Việc in tiền của các ngân hàng trung ương phụ thuộc vào cái gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chulee, 31/10/2011.

4319 người đang online, trong đó có 177 thành viên. 00:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 27965 lượt đọc và 194 bài trả lời
  1. Girl007

    Girl007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Đã được thích:
    0
    In tiền không làm tăng được GDP/đầu người. Về mặt bản chất, GPD đo lường bằng số của cải tạo ra trong lãnh thổ 1 quốc gia. In thêm tiền chỉ làm hàng hóa mất giá chứ không tăng được mức sống của dân cư.

    Trong 1 nền kinh tế, lượng hàng cần tương đương lượng tiền. Định kỳ, các nước sẽ gia tăng cung tiền tương ứng với mức tăng GDP của quốc gia đó. Nếu tăng cung tiền quá nhanh, không tương ứng, nền kinh tế sẽ làm phát.

    Tiền pháp định: được pháp luật quy định dẫn đến được thừa nhận chung trong xã hội. Từ đó, tiền trở thành phương tiện trung gian trong trao đổi. Nếu giả sử mọi người đều cho rằng một đồng tiền nào đó sẽ không được thừa nhận chung trong tương lai thì hiển nhiên người ta sẽ không nhận đồng tiền đó ở hiện tại (tức là sẽ không được thừa nhận tại thời điểm hiện tại).

    Ngoài tiền pháp định còn 1 loại nữa là tiền hàng hóa. Tức là nó có 1 giá trị sử dụng cố hữu bên cạnh chức năng trung gian trong trao đổi. Vàng có thể được xem là tiền hàng hóa. Trong lịch sử, thuốc lá cũng từng được dùng như tiền hàng hóa: các tù binh trong chiến tranh TG II đã dùng thuốc lá làm vật trung gian trong trao đổi.

    Nếu nói 1 nước cứ in tiền để mua vàng của thế giới thì về mặt lý thuyết sẽ xảy ra như sau: VND quá nhiều so với USD, khi đó cần nhiều VND để đổi được 1 USD để đem đi mua vàng, do vậy thì kết cục cuối cùng sẽ không mua được thêm vàng đâu, đấy là chưa nói đến các tác hại khác cho nền kinh tế.
  2. NhaDauTuMayMan

    NhaDauTuMayMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Theo kinh nghiệm hạn hẹp của tớ thì việc in tiền phải có tài sản đảm bảo. Tiền chỉ là phương tiện, giúp hàng hóa trao đổi dễ dàng. Việc in tiền thì ngân hàng phải mua vàng, hay ngoại tệ để đảm bảo giá trị. Ví dụ ngân hàng nhà nược VN muốn neo tỷ giá 21k đồng ăn 1 USD. Như vậy muốn in 21k đồng thì phải mang vào để trong ngân hàng nhà nước 1 USD đảm bảo. Khi tỷ giá biến động ví dụ như tin đồn là nhà nước in tiền phá giá..v.v. Ngân hàng ngay lúc đó có thể bán USD ra, thu tiền đồng về, làm dập tắt cơn sốt. Nếu suy ngược lại là nhà nước có thể in bao nhiêu tiền cũng được miễn là đủ khả năng ổn định giá cả, tỷ giá thị trường, để làm được điều này ngân hàng NN cần phải dự trữ lượng đô, vàng, gạo, dầu, đất đai.. để có thể can thiệp thị trường mỗi khi hàng hóa, ngoại tệ này lên giá so với tiền đồng. Bên Mỹ thì Cục Dự Trữ Liên Bang gọi tắt là FED có chức năng điều hành viêc in tiền. Bên Mỹ không gọi là nhà bank TW mà gọi là cục dự trữ cũng chính vì lý do nơi này chủ yếu dự trữ các "công cụ" hay tài sản để có thể can thiệp thị trường.
    Trước kia đại đa số ngân hàng trung ương các nước thường neo vào tỷ giá USD, nhưng do USD mất giá liên tục, vì vậy các ngân hàng TW ngày nay mua vàng để giảm thiểu rủi ro. Nghĩa là mang vàng vào nhà bank đảm bảo mới in ra tiền mặt.
    Việc in tiền và tài sản đảm bảo như vậy tại sao tiền vẫn mất giá? Lý do đơn giản là tài sản đảm bảo bị mất giá. Ví dụ như ngân hàng nhà nước VN ấn định tỷ giá 21k/usd, nhưng do usd bị mất giá nên mặc dù 21k ăn 1 usd, giá cả lạm phát vẫn tăng. Kể cả vàng, đô, đất, gạo, dầu đều có thể mất giá. Vì vậy để đảm bảo đồng tiền không mất giá thì ngân hàng nhà nước đó luôn phải đòi hỏi tài sản đảm bảo mà giá trị của tài sản đó giữ giá.
    Suy cho cùng ngân hàng TW là nhà đầu tư thông thái thì sẽ đảm bảo đồng tiền không mất giá, thậm chí tăng, ví dụ: nếu biết vàng ngày mai tăng thì sẽ bắt mang vàng vào nhà bank đảm bảo mới in ra tiền, bởi khi vàng lên thì sẽ mang vàng tung ra bán thu tiền mặt về, như vậy tiền sẽ không bị mất giá so với vàng mà song hành tăng giá cùng vàng so với các loại hàng hóa khác. Còn ngâu ngâu biết ngày mai đất xuống giá so với vàng mà hôm nay bắt mang đất vào làm đảm bảo thì ngày mai đồng tiền sẽ mất giá theo đúng % mà đất mất giá so với vàng.
    Trên thế giới có các tổ chức đánh giá tín nhiệm như S&P, Moody, Fitch.
  3. kipper

    kipper Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/09/2011
    Đã được thích:
    48
    hình như câu hỏi này để làm nóng lên vụ quay về bản vị vàng?
  4. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.933
    mấy cái này phải đọc lại lý thuyết và đọc "chiến tranh tiền tệ" thì hiểu thêm, ai là ng tạo ra khủng hoảng, ai là ng thích khủng hoảng, ai thích tạo ra lạm phát cao, tạo lạm phát cao là các ảnh ở trển thích ra phết đó nghe, các bác cứ đọc đi rồi có câu trả lời.
  5. hpgimiko

    hpgimiko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Đã được thích:
    5
    Chuẩn mực "giá trị" thì hãy học triết học Mark
    Còn kinh tế học chỉ giải thích cái bề nổi mà thôi :))

  6. chulee

    chulee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2010
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác giải thích tổng quát cũgn hiểu ra vấn đề ròi đấy ạ
  7. chulee

    chulee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2010
    Đã được thích:
    0
    Chỉ là hỏi vì chưa hiểu rõ bản chất thôi bác ợ. Dạo này thấy thị trường vàng, tiền có nhiều biến quá nên mới nảy sinh ra các vấn đề còn lùng bùng trong đầu. Trình còi nên thế.
  8. chulee

    chulee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác giải thích đơn giản và rất dễ hiểu. Thanks
  9. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.833
    [r2)] Chính xác.....triết học Mac có nhiều cái rất hay mà chúng ta nên nghiền ngẫm
  10. Loa_Phuong

    Loa_Phuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2011
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này