Việc in tiền của các ngân hàng trung ương phụ thuộc vào cái gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chulee, 31/10/2011.

7686 người đang online, trong đó có 1048 thành viên. 10:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 27995 lượt đọc và 194 bài trả lời
  1. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    ???????????//
  2. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Đầu tiên ????

    Chủ tịch Hà Nội quyết làm “tan băng” bất động sản
    Trong năm tới, Hà Nội sẽ có những giải pháp mạnh hơn để làm “tan băng” thị trường bất động sản, kể cả nhà ở xã hội.
    [​IMG]
    Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết, chính quyền cũng có thể mua lại nhà thương mại để biến thành nhà tái định cư hoặc cho công nhân viên chức thuê.

  3. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Lại đòn gió giống đồng chí Hùn ,Đồng chí X ,Đồng chí Nhan,Đồng chí B,Đồng chí Họe,Đồng chí #.....?????????????
    Tạo ra 1hệ thống gió hay ra phết :))=D>=D>=D>=D>=D>=D>
    ... sau 2 thập kỷ hội nhập, từ chỗ thiếu gạo để ăn, chúng ta đã lần lượt đi qua các tầng bậc: đủ ăn, bắt đầu xuất khẩu và năm 2012 đã vượt qua người Thái để giữ ngôi vị số 1 thế giới về mặt hang xuất khẩu này. Không chỉ là hào quang của ngôi vua, hạt gạo Việt Nam thực sự đã làm đổi đời cho hang triệu người sản xuất trong nước và phục vụ cho cả thế giới.

    Nhưng thật kỳ lạ, vị thế của gạo ở Việt Nam hiện nay thua xa so với vàng. Trong khi giá vàng được cả xã hội, từ trên xuống dưới quan tâm, chăm chút phân tích mổ xẻ hang ngày, thì số phận hạt gạo –thứ nông sản làm nên vinh quang cho hang nông sản Việt Nam lại hẩm hiu hơn nhiều. Thỉnh thoảng hoặc tại đồng bằng song cửu long –vựa lúa của cả nước người ta mới tổ chức một vài ba hội thảo về gạo, nhưng cũng nhanh chóng bị chìm đi trước cơn bão thông tin về giá vàng, về giá “đô”.


    Trong khi đó, trên thực tế gạo Việt đang phải đối mặt với bao vấn đề nan giải. Mặc dù, chúng ta đang là vua về mặt danh nghĩa về gạo xuất khẩu nhưng gạo chúng ta vẫn không thể “lên kệ” được trên thị trường nước ngoài, vì chất lượng không cao, đặc biệt phải núp bóng những thương hiệu của nước ngoài, không tài nào mở mày mở mặt được. Cũng vì vậy, tuy lượng gạo xuất khẩu của chúng ta là vô địch nhưng giá trị thu lại chẳng là bao.

    Trong bối cảnh ấy, nếu hạt gạo, với vị thế to lớn của mình được các nhà chuyên môn chăm chút hơn thì cũng là điều hợp lý, hợp tình. Bởi vì, nó không chỉ là câu chuyện sống còn hàng ngày của toàn dân và còn tác động đến sự phát triển và an sinh của cả nước trong giai đoạn khó khăn. Thậm chí, hạt gạo còn thể hiện sự đóng góp của Việt Nam trên bình diện quốc tế.

    Một chuyên gia về đàm phán quốc tế của Việt Nam vừa trở về sau một chuyến cống tác tâm sự, khi đi ra ngoài, bàn về chuyện hợp tác, việc trợ… các đối tác đều đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong bình ổn giá gạo thế giới. Họ luôn lo lắng trước nguy cơ giá lương thực toàn cầu đang tăng lên và rất kỳ vọng Việt Nam thể hiện vai trò của một nước đóng góp lớn cho an ninh lương thực toàn thế thế.

