ViDeo "Thông tin trước h mở cửa " _ Phân Tích Nhận định TT ( update 24/24h )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 12/02/2008.

5997 người đang online, trong đó có 501 thành viên. 19:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2089 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Thiếu tiền đồng, tăng lãi suất
    Thứ ba, 19.02.2008, 01:19am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Vang-TienTe/11717/

    Theo quy định, từ tháng 2-2008, tất cả các ngân hàng sẽ phải áp dụng tỉ lệ dự trữ bắt buộc mới, với 11% áp dụng cho tiền gửi, bất kể nội tệ hay ngoại tệ, có kỳ hạn dưới 12 tháng và 5% đối với tiền gửi dưới 24 tháng, thay vì 10% và 4% như trước đây. Với tỉ lệ dự trữ bắt buộc này, ngân hàng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trầm trọng tiền đồng.

    Để thu hút nguồn tiền đồng trong tình hình lạm phát tháng 1-2008 đang ở mức đến 2,38%, ngay từ sau Tết Nguyên đán, các ngân hàng đều đồng loạt tăng lãi suất huy động tối đa có thể để thu hút vốn nhàn rỗi.

    Một trong những ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất tiền đồng là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội với mức tăng được tính theo miền. Miền Bắc và miền Trung kỳ hạn 6 tháng là 0,78%; khu vực ĐBSCL là 0,795%/tháng... Tiếp theo đó, ngày 18-2, Ngân hàng Phát triển Nhà TPHCM cũng tăng lãi suất huy động tiền đồng với mức ít nhất là 0,01% và cao nhất là 0,05%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín tăng từ 0,36% đến 0,6%. Ngân hàng Đông Nam Á cũng tăng từ 0,12% đến 0,42% tất cả kỳ hạn, mức cao nhất lên đến 10,02%/năm. Một ?oông lớn? chuyên cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu là Ngân hàng XNK Việt Nam (Eximbank) đang gặp khó khăn khi đối mặt với việc cắt giảm lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, thì nay cũng chấp nhận tăng lãi suất tiền đồng cho ?obằng chị, bằng em?, với mức tăng lên đến 0,07%/tháng tùy từng kỳ hạn. Eximbank còn khuyến mãi cho khách hàng gửi từ 100 triệu đồng trở lên, sẽ được cộng thêm lãi suất tăng dần: kỳ hạn 12 tháng là 9,744%/năm và 24 tháng là 10,464%/năm.

    Như vậy từ sau Tết Nguyên đán đến nay, có ít nhất 10 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền đồng. Mặt trái của vấn đề này là chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên do lãi suất đi vay cũng tăng tương ứng lãi suất mà các ngân hàng thương mại huy động. Giá sản phẩm vì thế cũng sẽ bị đội lên.
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Sẽ có đợt hồi phục tương đối
    Thứ tư, 20.02.2008, 01:01am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Nhan-Dinh-Thi-Truong/11840

    Trước thông tin NHNN "rút" 20.300 tỷ đồng tiền mặt trong lưu thông để kiểm soát lạm phát, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (18/2 - 22/2), cả 2 sàn Hà Nội và TP HCM đều rực đỏ. Nhiều nguyên nhân nữa được các chuyên gia và giới đầu tư đưa ra mổ xẻ.

    VN-Index đã giảm 33,5 điểm, phá vỡ mốc 800 điểm xuống còn 782,6 điểm vào phiên giao dịch ngày 18/2. Trong 150 cổ phiếu niêm yết trên sàn chỉ có 5 cổ phiếu tăng giá (dù các mức tăng đều khá khiêm tốn), 2 cổ phiếu đứng giá, còn lại 143 mã giảm giá trong đó có 73 mã giảm sàn. 5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất có TCT và BMC cùng giảm sàn 13.000 đồng/CP, SJS (giảm 11.000 đồng/CP), DHG (giảm 8.000 đồng/CP), PVD (giảm 7.000 đồng/CP).

    Các cổ phiếu bluechips như FPT, SJS, SSI, VNM, STB...đều giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm của VN-Index. SSI và STB vẫn là các cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn khi tổng số cổ phiếu giao dịch trong ngày đều hơn 500.000 CP.

    Ông Đinh Thế Hiển - Phó Viện trưởng Tin học - Tài chính TP HCM cho rằng: "Nguyên nhân là do điều hành chính sách tiền tệ. Thị trường bất động sản đang hoạt động mạnh và chưa có biện pháp nào cân bằng dòng chảy vốn xã hội. Cần các sách lược có tính chiến lược tài chính-tiền tệ tốt. Chuyên gia đâu rồi?"

    Cổ phiếu TTF của Cty Kỹ nghệ gỗ Trường Thành hôm nay đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh với giá khởi điểm 64.000 đồng/CP, đóng cửa đạt 70.000 đồng/CP. Như vậy, TTF đã trở thành cổ phiếu thứ 150 của sàn giao dịch TP Hồ Chí Minh.

    Sàn Hà Nội, chỉ số Hastc giảm mạnh 12,4 điểm, đóng cửa đạt 269,7 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 332 tỷ. Trong số 127 cổ phiếu đang niêm yết trên sàn có 5 cổ phiếu tăng giá, 4 cổ phiếu đứng giá và 118 cổ phiếu giảm giá.

    Nguyên nhân "nhuộm đỏ"

    Cả thị trường chứng khoán trong Nam ngoài Bắc như đóng băng trước sự xuất hiện của ?ongười tù Azkaban? theo tưởng tượng của bà Rowling. Những linh hồn bị hút vào con số -5% đứng im lìm trên các bảng, không chút xao xuyến. HoSE mức giảm chung giá -4.1% và HaSTC -4,39%. Không có từ gì khác để gọi ngoài 3 chữ: "Giảm đồng loạt." Chủ tịch Cty chứng khoán Sài Gòn (SSI), ông Nguyễn Duy Hưng đúc kết nguyên nhân sự sụt giảm của thị trường là "Hết tiền, lãi suất tăng cao". Đồng tình với quan điểm này, ông Lâm Minh Chánh - Tổng Giám đốc Cty chứng khoán Đại Việt chia sẻ: "Một phần đáng kể vốn đã phân tán, nhưng đặc biệt quan trọng là sự bất ổn định tâm lý đầu tư".

