VIC vươn ra biển lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi toiyeucophieu, 04/08/2014.

5269 người đang online, trong đó có 511 thành viên. 19:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 162583 lượt đọc và 1695 bài trả lời
  1. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    lần sau onlylove hãy hiểu rằng, japanus bấm like có nghĩa là đã đọc, không có ý nghĩa gì hơn.
    Onlylove0912 thích bài này.
  2. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192

    Pháo binh Việt Nam tại Điện Biên phủ - 1954
    thangnd9780 thích bài này.
  3. trongkhoick

    trongkhoick Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/04/2014
    Đã được thích:
    275
    1 đống bác kẹp Vic 56 58 tới giờ, càng bình quân càng lõm.
    Chừng nào có giá 40 lại bắt đầu thấy có chửi bới ngay.
    thangnd9780Tra Ly thích bài này.
  4. peMeoo

    peMeoo Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/08/2014
    Đã được thích:
    340
    Đúng là rãnh rỗi sinh nông nổi, hôm nay mình lại lôi VIC ra nghiên cứu tiếp. Mình check trên VNDirect thì phát hiện ra cái này:
    • Giá thấp nhất 52 tuần 40.50
    • Giá cao nhất 52 tuần 58.5

      Tại sao giá Giá cao nhất của VIC trong 52 tuần là 58.50? Rõ ràng trong khoảng tháng 8 2014, giá giao dịch của VIC có khi đạt đến 80 mà.

      Mọi người cho ý kiến nhé :):-*

    minhthanh0910 thích bài này.
  5. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    Theo VDSC (một cty chứng khoán có đội ngũ chuyên gia phân tích nhận định giỏi và công minh của VNI),
    giá cao nhất 52 tuần của VIC là 80.500đ/cp

    Pemeo yên tâm đi, giá của VIC sẽ trở lại đúng tầm. Vấn đề chỉ là thời gian.
    Không bỏ trứng vào một giỏ, thời gian này, Pemeo nghiên cứu trading các mã khác đang diễn tiến cho lợi nhuận nóng. Và chờ thời của VIC



    Chiến dịch Điện Biên phủ- 1954

    Chín năm làm một Điện Biên
    Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng

    (Thơ Tố Hữu)





    Trân chiến lịch sử Điện Biên phủ (phim Pháp)
    Last edited: 27/09/2014
  6. peMeoo

    peMeoo Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/08/2014
    Đã được thích:
    340
    Cám ơn Tra Ly nhé :) Chắc bên website VNDirect có lỗi. Mình đang kết cấu lại danh mục, sẽ chỉ đầu tư thôi. Không trading nhiều nữa, vì căn bản mình cũng chẳng giỏi trading, toàn lỗ thôi. o_O

    Với lại gần đây mình có nghe 1 số bạn cứ bảo VIC sẽ xuống, nên tò mò muốn tìm hiểu thêm thôi :)
  7. luonlacquan

    luonlacquan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2014
    Đã được thích:
    3.469
    Giá 80 trước lăn chốt 70% ctuc tiền và cp thưởng. Tương đương giá 54 sau lăn chốt. Sau đó lên được giá 59 rồi xuống
    peMeooTra Ly thích bài này.
  8. peMeoo

    peMeoo Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/08/2014
    Đã được thích:
    340
    Cám ơn bạn nhé. Vây là VIC bị điều chỉnh giá:) Mèo mới bắt đầu chơi CK khoảng 1 tháng nay thôi nên nhiều thứ không rõ, cám ơn mọi người đã chia sẽ thông tin với Mèo ;)

    Thế còn chuyện VIC sẽ về 40, có phải là tin đồn không bạn? Vì theo các chỉ số tài chính, mình phân tích giá đỉnh của VIC là 76, nên chuyện VIC sẽ về 40 làm mình rất thắc mắc.

    Tra Lyluonlacquan thích bài này.
  9. luonlacquan

    luonlacquan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2014
    Đã được thích:
    3.469
    Về 40 là cơ hội để vào hàng. Mình chỉ dám canh 49 để vào
    peMeooTra Ly thích bài này.
  10. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    Tháng 2/ 1984, Hội đồng khoa học Anh xét phong 10 vị tướng tài nhất lịch sử nhân loại

    Với thiên tài quân sự của mình, họ có thể làm thay đổi cả trật tự thế giới :




    1 .Alexander Đại Đế - Hy lạp (384-322) : Vua xứ Macedon, người chinh phục vĩ đại nhất suốt lịch sử Hy Lạp cổ, đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới , mở đầu thời kỳ Hy Lạp hóa, làm văn hóa Hy lạp được lưu truyền khắp nơi, đạt đến đỉnh cao nhất trong lịch sử văn minh nhân loại.