    Thế nhưng, về đến Việt Nam, có vẻ như chuyện gạo trở nên lạc lõng, nói về gạo có khi là lạc hậu. Vì tất cả đều nóng theo vàng ... cả xã hội Việt Nam từ nơi trang trọng như bàn nghị sự Quốc hội cho đến tất tật các từng lớp xã hội người ta cứ mải mê bàn tán, chăm chú về vàng , ngất ngư lắc lư với từng cơn sóng lên xuống của giá vàng nội, vàng ngoại ...




    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/1002...rong-lua-.html
  4. Thanhthienvn

    Thanhthienvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    2
    VDB làm gì có vốn cổ đông mà sợ vỡ nợ. 1 tay CP rót tiền, cạn tiền thì lại rót tiếp. ^:)^
  5. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Lại 1 cái web bị cấm ở f319 .
    Mấy ku f319 tư duy XHCN ngăn sông cấm chợ phết đới
    ga fin .vn
    =))=))=))=))=))=))=))

    bác Lọ mới nhập mấy cái dây chuyền in tiền????


    Sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu


  6. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    ???????????/
  7. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm một lượng ngoại tệ tương đương 15 tỷ USD. Thậm chí, chỉ trong 22 ngày đầu của tháng 1/2013, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào dự trữ ngoại hối vài tỷ USD”.
  8. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
  9. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    A: Đầu tiên ????
    B: In ra !!!

    Thống đốc NHNN: Có cơ sở để đưa ra 3 gói bơm tiền


    Năm nay lãi suất huy động không nên xuống dưới 7-8%/năm; tỷ giá sẽ biến động trong khoảng 2-3%; NHNN có thể nâng dự trữ bắt buộc lên một tỷ lệ nhất định...

    Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vừa có buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 21/2/2013. Chúng tôi xin được trích đăng nguyên văn bài phỏng vấn.
    Năm 2012 đã hội tụ sự khủng hoảng của nhiều lĩnh vực kinh tế như chứng khoán, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, nợ xấu, công ty phá sản, giải thể…Dưới góc nhìn của ông, bản chất của tất cả những khủng hoảng ấy là gì?
    Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Đó là sự bất cân đối giữa tích lũy và đầu tư. Trong vòng 10 năm qua, tích lũy của chúng ta chỉ đạt xấp xỉ 20% GDP, nhưng nhu cầu đầu tư luôn tới 40% và ta cũng luôn cố gắng đầu tư đến mức đó. Thế là nó làm xô lệch hết.
    Liệu có thể định hướng để giải tỏa sự mất cân đối như ông nói?
    Theo tôi là vốn FDI. Tại sao khởi điểm FDI của ta đúng (đầu những năm 1990 – PV) mà thực hiện lại không đúng? Vì ta làm không làm đến đầu đến đũa, nên luồng vốn FDI vào mà chất lượng không cao, chủ yếu ở bất động sản, không tạo ra giá trị gia tăng.
    Làm gì để giải quyết lỗ hổng đó? Năm qua vĩ mô đặt ra vấn đề phải có làn sóng FDI mới, đi kèm là cơ chế chính sách đầu tư nước ngoài mới.
    Sự mất cân đối trên có sự đóng góp của chính sách tiền tệ không, thưa ông?
    Phải nói thật chính sách tiền tệ đã bành trướng quá lớn trong nền kinh tế và năm ngoái chúng ta mới chỉ bắt đầu trả nó về đúng vị trí.
    Ý của ông là…?
    Theo tính toán của NHNN, với cơ cấu kinh tế hiện nay, phải mất 5 – 10 năm nữa, nếu làm quyết liệt như năm 2012, chúng ta mới trả được chính sách tiền tệ về vị trí của nó và nâng được vai trò của thị trường vốn lên.
    Trên thị trường vốn, trái phiếu chính phủ phải làm nhiệm vụ dẫn dắt. Tuy nhiên đến giờ trái phiếu chỉ phát hành để có nguồn bổ sung chi tiêu, còn sau đó làm sao để nó đẻ ra tiền tiếp thì bỏ trống. Theo nguyên lý bình thông nhau, nếu NHNN hạ quả bóng tiền tệ xuống thấp, thì quả bóng thị trường vốn phải được đẩy lên. Suốt thời gian qua, không ai dẫn dắt thị trường vốn. Sự bền vững của nền kinh tế phải trông chờ vào thị trường vốn còn chính sách tiền tệ chỉ là giải cứu trong một lúc nào đó.
    Để hiểu cho đúng ý ông thì đó là NHNN có khả năng in tiền?
    Đúng vậy!