    Sự đồng thuận về nguyên nhân tác động trực tiếp của sự nhuốm đỏ được nhiều chuyên gia tổng kết lại là do: Lãi suất và lượng cung tiền thời gian sắp tới; Sự lo lắng cho những bất trắc ngày mai, mà bây giờ thì không chỉ dành riêng cho Việt Nam, mà cả những thị trường mà nhiều người chưa bao giờ đặt chân tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tin vào độ trễ đáng kể của tác động chính sách lên việc hình thành mặt bằng xu hướng giá, và cả những biến chuyển tích cực cho việc điều chỉnh kinh tế, nên phiên giao dịch này bị dội một shock "âm," chỉ có giá trị tức thời.

    Xác lập một xu hướng mới?

    Trong bối cảnh hiện tại, có thể nhận thấy rằng, người mua tiếp tục dè dặt và chưa sẵn sàng cho một xu hướng mới còn người bán thì áp lực bán ra ngày càng nhiều hơn. Theo quan điểm của ông Bùi Ngọc Long - Giám đốc Marketing Cty chứng khoán quốc tế Hoàng Gia (IRS), xu hướng điều chỉnh của Vn-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong tuần này.

    Phòng phân tích IRS trong bản tin ngày nhận định, nhìn xa hơn thì khả năng sẽ còn một đợt hồi phục tương đối của VN-Index trong tháng 2 và nửa đầu tháng 3 này là rất có thể nếu như mô hình đầu và hai vai hoàn tất. VN-Index cần một sự hồi phục mạnh về KLGD vào những ngày đầu tuần. Nếu điều này bất thành thì khả năng VN-Index còn điều chỉnh thậm chí sâu hơn đáy cũ 763.66 điểm trước khi hồi phục mạnh. Tín hiệu mừng là nếu điều này xảy ra thì sẽ diễn ra rất nhanh trong tuần này.
    Ông Long khuyên rằng, xét trên quan điểm đầu tư, các nhà đầu tư nên hết sức thận trọng vì thời điểm này mức độ ảnh hưởng của thị trường chung đến từng cổ phiếu là rất lớn, vì thế mà theo dõi diễn biến thị trường sát sao hàng ngày là không thể bỏ qua!
    (theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
  3. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Dòng tiền chảy về đâu?
    Thứ tư, 20.02.2008, 01:59am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/11839

    Năm 2008 được dự đoán là năm bùng nổ của những xu hướng thương mại đã ít nhiều được bắt đầu trong năm 2007. Chúng ta hãy cũng điểm qua những xu hướng thương mại nổi bật nhất năm 2008 được nhận định bởi các Cty, các chuyên gia dự báo hàng đầu thế giới!

    "Cơn lốc đầu tư" N11

    Năm 2008 là sự lên ngôi của một triều đại mới mang tên gọi N11 hay "next 11" với triển vọng "làm mưa, làm gió" trong lĩnh vực đầu tư của 11 nước Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Hàn Quốc, Mexico, Nigeria, Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam (Theo thông báo mới nhất của tập đoàn ngân hàng đầu tư thế giới Goldman Sachs). Theo Phó Chủ tịch tiếp thị của JWT (Cty quốc tế nghiên cứu các xu hướng toàn cầu) Marian Salzman, người thường được gọi là nữ hoàng dự báo xu hướng thì việc theo dõi những bước đi của N11 trong năm 2008 là vô cùng thú vị bởi tiền được đổ nhiều vào đâu thì ắt hẳn ở đó có một nền văn hoá rất đặc sắc.

    Mô hình cho vay "chia đều"

    Một trong những xu hướng quan trọng của nền tài chính năm 2008 là sự phát triển của kiểu vay mượn P2P (peer to peer) tạm dịch là "chia sẻ ngang hàng" có nghĩa là người cho vay và người vay sẽ trao đổi trực tiếp qua mạng, độc lập so với ngân hàng. Kiểu kinh doanh tín dụng này gần giống đấu giá trên eBay. Thông qua Cty, người có tiền công bố mức tín dụng có thể cung ứng. Người cần vay sẽ đấu giá lãi suất (thấp hơn lãi suất ngân hàng).

    Chuyển dịch chất xám ngược

    Là hàng hóa, chất xám vận hành theo quy luật lưu thông phân phối. Với sự hình thành của một tầng lớp toàn cầu mới gọi là "cyber-gypsies" (tạm dịch cộng đồng gipsi điều khiển học), vừa có chuyên môn cao trong lĩnh vực của mình, vừa có đầy đủ kiến thức công nghệ thông tin đủ để "số hóa" mọi dự án của riêng mình ở mức độ hiệu quả nhất, "chất xám" năm 2008 được dự đoán là sự dịch chuyển 2 chiều. Tầng lớp tri thức được đào tạo ở nước ngoài trở về nước cạnh tranh cơ hội với lớp người từ nơi khác "di dời" đến các khu vực "tiềm năng" như N4 (Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil) và năm nay là N11.

    Chiến dịch marketting kiểu DIY

    DIY là cụm từ viết tắt của "Do It Yourself" (Tự làm) và được coi là xu hướng mới trong lĩnh vực marketing 2008 với việc thương hiệu hay Cty của bạn có mặt trên YouTube trở nên quan trọng hơn việc chúng được quảng cáo trên truyền hình. Điển hình là chiến dịch quảng cáo lan truyền rất thành công "Will It Blend?" của hãng Blendtec với seri phim quay cảnh các loại vật dụng gia đình khác nhau được cho vào máy xay Blendtec như hòn bi, cán bồ cào và thậm chí là cả máy IPod. Blendtec không phải là Cty duy nhất thành công với YouTube mà còn có Intuit, cha đẻ của phần mềm Quicken, QuickBooks và TurboTax với đoạn phim Tax Rap"...

    Thời của kinh doanh "nhân dạng ảo"
    Theo Cty Gartner thì đến năm 2011, 80% người sử dụng internet và phần lớn các công ty sẽ có avatar, hay mô hình ảo như thật. Điều đó mở đầu cho xu hướng mới trong năm 2008 với sự ra đời của ngành kinh doanh phần mềm "quản lý nhân dạng ảo". Điển hình cho kiểu kinh doanh này là sự xuất hiện của website FakeWebcam.com cho phép bạn sử dụng một tập tin ảnh hoặc một đoạn phim video để giả lập webcam khi tán gẫu cùng bạn bè. Nói cách khác, người chat có thể xem được diện mạo của bạn ngay cả khi không có webcam thật... Thậm chí, bạn có thể thay thế vào khung nhìn webcam một video clip vui nhộn, giật gân hoặc hình ảnh động của một ai đó.
  4. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    TTCK Việt Nam: cần "nhạc trưởng" cho cung bậc thăng - giáng!
    Thứ ba, 19.02.2008, 02:48pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/11837

    Chính phủ rất quan tâm đến TTCK nhưng Chính phủ không thể "can thiệp" hành chính, Chính phủ cần sự hợp tác của cộng đồng đầu tư. Đang lúc thăng - giáng, đảo chiều liên tục của thị trường - đó là thời điểm thích hợp để chúng ta thiết lập "nhạc trưởng" mới cho thị trường...