    2. Hanibal Barca -Tây ban nha (247-183)
    Vị tướng huyền thoại, 25 tuổi đã trở thành Tổng chỉ huy quân Carthage (Tây ban nha), với lực lượng ít và yếu hơn hẳn đế chế Rome nhưng đã tiến hành những cuộc hành quân vô tiền khoáng hậu từ Cathegne đánh thẳng vào Rome, làm suy yếu tận gốc rễ đế chế La Mã, mặc dù về sau Rome phản công, và tướng Hannibal thua trận phải tự sát, nhưng từ đó đế quốc La Mã suy tàn.

    3. Ju-li -us Cesar - La mã (100 - 44)
    Tổng tài của đế chế La Mã, người chinh phục gần như toàn bộ Châu Âu , chiếm sang cả Ai Cập và Babylon;


    rất nổi tiếng với bản báo cáo chiến thắng hết sức kiêu căng gửi Viện Nguyên lão khi ông được cử chinh phục Babylon : “VENI, VEDI, VICI” (Ta đã đến, đã nhìn thấy, đã thắng)


    4. Thành Cát Tư Hãn ( Mông cổ, 1162 - 1227)
    Nhà chinh phục vĩ đại nhất của nhân loại, mở ra đế quốc Nguyên Mông chưa từng có trong lịch sử, thiên hạ anh hùng cổ kim không ai sánh bằng. Những cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn là sự tàn phá nặng nề, thậm chí xóa sổ với các nền Văn Minh khác." Vó ngựa Mông cổ đi đến đâu, nơi đó cây cỏ cũng không mọc được ".


    5. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – Việt Nam (1228 - 1300)Người đã đánh bại đạo quân thiện chiến vô địch của con cháu Thành Cát Tư Hãn. Sau chiến thắng 1288, đế chế Mông Cổ bắt đầu suy yếu và tan rã trên phạm vi toàn thế giới.


    Hoàng gia Anh đã tặng Đức Thánh Trần danh hiệu Người đánh bại đế chế Mông Cổ


    6. . Napoleon Bonaparte (1769 - 1821)
    Hoàng đế Pháp vĩ đại chinh phục gần hết Châu Âu,

    danh tướng vĩ đại nhất thế giới thế kỷ 19.

    Napoleon thân chinh cầm quân đánh bại các đế quốc Anh,Áo-Phổ, Tây Ban nha,Ý, Nga,Ai Cập... trên toàn châu Âu để lập nên đế quốc Pháp .

    Bộ “dân luật” của Napoleon có ảnh hưởng đến toàn châu Âu - gián tiếp hình thành các quốc gia Đức và Ý, ảnh hưởng về tổ chức quân đội, chiến lược tác chiến trên thế giới, gieo mầm tư tưởng tự do.

    Những cuộc chinh phục cũng như nghệ thuật chiến tranh của ông đã đi vào lịch sử chiến tranh của nhân loại.


    7. Mikhain Ilarionovich Kutudop - Nga (1745-1813) - Nguyên soái Nga, người chiến

    thắng Napoleon (Pháp

    Tên tuổi của ông gắn liền với giai đoạn hùng mạnh của Đế quốc Ngavào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Bằng khả năng về quân sự và ngoại giao của mình, Kutuzov đã phục vụ hết mình cho ba Nga hoàngnhà Romanov:Ekaterina II (1762 - 1797),Pavel I (1797 - 1801) và Aleksandr I (1801 - 1825).

    Ông đã tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa của Liên minh Barcủa Ba Lan, cùng với 3 cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ(ông từng bị mất một mắt)Chiến tranh Napoléon, chỉ huy Quân đội Nga trong 2 trận đánh lớn:trận Austerlitztrận Borodino.

    Ttrong cuộc Chiến tranh Pháp-Nga năm 1812. Kutudop nhử quân Pháp tiến sâu vào nước Nga rồi tổ chức phản công đánh bại cuộc xâm lược của Napoléon, tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh Napoléon

    Tên ông còn được đặt cho một loại huân chương củaLiên Xô (cũ) trong cuộc chiến tranh Xô-Đức (1941-1945).



    8 . Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Việt Nam (1911-2013) – Vị Đại tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- người đã chỉ huy QĐND Việt Nam thắng quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương và lần lượt đọ sức và chiến thắng với 7 danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.


    9. Thống chế Erwin Johannes Eugen – Đức Quốc xã (1891-1944):

    (còn được biết đến với tênCáo Sa mạc,Wüstenfuchs, là một trong những vịThống chếlừng danh nhất của nướcĐứctrong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông là một trong những bậc thầy vĩ đại về mưu mẹo trong chiến tranh, có lòng quả cảm.Ông phục vụ cho Adolf Hitler, Vì tinh thần thượng võ cao đẹp của ông, đến cả ngườiAnhcũng phải khâm phục ông, dù ông đã đánh nhau với họ trong nhiều trận đánh quan trọng tạ i Bắc Phi Không những thế, cho đến nay người Mỹ vẫn coi ông là một lãnh đạo mẫu mực.

