1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VIC vươn ra biển lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi toiyeucophieu, 04/08/2014.

2897 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 03:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 163012 lượt đọc và 1695 bài trả lời
  1. dongsongcodon

    dongsongcodon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Đã được thích:
    3.018
  2. dongsongcodon

    dongsongcodon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Đã được thích:
    3.018
  3. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Tin doanh nghiệp

    Thứ Hai, 8/1/2018

    Tháp cao nhất Việt Nam đạt nhiều giải kiến trúc thế giới

    [​IMG]

    Tháp Landmark 81 cao 460 m ở TP.HCM
    vừa đạt giải “Kiến trúc tuyệt vời nhất thế giới" tại International Property Awards 2017 được tổ chức ở London, Anh.
    Công trình này cũng được vinh danh là
    “Kiến trúc chung cư cao tầng quốc tế tuyệt vời nhất”
    và “Kiến trúc chung cư cao tầng tuyệt nhất châu Á - Thái Bình Dương”.

    Ông Ian Milne, Giám đốc thiết kế của Atkins, đơn vị thiết kế Landmark 81 cho biết:

    “Với tốc độ đô thị hóa nhanh và dân số đô thị ngày một tăng lên ở châu Á,
    Landmark là một ví dụ tuyệt vời để chứng minh sự thích hợp của cuộc sống trên cao.
    Tòa nhà sẽ tạo ra không gian sống theo chiều dọc chất lượng cao,
    có thể là giải pháp bền vững và tạo ra sức hút cho khu vực”.

    Landmark 81 nằm trong Khu đô thị Vinhomes Central Park (Tân Cảng, TP.HCM) do Vingroup làm chủ đầu tư, sẽ trở thành công trình cao nhất Việt Nam khi được hoàn thành vào năm 2019.

    Nguồn : ĐTCK.
    Binh Yen thích bài này.
  4. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Cùng Vinhomes VEF Giảng Võ

    Dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục:
    Hoàn thiện trục chính Đông - Tây Hà Nội



    [​IMG]


    Tuyến đường Vành đai 1 Nguyễn Khoái - Cầu Giấy đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 1999, song do thiếu vốn nên phải chia ra làm từng đoạn.
    Đoạn tuyến Hoàng Cầu -Voi Phục hiện là đoạn cuối cùng được triển khai nhằm khép kín Vành đai 1, khai thông trục chính đô thị từ Đông sang Tây Hà Nội.

    Nút thắt cuối cùng
    Dự án đường Vành đai 1 có lộ trình: Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Kim Liên - Hoàng Cầu - Voi Phục - Vành đai 2 (đoạn Cầu Giấy - Bưởi) là một trong những trục chính đô thị quan trọng, nhằm kết nối từ Đông sang Tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội.
    Trong bối cảnh hiện nay, khi nhu cầu mở rộng không gian lưu thông, đặc biệt là qua vùng lõi đô thị đang trở nên vô cùng bức thiết, nhiệm vụ khép kín Vành đai 1 đã được các cấp chính quyền TP đặt lên hàng đầu.
    Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội đã được UBND TP giao làm Chủ đầu tư dự án.


    Trong những năm qua, TP đã đầu tư xây dựng Vành đai 1 từ đê Nguyễn Khoái - Hoàng Cầu; đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là nút thắt cuối cùng cần tháo gỡ để hoàn thiện, đồng bộ toàn tuyến. Đoạn tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục có điểm đầu tại nút giao Hoàng Cầu - Yên Lãng (Đống Đa); điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục, khu vực cổng trường Đại học GTVT (Ba Đình).
    Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Bảo cho biết, dự án chỉ dài khoảng 2,2km, nhưng là tuyến đường phố chính đô thị, nằm trên trục hướng Đông - Tây, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải tỏa áp lực giao thông cho khu vực trung tâm TP.
    Thạc sỹ quản lý đô thị Phan Trường Thành cho rằng, muốn phát huy tối đa hiệu quả đầu tư cho Vành đai 1 thì trước hết phải hoàn thiện, kết nối, đồng bộ toàn tuyến.
    “Khi khép kín Vành đai 1, không gian lưu thông qua khu vực nội thành theo hướng Đông - Tây và ngược lại sẽ được thông suốt, hạn chế tối đa UTGT.
    Nhìn xa hơn, Vành đai 1 hoàn thiện còn góp phần giải quyết được 2 vấn đề quan trọng trong phát triển đô thị Hà Nội. Đó là tăng cường khả năng lưu thông, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo nên môi trường cảnh quan hiện đại, đẹp đẽ” - ông Thành cho hay.

