Việc tăng biên độ tỷ giá của ngân hàng Nhà nước để làm gì và có tác động như thế nào đến thị tr&#432

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 08/11/2008.

1892 người đang online, trong đó có 234 thành viên. 00:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 869 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Việc tăng biên độ tỷ giá của ngân hàng Nhà nước để làm gì và có tác động như thế nào đến thị tr

    Trước hết, phải hiểu thế nào là biên độ tỷ giá. Đó là việc ngân hàng Nhà nước qui định TỶ GIÁ BÌNH QUÂN LIÊN NGÂN HÀNG. Các ngân hàng căn cứ tỷ giá liên ngân hàng +/-biên độ tỷ giá qui định để xem xét niêm yết tỷ giá nào cho phù hợp nhu cầu mua bán ngoại tệ của mình. Hãy để ý: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoàn toàn khác tỷ giá niêm yết của ngân hàng thương mại. Vì vậy, tăng biên độ nghĩa là đẩy mức linh hoạt của tỷ giá thị trường lên kha khá đấy.
    Thực hiện biên độ mới, các ngân hàng thương mại đồng loạt nâng giá bán ra USD, nhưng không thống nhất. Mục đích của việc tăng biên độ lần này của ngân hàng Nhà nước VN là để các NHTM năng động hơn, chuyên nghiệp và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, không trông chờ vào nguồn USD của Ngân hàng Nhà nước nữa. Nghĩa là dây phao đã nới bớt, mấy ông ngân hàng thương mại hãy tập bơi đi một cách thực sự. Khi đó, sự biến động của thị trường quốc tế và nhu cầu thực của USD sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kinh doanh và nguồn USD hiện có của mỗi ngân hàng, không còn là việc của riêng Ngân hàng Nhà nước nữa. Đúng thế, lúc ăn chênh lệch cao chỉ có ngân hàng thương mại sướng, lúc phải bù do kìm tỷ giá lại so với xu hướng tăng của thế giới và nhu cầu thực về USD chỉ Ngân hàng Nhà nước phải chịu là sao??? Hãy tập bơi đi để lũ lên thì còn không chết đuối. Lý do là như thế.

    Cụ thể diễn biến mấy ngày vừa qua như sau:
    Ngày 7/11,: biên độ tỷ giá mới của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực, tăng từ +/-2% lên +/-3% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

    Trong ngày đầu tiên thực hiện biên độ mới, các ngân hàng thương mại đồng loạt đẩy cao giá bán ra USD, nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm ngân hàng.

    Cụ thể, tại Hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giá USD mua vào và bán ra là 16.930 VND và 16.950 VND; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) áp mức 16.935 VND mua vào, bán ra 16.945 VND; Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) mua 16.930 VND, bán 16.948 VND.

    Những mức giá trên đều thấp hơn mức giá trần theo biên độ cho phép từ 48 ?" 50 VND, đúng như khẳng định trước đó của một số lãnh đạo trong khối. Bài đấy, cho đỡ sốc mà.
    Tuy nhiên, trong ngày 7/11, tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại không còn thống nhất như thường thấy trước đây. Tại các ngân hàng cổ phần, hầu hết giá USD bán ra đều tăng kịch trần biên độ cho phép.
    Như tại Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), giá bán ra ở mức tối đa theo biên độ với 1 USD = 16.998 VND. Hay tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Á châu (ACB), giá bán ra cũng ở mức sát trần 16.996 VND.

    Nhưng tại một số ngân hàng cổ phần có thị phần thanh toán quốc tế lớn như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), giá USD bán ra lại thấp hơn đáng kể so với những ngân hàng cổ phần trên. Cụ thể, tại Eximbank chỉ bán với mức 16.980 VND; còn tại Sacombank giá bán ngang với Vietcombank là 16.950 VND.

