ViDeo "Thông tin trước h mở cửa " _ Phân Tích Nhận định TT ( update 24/24h )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 12/02/2008.

5924 người đang online, trong đó có 500 thành viên. 19:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2087 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Sẽ thêm các biện pháp kích cầu
    Thứ sáu, 22.02.2008, 01:50am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/12081/

    Trong 1 - 2 ngày tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ ban hành Chương trình hành động phát triển thị trường chứng khoán năm 2008. Tiến sĩ Nguyễn Sơn (ảnh), Trưởng ban Phát triển thị trường (UBCKNN) cho biết:

    - UBCKNN đã nghiên cứu đưa vào nội dung của Chương trình phát triển thị trường chứng khoán năm 2008, trình Bộ Tài chính việc áp dụng một số kỹ thuật nghiệp vụ khác như: nhà đầu tư được phép mở nhiều tài khoản, được phép mua và bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày giao dịch... Nếu các biện pháp này được mở cũng sẽ là biện pháp kích cầu.

    * UBCKNN ban hành Chương trình hành động vào đúng lúc chỉ số VN-Index rơi tự do, đây có phải là một động tác để thúc đẩy thị trường?

    - Thị trường rơi tự do hay không, không liên quan đến việc đưa giải pháp này. Thị trường tốt hay xấu thì hằâng năm vẫn phải đưa ra chiến lược phát triển chứ không phải thị trường xấu nên mới đưa ra. Tất nhiên kế hoạch cụ thể của hằâng năm cũng dựa vào thực tiễn của thị trường. Giả sử nó tăng trưởng nóng quá thì cũng có giải pháp điều chỉnh cho hợp lý, "lạnh" quá thì giải pháp sẽ phải tập trung vào cái gì. Còn nó yếu kém về khung thể chế, pháp lý thì phải đẩy nó lên.

    * Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các cơ quan chức năng đang tìm cách để kiềm chế lạm phát nhưng các giải pháp để kiềm chế lạm phát thì lại ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, ông thấy sao?

    - Ngày 21.2, Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia họp, trong đó có những vấn đề được đưa ra bàn về chính sách liên quan đến thị trường tiền tệ. Hiện nay mục tiêu đưa ra là kiểm soát lạm phát và kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng 9% do Quốc hội đưa ra. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường trong 2 tháng đầu năm với chỉ số giá đã đến 6%. Như vậy trong 10 tháng còn lại, phải giữ ở mức 3% là việc rất khó. Nhiệm vụ kiểm soát lạm phát dẫn đến chính sách thắt chặt quản lý tiền tệ là điều mà Ngân hàng Nhà nước đang phải làm. Đơn giản nhất của thắt chặt là hút lại tiền lưu thông về, và có thể sử dụng nhiều kênh: tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu ngân hàng trung ương hoặc phát hành tín phiếu thương mại bắt buộc... Việc thu lượng cung tiền đồng về sẽ làm giảm sức ép về tăng cung tiền, giảm lạm phát. Đương nhiên việc này sẽ tác động đến tổng cầu đầu tư cho thị trường chứng khoán. Hiện có cảm giác thị trường chứng khoán đang thiếu tiền, nhìn có vẻ hàng thừa, điều này tạo sức ép tâm lý đối với nhà đầu tư.

    * UBCKNN rất tích cực trong việc thúc đẩy thị trường nhưng thị trường vẫn lao dốc?

    - UBCKNN hỗ trợ thị trường và tâm lý của nhà đầu tư trong giới hạn của mình, vì điều hành chính sách kinh tế vĩ mô có rất nhiều mảng. Mục tiêu của ta hiện nay là kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng thì phải xác định mục tiêu nào là cơ bản. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt quá trong khi lãi suất cho vay cao thì làm sao doanh nghiệp chấp nhận được và như vậy doanh nghiệp sẽ hoạt động khó khăn.
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Tiền nhàn rỗi bỏ vào đâu?
    Thứ tư, 27.02.2008, 06:00am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/12522

    Gửi ngân hàng, mua vàng, chứng khoán, BĐS, trước đây đều có thể và nay cũng có thể. Tuy nhiên thời điểm này người cầm tiền đi đầu tư không tin vào quyết định của mình.