    Đề cập đến giải cứu, năm ngoái tổng phương tiện thanh toán tăng tới 22,4% nhưng tỷ giá ổn định và tiền đồng đã ít nhiều nằm trong sự chọn lựa nắm giữ của người dân. Có chăng khả năng tỷ giá tiếp tục bình yên trong năm nay?
    Tỷ giá ổn định trong năm 2013, ổn định nhưng không cố định. Năm rồi tỷ giá không biến động phần trăm nào, năm nay nếu có dao động cũng tầm 2 – 3%. Năm 2012 NHNN công bố tỷ giá giao dịch hàng ngày thường xuyên 20.828 đồng, nhưng ngân hàng nào bán 20.850 đồng, NHNN mua ngay. Năm ngoái NHNN mua được 18 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, cán cân tổng thể thặng dư 3 – 5 tỷ USD, áp lực lên tỷ giá không lớn.
    Năm 2012, lần đầu tiên chính phủ bỏ việc kiểm soát cũng như ấn định một số chỉ tiêu tiền tệ đối với NHNN. Quyền quyết định và điều hành các chỉ tiêu đó, thí dụ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thuộc NHNN. Chốt lại chỉ còn hai chỉ tiêu là tăng trưởng GDP và lạm phát. Ông có nghĩ đây là sự cởi trói đáng ghi nhận cho điều hành tiền tệ?
    Năm nay Quốc hội và chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP 5,5%. Theo NHNN có thể đạt trên mức đó. Hoạt động ngân hàng sẽ hướng đến đảm bảo tăng trưởng 5,5 – 6%.
    Còn lạm phát?
    Đây là vấn đề khó nhất. Liên quan đến lạm phát, yếu tố tiền tệ NHNN có thể kiểm soát được, nhưng yếu tố giá phụ thuộc vào các bộ, ngành khác.
    Về nguyên tắc, giá tăng thì tiền cũng phải tăng theo. Năm nay kiểm soát cung tiền có khác năm trước. Thứ nhất phải mua bán nợ, tức phải đẩy tiền ra. Thứ hai giải cứu bất động sản cũng phải đẩy tiền ra. Thứ ba kỳ vọng vẫn mua được ngoại tệ nhưng có thể không lớn như năm rồi.
    Nghĩa là NHNN có 3 kênh để đưa tiền ra. Và hút tiền về sẽ như thế nào thưa thống đốc?
    NHNN luôn chăm bẵm kênh thu tiền về. Năm 2012 đã dùng chủ yếu công cụ tín phiếu. Do mặt bằng chất lượng các ngân hàng cao thấp khác nhau, công cụ dự trữ bắt buộc chưa phát huy được. Năm nay nếu buộc phải sử dụng 3 máy bơm tiền và bơm liên tục với cường độ lớn thì cũng phải có công cụ để thu về với cường độ tương ứng để không bị ngập
    Tức là sẽ điều chỉnh dự trữ bắt buộc thưa ông?
    Sẽ tính đến dự trữ bắt buộc và một số công cụ khác như bán vàng. Tay này có thể mua ngoại tệ, tay kia có thể bán vàng. Có thể nâng dự trữ bắt buộc lên một tỷ lệ nhất định. Nếu phía bơm thấy hoành tráng rồi, bên hút cũng cảm thấy được rồi, thanh khoản ổn định, lúc ấy bỏ trần lãi suất.
    Thống đốc đang đụng chạm đến câu hỏi nóng mà giới học thuật cũng như các lực lượng thị trường quan tâm đó là trần lãi suất. Thưa ông, khả năng bỏ trần trong năm nay là có?
    Bây giờ chưa thể bỏ trần. Muốn bỏ trần phải nghe ngóng lãi suất huy động. Mục tiêu chính năm nay không phải trần lãi suất huy động bao nhiêu. Năm nay lãi suất huy động xoay quanh 7 – 8% và cũng không nên xuống thấp hơn. Lãi suất huy động, nếu giảm cùng lắm là tới 7%, có thể đang 8% xuống 7,5%, lên 7,75% lại xuống 7,5% tức là có lên xuống, bắt đầu có đường dích dắc, không chỉ một chiều như trước đây và sẽ lên xuống trong biên độ rất hẹp.