    Chuẩn bị kỹ lưỡng
    Ông Nguyễn Sỹ Bảo cho hay, dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục được xếp vào nhóm A, nên được tiến hành theo một trình tự thủ tục rất chặt chẽ, theo đúng các quy định của pháp luật.
    Trước tiên, dự án được các Sở: KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, QH&KT, GTVT, Công Thương, Xây dựng; UBND quận: Đống Đa, Ba Đình tiến hành thẩm định và trình UBND TP phê duyệt vào tháng 12/2013.
    Năm 2016, Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND TP Hà Nội cũng đã thông qua chủ trương đầu tư dự án.
    Tiếp đó, dự án lại được các Bộ: GTVT, KH& ĐT, Xây dựng, TN&MT, Tài chính thẩm định.
    Trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định của các Bộ, hoàn chỉnh các nội dung liên quan đến Chủ trương đầu tư dự án, ngày 17/10/2017, UBND TP Hà Nội đã có Tờ trình số 142/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét.
    Ngày 27/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 2113/QĐ - TTg.
    Dự án cũng đã được đưa vào danh mục các công trình trọng điểm do Thành ủy, HĐND, UBND TP thông qua.
    “TP xác định sẽ tập trung mọi nguồn lực để chỉ đạo thực hiện, hoàn thành dự án trong giai đoạn 2016 - 2020” - ông Bảo thông tin thêm.
    Được biết, bản đồ quy hoạch dự án đã được chủ đầu tư niêm yết trong khu vực từ tháng 7/2017 để Nhân dân biết và đóng góp ý kiến.
    Hiện nay, toàn bộ mốc chỉ giới đường đỏ tuyến Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đã được cắm và bàn giao cho địa phương quản lý. Tổng số các hộ dân thuộc diện phải giải phóng mặt bằng, phục vụ thi công Dự án là khoảng 2.328 hộ. Quỹ nhà tái định cư cũng đã được bố trí tại các dự án: Nhà 30T1 - 30T2 A14 Khu đô thị Nam Trung Yên; Nhà ở tái định cư phường Trung Hòa (Cầu Giấy)...

    Dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài khoảng 2,274km;
    mặt cắt ngang 50m, gồm 6 làn đường;
    2 cầu vượt tại các nút giao: Giảng Võ - Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành;
    hệ thống cây xanh, chiếu sáng, bãi đỗ xe trên 6.000m2 đồng bộ đi kèm.
    Hai cầu vượt sẽ được xây dựng trước để đảm bảo lưu thông qua nút trong quá trình thi công dự án.

    Nguồn : Kinhtedothi

  5. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Doanh nhân

    Trò chuyện với tỉ phú USD Phạm Nhật Vượng
    Thanh Niên 02/01/2018

    Trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất VN; Chủ tịch tập đoàn lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn...


    Năm 2017 còn đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tập đoàn này khi chính thức công bố và thực hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu ô tô Việt ra toàn cầu.

