Việc in tiền của các ngân hàng trung ương phụ thuộc vào cái gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chulee, 31/10/2011.

7892 người đang online, trong đó có 1073 thành viên. 10:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 27999 lượt đọc và 194 bài trả lời
  1. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Trích:
    rulebreaker viết lúc 22:00 - 07/12/2011 [​IMG]

    Từng có lúc tiền ***** đổi gần 1 ăn 1 với tiền Obama, Rúp Nga. Ngoảnh đi ngoảnh lại thế nào mà Obama lại ăn 21 nghìn tiền của Cụ.;));));))

    Mất giá ~21000 lần, chưa kể chính tiền Obama cũng mất giá .
    Tính theo tỷ lệ % thì thật là khủng khiếp (2.100.000% ?)-----------> Có thể thấy công nhân in tiền của ta vất vả thế nào . [FONT=Arial][SIZE=2]
    Chúng ta đã,đang và sẽ phát huy kinh nghiệm in tiền tích luỹ từ nhiều năm qua :
    [/SIZE][/FONT]
    Ngân Hàng Nhà Nước VN dự trù bơm thêm 300 ngàn tỉ đồng vào thị trường từ nay tới cuối năm.
    http://abcvietnamese.wordpress.com/2...B0%E1%BB%9Dng/

    Có thể hiểu và thông củm tại sao dân toàn găm đô,vàng ,BĐS... trừ khi bị quốc hữu hoá thì mới chấp nhận về 0 .

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    http://ucchau.net/modules/newbb/view...p?topic_id=805
    Ngân Hàng Trung Ương có quyền tối thượng để kiểm soát mức lạm phát. Nếu giữ quân bình và ổn định số lượng tiền tệ cung cấp, vật giá thị trường sẽ ổn định. Nếu cung cấp số lượng tiền lớn vào nền kinh tế, vật giá sẽ nhảy vọt rất nhanh, hay nói cách khác là lạm phát.
    Thế giới ngày nay theo hiến pháp, bất cứ chính quyền nào cũng có quyền in tiền mà người dân buộc phải chấp nhận giá trị của nó.
    Thực tế bất cứ quốc gia nào cũng in tiền. Hoa Kỳ chỉ in một số lượng nhỏ bằng 3% tổng số lợi tức quốc gia trong khi Ý và Hy lạp in trên 10%. Các quốc gia có mức lạm phát tăng nhanh như Việt Nam thường lấy việc in tiền làm nguồn lợi tức chính.
    Đã biết in tiền càng nhiều lạm phát càng cao, và lạm phát càng cao lại in tiền càng nhiều để cung ứng cho nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Lạm phát được xem như là một loại thuế vô hình đánh trên những ai giữ tiền trong tay.
    Lenin đã từng tuyên bố cách tốt nhất để hủy diệt hệ thống kinh tế Tư Bản là làm cho đồng tiền của họ bị phá giá.
    VNĐ phá giá do ai ???Tự huỷ diệt chăng ????Hay là đất tốt giúp mọc lên các tập đoàn mới như TĐ Bản Việt ???????????

  2. bigass

    bigass Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2011
    Đã được thích:
    3
    chỉ có lợi chứ không thấy răng ;))
  3. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    :))
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20110104094446292CA39/du-bao-gia-vang-2011.chn

    Nếu Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ vàng từ 1,7% lên 2 - 3% đồng thời dự trữ ngoại hối của họ tăng thì điều này sẽ đặt ra một sức ép lớn lên cung vàng và giá vàng.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }


    Vàng đã trải qua các đợt tăng giá vượt xa mọi dự báo trong năm 2010. Vàng sẽ tiếp tục diễn biến ra sao trong năm 2011?

    Thanh Niên xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia trong lĩnh vực này: ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn - SJC và NH TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).


    Tăng 40 lần trong 40 năm

    Trước khi dự báo về giá vàng năm mới, chúng ta hãy nhìn lại quá khứ để từ đó rút ra những bài học, là cơ sở tham khảo quan trọng cho dự báo 2011.