    Về mức tỷ giá mỗi ngân hàng ấn định, theo tổng giám đốc một ngân hàng thương mại, nhìn vào mức giá bán ra, chênh lệch giữa giá mua vào ?" bán ra có thể ?ođoán? được túi tiền ngoại tệ của ngân hàng đó đang ở trạng thái nào; nếu giá bán cao, chênh lệnh giữa giá mua và bán thấp có thể là trạng thái ?ocăng? hơn.
    Còn trên thị trường tự do, tại Hà Nội, sáng 7/11 mức giá bán ra phổ biến là 17.150 VND, nhưng cuối chiều cùng ngày đã lên đến 17.300 VND, tăng mạnh ngay trong ngày.
    Ngày 8/11: Đa số các ngân hàng đều nghỉ giao dịch nên biểu hiện sẽ không rõ ràng. Còn tỷ giá thị trường
    tự do đã âm thầm nhích lên ở mức 17.350 VND. Hoạt động mua vào của các đầu mối lặng lẽ thu gom từ Nam ra Bắc chỉ thực sự được kiểm chứng bởi các cửa hàng đại lý ngoại tệ.
    Ngày 09/11: Tỷ giá thị trường tự do sẽ tiếp tục nhích lên nhẹ nhàng tranh thủ ngân hàng nghỉ làm việc.
    Ngày 10/11: Dự báo các ngân hàng thương mại đã xác định rõ xu thế (thị trường CK tiếp tục sụt giảm, nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán tăng mạnh) sẽ đồng loạt niêm yết tỷ giá theo giá trần -> thị trường tự do sẽ vận động theo đúng tính khách quan của nó là tăng đúng nhịp.
    Lần này, ngân hàng Nhà nước đã giảm bớt sự chi phối ngân hàng thương mại và vì vậy, cũng sẽ tạo sự linh hoạt hơn cho thị trường tự do. Có thế mới đáp ứng đủ nguồn USD cho nhu cầu thanh toán cuối năm của hoạt động nhập khẩu, giảm áp lực về ngân hàng Nhà nước. Thế nhé.
  2. uduadua

    uduadua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Nghe bác nói thì đây là tín hiệu good nhỉ ?
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Đây là biện pháp hợp lý nhất của nhà nước VN để tháo gỡ vấn đề đáp ứng cho đủ lượng ngoại tệ cần thiết theo yêu cầu rút ngoại tệ về nước của các tổ chức đầu tư nước ngoài do phát sinh khó khăn từ mẫu quốc. Có thể gọi đây là biện pháp "kêu gọi toàn dân phát huy nội lực", hy sinh cái nhỏ vì cái lớn. Dự báo thị trường CK sẽ tiếp tục giảm điểm trong vài phiên tới song giới hạn đáy đã được xác định. Qua đó, nhà nước VN cũng sẽ đánh giá chính xác hơn động cơ và kế hoạch sử dụng vốn sắp tới của khối đầu tư nước ngoài, không để thị trường tiếp tục bị chi phối bởi nhà đầu tư nước ngoài.
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Hiện giá dầu đã xuống loanh quanh 60USD/thùng đồng nghĩa với nguồn thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô (chiếm khoảng 1/3 thu ngân sách hàng năm) đã sụt giảm kinh khủng so với mức kỳ vọng tại mức giá dự kiến theo kế hoạch từ đầu năm là 100USD/thùng (chưa kể là có thời điểm giá xuất cao ngất: 147USD/thùng). Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm đang đến gần mà các mặt hàng chủ lực về xuất khẩu khác của VN đều đang rơi vào tình trạng bị cắt giảm đơn hàng, giá bán cũng giảm mạnh. Nếu đánh giá cuối năm mà thâm hụt ngân sách lớn thì ảnh hưởng đến toàn bộ các chiến lược kế hoạch của VN trong năm tới và đánh giá chỉ tiêu thực hiện trong năm nay. Đây cũng là lý do cấp thiết để VN phải đẩy tỷ giá lên mức hợp lý hỗ trợ cho xuất khẩu và tăng thu ngân sách cuối năm.
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Đúng như dự báo của tôi hôm qua, diễn biến hôm nay:

    Giá vàng đứng yên, đôla vọt lên 17.420 đồng Giá đôla trên thị trường tự do tăng mạnh, mua bán tấp nập và nguồn cung rất dồi dào. Trong khi đó, thị trường vàng tiếp tục những ngày ảm đạm và giá hầu như không thay đổi trong vòng 10 ngày qua.



