Viết lại kịch bản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 18/05/2012.

3223 người đang online, trong đó có 256 thành viên. 21:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 129201 lượt đọc và 1020 bài trả lời
  1. ptung8x

    ptung8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2010
    Đã được thích:
    4.569
    Đầu tuần tăng, giữa tuần giảm, cuối tuần lại tăng, thế nên nến tuần lại tiếp tục là 1 DOJI.
  2. anhnguyen79

    anhnguyen79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Đã được thích:
    2.410
    Còn éo gì mà ổn! Chít là chít còn cho uống thuốc éo gì cũng chít.

    Chắc chờ sang tiểu thì là đáy.........
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Trả lời câu 1 : Tăng trưởng tín dụng âm

    Đây là điều lạ lùng và kỳ cục nhất. Điều này em tự giải thích như sau:

    Đúng ra theo lý thuyết chỉ khi có đầu ra NH mới huy động đầu vào nên phải tăng trưởng dương mới đúng. Tại sao lại có nghịch lý này?

    Giai đoạn trước tăng trưởng tín dụng đều trên 30% cá biệt giai đoạn 2009 -2010 là gần 50%. Vậy là lượng huy động vào nhiều hơn cho vay ra. Thế nó còn huy động vào làm gì khi chưa có đầu ra.? Đây chính là bài toán hóc búa của NH và DN.

    Trước đây cứ có DN vay, có dự án, có tài sản thế chấp là NH cho vay ngay vì lợi nhuận biên lớn nhưng nay thì không? Do dư nợ trong BDS quá lớn nên nợ xấu gia tăng nhiều NH mất thanh khoản. Nghe DN đến vay và thế chấp bằng dây chuyền SX hay bất động sản là NH chểt khiếp.

    Tài sản thế chấp bằng nhà xưởng, dây chuyền khi DN thua lỗ thì NH thanh lý bán cho ai? Hàng hóa SX ra không tiêu thụ được NH chỉ có chịu chết. Do vậy NH thà đi mua TP chứ nhất định không cho DN vay vì sợ nợ xấu.

    Tìm được DN tốt để cho vay khó hơn lên trời. Cái lão Bình lên TV chém : các nhà báo chỉ cho tôi DN tốt tôi bảo đảm cho vay ngay, vay 14% thôi.

    Mịa lão này cũng điên nốt. Em thật.

    DN tốt thì nó thừa tiền thậm trí nó còn cho NH vay lại chứ nó đi vay làm éo gì. Cứ hỏi VNM xem nó có vay không?

    Còn DN yếu thì lại éo đủ DK vay vì theo chuẩn NH nó éo được vay.

    Dân và nguồn NS thì vẫn đến gửi, mà gửi thì vẫn phải nhận cho dù đã hạ LS huy động. LS huy động thấp nhưng éo có địa chỉ giải ngân nên mới có chuyện tăng trưởng âm.

    Thế nên em mới lo nhất chuyện NH éo cho DN vay mà dồn tiền đi mua TP hay Vàng, ngoại tệ

    .... Thôi phải đi tham các cụ rồi .... em đi đã lát chém tiếp...
  4. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    Tại sao không cho vay mà vẫn tiếp tục huy động ls cao?
    Bởi kỳ hạn huy động ngắn ( 1-6 tháng ) , nhưng lại cho vay trung và dài hạn.
    Nếu khách hàng gtk đáo hạn mà không tiếp tục gửi , hoặc gửi ngân hàng khác là sẽ gặp rắc rối về dòng tiền thanh khoản.
    Mà giai đoạn vừa rồi , tất cả ngân hàng từ to đến nhỏ đều cho vay bds , càng to thì càng cho vay nhiều.
    câu phát biểu của a Hùng ctg có thể phần nào phản ánh thực trạng đấy :
    Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư nhân dịp năm mới Tân Mão, ông Phạm Huy Hùng –Chủ tịch HĐQT Vietinbank – đã cho biết trải qua khủng hoảng Vietinbank đã đầu tư lớn vào tài sản. Kết quả hiện nay Vietinbank có 900 sổ đỏ ở những vị trí đắc địa trên khắp cả nước.
    http://cafef.vn/20110126103218607CA...o-cac-vi-tri-dac-dia-nhat-o-63-tinh-thanh.chn
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Không phải thế bác ạ. Tin quan chức NH TM nhà nước nói có mà bán nhà!

    Nếu không do ưu đãi vì là của NN nên đựơc bơm vốn giá rẻ và chỉ định làm ngân hàng thanh toán thì khối NH NN nó còn mất thanh khoản sớm hơn bọn nhóm 4 nhiều.

    Thằng Arg và BIDV mới là đỉnh cao của nợ xấu !
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Ẩn số nợ xấu
    Thứ Sáu, 25/05/2012 14:19 (GMT+7)

    Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nợ xấu đã tăng từ 3,2% hồi đầu năm lên 3,6% vào thời điểm giữa tháng 4. Song theo một số tính toán toán khác, con số nợ xấu lại cao hơn gấp 3-4 lần con số trên.