    Là một Sĩ quan nổi tiếng trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Rommel gặp gỡ lãnh tụ Adolf Hitler lần đầu tiên vào năm 1934. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Rommel nổi lên trong vai trò chỉ huy của Sư đoàn Ma trong cuộc tấn công Pháp năm 1940 của nước Đức Quốc Xã. Tiếp đó, Rommel nắm giữ vai trò chỉ huy liên quânÝ- Đức tại châu Phi, dù phải đối mặt với quân địch đông đảo hơn những nhờ tài nghệ của mình ông đã gặt hái những chiến thắng vẻ vang.Ông đã thực hiện thành công vai trò thống lĩnh Quân đội phe Trục ở Phi châu, khiến ông biệt danh Cáo Sa mạc(Wüstenfuchs), là chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc. Sau đó, ông chỉ huy lực lượng phòng thủ của Đức trong trận Normandie.

    Erwin Rommel là một chỉ huy hào hiệp và nhân đức, ngược hẳn với hình tượng chung về Phát xít Đức. Quân đoàn Châu Phi (Afrikakorps) của ông hoàn toàn không bị cáo buộc bất cứ tội ác chiến tranh nào. Ngoài ra, ông còn nhiều lần cứng rắn từ chối những lệnh yêu cầu ông phải hành quyết lính và người Do Thái bị bắt giữ ở mọi mặt trận mà ông chỉ huy.Dù thế, trong khắp nước Đức Quốc Xã thì không người lính nào có oai danh lẫy lừng như ông. Ông trở thành một nhân vật trung tâm trong sử sách quân sự châu Âu hiện đại


    Ở cuối cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Rommel tham gia vào phong trào chống đối Adolf Hitler, nhưng phản đối âm mưu mưu sát ông này năm 1944. Vì sự dính dáng của Rommel nhưng đồng thời cũng vì danh tiếng quá lớn của ông, Hitler buộc Rommel phải tự sát thay vìhành quyếtông. Điều này khiến người ta coi ông là một nạn nhân của chế độ Adolf Hitler, là hiện thân của một người Đức tốt .


    10.Đại tướng Heinz Guderian - Đức Quốc xã (1888-1954) : được giới nghiên cứu lịch sử thế giới đánh giá là một vị tướng xe tăng đại tài và một nhà chiến lược quân sự tài ba có tầm nhìn của thời đại.

    Trong Thế chiến thứ nhất, ông là một sĩ quan truyền tin và sĩ quan tham mưu trong Bộ tổng tham mưu Đức.

    Ông quan tâm đặc biệt đến chiến tranh bằng thiết giáp, năm 1936-1937 ông viết cuốn sáchAchtung! Panzer! giải thích những học thuyết của Guderian về vai trò của xe tăng và máy bay trong chiến tranh hiện đại.

    Lực lượng Panze rdo ông tạo ra đã trở thành sức mạnh cốt lõi của quân đội Đức trong suốt Thế chiến thứ hai, và chiến đấu theo học thuyết chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg). Cho đến tận hôm nay, những đóng góp của ông về chiến thuật phối hợp các lực lượng vũ trang vẫn được giảng dạy trong các trường quân sự, từ West Poin tcho đến Sandhurst.

    Trong Thế chiến thứ hai, đầu tiên, ông là chỉ huy trưởng củaQuân đoànsố 19 trong hai cuộc xâm lược Ba LanPháp. Bản thân Guderian đã dẫn dắt một mũi tiến công băng qua rừng Ardennes, vượt qua sông Meuse và phá vỡ phòng tuyến của quân Pháp tại Sedan. Các nhóm xe tăng Panzer của Guderian thực hiện "cuộc chạy đua đến bờ biển" để bao vây lấy một lượng lớn quân Đồng Minh.

    Từ ngày 5/10/1941, ông đã dẫn đầu lực lượng Panzer trong chiến dịch mang tên Barbarossa, cuộc xâm lược nước NgaXô Viết . Các lực lượng xung kích thiết giáp của ông đã chiếm đượ cSmolensk trong một thời gian kỷ lục và đã sẵn sàng mở một đợt tấn công cuối cùng nhằm vào Moskva.

    Ngày25/12/1941, thực hiện cuộc rút lui theo lệnh phải giữ vững của Hitler, Guderian đã bị cắt bớt quyền chỉ huy và được chuyển tới Bộ chỉ huy tối cao Đức.

    Sau thất bại của quân Đức tại Stalingrad, ngày1/3/1943 Guderian nhận nhiệm vụ tướng thanh tra của các lực lượng thiết giáp,chịu trách nhiệm huấn luyện, đào tạo và sử dụng của các lực lượng Panzer.