    Bất động sản sẽ không còn nhiều cơ hội? Ảnh: Đ.V

    Câu chuyện thứ nhất: Cuộc tranh cãi giữa địa ốc và chứng khoán

    Sáng 26/2 tại quán cà phê Sỏi Đá trên đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, hai thanh niên Trung và Lưu cãi nhau quyết liệt về việc đầu tư vào kênh nào sẽ hiệu quả. Trung nói rằng nếu có tiền trong tay, anh sẽ vẫn tiếp tục mua đất. Còn Lưu nói rằng anh sẽ mua chứng khoán.

    ?oĐất vẫn là kênh đầu tư tốt nhất. Nếu thị trường có gì thì đó vẫn là tài sản của mình. Nếu giá xuống càng dễ có cơ hội sinh lời cao. Còn chứng khoán bấp bênh khó đoán, chưa biết còn suy sụp tới đâu? - Trung nói.

    ?oLàm gì có chuyện đó! - Lưu cãi lại - Giá chứng khoán đã đến hồi quá rẻ, đừng chờ đáy, mà mua vào đã có lợi rồi. Còn BĐS đầy rủi ro. Sắp tới đây ngân hàng đã siết cho vay, BĐS chỉ có lỗ?.

    Cứ thế hai bạn trẻ cãi qua cãi lại và nhờ Nam, một bạn cùng bàn, phân giải. Nam giơ hai tay ra dấu đầu hàng: ?oTốt nhất hai ông đem mua vàng hoặc gửi ngân hàng cho bớt rủi ro?.

    Câu chuyện thứ hai: Chuyên gia cũng đầu hàng!

    Ông Vinh, một chuyên gia lĩnh vực kinh tế - tài chính hẳn hoi, kể rằng sáng nay vợ ông quyết định mang 500 triệu đồng đi mua chứng khoán. Mặc dù ông đã bảo rằng hãy chờ xem động thái vài hôm nữa xem sao, nhưng bà đã quá sốt ruột và quyết định không nghe lời ông nữa.

    Khi ra đến công ty chứng khoán, bà không biết nên mua mã nào, bèn gọi điện thoại về hỏi ông. Vị chuyên gia này bảo: ?oCứ mua đại, mã nào cũng được?.

    Theo các chuyên gia kinh tế, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt nhất. Ảnh: Đặng Vỹ

    ?oCủa đáng tội, bà xã của tôi hoàn toàn không biết gì về chứng khoán cả. Kể cả đọc mã chứng khoán, bà cũng không biết? - ông Vinh thú nhận. Thông thường bà nhờ người em chồng mua chứng khoán, nhưng lần này quyết định tự mình mua.

    Không biết mua gì

    Ông Nguyễn Dũng, trú tại phường Tân Sơn Nhì quận Tân Phú, sau Tết đã chuẩn bị 500 triệu đồng để theo những tay buôn bán địa ốc đi mua đất. Thế nhưng đến giờ này ông vẫn chưa giải ngân được đồng nào.

    ?oCái gì cũng thay đổi như chong chóng, không biết đường nào mà lần? - ông Dũng nói.

    Tình trạng ôm tiền ngồi nhìn như ông Dũng hiện tại đang khá phổ biến. Trung, nhân viên một cơ quan kinh doanh tài chính, cho biết người quen của anh đang có 1 tỷ đồng nhưng không biết làm gì, đang nhờ người biết kinh doanh sử dụng, tiền lời có thể chia sẻ.

    Người bạn của Trung trước đây đã từng mua đi bán lại vài lô đất, nhưng giờ không dám tham gia vào đất đai nữa.