    Giá đôla trên thị trường tự do sáng nay đã leo lên 17.420 đồng.
    Ảnh: Hoàng Hà
    Các điểm thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội sáng nay báo giá giao dịch ở mức 17.300 - 17.420 đồng cho mỗi đôla (mua vào - bán ra). Trưa qua, giá bán ra ở mức 17.300 đồng. Các cửa hàng đều có thể giao ngay hàng chục nghìn đôla cho khách, chứ không phải đợi gom đủ như những đợt đôla tăng giá trước đây.
    Từ ngày 7/11, biên độ tỷ giá đôla tại các ngân hàng thương mại được áp dụng ở mức 3%. Hôm 8/11, giá bán đôla tại Vietcombank vẫn ở mức 16.950 đồng như khi biên độ mới được áp dụng, nhưng giá mua vào đã được nâng từ 16.870 đồng lên 16.930. Giá đôla chuyển khoản cũng nhích lên 16.940 đồng.
    Trên thị trường ngoại hối quốc tế, đôla tăng giá nhẹ so với một vài đồng tiền chủ chốt khác. Đồng yen đang tăng giá mạnh, trong khi euro liên tiếp sụt giảm.
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/11/3BA083E8/

    Tuần tới sẽ là diễn biến cực kỳ sôi động của USD. Mọi người đừng bỏ lỡ cơ hội và cân nhắc việc đầu tư vào CK trong tuần tới.

    Được chungkhoanhanghieu sửa chữa / chuyển vào 16:06 ngày 09/11/2008
  6. hoangbidv

    hoangbidv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Khuyen khich XK, han che nhap khau
    Tot cho hau het cac DN VN ma bac
  7. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Còn vì một lý do nữa. Lũ sắp về đây này:

    Cho vay BĐS: "nước đến chân" ngân hàng và nhà đầu tư
    22:51'' 08/11/2008 (GMT+7)
    - Thời điểm này năm trước là lúc người dân đổ xô, thậm chí chen nhau mua căn hộ. Nhưng hiện tại thị trường bất động sản (BĐS) lại trầm lắng với số lượng giao dịch thành công vô cùng ít ỏi. Thật trớ trêu đây cũng là thời điểm phải trả khoản vốn mà các ngân hàng đã cho vay để đầu tư BĐS thời điểm này năm trước. Ngân hàng và nhà đầu tư BĐS đang ở tình thế "nước đến chân...".

    Khó đủ bề
    Số liệu đã được công bố cho hay, tính đến nay tổng dư nợ vốn cho vay đầu tư BĐS của các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng trong cả nước là khoảng trên 115.000 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế.

    Số vốn đầu tư vào BĐS lớn tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay BĐS trong cả nước. Cụ thể Hà Nội chiếm 15%, tương ứng với khoảng 18.500 tỷ đồng và TP.HCM chiếm khoảng gần 60%, tương ứng với trên 68.000 tỷ đồng. Các địa phương khác cũng có số vốn cho vay bất động sản khá là Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu?.


    Cuối năm là thời điểm nhiều hợp đồng vay vốn đầu tư bất động sản đến kỳ hạn phải trả nợ

    Nếu phân tích riêng TP HCM, nơi thị trường BĐS phát triển nóng nhất cả nước cách đây khoảng 1 năm và cũng là thị trường BĐS lớn nhất sẽ cho thấy rõ tình trạng nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng lên khá mạnh.

    Tính đến nay, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và TCTD trên địa bàn TP.HCM đạt 588.000 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm 2008; Dư nợ cho vay đạt 446.000 tỷ đồng, tăng 19,6% so với đầu năm 2008. Riêng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 207.500 tỷ đồng, chiếm 42% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay chứng khoán giảm từ 3% tổng dư nợ thời điểm đầu năm xuống còn 1%. Cho vay bất động sản từ 26,59% giảm xuống còn 15,48%. Nợ xấu chiếm 2,14% tổng dư nợ.