    Nhân dịp đầu năm 2018,
    Báo Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

    Cơ hội từ cuộc cách mạng xe điện


    * Trả lời báo nước ngoài cách đây 4 năm ông nói, mục tiêu của ông là làm đẹp cho đời. Tôi hiểu “làm đẹp” ở đây là xây dựng các dự án bất động sản đẹp, chất lượng, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước. Nhưng khoảng 2 năm trước, VinGroup tuyên bố bán lẻ sẽ chiếm 50% doanh thu trong hệ thống còn bây giờ thì có vẻ toàn tâm, toàn lực của tập đoàn đang dồn cho VinFast, mục tiêu của ông đã thay đổi?

    - Ông Phạm Nhật Vượng: Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi, về bản chất vẫn là làm đẹp cho đời. Nhà đẹp, các công trình đẹp là vật thể, còn các giá trị về tinh thần, sức khỏe là phi vật thể. Làm được một thương hiệu VN nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chúng ta chứ không phải riêng VinGroup.

    * Tại sao lại là xe hơi mà không phải những cái khác, thưa ông?

    - Tôi là người xuất thân từ sản xuất nên lúc nào tôi cũng muốn tìm một cái gì đó để sản xuất. Đầu tiên tôi định đầu tư vào bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu nước ngọt nhưng nếu làm những sản phẩm này thì không có "cửa" để xây dựng một thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Ví dụ như bia, còn lâu mới bằng Heineken, Carlsberg...; bánh kẹo còn xa nữa. Cứ thế “lọc dần” và ô tô được chọn.

    * Nhưng với xe hơi thì VinGroup cũng vẫn là người đi sau, khi mà thế giới đã có quá nhiều thương hiệu nổi tiếng?

    - Đi sau nhưng hoàn toàn có thể về trước vì đi trước cũng có vấn đề của nó. Ví dụ như các hãng xe hơi lớn đều có tình trạng là chi phí quá lớn, bộ máy quá cồng kềnh, nhiều nhà xưởng đã cũ và đầu tư tập trung chủ yếu vào xe xăng. Bản thân các hãng này đang phải thay đổi khi Tesla làm thành công xe điện.

    Năm 2008 khi Elon Musk, Giám đốc điều hành Tesla, công bố làm xe điện thì cả thế giới cho rằng “điên”. Đến năm 2014 họ ra được mẫu xe, chúng ta thấy “bớt điên” một chút nhưng hiện nay, họ đã trở thành số 1 thế giới về xe điện. Còn bây giờ thì “cả làng” đầu tư vào xe điện. Volkswagen tuyên bố đầu tư hơn 80 tỉ USD để làm hơn 80 mẫu xe trong 5 năm tới hay tập đoàn ô tô Bắc Kinh cũng vừa tuyên bố năm 2025 sẽ dừng bán xe xăng, chỉ bán xe điện... Cuộc cách mạng xe điện mới diễn ra 9 năm nhưng nó thực sự sẽ bùng nổ. Nó “vẽ” lại bản đồ ngành công nghiệp xe hơi. Mà “vẽ lại” thì mình khác gì các hãng kia đâu?

    * Vậy VinFast sẽ tập trung chính vào xe điện?

    - Xe điện tăng tốc nhanh chóng nhưng tôi cho rằng đến năm 2025 - 2030 xe xăng vẫn thịnh hành, và sẽ giảm từ từ. Vì thế, chúng tôi sẽ “đi cả 2 chân”. Tuy nhiên, xe xăng chỉ nghiên cứu đủ, mục tiêu là làm ra loại xe tốt, sang trọng so với các xe cùng phân khúc nhưng không nhắm đến câu chuyện đột phá. Chúng tôi ưu tiên nghiên cứu, phát triển và đột phá ở xe điện.

    * Ông định vị VinFast ở phân khúc nào?