    Trước đây trong điều kiện bình thường tức không có gì biến động, mọi kênh đều thu hút được tiền nhàn rỗi. Người ta có thể đầu tư vào BĐS, mua vàng, mua chứng khoán, hoặc gửi ngân hàng mà không hề cân nhắc, bận tâm, nhưng nay khi cầm tiền đi đầu tư, ai cũng mang tâm trạng đắn đo.

    Bởi lẽ lãi suất ngân hàng hiện tại có hấp dẫn nhưng chưa ổn định. Ảnh: Đ.V

    ?oVàng thì giá đã quá cao không còn hy vọng tăng nữa. BĐS lại có thể trên đà đi xuống rồi đóng băng. Chứng khoán thì đến giờ chưa dấu hiệu gì sáng sủa. Còn ngân hàng hết tiền đồng, liệu đến khi hết kỳ hạn gửi có trả được tiền cho mình không?? - Trung là người làm trong cơ quan kinh doanh tiền tệ mà cũng phải băn khoăn.

    Đã bắt đầu nhìn thấy cơ hội?

    Tiến sĩ Lê Vũ Nam, chủ nhiệm ngành Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán Khoa Kinh tế Trường Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng bỏ tiền vào đâu thời điểm này đúng là một lựa chọn khá khó khăn.

    ?oĐầu tư vào đâu, ngoài việc phân tích đặc điểm của từng lĩnh vực, còn phụ thuộc vào bản lĩnh của từng người và mặt hàng cụ thể khi mua. Có người mua chứng khoán lỗ, có người mua chứng khoán vẫn lãi? - Tiến sĩ Nam nói.

    Tiến sĩ Nam nhận định: BĐS còn phải chờ một khoảng thời gian nữa để đi vào ổn định, lúc này sẽ chưa tiên liệu được kết quả. Vàng thì giá đã cao, giờ khó còn có cơ hội cho người mới vào. Lãi suất huy động của ngân hàng hiện nay khá cao nhưng sau khi ngân hàng đã huy động đủ số tiền để làm nghĩa vụ với Nhà nước, chắc chắn sẽ điều chỉnh giảm xuống. Chỉ duy có chứng khoán hiện nay giá đã giảm xuống rất thấp, có thể đây sẽ là kênh đầu tư có nhiều ưu điểm.

    Theo Tiến sĩ Nam, giá chứng khoán đã giảm đến 40-50%, và theo nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài, khi thị trường giảm đến 40% là đã về với giá trị hoặc dưới giá trị. Vậy nên có thể mua vào vì đã có lãi.

    ?oNếu thị trường có giảm một vài phiên nữa cũng không đáng ngại vì đó chỉ là quán tính tâm lý? - ông nói.

    Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, cũng cho rằng nếu ông có đất thì giai đoạn này sẽ bán ra, và đầu tư vào chứng khoán. Theo tiến sĩ này, thời điểm hiện nay không phải quá cân nhắc về việc mua chứng khoán vào nữa.

    ?oNếu không có bất cứ kiến thức gì thì có thể gửi ngân hàng, với lãi suất cao như hiện nay có thể kéo dài trong 3 tháng. Nhưng tốt nhất vẫn là kênh chứng khoán. Nếu biết cơ cấu lại danh mục đầu tư, lợi nhuận vẫn có thể đạt tới 20-30%?.

    Cũng như Tiến sĩ Lê Vũ Nam, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho rằng giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện cơ hội kinh doanh.

    ?oLúc này là cơ hội cho người có tiền, có tri thức, chấp nhận rủi ro và biết nắm bắt thời cơ? - Tiến sĩ Dương khẳng định.
  3. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Sẽ cho ngân hàng mất khả năng thanh toán vay vốn
    Thứ tư, 27.02.2008, 08:20pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Vang-TienTe/12646

    Trước vấn đề lãi suất ngân hàng tăng quá ?onóng?, ngày 27/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM đã họp với các lãnh đạo ngân hàng trên địa bàn về những giải pháp điều hành ngân hàng trong thời gian tới.