    Trong năm 2008 có 151 dự án ở TP HCM có nhu cầu vay vốn và được các NHTM cam kết cho vay 14.300 tỷ đồng. Đến hết tháng 10/2008 các dự án đã giải ngân được 9.300 tỷ đồng; trong đó có 56 dự án đã giải ngân hết vốn vay, 95 dự án đang giải ngân song trong số đó có 57 dự án có mức cho vay thêm dưới 10 tỷ đồng.

    Dư nợ cho vay BĐS tại TP.HCM tập trung chủ yếu vào các nhóm đối tượng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh 5.647 tỷ đồng; khu công nghiệp ?" khu chế xuất 1.380 tỷ đồng; đô thị mới 6.093 tỷ đồng; cao ốc cho thuê 5.773 tỷ đồng; trung tâm thương mại 2.439 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa nhà ở của người dân 18.000 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa nhà để bán 9.587 tỷ đồng; thế chấp quyền sử dụng đất 5.571 tỷ đồng; kinh doanh BĐS khác là 6.237 tỷ đồng,?.

    Trong số các dự án đầu tư BĐS nói trên thì có ba lĩnh vực rất đáng quan tâm, đó là đầu tư xây nhà và sửa chữa nhà để bán, thế chấp quyền sử dụng đất và kinh doanh BĐS khác. Riêng 3 lĩnh vực này có số dư nợ lên đến 21.400 tỷ đồng.

    Nếu như chỉ cần 1/3 số vốn của ba lĩnh vực này khách hàng không trả nợ đúng hạn thì sẽ có khoảng 7.500 tỷ đồng sẽ chuyển thành nợ quá hạn. Như vậy tổng số nợ xấu trên địa bàn TP HCM sẽ lên tới gần 5% tổng dư nợ, chạm ngưỡng tỷ lệ nợ xấu đáng lo ngại trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

    Điều này rất dễ xảy ra. Bởi vì thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là lúc thị trường BĐS trong cả nước nói chung và ở TP HCM nói riêng phát triển nóng, giá cả tăng cao, nhu cầu mua đi bán lại nhà đất rất sôi động. Cũng chính tại thời điểm này dư nợ cho vay BĐS tăng cao tại các NHTM, nhất là một số NHTM cổ phần. Các khoản cho vay phần lớn là có kỳ hạn 1 năm.

    Song hiện nay đã là cuối năm 2008 và chuẩn bị đầu năm 2009, tức là đến thời điểm nhiều hợp đồng vay vốn đầu tư BĐS đến kỳ hạn phải trả nợ gốc và lãi. Trong khi đó nguồn trả nợ vốn vay phần lớn là tiền bán nhà, bán đất phân lô, bán căn hộ, cho thuê nhà,? Nhưng hiện nay giá BĐS ở TP.HCM, Hà Nội, nhiều nơi khác, giảm mạnh. Có nhiều dự án giá giảm tới 30% - 40%, thậm chí cá biệt có nơi giảm tới 50%.

    Vòng luẩn quẩn
    Giá giảm cộng thêm với việc thị trường rất trầm lắng nên nguồn trả nợ cả gốc và lãi không có tất yếu phát sinh nợ quá hạn ngân hàng. Không những vậy, theo hợp đồng vay vốn, phần lớn tài sản đảm bảo tiền vay là nhà đất, nên nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng cho vay phải xiết nợ nhà đất của tài sản đảm bảo tiền vay.

    Nhiều khả năng, đa số các NHTM phải phát mại nhà, đất, căn hộ,? để thu hồi vốn. Tình hình này càng đẩy cung nhà đất tăng mạnh, cầu lại rất ít, giá lại càng giảm. Đây là hiệu ứng của thị trường tín dụng BĐS, có thể liên hệ phần nào với tình trạng tương tự xẩy ra cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ hiện nay.

