giá 76.300 đồng, cán mốc vốn hóa thị trường là 201.257 tỷ đồng (tương đương 8,8 tỷ USD), chỉ đứng sau VNM của CTCP Sữa Việt Nam (271.422 tỷ đồng – hơn 11,9 tỷ đồng).

    Trong vòng 3 tháng qua, VIC đã liên tục tăng từ khoảng giá 42.000 đồng/cp và bứt phá mạnh mẽ từ giữa tháng 10 trước thềm Vincom Retail lên sàn, đem lại cho nhà đầu tư mức sinh lãi hơn 80%.

    Như vậy, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, tổng vốn hóa thị trường của 2 doanh nghiệp gắn với tên tuổi tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã lên đến gần 13 tỷ USD – cao hơn vốn hóa của VNM và trở thành đầu kéo chính cho chỉ số VN-Index trong giai đoạn vừa qua.

    Một cổ phiếu khác gắn liền với Vingroup nhưng giao dịch trên UPCoM là SDI của CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng sau 9 phiên giảm giá liên tục, cũng đã bật tăng 9,4% trong phiên hôm nay, đạt 90.000 đồng/cp, tương đương vốn hóa 10.800 tỷ đồng.

    Nguồn : Tri thức trẻ/Cafef


  9. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Cụ già này vẫy ôm VIC đấy chứ hay cutloss 40 rồi cụ :p
  10. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    Thời sự

    Bà bói mù Vanga từng tiên tri gì về Tổng thống Putin?
    Thứ bảy 30/12/2017

    Những lời sấm truyền của bà bói mù Vanga
    về một người đàn ông tới từ Nga sẽ xuất hiện và cứu thế giới
    khiến người ta liên tưởng tới Tổng thống Putin.


    Khi còn sống, bà Vanga- nhà tiên tri người Bulgaria
    (31/01/ 1911 – 11/8/1996),
    từng nhắc tới chiến tranh ở Syria và một người đàn ông tới từ nước Nga.
    Bà Vanga khẳng định: "Hòa bình chỉ có thể có được khi Damascus sụp đổ.
    Một người đàn ông từ Nga sẽ xuất hiện để cứu tất cả chúng ta. Nga là đất mẹ".

    Trước đó, bà cũng đưa ra một tiên đoán gây tranh cãi về một nhân vật mà bà gọi là 'Vladimir'.
    (Vladimir tiếng Nga có nghĩa là thống trị thế giới, là một họ người Nga)

    [​IMG]
    Nhà tiên tri Vanga.

    "Mọi thứ đều tan biến như băng tan, chỉ có một thứ còn đọng lại, đó là vinh quang của Vladimir, vinh quang của nước Nga. Nga sẽ quét sạch mọi trở ngại trên đường đi của mình và sẽ trở thành đất nước hùng mạnh hàng đầu trên thế giới”, nhà tiên tri người Bulgari đưa ra lời sấm truyền vào năm 1979.

    Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định chính xác 'Vladimir' mà bà Vanga nhắc tới ở đây là ai. Một số ý kiến cho rằng đó có thể là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga Vladimir Lenin hay Công tước Vladimir Svjatoslavovich, người được mệnh danh là 'mặt trời đỏ' trong lịch sử.

    Tuy nhiên, đa số các ý kiến đều cho rằng, nhân vật mà nhà tiên tri nổi tiếng đang nhắc tới là Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Không chỉ bà Vanga, một nhà ngoại cảm nổi tiếng khác là Edgar Cayce, người từng dự đoán chính xác 2 cuộc chiến tranh thế giới và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 cũng dự đoán rằng Tổng thống Putin sẽ là nguồn sáng ngăn cản chiến tranh thế giới thứ 3 luôn nhăm nhe bùng phát.

    Nguồn: Pravda Report, Báo Nga.




    Moskva - Mùa Giáng sinh và Năm mới 2018

Chia sẻ trang này