    - Dòng xe trung cao. Nhưng cũng giống tất cả các hãng xe lớn đều có nhiều dòng xe, Toyota có dòng Vios thì chúng tôi cũng vậy. Sản phẩm đầu tiên sẽ là cao cấp, tuy nhiên chúng tôi cũng đang nghiên cứu một mẫu xe động cơ dung tích nhỏ như Chevolet, Kia Morning... Nhưng nếu xe xăng đi từ phân khúc cao xuống thì xe điện chúng tôi sẽ đi từ thấp lên. Người dân chưa quen với xe điện, họ sẽ muốn đi thử. Mà đi thử thì xe tốt và rẻ một chút là phù hợp.

    Cứ cái gì tốt cho xã hội thì làm thôi

    * Đến bây giờ VinGroup đã có gần chục thương hiệu ở nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, bất động sản nghỉ dưỡng, thương mại... Tập đoàn có định mở rộng sang lĩnh vực nào mới không, thưa ông?

    - Cứ cái gì tốt cho xã hội, tốt cho nhiều người và chúng tôi thấy mình có đủ năng lực thì chúng tôi sẽ làm.

    * Cũng chính vì điều đó, mọi người hay đặt câu hỏi về vấn đề vốn, chất lượng, quản trị, nhân lực của VinGroup?

    - Vốn thì phải đi vay thôi. Làm kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro và phải đi vay vốn. Thời đầu tiên thì vay anh em, bạn bè, thậm chí vay với lãi suất cao. Nhưng bây giờ thì đã thuận lợi hơn. VinGroup có thể huy động vốn cả trong và ngoài nước. Thậm chí nhiều hợp đồng vay vốn của các ngân hàng quốc tế lớn chúng tôi được vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo). Còn quản trị, nhân sự... đương nhiên là vấn đề, lúc nào cũng vậy. Vì thế chúng tôi đang quyết liệt thực hiện "5 hóa" hơn 1 năm nay để khắc phục những vấn đề này.

    * Cụ thể “5 hóa” là sao, thưa ông?

    - Thứ nhất là hạt nhân hóa. Mỗi lãnh đạo phải là hạt nhân, là người dẫn đầu, là thủ lĩnh.
    Thứ hai là chuẩn hóa. Mọi thứ phải có tiêu chuẩn và đạt chuẩn. Không nơi này làm một kiểu, nơi kia làm một kiểu... Thậm chí chúng tôi chuẩn hóa đến từng mã hàng cho trung tâm mua sắm tập trung của VinGroup. Ví dụ trước đây miền Bắc mua lợn còn miền Nam mua heo nhưng bây giờ heo cũng được, lợn cũng được nhưng chỉ một tên thôi.
    Thứ ba là đơn giản hóa: Lược hết các chức danh, các quy trình, quy định rườm rà cho bộ máy gọn nhẹ.
    Thứ tư là tự động hóa. Đó là đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quản trị, điều hành, và theo quan điểm của tôi một khi hệ thống đã chuẩn, đã đơn giản thì nhiều phần đã tự động vận hành được.
    Cuối cùng là chia sẻ hóa. Trong nội bộ tập đoàn các công ty chia sẻ nguồn lực, việc gì làm chung được, làm tập trung được thì sẽ làm. Việc này sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tăng cường chất lượng quản trị và hiệu quả công việc.

    * Mô hình của VinGroup cũng na ná như các tập đoàn của Hàn Quốc, Nhật Bản...?

    - Mô hình của chúng tôi là mô hình tập đoàn với các công ty con hạch toán độc lập. Mỗi công ty có một tổng giám đốc (TGĐ), một bộ máy riêng và TGĐ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tập đoàn. Nếu TGĐ không làm được thì tôi “nhảy” xuống làm.

    * Thế ông đã phải "nhảy" xuống làm trực tiếp bao nhiêu lần rồi?

    - Cũng kha khá rồi đấy. Hiện tôi vẫn làm TGĐ của VinService, Vincom xây dựng. Tôi vừa “bán” được chân TGĐ Vinpearl và TGĐ Vinmec. Cứ đào tạo rồi đẩy dần lên được thì tôi rút. Ví dụ VinService thì khoảng 6 tháng nữa sẽ bổ nhiệm được TGĐ, còn Vincom xây dựng chắc lâu hơn một chút.