    Ai cứu thị trường?

    Những "đáy" mới liên tục được tạo lập và phá vỡ của TCK Việt Nam những ngày qua đã phản ánh tâm lý của số đông nhà đầu tư hiện nay: niềm tin đối với thị trường ngày càng giảm.

    Hôm qua, VN - Index đã "hạ cánh" với 782,57 điểm khiến toàn thị trường rúng động. Những chủ đề nóng nhất trên các diễn đàn lớn về chứng khoán nhuốm màu... ảm đạm. Kiểu như: "Ai cứu thị trường chứng khoán Việt Nam?", "Hoảng loạn và tháo chạy"...

    Vấn đề lạm phát là một trong những điều khiến nhà đầu tư lo lắng (Ảnh: VNN)

    Cả xã hội đang "quan tâm" đến "nhân vật" của năm 2007 của Việt Nam: Thị trường chứng khoán! Vậy, ai có thể "cứu" thị trường? Nhân tố nào đưa thị trường trở lại "nhịp độ" bình thường?

    Đó sẽ không thể ngoài 2 nhân tố cấu thành nên thị trường là cộng đồng đầu tư và kinh doanh chứng khoán cùng cơ quan quản lý thị trường. Khi thị trường biến động đến tình cảnh hiện nay chúng ta nên thẳng thắn thừa nhận là "khủng hoảng".

    Khủng hoảng niềm tin từ cộng đồng đầu tư, khủng hoảng về giải pháp huy động và sử dụng vốn của các tổ chức phát hành, khủng hoảng trong chính sách điều hành thị trường. Tất cả đều tìm đến "cứu tinh" là "trọng tài": Chính phủ.

    Luồng quan điểm Chính phủ cần có động thái mạnh để "cắt cơn" bạo bệnh hiện nay của thị trường và thúc đẩy thị trường phát triển dài hạn ngày càng mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các diễn đàn của người làm nghề và trong câu chuyện thường ngày của nhiều người.

    Liệu, Chính phủ có phải là "cứu cánh" cuối cùng của thị trường không? Liệu, cứ khi nào có vấn đề gì là đổ dồn về Chính phủ được không? Nhất là khi Việt Nam đã và sẽ hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đi kèm những cơ hội lịch sử là thách thức rủi ro chưa có tiền lệ.

    Chúng ta cũng phải "sống chung" với sự va chạm của nhiều nhóm lợi ích trước một bài toán kinh tế tổng thể và phức tạp như thị trường chứng khoán.

    Đến lúc xem xét lại mô hình của UBCKNN

    Theo quan điểm của người viết, TTCK hôm nay có thể sẽ tràn ngập màu xanh, có thể khiến nỗi lo của nhiều nhà đầu tư, của cơ quan quản lý thị trường, của chính phủ và công chúng bớt đi nhưng hiện trạng của thị trường vẫn vậy thì không biết ngày mai, tuần sau những "đáy" mới có thể được tạo lập và phá vỡ chăng?

    Trong 2 tháng "thử thách" vừa qua, số đông nhà đầu tư đã phải "trả giá" cho bài học chứng khoán không hề rẻ, đó chính là lý do chúng ta không thể "kê toa" cho thị trường những phương thuốc ngắn hạn hoặc chỉ mang tính xoa dịu nhất thời.

    Chỉ số VNIndex liên tục thụt giảm khiến TTCK Việt Nam ngày càng trở nên khó đoán định (Ảnh: VNN)

    Chúng ta đã nói nhiều đến khả năng điều hành thị trường có nhiều vấn đề của các cơ quan quản lý (Ủy ban, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước) khiến cung - cầu mất cân bằng và cơn "sóng thần" mất niềm tin từ đó phát tác.

    Vậy thì, giải pháp đầu tiên để "cứu" thị trường, chính là cơ quan quản lý thị trường xác định đúng mong muốn của nhà đầu tư hiện nay. Đó không phải là những "tuyên bố" về giãn hay có kế hoạch IPO, nới lỏng chỉ thị 03, mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, mà nhà đầu tư cần cơ quan quản lý đưa ra những cam kết với thời gian và lộ trình cụ thể.

    Điều đó sẽ giúp thị trường và nhà đầu tư được nâng đỡ về tâm lý, có thể nhìn dài hạn hơn, chứ như hiện nay, nhà đầu tư và thị trường không biết ngày mai sẽ thế nào? Thị trường và nhà đầu tư không phản ứng với cách điều hành như vậy mới là lạ.

    Đây cũng là thời điểm Chính phủ vào cuộc để xem xét lại mô hình của UBCKNN, cơ quan chịu trách nhiệm chính về thị trường nhưng chưa được giao quyền và giám sát phù hợp.

    Trước đây, đã có nhiều ý kiến về mô hình: UBCKNN là cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban do một Phó Thủ tướng chính phủ kiêm nhiệm. Nhưng khi đó, thị trường chưa phát triển, vấn đề cổ phần hóa chưa thông suốt lên Ủy ban trực thuộc Bộ tài chính.

    Nay, mục tiêu của quá trình cổ phần hóa đã thành công về cơ bản, thị trường đã lớn mạnh, với mức tổng vốn hóa toàn thị trường lên đến 40% GDP, thị trường thực sự trở thành "phong vũ biểu" của nền kinh tế, với rất nhiều vấn đề cần quyền tự quyết cao hơn.

    Nắm bắt cơ hội "chia lại thị trường"

    Đất nước ta từ khi trở thành thành viên tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã có động lực mới. Chúng ta không chỉ "chơi" ở ao nhà, với "người nhà" mà để phân tán rủi ro, để phát triển, Việt Nam cũng cần có "tham vọng": Chia lại thị trường toàn cầu.

    Liệu chúng ta có thể "đem chuông đi đánh xứ người" với tiềm lực hạn chế vốn có? Không! Chúng ta cần kết hợp nguồn lực khổng lồ của các định chế tài chính, các tập đoàn đa quốc gia để phát triển nguồn nhân lực vô cùng tiềm năng 70% dân số Việt Nam là thanh niên, để xây dựng một nền móng vững chắc về hạ tầng cho tương lai phát triển.