    Năm 1971, Tổng thống Mỹ là R.Nixon quyết định hủy bỏ quy định: muốn phát hành ra thị trường 35 USD thì bắt buộc phải có 1 ounce vàng (31,1034 gram) bảo chứng. Từ đó đến nay, giá vàng đã tăng liên tục, tháng 12.1971: 35 USD/ounce, tháng 10.1980: 850 USD/ounce, tháng 1.2005: 424 USD/ ounce, tháng 1.2010: 1.117,8 USD/ounce, ngày 7.12.2010 giá vàng đã lên đến 1.432,50 USD/ounce phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại từ trước đến nay.

    Như vậy, trong 40 năm, giá vàng đã tăng gần 40 lần mà nguyên nhân chủ yếu là do USD liên tục bị mất giá. Chỉ tính riêng năm 2010, USD đã bị mất giá 26%. Những năm qua, khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… đều bị suy giảm nghiêm trọng.

    Các nhà đầu tư và cả người dân muốn bảo vệ giá trị tài sản của mình đều phải tìm đến vàng như một công cụ tất yếu. Có một kết luận rất đáng suy ngẫm: “Tiền thì bất cứ chính phủ nào trên thế giới cũng có thể in được nhưng vàng thì không”.

    Lịch sử 40 năm gần đây của vàng đã cho thấy xu hướng diễn biến chính của giá vàng tương lai khi những điều kiện cho sự tăng giá này hầu như không thay đổi trong năm 2011. Các nhân tố dưới đây có thể sẽ tiếp tục tác động lớn đến xu hướng tăng giá vàng năm 2011.

    Theo thống kê thì có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nợ công của Chính phủ Mỹ và giá vàng: Năm 2010, nợ công của Chính phủ Mỹ là 13.800 tỉ USD thì giá vàng trung bình là 1.350 USD/ounce, dự báo năm 2011 nợ công 15.300 tỉ USD/giá vàng sẽ là 1.500 USD/ounce, năm 2012 nợ công 16.500 tỉ USD/giá vàng sẽ là 1.663 USD/ounce.

    Chương trình nới lỏng tiền tệ đợt QE2 (Quantiative easing 2) 600 tỉ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thực chất là in thêm tiền để cứu nền kinh tế Mỹ. Trước đó, năm 2008, Fed cũng đã có chương trình nới lỏng tiền tệ QE1 với mức dự kiến ban đầu 800 tỉ USD nhưng sau đó con số này đã lên đến 1.700 tỉ USD nhưng bị đánh giá là không có hiệu quả. Nay, với QE2, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là quy mô của QE2 rồi sẽ không dừng lại ở con số 600 tỉ USD, giống như QE1.

    Như vậy, một lượng USD khổng lồ được in và bơm ra thị trường. Dòng tiền nóng này được đưa vào lưu thông đã và sẽ làm cho lạm phát tăng lên không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước có dòng tiền này đổ vào do có sự chênh lệch lãi suất lớn giữa Mỹ và các nước. Do vậy, vàng tăng giá là điều không tránh khỏi. Theo thống kê, năm 2010 khi USD mất giá 26% thì giá vàng tăng 37%, đây là năm thứ 10, giá vàng tăng liên tiếp.

    Nhu cầu mua tiếp tục tăng

    Đối phó với dòng USD “nóng” đó của Mỹ, các nước mà đáng chú ý nhất là Trung Quốc, đã lập ra các quỹ kinh doanh vàng ETF’s (Exchange Trade Funds). Đến nay, các quỹ ETF đã mua khoảng 2.000 tấn vàng, chỉ riêng quý 2/2010, các nhà đầu tư trong quỹ này đã mua vào 274 tấn. Hiện lượng vàng họ nắm đang đứng hàng thứ sáu thế giới. Nếu các ETF giữ tốc độ mua như vậy, thì đến năm 2012 Trung Quốc sẽ vươn lên thứ 3 về lượng vàng nắm giữ chỉ sau Mỹ và Đức.