    Mới ngày 26/2 một số ngân hàng còn tăng lãi suất huy động vốn nhưng đến 27/2 thì đã hạ lại ở mức 12%/năm. Ảnh: VNN



    Ông Vũ Huy Toản, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho hay, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn.



    Nguyên nhân chính là do giá cả hàng hoá có xu hướng tăng ở mức cao gây sức ép lớn đối với việc kiểm soát tiền tệ để chống lạm phát. Bên cạnh đó, việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng chậm, việc thu hồi nợ gặp khó khăn do lãi suất cho vay tăng ở mức cao và khả năng cho vay mới hạn chế, đồng thời nhiều khách hàng vay lại có biểu hiện chây ì trả nợ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn khả dụng chưa thể sớm khắc phục.



    Hơn nữa, trong tháng 3/2008 này ngân hàng phải mua tín phiếu bắt buộc khoảng 20.300 tỷ đồng, số tiền này tương đương với 2% tổng vốn huy động của các ngân hàng và vào khoảng 3%-4% số vốn huy động bằng VND. Như vậy, mức dự trữ bắt buộc thực chất bằng tiền đồng đã vào khoảng 15%, một tỷ lệ khá lớn, nhất là trong tình trạng đang khan hiếm tiền đồng. Khi khả năng thanh khoản của nhiều ngân hàng đang rất căng thẳng thì việc vay mượn tiền lẫn nhau rất khó.



    Do vậy, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/1/2008 về việc đảm bảo kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức phù hợp, đồng thời hỗ trợ vốn kịp thời cho ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn thanh toán, và ổn định thị trường tiền tệ.



    Trước mắt từ hôm nay đến ngày 31/3/2008 sẽ tập trung vào các giải pháp đảm bảo an toàn thanh toán và ổn định cho thị trường tiền tệ, như bố trí hỗ trợ thường xuyên nhu cầu vốn thanh toán thông qua nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thu nợ các khoản vay đến hạn, nhưng tiếp tục đưa tiền ra ở mức hợp lý để hỗ trợ đủ nhu cầu thanh khoản cho thị trường, áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng, ấn định trần lãi suất xoay quanh mức 11%/năm, kỳ hạn từ 7-28 ngày.



    NHNN sẽ bố trí vốn dự phòng để sẵn sàng cho vay tái cấp vốn đặc biệt đối với các ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán và giao cho Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM chủ động xử lý theo cơ chế do Thống đốc NHNN quyết định.



    Đồng thời, tăng lượng tiền cung ứng cho mua ngoại tệ so với 2 tháng đầu năm và giám sát chặt các ngân hàng thương mại cổ phần có qui mô nhỏ, đang huy động vốn với lãi suất rất cao trên thị trường để kịp thời xử lý tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán.



    Bên cạnh đó, thanh tra NHNN sẽ giám sát chặt chẽ việc chấp hành các qui định của NHNN để đảm bảo các tỷ lệ an toàn của ngân hàng thương mại.



    Ngay trong chiều 27/2 một số ngân hàng đã công bố giảm lãi suất theo mức 12% theo như chỉ thị của Thống đốc NHNN. Cụ thể, Techcombank cho hay từ 28/2/2008 sẽ áp dụng mức lãi suất mới là 12%/năm cho kỳ hạn từ 1-12 tháng; Ngân hàng Phương Đông (OCB) áp dụng 10,76%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 10,09%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.



    Còn tại Ngân hàng Đông Á (Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận) đến lúc 18h30 ngân hàng này vẫn còn các quầy làm việc ngoài giờ và vẫn áp dụng mức huy động vốn cũ là 13,56%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
    Vấn đề lãi suất ngân hàng bắt đầu căng thẳng từ những ngày sau Tết Nguyên đán, theo ông Toản, do năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại còn nhiều mặt hạn chế đã làm cho cung - cầu vốn và lãi suất trên thị trường biến động mạnh. Mặt bằng lãi suất chung trước Tết Nguyên đán chỉ ở mức 9 -10%/năm nhưng hiện đã lên đến từ 13-14%/năm.