    Việt Nam đang có cơ hội đó, khi luồng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy vào mạnh (trên 20 tỷ đô la vốn đăng ký năm 2007), cùng với đó là dòng vốn trong dân có động lực đưa vào đầu tư kinh doanh và 2 "làn sóng" mới đầy ý nghĩa là: Kiều hối, nguồn lực "từ bên ngoài" của dân tộc ta và đầu tư tài chính, đầu tư gián tiếp.

    Trước những thuận lợi đó, chúng ta lại để Việt Nam trở thành quốc gia "thiếu khả năng" hấp thụ vốn chỉ vì khả năng dự báo yếu kém, vì bộ máy - hệ thống không thích ứng kịp thời sao? Nếu không được "thay áo" và trao nhiều quyền hơn, UBCKNN sẽ tiếp tục "bắt nhịp" và sử lý chậm hơn diễn biến thị trường.

    Thiệt hại này không chỉ đánh vào lợi ích nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước trong ngắn hạn một vài tháng hay một vài năm mà là chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội cuối cùng, cơ hội ngàn năm có một cho dân tộc và doanh nghiệp bứt phá.

    Với mô hình mới, trực thuộc Chính phủ và do một Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, UBCKNN có thể "tái cấu trúc" thành một "trọng tài" đúng nghĩa. Đó sẽ là nơi quyết định cao nhất các chính sách của một thị trường mới nổi, thúc đẩy thị trường mới nổi đó trở thành thị trường hàng đầu khu vực, thu hút không chỉ các blue - chips của Việt Nam, thúc đẩy cộng đồng kinh doanh hình thành những blue - chips mới mà cái đích cao nhất là thu hút những blue - chips hàng đầu châu lục niêm yết trên thị trường Việt Nam.

    Điều đó giúp biến mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm kinh tế - tài chính mới của châu Á. Việt Nam chỉ có thể làm như vậy khi thống nhất các "bộ óc" về hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính - tiền tệ và công pháp trong một cơ quan quản lý thống nhất: UBCKNN.

    Như tình trạng hiện nay, Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản của Ủy ban, là nơi chịu trách nhiệm về nguồn thu của quốc gia, nên mục tiêu tất yếu của Bộ Tài chính là bảo toàn và phát triển tài sản nhà nước, hay nói cách khác, Việt Nam đang muốn "định giá" các tổng công ty, tập đoàn trong quá trình cổ phần hóa với "giá" cao nhất có thể.

    Trong khi đó, mục tiêu của phát triển thị trường chứng khoán và thị trường vốn không chỉ có huy động vốn mà quan trọng hơn cả là thay đổi hệ thống quản trị, từ đó giúp nền kinh tế có động lực mới tăng tốc.

    Rõ ràng, 2 mục tiêu này sẽ tạo ra xung đột về quan điểm, đó là chưa nói đến, mô hình hiện nay đã gián tiếp tạo ra độ trễ của việc thực thi các chính sách với thị trường.

    Trong khi thị trường biến động nhanh, thì Ủy ban, sau khi nắm bắt tình hình, đề xuất giải pháp, rồi trình hoặc tham vấn Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các bộ này lại phải thảo luận với nhau và các bộ khác rồi trình Chính phủ, khi Chính phủ quyết định thì thị trường đã thay đổi đến chóng mặt.

    "Chính phủ chỉ có thể ban hành chính sách"

    Hôm qua, khi thị trường phản ứng mạnh, tôi có gọi đến vị lãnh đạo Ủy ban để hỏi giúp rất nhiều nhà đầu tư: "Thị trường đang mất niềm tin, Ủy ban có động thái nào "cứu" thị trường? Đã đến lúc chúng ta cho phép mua bán kỳ hạn để bình ổn thị trường".

    Vị lãnh đạo cho biết, Ủy ban đang họp, nhưng cũng cho biết: "Chính phủ không thể "cứu" thị trường, chính phủ chỉ có thể ban hành chính sách. Nhà đầu tư mà thiếu niềm tin thì sẽ rất khó khăn. Còn chuyện cho phép mua bán kỳ hạn thì chưa thực hiện được do chưa ban hành khung pháp lý điều chỉnh".

    Như vậy, có thể thấy, Chính phủ rất quan tâm đến thị trường nhưng chính phủ không thể "can thiệp" hành chính, chính phủ cần sự hợp tác của cộng đồng đầu tư. Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta thiết lập "nhạc trưởng" mới cho thị trường.

    Nếu còn nhiều ý kiến trái chiều, Chính phủ (Thủ tướng) có thể đối thoại trực tuyến với cộng đồng đầu tư với chủ đề: Chính phủ và cộng đồng đầu tư cùng tìm giải pháp phát triển thị trường.

    Qua đó, chính phủ sẽ nắm bắt và đáp ứng đúng hơn nhu cầu thị trường để xây dựng thể chế và chính sách, cộng đồng đầu tư cũng được "bơm" niềm tin trong ngắn hạn và tiếp tục giám sát cũng như đóng góp vào quá trình thực hiện những cam kết của Chính phủ trong dài hạn.
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    "Liều thuốc đắng" của Ngân hàng Nhà nước
    Thứ tư, 20.02.2008, 01:37am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Vang-TienTe/11830/

    Các biện pháp thắt chặt tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) thực hiện đang tạo ra cú sốc lớn đối với các ngân hàng thương mại.

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về tài chính tiền tệ, ngay từ đầu năm, NHNNVN đã thể hiện quyết tâm chống lạm phát bằng một loạt các biện pháp cứng rắn: nâng dự trữ bắt buộc, thắt chặt cho vay chứng khoán, cảnh báo cho vay bất động sản, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn... Gần đây nhất, NHNNVN còn phát hành tín phiếu bắt buộc. Các biện pháp này theo một đại diện cấp cao của NHNNVN là "liều thuốc đắng" giúp kiềm chế lạm phát.

    Tuy nhiên, lãnh đạo cấp cao phụ trách khối nguồn vốn của một ngân hàng quốc doanh nhận xét: "NHNNVN thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát là đúng nhưng cách làm thì lại đang gây ra một sự bất ổn rất lớn trên thị trường tiền tệ. Lẽ ra phải có lộ trình nhưng cách thắt chặt tiền tệ của NHNNVN không khác nào chơi trò ú tim, các ngân hàng không biết đằng nào mà lần". Lãnh đạo của một ngân hàng quốc doanh khác thì nói NHNNVN ra "một seri đòn" để thắt chặt tiền tệ mà không tính toán đúng đến khả năng chịu đựng của các ngân hàng thương mại khiến họ bị "sốc", lẽ ra NHNNVN nên có những cách làm "mềm" hơn để tránh cho thị trường tiền tệ bị sốc kéo dài.

    Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần (có trụ sở chính tại TP.HCM) cho biết, ban điều hành của ngân hàng này gần như không thể lên được kế hoạch phát triển khách hàng, không thể đưa ra được chính sách lãi suất hợp lý; bởi cuộc khủng hoảng tiền đồng do thiếu thanh khoản đang diễn ra. Theo ông này, một trong những lý do khiến thị trường liên ngân hàng những ngày vừa qua rất ít hoạt động và gần như bị tê liệt vì không ít ngân hàng mất lòng tin vào các đối tác đi vay. Ông này cũng cho biết, hầu hết các ngân hàng đang chờ đợi động thái của NHNNVN rồi mới quyết định sẽ làm gì tiếp theo.

    Cuối tuần trước (ngày 15.2), trong phiên đấu thầu thị trường mở vào buổi sáng, cuộc khủng hoảng tiền đồng lên tới mức không thể tin được khi các ngân hàng "cố sống, cố chết" để giành giật bằng được khoản vay từ NHNNVN đưa ra với lãi suất đấu thầu lên tới 30,1%/năm cho các khoản vay từ 1-2 tuần. Giật mình với kết quả của buổi sáng, vào buổi chiều, NHNNVN lập tức bỏ ngay việc đấu thầu lãi suất, chỉ đấu thầu khối lượng với mức lãi suất trần là 15%/năm. Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia về tiền tệ, động thái này cho thấy, NHNNVN đã tính toán không chuẩn tình hình của thị trường nên đã phát đi một tín hiệu không chính xác và biện pháp đấu thầu lãi suất cũng là biện pháp không đúng khi thị trường đã quá căng thẳng. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội bình luận: "Chính vì sợ NHNNVN sẽ dùng các biện pháp còn cứng rắn hơn nên thị trường liên ngân hàng mới rối loạn và các mức lãi suất ngắn hạn như cho vay qua đêm bị đẩy lên mức kinh hoàng, có lúc tới hơn 30%/năm".

    Trả lời Báo Thanh Niên, một quan chức cấp cao phụ trách về chính sách tiền tệ của NHNNVN cho biết sẽ có "hạ cánh mềm" đối với sự căng thẳng về tiền đồng trên thị trường. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này vẫn khẳng định là NHNNVN phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát. Theo thông tin mới nhất, NHNNVN đã thay đổi cách thức đấu thầu trên thị trường mở hằng ngày bằng việc công khai lộ trình cũng như khối lượng các phiên đấu thầu trong cả tuần để tất cả các ngân hàng được rõ. Bên cạnh đó, khối lượng tiền đưa ra cũng tăng từ 3.000 tỉ đồng/ngày lên 5.000 tỉ đồng/ngày.

    Các chuyên gia nói gì ?

    Bình luận về các biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNNVN, tiến sĩ Võ Trí Thành - Trưởng ban Nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói: "Lạm phát cao kéo dài tới 4 năm nay rồi và NHNNVN thắt chặt tiền tệ ngay từ đầu năm nay là đúng vì rủi ro của lạm phát cao là rất lớn. Về mặt ngắn hạn, có thể có sự đánh đổi nhất định đối với tăng trưởng nhưng điều đó tốt hơn là cố gắng đạt được chỉ tiêu tăng trưởng cao mà ở đó tiềm ẩn rủi ro lớn cho tăng trưởngå bền vững". Ông Thành cũng nhận xét: "Điều hành vĩ mô không thể vừa lòng tất cả được. Có những nhóm lợi ích sẽ bị ảnh hưởng nhưng người làm chính sách phải quyết vì lợi ích chung của nền kinh tế".

    Một cựu lãnh đạo cấp cao của NHNNVN nhận xét: "Các biện pháp chống lạm phát là điều hiển nhiên phải làm và thực tế bây giờ mà không làm quyết liệt thì không biết còn có cơ hội nào để làm nữa". Về cách thức thực hiện của NHNNVN, vị lãnh đạo này góp ý: "NHNVN có thể thực hiện chủ trương này (chống lạm phát - PV) một cách mềm dẻo hơn mà không gây ra trục trặc về thanh khoản cho các ngân hàng thương mại". Tuy nhiên, "cũng phải nhìn thấy lỗi của các ngân hàng thương mại trong việc này. Do muốn ăn "dày" nên họ lấy vốn chủ yếu là ngắn hạn để cho vay trung dài hạn hơi bị nhiều và đến kỳ trả nợ thì không có. Khi NHNNVN hành động quyết liệt thì họ bắt đầu kêu là bị sốc" - ông này nói.
  6. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
  7. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Hiệu quả đầu tư thấp cũng là thủ phạm của lạm phát
    Thứ năm, 21.02.2008, 02:55am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/11951/

    Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng đó là nói về đầu tư có hiệu quả. Còn nếu đầu tư không có hiệu quả, thì chẳng những tăng trưởng kinh tế phải tốn nhiều vốn đầu tư hơn, mà còn gây ra lạm phát, xét trên nhiều mặt lạm phát do "chi phí đẩy" và lạm phát do "cầu kéo".

    Bản thân vốn đầu tư sẽ làm cho lạm phát "cầu kéo"; còn đầu tư kém hiệu quả sẽ làm cho lạm phát do "chi phí đẩy". Lạm phát do quan hệ cung - cầu, quan hệ tiền - hàng mất cân đối thường có bề nổi, dễ nhận thấy, nhưng lạm phát do đầu tư không có hiệu quả thì thường là lạm phát ngầm, lúc đầu rất khó nhận thấy, nhưng khi nó bộc phát thì rất cao, rất khó trị và việc trị nó thường phải kèm theo cái giá phải trả không nhỏ, thậm chí còn có thể rơi vào cuộc khủng hoảng. Có nhiều dẫn chứng về mặt này, ở đây chỉ xin nêu ra hai dẫn chứng. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội với ba biểu hiện chủ yếu là: nền kinh tế đã thiếu hụt lại tăng trưởng thấp (không cao hơn bao nhiêu tốc độ tăng dân số - tức là GDP bình quân đầu người vốn đã thấp, lại tăng rất chậm), lạm phát "phi mã" (lên tới 3 chữ số), thất nghiệp cao (lên tới 2 chữ số), cách đây vài chục năm bộc phát ra, nhưng đã tiềm ẩn vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do đầu tư tăng cao nhưng lại kém hiệu quả. Nước Mỹ khổng lồ như vậy, khi lãi suất xuống thấp, việc đua nhau vay thế chấp nhà cửa dưới chuẩn, khi lãi suất tăng trở lại đã gây ra cuộc khủng hoảng nhà đất, kéo theo khủng hoảng tài chính; mặc dù nước Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng thị trường nhà cửa vẫn chưa hồi phục, trái lại nước Mỹ còn đứng trước nguy cơ suy thoái, nay hạ lãi suất nhưng vẫn chưa chặn được, lại còn đứng trước nguy cơ lạm phát.