    * Được biết VinGroup có chương trình đào tạo, từ cấp thấp nhất đến cao nhất. Bản thân ông cũng trực tiếp tham gia đào tạo. Sao ông không sử dụng chiến lược “săn đầu người”, vừa hiệu quả, vừa đỡ mất công?

    - Tất cả những ngành VinGroup đang làm hiện nay, người Việt ít được đào tạo vào các vị trí trung cao cấp quản lý. Ví dụ ngành khách sạn hay trung tâm thương mại... trước đây từ tổng quản lý trở lên hầu hết là người nước ngoài, nhưng giờ chúng tôi đều bổ nhiệm người Việt. Nếu không đào tạo thì không có được nhân tài, nhân lực để duy trì hoạt động chứ chưa nói đến sự phát triển hệ thống.
    Quan trọng là mang lại cái gì cho đời

    * Cảm xúc của ông khi lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới?

    - Tôi không quan tâm đến chuyện đó.

    * Xét ở một khía cạnh nào đó, đấy cũng là thương hiệu ra thế giới mà?

    - Thương hiệu là của một sản phẩm cụ thể, là cái gì đó có thể dùng được, còn tôi thì không muốn cho ai dùng (cười lớn) nên tôi thực sự không quan tâm.

    * Vậy ông quan tâm đến điều gì?

    - Quan tâm của tôi là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình.

    * Nếu tự thưởng cho mình món quà, ông nghĩ đến gì?

    - Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn áo mặc, nhà cửa, xe cộ... có rồi.

    * Mua máy bay riêng chẳng hạn, rất nhiều “đại gia” cũng đã sắm máy bay riêng?

    - Người ta bay suốt ngày thì mới mua chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì.

    * Là tỉ phú đô la, sao ông lại tính toán đến vậy?

    - Sao lại không tính toán? Cái gì đáng thì bao nhiêu cũng đầu tư, nhưng không đáng thì một đồng cũng không tiêu. Giả sử mua máy bay thì tôi sẽ mua máy bay để cho thuê, lâu lâu đi một chuyến. Nó phải trở thành dịch vụ chứ mình không thể lãng phí mua rồi bỏ đó.

    Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được.

    * Nếu nói ngắn gọn về định hướng và mục tiêu phát triển của VinGroup, ông sẽ nói gì?

    - Tiếp tục phát triển, tiếp tục đi lên, nỗ lực hết mình để làm đẹp cho đời.

    Mai Ka
    (thực hiện)


    Nguồn : Báo Thanh niên

    Phiên giao dịch hôm nay 11/1/2018 cổ phiếu họ nhà VIC xanh mướt.
  6. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Nhà đầu tư đang chốt lời VIC,VRE,SDI sau chuỗi ngày tăng mạnh.
    VEF không nhất thiết phải bán giá đỏ khi tích lũy đã đủ chặt để bùng xanh vào mùa xuân này.
  7. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Buy&Hold: Nhẹ nhõm và hiệu quả hơn nhiều so với lướt sóng ngắn hạn.
    Nhà đầu tư xác định "mua doanh nghiệp" chứ không đơn thuần là mua cổ phiếu, sẽ thu được thành quả lớn .
    LonelyWoflBinh Yen thích bài này.
  8. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Doanh nhân


    Một tháng kiếm 1,3 tỷ USD,
    Phạm Nhật Vượng giàu gấp đôi Donald Trump

    01/02/2018

    Sau cú sốc 1 ngày chiếm 2 đỉnh cao cuối 2017, đầu năm mới tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tiếp tục gây bão và đe dọa vị trí của các doanh nhân hàng đầu trên thế giới. Ông Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo bỏ xa các đối thủ trong nước.