    Kéo theo đó, thái độ và khả năng liên kết hệ thống của các ngân hàng để hỗ trợ nhau còn yếu, có biểu hiện ?osát phạt? nhau về lãi suất, tạo cơ sở cho khách hàng gửi tiền ?olàm giá, đòi tăng lãi suất? hoặc rút tiền đi chuyển sang nơi khác làm suy yếu đáng kể khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản.



    Theo đó, một số ngân hàng thương mại có qui mô nhỏ có biểu hiện thiếu hụt thanh khoản lớn, chưa thể sớm khắc phục như không trả nợ được đúng hạn các khoản vay trên thị trường ngân hàng, nhiều lần tăng lãi suất huy động cao hơn mặt bằng chung khoảng 1-2% trong tháng 2/2008 này. Nhìn chung, tổng số vốn huy động của các ngân hàng đầu năm nay tăng chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước và có biểu hiện gặp khó khăn.
  4. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Lãi suất trần 12%, lại thêm một giải pháp tình thế!
    Thứ năm, 28.02.2008, 07:22am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Vang-TienTe/12655

    Việc NHNN đưa ra mức lãi suất trần 12% áp dụng ngay trong hôm 27-2 đã buộc các ngân hàng phải dừng cuộc đua lãi suất diễn ra suốt hai tuần nay.

    Theo nhận định của những người trong ngành thì biện pháp hành chính này là đúng nhưng chỉ mang tính chất tình thế.

    Tại sao là 12%?

    Giải thích vì sao mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 12%, NHNN cho rằng vì dựa trên mức lạm phát năm 2007 (trên 12%), trong khi chủ trương của Chính phủ là không để lãi suất âm. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến nói: "Do vậy, ít nhất lãi suất tiền gửi 12% là đảm bảo không âm rồi, nếu hơn mức này thì cao quá, không phù hợp. Biện pháp này nhằm mục đích không gây khó khăn cho các ngân hàng cũng như nền kinh tế".

    NHNN lý giải, một số ngân hàng nhỏ đã cho vay vượt quá khả năng huy động của mình, có ngân hàng dư nợ cho vay bằng 264% huy động, và đã dựa vào nguồn trên thị trường liên ngân hàng để cho vay. Khi có yêu cầu đóng dự trữ bắt buộc, các ngân hàng này không đủ vốn để trả lại cho các ngân hàng bạn, buộc lòng phải tăng lãi suất huy động để thu hút vốn, dẫn tới cuộc đua lãi suất vừa qua.

    Thực tế là liên tục những ngày qua, lãi suất ngân hàng đã bị đẩy lên rất cao và các ngân hàng thi nhau hút khách hàng bằng biểu lãi suất vô cùng hấp dẫn. Cụ thể, chiều hôm qua (26-2), Ngân hàng Techcombank đã đưa ra biểu lãi suất mới, lên tới 14,2%. Tăng mạnh nhất là Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank). Ngân hàng này đã tung ra sản phẩm tiết kiệm mới ?oTiết kiệm cho triệu phú? mà theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tất cả các kỳ hạn từ 1 đến 13 tháng là 14,4%/năm. Đây là mức lãi suất kỷ lục trên thị trường tiền gửi ngân hàng Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

    Chính vì vậy, công điện của NHNN đã yêu cầu cácngân hàng thương mại"điều chỉnh lãi suất huy động vốn bằngViệt Namđồngở mức hợp lý, phù hợp với nguyên tắc, không để lãi suất âm nhưng không vượt quá 12%/năm, nhằm chấm dứt tình trạng dịch chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại, gây xáo trộn thị trường tiền tệ".

    Cũng theo công điện này, NHNN đã và đang có các biện pháp hỗ trợ vốn thanh toán cho các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng cổ phần có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, cácngân hàng quốc doanh tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác của NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán và hỗ trợ vốn cho cácngân hàng thương mạitrên thị trường liên ngân hàng, với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng với 1,0%/năm.