    Vì vậy, khi truy tìm thủ phạm, xác định nguyên nhân, cũng như tìm giải pháp chống lạm phát, ngoài những yếu tố trực tiếp, có tính bề nổi, còn phải tìm ở yếu tố ngầm, yếu tố sâu xa, đó là hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư được biểu hiện chủ yếu ở chỉ tiêu: một đồng vốn đầu tư đã tạo ra được bao nhiêu đồng GDP (tức là GDP/vốn đầu tư). GDP/vốn đầu tư qua các năm được thể hiện trong biểu đồ trên.

    Một đồng vốn đầu tư năm 2007 đã tạo ra được nhiều đồng GDP hơn ba năm trước đó, hay hiệu quả đầu tư năm 2007 đã có tín hiệu khá hơn ba năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu mà các chuyên gia đưa ra là do tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 cao hơn các năm trước, còn tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước giảm. Việc quản lý vốn đầu tư của khu vực nhà nước năm 2007 cũng được thắt chặt hơn.

    Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, thì về hiệu quả đầu tư của Việt Nam hiện cũng còn những hạn chế, yếu kém. Một, hiệu quả đầu tư năm 2007 thấp hơn các năm từ 2003 trở về trước. Hai, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp hơn nhiều nước. Các nước có tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP chỉ vào khoảng trên dưới 25%, có nghĩa là một đồng vốn đầu tư đã tạo ra được trên dưới 4 đồng GDP, cao gấp rưỡi, gấp đôi của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu do thiết bị kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu; chi phí thuê mua mặt bằng sản xuất, kinh doanh cao, chi phí xã hội còn lớn, trình độ quản lý và tay nghề còn thấp; có một lượng vốn không nhỏ bị chôn vào vàng, đất đai hoặc chạy lòng vòng trên các thị trường mà không đầu tư trực tiếp cho tăng trưởng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Ba, hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước còn rất thấp, thấp hơn khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2007, một đồng vốn đầu tư của khu vực nhà nước chỉ tạo ra được 2,1 đồng GDP), trong khi tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước năm 2007 vẫn còn chiếm tới 43,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguyên nhân chủ yếu do khu vực này còn để thất thoát, lãng phí chiếm tỷ trọng lớn; do bị co kéo nên phân tán, dàn trải, thi công chậm... Bốn, theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2008, thì hiệu quả đầu tư còn thấp hơn năm 2007. Năm 2008, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đưa lên 42%, cao hơn so với tỷ lệ 40,4% của năm 2007, nên 1 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 2,38 đồng GDP, thấp hơn mức 2,48 đồng của năm 2007. Điều đó đặt ra hai vấn đề: hoặc là GDP phải tăng trưởng cao hơn mục tiêu (8,5-9%), hoặc là đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng tốn ít vốn đầu tư hơn kế hoạch, nếu không sẽ tạo ra áp lực lạm phát (cả lạm phát "chi phí đẩy" và cả lạm phát "cầu kéo"). Muốn vậy, cần tăng trưởng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đổi mới mạnh mẽ hơn cơ chế đầu tư, quản lý chặt chẽ hơn nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước, nhất là nguồn từ ngân sách; kéo giá đất xuống; kéo giá vật liệu xây dựng và các chi phí khác liên quan đến đầu tư xây dựng xuống; đẩy nhanh tiến độ thi công; lựa chọn kỹ thuật - công nghệ cao, công nghệ nguồn để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh...
  8. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
  9. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Vì sao các tổ chức đầu tư bán tháo cổ phiếu ?
    Thứ sáu, 22.02.2008, 02:13am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/12091

    Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều có hoạt động đầu tư tài chính. Các ngân hàng hiện đang khan hiếm tiền mặt. Liệu pháp tốt nhất hiện nay của các ngân hàng là tăng lãi suất huy động vốn và bán ra cổ phiếu...

    Có lẽ đây là lần thứ 2 trong lịch sử thị trường chứng khoán (TTCK) VN, phiên giao dịch ngày 21-2, giá chứng khoán hầu như rơi tự do. Trên bảng điện tử, chỉ có dư bán mà không có dư mua. Sau 5 phiên liên tiếp mất điểm, chỉ số VN-Index chỉ còn 710,45 điểm. Thị trường đã rơi vào tình trạng cung ?" cầu hoàn toàn mất cân đối. Trên thực tế, một loạt những biện pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tác động khá mạnh đến tâm lý nhà đầu tư (NĐT); dẫn đến động thái bán ra liên tục không chỉ của các NĐT cá nhân, mà của cả các tổ chức đầu tư trong nước.

    Các tổ chức đầu tư trong nước bắt đầu tháo chạy

    Động thái bán tháo cổ phiếu (CP) của các tổ chức đầu tư trong nước bắt đầu diễn ra liên tục từ những phiên sau Tết đến nay. Họ bán ra không chỉ ở những CP blue-chips mà cả những CP bậc trung và nhỏ. Vì sao, các tổ chức đầu tư ?" những NĐT chuyên nghiệp (đầu tư theo giá trị doanh nghiệp) lại bán ra CP trong thời điểm chỉ số VN-Index ở mức thấp như hiện nay? Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, khá nhiều ngân hàng TMCP có hoạt động đầu tư tài chính đều tránh né không trả lời. Họ cho rằng đây là thời điểm khá nhạy cảm nên mọi thông tin trong thời điểm hiện nay đều không có lợi cho thị trường.