    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có dấu hiệu chùng lại ở đỉnh cao sát mức kỷ lục mọi thời đại xác lập hồi 2007: 1.170 điểm. Tuy nhiên, sự sôi động trên thị trường chưa hề biến mất. Dòng tiền nội ngoại tiếp tục dồn dập đổ vào thị trường, xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu.

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, bán lẻ tiếp tục bứt phá với nhiều mã dường như không xác định được đỉnh. Cổ phiếu PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung ghi nhận mức cao kỷ lục 149.000 đồng/cp, cao gấp 1,5 lần so với cách đây 6 tháng. Cổ phiếu Vingroup (VIC) của ông Phạm Nhật Vượng vẫn tiếp tục tăng giá không ngừng nghỉ và hiện đã lên mức cao lịch sử: 86.000 đồng/cp, cao gấp 2 lần so với cách đây 6 tháng.

    Với tốc độ bứt phá thần tốc, khối tài sản của các doanh nhân Việt cũng gia tăng không ngừng nghỉ. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận 5 tỷ phú USD, gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (VJC), ông Trịnh Văn Quyết (FLC, ROS), ông Nguyễn Đăng Quang (MSN) và ông Trần Đình Long (HPG).

    Trong đó, ông Vượng và bà Thảo chứng kiến tài sản tăng rất nhanh và liên tiếp vượt những tỷ phú USD nổi tiếng trên thế giới.

    Tính tới hết 31/1, ông Phạm Nhật Vượng có tài sản lên tới 5,5 tỷ USD, tăng khoảng 1,3 tỷ USD so với một tháng trước đó và xếp thứ 367 trên thế giới theo bảng xếp hạng của Forbes.



    [​IMG]

    Khối tài sản của ông Vượng theo tính toán của Forbes hiện gần gấp đôi tài sản của tổng thống Mỹ vốn là ông trùm bất động sản Mỹ Donald Trump.
    Ông Trump hiện có tài sản khoảng 3 tỷ USD và xếp vị trí khoảng 770.

    Hàng loạt các tỷ phú nổi tiếng như Vichai Srivaddhanaprabha (Thái) - ông chủ của câu lạc bộ Leicester City, Lewis - ông chủ câu lạc bộ bóng đá Tottenham hay ông trùm kinh doanh Richard Branson, nhà sáng lập Uber Travis Kalanick… đều đã xếp dưới tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng.

    Cuối năm ngoái, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng ghi nhận hàng loạt các kỷ lục.
    Trong đó có 2 kỷ lục lịch sử lập chỉ trong một ngày giao dịch: chiếm lại ngôi người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa sở hữu doanh nghiệp tư nhất lớn nhất trên cả nước.

    Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chứng kiến Viet Jet Air cũng là một doanh nhân Việt thăng hoa bất chấp những sự việc ồn ào liên quan tới đội tuyển bóng đá gần đây. Bà Phương Thảo hiện được Forbes đánh giá có tài sản trị giá khoảng 3,3 tỷ USD và xếp thứ 728 tính tới 31/1.

    Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch FLC và ông Trình Đình Long chủ tịch Hòa Phát cũng được tính toán là tỷ phú thứ 3-4 trên TTCK Việt Nam.
    Gần đây ông Nguyễn Đăng Quang được Bloomberg đánh giá có tài sản 1,2 tỷ USD.

    Nhận định về thị trường chung, đa số các công ty chứng khoán cho rằng, thị trường vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh sau một thời gian dài tăng giá. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn đang vào mạnh mẽ và nhiều cổ phiếu vẫn có triển vọng sáng sủa.

    Trước đó, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/1, VN-index giảm 0,2 điểm xuống 1.110,36 điểm; HNX-Index giảm 1,47 điểm xuống 125,9 điểm. Upcom-Index tăng 0,54 điểm lên 59,46 điểm. Thanh khoản đạt 450 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt hơn 11,8 ngàn tỷ đồng, cao hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.