    Trong cuộc họp giữa NHNN chi nhánh TPHCM và giám đốc các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố sáng 27-2, NHNN cũng cho biết sẽ áp dụng một số biện pháp bình ổn thị trường trong thời gian từ 25-2 đến 31-3. Đó là tiếp tục đưa tiền ra ở mức hợp lý để hỗ trợ nhu cầu thanh khoản (nhu cầu vốn trong hoạt động thanh toán) cho thị trường, áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng, ấn định trần lãi suất xoay quanh mức 11%/năm, kỳ hạn 7-28 ngày, tăng lượng tiền cung ứng cho mua ngoại tệ so với hai tháng đầu năm.

    NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn khẩn trương họp lại với nhau với sự tổ chức và tham gia của giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM để thống nhất mức lãi suất huy động, tránh tình trạng giành giựt khách hàng tiền gửi, đảm bảo đến đầu quí 2 năm nay khắc phục được tình trạng thiếu hụt vốn trong thanh toán. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng ngày hôm nay đứng ở mức 8-9%.

    Các chính sách cần đồng bộ

    Trước yêu cầu của NHNN, các ngân hàng hiện đang phải ngồi lại với nhau để đưa ra một giải pháp phù hợp.

    Theo Ngân hàng Techcombank (là đơn vị đã đưa mức lãi suất tiền gửi lên đến 14,2%/năm), nếu như chỉ một ngân hàng thực hiện thì biện pháp này sẽ không có ý nghĩa mà nó phải được thực hiện đồng thời tại tất cả các ngân hàng có mức lãi suất cao hơn so với chỉ đạo chung của Thống đốc NHNN. "Hiện tại, chúng tôi đang liên hệ với các ngân hàng khác và phối hợp với các vụ chức năng bên NHNN để lên lộ trình điều chỉnh phù hợp với công điện của thống đốc. Riêng về phía Techcombank, chúng tôi sẵn sàng thực hiện bất cứ lúc nào khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngân hàng thương mại và sự chỉ đạo của NHNN," ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Techcombank, cho biết.

    Hầu hết các ngân hàng thương mại đều không phản đối trước việc bị áp lãi suất trần.

    Ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank,khẳngđịnhông ủng hộ việc đưa ra lãi suất trần của NHNN vì nếu không có mức trần này thì cuộc đua lãi suất không biết sẽ tiếp diễn tới đâu và những ngân hàng không muốn cũng buộc phải tham gia. Việc áp dụng ngay mức lãi suất trần 12% sẽđẩy lùitình hình biến động tiền gửi tại các ngân hàng.

    Phó tổng giám đốc một ngân hàng nói rằng thực ra hiện nay chỉ có một số ít các ngân hàng thương mại có mức lãi suất huy động cao hơn 12% và không phải ai cũng muốn chạy theo lãi suất nên ít ai phản đối quyết định này.

    Tuy nhiên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Phó tổng giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, cho rằng việc áp dụng lãi suất trần về mặt quản lý nhà nước là đúng vì đây là một công cụ điều hành, nhưng xét trên phương diện kinh tế thì thể hiệnsự can thiệp sâu vào nền kinh tế. Theo ông, NHNN có thể sử dụng các công cụ khác như lãi suất cơ bản hay cung tín dụng? để làm nhẹ cuộc đua lãi suất vừa qua

    Ông Vũ Thành Tự Anh cho biết các chính sách tiền tệ của NHNN và các chính sách khác chưa đồng bộ để thực hiện mục tiêu kềm chế lạm phát. Các giải pháp của NHNN hiện nay là giải pháp sau nhằm giải quyết hậu quả của giải pháp trước nên không có tính căn cơ. Điều này sẽ dẫn tới việc huy động của ngân hàng trong thời gian tới gặp khó khăn vì lãi suất thực đang âm sẽ không hấp dẫn người gửi tiền, điều này lại đi ngược với ý muốn chống lạm phát của Chính phủ là hút vốn về kênh ngân hàng.
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Thủ tướng Chính phủ: "Không để chứng khoán đi xuống"
    Thứ ba, 04.03.2008, 09:05pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13329/

    Bên cạnh việc đưa ra một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, trong văn bản 319/TTG-KTTH, vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng chính thức ký ban hành, Thủ tướng Chính phủ *************** cũng đã chỉ đạo nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường chứng khoán.

    Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sớm hoàn thiện Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng TTCK; thực hiện các biện pháp khôi phục, phát triển thị trường, không để thị trường đi xuống.

    Thủ tướng cũng yêu cầu UBCKNN phải có tiến trình cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) các DNNN, nhất là các tổng công ty và DN lớn; không nên chỉ lấy việc bán cổ phiếu với giá cao nhất làm chuẩn để IPO.

    Việc cho vay đầu tư chứng khoán, theo chỉ đạo của Thủ tướng, vẫn tiếp tục triển khai Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 của Ngân hàng Nhà nước nhưng cần tuyên truyền rõ nội dung của Quyết định, tránh tạo yếu tố tâm lý cho rằng Nhà nước chủ trương thu hẹp thị trường.

    Mô tả ảnh.

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm hoàn thiện Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng TTCK; thực hiện các biện pháp khôi phục, phát triển thị trường, không để thị trường đi xuống. (Ảnh: thitruong.vn)

    Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý, việc thành lập thêm các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại cổ phần cần phải được kiểm soát, bảo đảm đầy đủ các điều kiện và tiêu chí quy định; đồng thời cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán phát triển, nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động, góp phần tăng nhanh quy mô thị trường.

    Thủ tướng Chính phủ đồng ý để các cơ quan chức năng nghiên cứu một số cơ chế để hỗ trợ phát triển thi trường vốn Việt Nam.

    Cụ thể nghiên cứu về khả năng cho phép thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để quản lý các quỹ đầu tư huy động vốn ở nước ngoài.

    Nghiên cứu về quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với chứng khoán chưa niêm yết theo hướng không được cao hơn mức áp dụng hiện nay đối với các công ty niêm yết.

    Đồng thời, nghiên cứu việc cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có thể mua vào một số cổ phiếu loại tốt, có hiệu quả và tính thanh khoản cao trong những trường hợp cần thiết.

    Đề xuất 9 giải pháp ổn định TTCK

    Chiều ngày 4/2, đại điện UBCK, các công ty chứng khoán, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam đã có cuộc họp để bàn các biện pháp cấp bách nhằm ổn định thị trường. Tại đây, các công ty đã đề xuất rất nhiều giải pháp mà trước đó đã được bàn bạc kỹ.

    1. Bộ Tài chính tạm dừng phát hành Trái phiếu Chính phủ

    2. Tổng công ty Quản lý vốn Nhà nước tạm dừng việc thoái vốn, ngưng bán bớt cổ phần đối với các công ty đang ký lên sàn giao dịch

    3. Nâng tỷ lệ nắm giữ của các công ty đại chúng chưa niêm yết lên 49%

    4. Xúc tiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam nhằm ngăn chặn đà suy giảm dòng vốn này, tăng vốn cho phát triển kinh tế

    5. Các công ty chứng khoán tạm thời dừng việc bán tự doanh, nên có chiến lược mua vào đối với các cổ phiếu tốt, các công ty chứng khoán là người tạo lập thị trường để cân đối bên bán - bên mua

    6. Khi chứng khoán đang suy giảm đề nghị các công ty chưa nên giải tỏa cần cầm cố trước hạn

    7. Chính phủ nên công bố công khai rõ ràng một số chính sách cho thị trường phát triển kể các chính sách thuế, sự hỗ trợ của các ngành để thị trường phát triển ổn định.

    8. Đề nghị UBCK sớm cho triển khai nhanh các nghiệp vụ: nghiệp vụ ký quỹ, bán khống

    9. Tạm giảm tiến độ thành lập các công ty chứng khoán mới, triển khai sớm mô hình công ty đầu tư.

Chia sẻ trang này