    Theo dõi những diễn biến trên thị trường từ sau Tết đến nay, giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài cũng khẳng định, lượng CP bán ra trong thời gian qua chủ yếu là của các tổ chức đầu tư trong nước chứ không phải của các NĐT riêng lẻ. Ông cho rằng, sau Tết tình trạng khan hiếm tiền mặt đã diễn ra, nguồn vốn để cho vay của các ngân hàng không còn nhiều. Sự hút về 20.300 tỉ đồng thông qua việc mua tín phiếu NHNN sẽ làm cho các ngân hàng thương mại càng thiếu hụt một lượng tiền mặt. Liệu pháp tốt nhất hiện nay là tăng lãi suất huy động vốn và bán ra CP từ hoạt động đầu tư tài chính để rút tiền về, thông qua TTCK.

    Thực tế, thời gian qua, hầu hết các ngân hàng TMCP đều có hoạt động đầu tư tài chính. Lãi hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng năm 2006 chủ yếu từ việc đầu tư mua, bán CP của các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường OTC và thị trường chính thức. Mặc dù việc bán ra CP của các tổ chức đầu tư không nhiều, do giá trị giao dịch trung bình thấp, nhưng việc bán tháo CP của các tổ chức đã kéo thị trường tụt dốc nhanh hơn.

    Nhà đầu tư chuyển vốn qua ngân hàng

    Tâm lý thất vọng bán ra CP đang bao trùm trên các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay. Nhiều NĐT cá nhân sau khi bán ra CP đã bắt đầu rút tiền ra khỏi thị trường. Ông Trần Quang Tuấn, NĐT Công ty Chứng khoán Agriseco, cho rằng hiện nay, các ngân hàng đang đua nhau tăng lãi suất huy động vốn, giá vàng và giá bất động sản đang tăng cao, NHNN lại đang kìm hãm lạm phát, nên đây là thời điểm thích hợp để chuyển vốn sang gửi tiết kiệm - vừa an toàn mà lại vừa không nặng đầu về việc ?olên xuống? như trên TTCK. Với tình hình biến động như hiện nay, khả năng luồng vốn của các NĐT riêng lẻ sẽ chảy về các ngân hàng. Đây cũng là cơ hội quá tốt cho các tổ chức đầu tư tài chính nước ngoài ?" những NĐT chuyên nghiệp có tiềm lực, có kinh nghiệm trên thị trường hiện nay để mua vào CP với giá rẻ.

    Theo quy luật thông thường, khi CP rớt mạnh 3 ?" 4 phiên liên tục thường có những phiên bật trở lại. Nhưng thực tế những biến động vừa qua cho thấy sự bật trở lại chỉ xảy ra vào đợt khớp lệnh thứ 2, đến đợt thứ 3 thì cuộc đổi chiều giá đều bất thành, do một khối lượng cung mới lại tiếp tục được tung ra. Vì vậy niềm tin vào sự phục hồi của TTCK trong thời gian gần là khá mong manh. Nhất là khi các tổ chức tài chính đang chịu áp lực lớn từ việc khan hiếm tiền đồng từ chủ trương siết chặt tiền tệ.

    Nhà đầu tư trong nước bán tháo, nước ngoài tăng mua

    Trong khi thị trường sụt giảm mạnh ở tư thế ?orơi tự do?, NĐT trong nước bán tháo CP thì NĐT nước ngoài lại có dấu hiệu tăng mua trong một hai phiên gần đây. Cụ thể, trên sàn TPHCM, ở phiên giao dịch trước đó, họ đã ?ogom? vào 69 mã các loại với khối lượng trên 1,17 triệu CP, giá trị trên 92,4 tỉ đồng (chiếm 12,8% giao dịch toàn thị trường), trong khi bán ra chỉ 36 mã với khoảng 323.000 triệu CP, giá trị 25,33 tỉ đồng (chiếm 3,52% giao dịch toàn thị trường). Còn ở phiên giao dịch hôm qua (21-2), họ tiếp tục mua nhiều hơn, với khối lượng khớp lệnh trên 1,51 triệu CP, giá trị 119,69 tỉ đồng (chiếm 23,6% giao dịch toàn thị trường). Trong khi bán ra 79.140 CP, giá trị 5,809 tỉ đồng (chiếm 1,15% giao dịch toàn thị trường). Bên cạnh đó, các NĐT nước ngoài còn giao dịch thỏa thuận mua vào 2 CP là DPM (30.000 CP); PPC (25.000 CP). Tại sàn Hà Nội, họ cũng mua vào trên 192.500 CP, giá trị 13,46 tỉ đồng.
  10. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Chủ tịch STB mua vào CP: Cơ hội lớn cho việc tự mở room?
    Thứ năm, 21.02.2008, 06:54pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/12084

    Ngày 20/2/2008, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) TP.HCM thông báo Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Đặng Văn Thành sẽ mua lại 2.000.000 cổ phiếu kể từ ngày 25/2/2008. Hiện tại, ông Thành đang nắm giữ 14.404.710 cổ phiếu (chiếm 3,237% vốn điều lệ). Như vậy, nếu giao dịch thành công thì ông Thành sẽ nắm giữ 16.404.710 cổ phiếu (chiếm 3,687% vốn điều lệ).

    Được biết, dự kiến ngày 17/3/2008, Sacombank sẽ tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2007. Liệu đây có phải là một chiêu lấy lòng các cổ đông của vị Chủ tịch HĐQT này? Hay đây là một động thái nhằm cứu giá cổ phiếu STB khi mà đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (21/2/2008), giá cổ phiếu STB có phiên rớt tự do thứ hai liên tiếp với dư bán khối lượng lớn ở mức giá sàn 53.500đ/cổ phiếu?



    Nhộn nhịp kẻ bán người mua



    Cách đây hơn một tháng, sau khi có thông tin International Finance Corporation (IFC) sẽ bán hơn 8 triệu cổ phiếu STB, trên một diễn đàn mạng có tiếng đã có một ý kiến cho rằng ông Chủ tịch HĐQT sẽ có động thái mua lại cổ phiếu của Ngân hàng mình từ IFC để có thể tự mở room cho STB. Rất nhiều người cứ nghĩ đó chỉ là lời nói đùa, nhưng giờ thì nhiều người lại nghĩ điều đó sẽ thành sự thật.



    Dựa trên những thông tin về giao dịch nội bộ cổ phiếu STB được cập nhật từ Sở GDCK TP.HCM trong thời gian vừa qua, một số chuyên gia cho rằng khả năng ông Thành sẽ mua thỏa thuận 2 triệu cổ phiếu từ IFC là rất lớn. Mặc dù không có thông tin chính xác việc mua bán giữa các tổ chức trong thời gian vừa qua, nhưng chúng ta có thể rút ra bảng tổng kết như sau:



    Tổ chức IFC


    Cổ phiếu




    Đăng ký bán


    8,917,620


    Từ ngày 25/11/2007 đến 25/5/2008.