    Nguồn : VN Tin tức
  9. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Doanh nghiệp VIC
    dẫn dắt sự thay đổi

    [​IMG]


    Nguồn : Forbes

    Phạm Nhật Vượng dẫn dắt sự thay đổi.
    Việt Nam thật may mắn vì có doanh nhân này.
  10. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.194
    Vượt qua nỗi lo sợ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập kỷ lục mới
    09/03/2018
    [​IMG]Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng lập kỷ lục mới trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về một áp lực trên thị trường. Sự bứt phá ngoạn mục, có trầm rồi lại thăng của nhiều mã vẫn hút dòng tiền chục ngàn tỷ.

    Hàng loạt tham vọng của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng tiếp tục nuôi dưỡng đà tăng cho cổ phiếu Vingroup (VIC).

    Trong phiên giao dịch 8/3, cổ phiếu VIC đã vượt ngưỡng giá 100.000 đồng/cp. Đây là mức giá cao lịch sử của cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng. Ngay sau khi vượt ngưỡng 100.000 đồng, cổ phiếu VIC bứt phá mạnh mẽ lên 103.200 đồng.

    Đây là kỷ lục tiếp theo của doanh nhân Phạm Nhật Vượng sau một năm đầy rẫy những thành công và dấu ấn trong lịch sử kinh tế Việt Nam.

    Trong bảng xếp hạng được Forbes công bố hôm 6/3, ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục được ghi nhận là tỷ phú USD năm thứ 6 liên tiếp và vẫn là người Việt giàu nhất hành tinh, nằm trong top 500 của Forbes.

    [​IMG]
    Tính tới hết ngày 8/3, theo Forbes, tổng tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lên tới 5,5 tỷ USD, xếp thứ 370.

    Trước đó, cuối năm 2017, ông Phạm Nhật Vượng từng 1 ngày lịch sử chiếm 2 đỉnh cao: Giành lại vị trí người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa sở hữu doanh nghiệp tư nhất lớn nhất nước.

    Với mức giá VIC hơn 100.000 đồng như hiện tại, ông Vượng đã bỏ xa các 4 tỷ phú USD đã được thế giới công nhận (Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Đình Long, Trần Bá Dương - theo Forbes; và Nguyễn Đăng Quang theo Bloomber) và 2 tỷ phú USD chưa được thế giới công nhận (Trịnh Văn Quyết và Bùi Thành Nhơn).

    Vị trí trong bảng xếp hạng của ông Vượng cũng ngày càng cải thiện. Vị trí thứ 370 tính tới hết 8/3 là phản ánh khá sát tốc độ tăng giá cổ phiếu VIC.

    Ở vị trí này ông Vượng đã vượt xa tỷ phú Hoàng Kiều trở thành người Việt giàu nhất thế giới và nhiều tỷ phú nổi tiếng thế giới như: đương kim tổng thống Mỹ Donald Trump (3 tỷ USD), tỷ phú Thái chủ câu lạc bộ Leicester City Vichai Srivaddhanaprabha, ông chủ câu lạc bộ bóng đá Tottenham Lewis hay nhà sáng lập Uber Travis Kalanick,...


    Cuối năm ngoái, ông Phạm Nhật Vượng ghi nhận 1 kỷ lục mới. Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng vượt Ô tô Trường Hải để trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2017.

    Theo Bảng xếp hạng VNR500, Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2017 xếp hạng Samsung Electronics Việt Nam là doanh nghiệp lớn nhất và Tập đoàn Vingroup là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm nay.

    Cổ phiếu VIC tăng mạnh do Vingroup chứng kiến doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh liên tục trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, giới đầu tư kỳ vọng vào những tham vọng lớn của ông Vượng trong nhiều lĩnh vực như ô tô, giáo dục đại học,...



    Nguồn : VN Net
    trabac thích bài này.

Chia sẻ trang này