    Mục tiêu chính không phải trần lãi suất huy động. Vậy mục tiêu chính sẽ nhắm vào đâu thưa thống đốc?
    Phải cân được dòng tiền, xem xét lãi suất tái cấp vốn, làm sao để giữa lái uất tái cấp vốn và lãi suất thị trường mở, kẹp lãi suất huy động của thị trường nằm trong khung dao động này. Dùng hai lãi suất đó để đưa đẩy lãi suất huy động.
    Kỳ vọng với cách làm như vậy, lãi suất huy động sẽ ổn định, lãi suất cho vay sẽ xuống thấp hơn. Nếu lãi suất huy động 7 – 8%/năm, cho vay ra từ 9% đến 11-12%/năm là chấp nhận được. Đẩy các khoản lãi vay 13 – 15% xuống bớt, song nó sẽ xuống từ từ vì đoạn này là đoạn phải cân đo đong đếm, để cuối năm lãi suất cho vay cơ bản về 9 – 11%/năm.
    Chúng ta đã có những đáp án hướng tới cho tỷ giá, lãi suất huy động, cho vay. Xin được hỏi thống đốc, tăng trưởng tín dụng sẽ nằm ở đâu trong các đáp án này?
    Tín dụng là công cụ điều tiết nhằm đạt các chỉ tiêu kinh tế, mức cho năm nay là 12%. Nó có thể trên dưới một chút, cao hơn là 13-14% và thấp hơn là 11%. Năm 2012 tăng trưởng hơn 5%, tín dụng tăng 9%. Năm nay tín dụng phải cao hơn để đạt tăng trưởng 5,5 – 6% và để thị trường hồng hào hơn một chút nhằm giải quyết hàng tồn kho.
    Ở trên ông đã dùng từ ngập khi đề cập chuyện bơm/hút tiền. NHNN chắc hẳn đã tính đến phương án chống ngập?
    Năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng khá, nhưng không ảnh hưởng tới lạm phát vì sức mua đang quá kiệt. Hiện sức muac hưa được cải thiện nhiều. Bơm nước ngày mưa thì coi chừng, nhưng bơm nước đúng vào lúc hạn hán thì khoogn có vấn đề gì.
    Ngoài ra có những cơ sở để đưa ra 3 gói bơm tiền. Thứ nhất niềm tin của người dân vào giá trị tiền đồng đã bắt đầu có. Thứ hai nền kinh tế thế giới vẫn khó khăn. Đây là cơ hội để đưa tiền ra xử lý nợ xấu, tạo lành mạnh trong tương lai. Cơ hội hiện hữu, còn tận dụng cơ hội đó thế nào, sử dụng lượng tiền ra sao, phải theo dõi kỹ, điều hành sát. Thêm một tí là thừa, bớt một tí là thiếu.
    Theo Hải Lý
    TBKTSG
    =======================
    Đưa ra gần 400.000 tỷ ????, thảo nào vàng vừa giảm 1 chut dân đổ xô đi múc vàng
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
    Hay quá !!! In tiền thì nợ xấu nhỏ đi tương đối .

  10. ChienbinhCK5

    ChienbinhCK5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    1.036
    Cần phải đổi tiền vì tiền có in chữ XHCN ?
    Đổi luôn 1000 ăn 1 cho gọn
    ~X~X~X~X~X~X


    http://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-...hoa-718809.htm
    Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “lược” quy định về bản chất, nền tưởng tư tưởng của Đảng, đặt yêu cầu lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân lên trước Đảng… Đó là những phương án mới về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.

Chia sẻ trang này