    Đã bán


    (703,170)


    Bán thỏa thuận cho ANZ ngày 25/11/2007 giá 69.5

    Đã bán


    (5,953,170)


    Bán thỏa thuận cho một vài tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    - Ngày 31/01/2007 bán 3 triệu STB giá 67.5

    - Ngày 21/01/2007 bán 1,5 triệu STB giá 65.0

    - Ngày 14/01/2007 bán 750 nghìn STB giá 64.5

    - ?

    Chưa bán


    2,261,280


    Bán cho ông Thành 2 triệu CP từ ngày 25/02/2008 ???



    Do STB là cổ phiếu ngành ngân hàng nên theo quy định, tỷ lệ sở hữu (room) dành cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) chỉ là 30%. Con số này đã được lấp đầy từ rất sớm và chưa bao giờ nhà đầu tư nước ngoài chịu nhả ra. Đây cũng là một đặc tính rất riêng của hai cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán là STB và ACB. Do đó, nếu ông Thành mua được 2 triệu cổ phiếu từ tay nhà đầu tư nước ngoài sẽ khiến cho con số này lần đầu tiên bị giảm đi. Và điều gì sẽ xảy ra khi room của STB ?obị? vơi đi? Câu trả lời có thể rất dễ tìm từ một sự kiện đã từng diễn ra trong quá kứ giao dịch:



    Sự kiện hy hữu trong lịch sử



    Cách đây đúng 6 tháng, ngày 21/8/2007, một sự kiện được cho là hy hữu đã xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một sự cố trong phiên giao dịch ngày 21/8 đã xảy ra khi Sở GDCK TP.HCM phát hiện room của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB đã được mở đến 49%, trong khi quy định chỉ là 30%. Sự việc được lý giải rằng nhân viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã nhầm lẫn và đưa giới hạn này lên 49% như đối với những doanh nghiệp bình thường khác.

    Ngay lập tức, Sở này đã gửi thông báo khẩn đến đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán đề nghị không nhập lệnh mua STB của NĐTNN nữa Nhưng trước đó, NĐTNN đã không bỏ lỡ cơ hội vàng này và lệnh mua STB ào ạt được đưa ra. Ngay trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa thị trường, gần 1,3 triệu cổ phiếu STB được giao dịch. Điều này khiến giá STB tăng kịch trần lên 54.500 đồng/CP. Số lượng giao dịch này tiếp tục tăng lên đến cuối ngày và tổng cộng có 2.058.810 CP STB được khớp lệnh thành công, trong đó NĐTNN kịp mua vào 1.209.380 CP (chiếm hơn 50% tổng khối lượng giao dịch trong ngày).

    Số lượng giao dịch thành công trong ngày 21/8 được xem là một kỷ lục về lượng giao dịch của STB nói chung và cả kỷ lục về số lượng mua một loại CP của NĐTNN trong một phiên giao dịch. Trong khi phiên giao dịch trước đó, chỉ có 726.980 CP STB được giao dịch và NĐTNN không hề có một giao dịch nào về CP này.



    Điều kỳ diệu sẽ xảy ra



    Hãy cùng nhìn lại thời điểm khi đó và bây giờ, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều nét tương đồng. Khi đó, thị trường cũng đã bước vào những ngày điều chỉnh cuối cùng của một đợt giảm giá mạnh và dai dẳng trước đó. Sau khi có sự kiện STB ngày 21/8/2007, thị trường đã có sự phục hồi nhanh chóng. Hiện tại, giá cổ phiếu STB cũng đang xấp xỉ ở mức cách đây 6 tháng, và thị trường cũng đã trải qua một giai đoạn điều chỉnh kéo dài. Liệu cổ phiếu STB có phải là đầu tàu đủ mã lực để có thể kéo con tàu VN-Index chạy ngược lên dỉnh dốc một lần nữa hay không? Chúng ta hãy cùng hy vọng điều kỳ diệu sẽ xảy ra một lần nữa.



    Hiện nay, vốn điều lệ của Sacombank là 4.448,8 tỷ đồng. Như vậy, nếu việc chuyển giao thành công 2 triệu cổ phiếu từ 1 tổ chức nước ngoài cho 1 người Việt Nam sẽ tạo cơ hội mở hơn 0,449% room cho khối các NĐTNN. Nếu giả thiết mà ai cũng mong đến này sẽ thành sự thật, hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra. Theo quy định, kể từ sau giao dịch T+3 thì room của NĐTNN sẽ tự động được tăng thêm. Như vậy, nếu ngày 25/02/2008 là ngày IFC bán 2 triệu cổ phiếu, thì ngày 29/02/2008 sẽ là ngày mà room tự động mở cho các NĐTNN. Cũng thật đặc biệt khi chỉ 4 năm mới có một ngày, vậy tại sao đó không phải là ngày xảy ra điều kỳ diệu cơ chứ?



    Giới đầu tư đánh giá đây là một nước cờ khá thông minh của người lãnh đạo cấp cao của Sacombank. Quyết định táo bạo này đã dường như đã ngay lập tức lấy được niềm tin cho các cổ đông của STB, nhất là trong bối cảnh nhà đầu tư đang mất dần niềm tin vào thị trường cũng như việc ban lãnh đạo của một số công ty niêm yết liên tục bán tháo cổ phiếu trong thời gian vừa qua.



    Theo kết quả kinh doanh mới công bố trong tháng 1/2008, Sacombank đã đạt 157,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng vốn huy động đạt 60.298 tỷ đồng, tăng 159% so với cùng kỳ năm 2007; tổng dư nợ cho vay là 40.252 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2007 và tổng tài sản là 69.917 tỷ đồng, tăng 162% so với tháng 1/2007.

    Trước đó, tính đến thời điểm 31/12/2007, lợi nhuận trước thuế là 1.452 tỷ đồng, tăng 167% so với năm 2006 (năm 2006 là 543 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2007 của STB đạt 1.280 tỷ đồng tăng 213,8% so với năm 2006 tương đương tăng 872 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2007 đạt 3.647 đồng. Với mức giá 53.500 đồng ngày 21/2/2007, thì P/E của STB chỉ có 14.66. Liệu đây có phải là một cơ hội đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư. Câu trả lời sẽ có trong thời gian tới.

Chia sẻ trang này