    Hiện nay, với dự trữ 2.600 tỉ USD thì vàng chỉ chiếm 1,7% trong tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện ở mức 1.054 tấn. Nay, nếu Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ vàng từ 1,7% lên 2 - 3% và đồng thời lượng dự trữ ngoại hối của họ tăng lên đều đặn thì nhu cầu này sẽ đặt ra một sức ép hết sức lớn và đều đặn lên việc cung vàng và giá vàng.

    Hiện nay, Mỹ là quốc gia dẫn đầu về dự trữ vàng thế giới với 8.133 tấn chiếm 78,9% dự trữ ngoại hối quốc gia, 8 nước còn lại và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong top 10 gồm Đức (3.412 tấn, 71,5%), IMF (3.217 tấn), Ý (2.702,6 tấn, 66,5%), Pháp (2.987 tấn, 72%)... dự trữ một tổng lượng vàng là 24.080 tấn.

    Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) các nước sau một thời gian 20 năm chỉ bán ra số lượng vàng khoảng 4.500 tấn, nay cũng bắt đầu mua vào. Năm 2009, NHTƯ Trung Quốc mua vào 450 tấn, NHTƯ Ấn Độ mua 200 tấn, NHTƯ Nga mua 71 tấn, NHTƯ Hàn Quốc tháng 10.2010 cũng tuyên bố sẽ dành một phần quỹ dự trữ ngoại hối 290 tỉ USD của họ để mua thêm vàng dự trữ. Ngoài ra, NHTƯ Thái Lan, Bangladesh, Sri Lanka cũng tham gia mua vào với số lượng nhỏ hơn.

    Theo Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng tích trữ của năm 2009 đã tăng 44% do nhiều nhà đầu tư muốn nhận vàng thật thay cho vàng ảo trong tài khoản như trước đây. Tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quý 3/ 2010 đã tăng lên mức kỷ lục là 9,6 tỉ USD, tăng 60% so với năm 2009.

    Phản ứng với QE2, khu vực dầu mỏ Trung Đông là Trung tâm Tài chính quốc tế Dubai (DIFOA), Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC) và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) đều tuyên bố sẽ tăng dự trữ vàng để bảo vệ trực tiếp đồng nội tệ của họ chống lại các loại tiền giấy đang bị hạ giá ở Mỹ - châu Âu.

    Theo Lê Hùng Dũng
    Thanh Niên
  5. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Tính cả sự mất giá đồng ĐÔ thì thui rùi lượn ơi !
    =((=((=((=((=((=((=((
  6. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Nghe đồn cái máy in tiền nằm ở Úc hỏng ????
  7. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    ????
  8. nongdan21

    nongdan21 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cũng xin nói rằng,nếu không in tiền và quay trở lại bản vị vàng thì thị trường chứng khoán cũng chả tồn tại để làm gì, chừng nào vẫn còn tồn tại thị trường tài chính thì chừng đó vẫn phải dùng tiền giấy, tiền tín dụng. Câu chuyện vàng chỉ là cuộc chiến chính trị giữa bên in tiền và bên "làm tiền" thôi. TQ muốn tăng dự trữ vàng chẳng qua cũng muốn đoạt lấy cái quyền cung ứng tiền cho thế giới mà thôi, chứ chả đời nào họ muốn quay lại chế độ bản vị vàng đâu.
  9. sonson68

    sonson68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2008
    Đã được thích:
    75
    bác Đông nào thế nhỉ :-??
  10. nongvandan

    nongvandan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Chưa đúng hẳn! Cần bổ sung là; xem xem ngân lượng chuyển đóng học cho con, và gửi dzô tài khoản ngoại, cộng chia chác là bao nhiêu nữa!

Chia sẻ trang này