    Ngày 21/7/1944, ông trở thành chỉ huy trưởng của Bộ chỉ huy tối cao Đức.

    Ngày 28/3/1945, Hitler đã sa thải ông sau một cuộc tranh cãi trước thất bại của một cuộc phản công bất thành.

    Mặc dầu bị chính quyền Xô ViếtBa Lan chống đối, Guderian đã không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tội ác chiến tranh nào trong các phiên tòa tại Nürnberg, khi những hành động và cách xử sự của ông được xem là phù hợp với một người lính chuyên nghiệp.

    Con trai của Gederian là Heinz Günther Guderian đã trở thành một vị tướng nổi tiếng của quân đội CHLB Đức và NATO.


    ------------


    Ngoài 10 vị tướng thiên tài trên,
    Chúng ta thấy Georgi Konstantinovich Zhukov - Nguyên soái Hồng quân Liên Xô (1896- 1974) rất xứng đáng vào top 10 vị tướng giỏi nhất mọi thời đại.

    Zhukov là khắc tinh của quân đội Đức, một đội quân hùng mạnh nhất trong thế chiến thứ hai,người chỉ huy Hồng Quân chiến đấu và chiến thắng Phát xít Đức.


    G.K. Zhukov xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, về tài năng chỉ đạo chiến dịch,chiến lược.

    Bất cứ chiến trường nào đang gặp nguy hiểm, khi Zhukov đến chỉ huy, tình thế lập tức thay đổi. Báo chí phương Tây gọi ông với biệt danh “Fireman” – “lính cứu hỏa thiện nghệ”, nhân dân Liên Xô gọi ông là “Nguyên soái của Chiến thắng “

    Sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917, Zhukov gia nhập Hồng quân và trở thành một sĩ quan kỵ binh ưu tú, lập nhiều công tích xuất sắc trong thời kỳ nội chiến Nga.

    Năm 27 tuổi, ông giữ chức trung đoàn trưởng;

    Năm 42 tuổi, đã là phó Tư lệnh đại quân khu Belorusia.
    Tháng 5-1939, Zhukov giữ chức Tư lệnh chiến trường Khangin Khon (Mông Cổ)
    đánh Nhật

    Năm 1940, ông được phong hàm Đại tướng, giữ chức Tư lệnh đại quân khu Kiev. Năm 1941, ông giữ chức Tổng tham mưu trưởng Hồng quân Liên Xô.

    Zhukov đã hội đủ mọi tố chất để trở thành một vị tướng tài ba, không bao giờ chấp nhận một cuộc giao chiến mà không nắm chắc phần thắng.


    Zhukov đã sớm nhận định rằng chiến tranh Xô-Đức là không thể tránh khỏi, nên về mặt xây dựng quân đội, ông đã đề xuất thành lập các đơn vị xe bọc thép độc lập để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Tuy nhiên ý kiến đúng đắn của ông đã không được giới lãnh đạo Liên Xô coi trọng. Điều này chỉ được chứng thực vào tháng 6-1941, khi chiến tranh Xô-Đức nổ ra, thực tế chiến trường đã xác minh hầu hết các luận điểm của ông.
    Nhận ra sai lầm của mình, Stalin thận trọng sử dụng Zhukov vào cương vị Phó Tổng tư lệnh Tối cao, sau đó tin cậy giao trách nhiệm cho Zhukov trên những mặt trận nóng bỏng nhất.


    Đến lúc này, tài năng của Zhukov được bộc lộ qua hàng loạt chiến dịch lớn

    như Leningrad, Moscow, Stalingrad, Kursk, Berlin...

    Hàng loạt danh tướng nước Đức như Von Leeb, Von Bock, Von Paulus, Von Kluge, Von Manstein, Von Keitel ... đã phải chấp nhận thất bại trước Zhukov.

    Cuối cùng, Zhukov thay mặt Hồng quân Liên Xô tiếp nhận sự đầu hàng của nước Đức và đại điện cho Stalin duyệt binh mừng chiến thắng.


    Sau khi Stalin mất, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ quốc phòng, phụ trách nghiên cứu tác dụng của vũ khí hạt nhân trong chiến tranh hiện đại.

    Từ 1955-1957, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô.


    Các danh hiệu của G.K. Zhukov
    - 4 lần phong tặng Anh hùng Liên Xô (1939, 1944, 1945, 1956),
    - 2 Huân chương Chiến thắng, (1944, 1945)
    - 2 Huân chương Suvorov hạng I
    - Huân chương Vẻ vang của Hoa Kỳ
    - Huân chương Barna hạng I của Anh quốc.



    Last edited: 28/09/2014
    luonlacquan thích bài này.

Chia sẻ trang này