    Các lĩnh vực đầu tư BĐS khác ngoài ba lĩnh vực nói trên cũng không phải là không tiềm ẩn những rủi ro. Bởi vì trong số các dự án đầu tư khu công nghiệp ?" khu chế xuất không phải là thành công 100%, nhất là trong bối cảnh khó khăn chung của các doanh nghiệp hiện nay, kể cả về tiêu thụ sản phẩm, khả năng vay vốn ngân hàng, tình trạng thua lỗ do giá giảm mạnh,.. nên chắc chắn không ít doanh nghiệp không thể triển khai việc thuê đất, xây dựng nhà xưởng,?đúng kế hoạch trong các khu công nghiệp - khu chế xuất. Do đó chủ đầu tư các khu công nghiệp-khu chế xuất cũng khó thu được tiền thuê đất theo dự kiến để trả nợ ngân hàng.

    Tương tự, các trung tâm thương mại cũng vậy, nguồn thu để trả nợ ngân hàng là từ tiền cho thuê mặt bằng kinh doanh. Với xu hướng chung diễn biến của thị trường hiện nay nên chắc chắn nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải điều chỉnh và tính toán lại việc triển khai của mình.

    Đặc biệt là con số tổng hợp về vốn cho dân vay xây dựng và sửa chữa nhà, thực chất không ít trường hợp đầu tư mua căn hộ, đất phân lô, nền nhà hoặc xuất nhà trong dự án,? để đầu cơ nhưng nay trước tình hình thị trường như vậy nên nguồn trả nợ ngân hàng rõ ràng là khó khăn.

    Rủi ro đang đến
    Thực tế, rất nhiều hợp đồng vay vốn đầu tư BĐS được ngân hàng cho vay trung dài hạn, từ 2 năm đến 3 năm, thậm chí 5 năm và dài hơn. Nhưng theo quy định trong hợp đồng, người vay phải trả nợ góp định kỳ 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng một lần.

    Nguồn trả nợ thì bao gồm cả thu nhập thường xuyên và không thường xuyên như lương, lợi nhuận trong kinh doanh, tiền cho thuê nhà,...nhưng lớn nhất vẫn là chờ cơ hội để bán đi, nhưng đến nay hầu hết giá bán đã giảm xuống chỉ bằng 60% - 65% giá mua, thậm chí thấp hơn mà cũng khó bán được. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự đối với thị trường tín dụng BĐS ở khu vực Hà Nội.

    Đành rằng cũng theo số liệu được công bố, từ đầu năm 2008 đến nay, chỉ riêng tại TP HCM dư nợ cho vay BĐS đã giảm được gần 30.000 tỷ đồng, đây là con số đáng mừng, nhưng thực chất liệu có giảm được như vậy hay không khi mà tình hình chung của thị trường BĐS từ đầu năm 2008 đến nay liên tục đi xuống, nên không loại trừ một số trường hợp chỉ giảm ?o trên báo cáo? mà thôi?.

    Mặt khác, số dư nợ cho vay BĐS được các NHTM báo cáo có đúng là thực chất hay còn được núp danh nghĩa đầu tư cho lĩnh vực khác cũng là vấn đề không thể không tính đến.

    Bởi vậy những lo ngại về sự rủi ro tín dụng đầu tư BĐS tới đây sẽ bộc lộ rõ là điều dễ hiểu
  8. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Hôm qua, chết cười khi tôi xem trên chương trình truyền hình thông báo thông tin về tỷ giá: Thay vì thông báo tỷ giá do ngân hàng Ngoại thương VN niêm yết như mọi khi (thực tế đã là 16.9xx và ngày mai sẽ cao hơn đấy), ông truyền hình lại chỉ thông báo tỷ giá bình quân liên ngân hàng (16.5xx) vốn dĩ là tỷ giá chỉ để các ngân hàng thương mại tham khảo mà thôi. Nếu ai không tinh mắt để ý sự khác biệt trong tiêu đề tỷ giá thì dễ nhầm là tỷ giá giảm đấy. He he

Chia sẻ trang này