    Nợ xấu tăng nhanh

    Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện cho biết, tỷ lệ nợ xấu ước lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang rơi vào khoảng 8,25-14,01%. Bản báo cáo đồng thời cũng đưa ra những dự báo của các tổ chức, đơn vị khác nhau về “ẩn số” này.
    Theo đó, nhận định của StoxPlus, nợ xấu của nhóm ngân hàng được phân tích đạt mức trung bình 2,3%. Trong khi đó, Fitch Ratings lại cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam tương đương 13%.
    Trích dẫn nhận định của chuyên gia phân tích Hồ Bá Tình, nhóm nghiên cứu cho biết, nợ xấu của các ngân hàng có thể lên tới 7-8%, thậm chí trên 10%, tức khoảng 300.000 tỷ đồng.
    Hiện tại, ở Việt Nam, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro không theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 70% nợ xấu ngân hàng.
    Trong năm 2011 và quý I/2012, sản xuất kinh doanh rơi vào đình đốn, hàng nghìn doanh nghiệp giải thể cộng với những hệ quả từ hoạt động cho vay bất động sản và chứng khoán đã khiến xu hướng nợ xấu của các ngân hàng thương mại gia tăng.
    Trao đổi về vấn đề này tại phiên thảo luận mở, Tiến sĩ Quách Mạnh Hào cho biết, con số nợ xấu mà nhóm nghiên cứu này đưa ra dựa trên hai lĩnh vực cho vay chứng khoán và bất động sản. Tỷ trọng dư nợ chứng khoán và bất động sản chiếm 10-12% tổng dư nợ hệ thống ngân hàng.
    Nếu số liệu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là chính xác, tức nợ xấu toàn hệ thống đã tăng từ 3,2% lên 3,6% thì những khoản vay chứng khoán và bất động sản năm 2011 có thể rơi vào diện nợ xấu.
    Uớc lượng nợ xấu này của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu nợ xấu của 41 ngân hàng Việt Nam. Những tính toán không bao gồm nợ Vinashin và tương đương vì không ước lượng được.
    Điểm đáng lưu ý là hiện, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 70% nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời, dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước chiếm 16,9% tổng dư nợ tín dụng.
    Trong đó, dư nợ của 12 tập đoàn kinh tế chiếm gần 53% tổng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước.
    Mới đây, trong các thông cáo xếp hạng đối với những ngân hàng thương mại Việt Nam, các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế liên tục cảnh báo về tình trạng nợ xấu và lưu ý rằng, nếu tính theo chuẩn quốc tế thì số nợ xấu này có thể lớn hơn nhiều.
    Nợ xấu: con số không quan trọng bằng cách xử lý
    Trên thực tế, dù chưa kết luận được con số nào là chính xác, song với con số chính thống nhất do cơ quan điều hành tiền tệ công bố cũng có thể thấy được tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng đã tăng lên đáng kể.
    Một phần lớn nguyên nhân là do thị trường yếu, doanh nghiệp khó khăn, hoạt động không có lãi để trả nợ vay ngân hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp buộc phá sản, nợ phải thanh toán chuyển thành nợ quá hạn, khó đòi hay là nợ xấu.
    Bằng chứng là, kể cả những ngân hàng lớn, có tình hình hoạt động tốt cũng phải “mệt mỏi” vì những khách hàng vay không trả nổi nợ trong bối cảnh trì trệ này.
    Có thể thấy những dấu hiệu nợ xấu gia tăng tại báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại niêm yết. Cụ thể, tại Vietcombank (VCB), so với đầu năm, nợ xấu đã tăng từ mức 2,03% lên 2,87% vào cuối tháng 3 vừa rồi. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 32% lên trên 3.100 tỷ đồng.
    Nợ xấu của Vietinbank (CTG) cũng đã tăng từ mức 0,75% hồi đầu năm lên 1,85% vào cuối quý I. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh từ 220 tỷ đồng lên trên 900 tỷ đồng.
    Một ngân hàng khác là Eximbank (EIB), nợ xấu tăng từ 1,6% lên gần 2%. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng 71% lên 606 tỷ đồng vào cuối quý.
    Nợ xấu của ngân hàng mẹ ACB cũng tăng từ mức 0,85% của cuối năm 2011 lên hơn 1% vào cuối tháng 3.
    Vừa qua, dư luận cũng không tránh khỏi “sốc” khi nhân vụ sáp nhập vào SHB, lãnh đạo Habubank bất ngờ công bố với cổ đông tỷ lệ nợ xấu ngân hàng này tính đến cuối tháng 2 lên tới 16,06% (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).
    Nếu đánh giá đặc biệt theo quan điểm mức độ rủi ro tiềm ẩn lớn nhất, tỷ lệ này lên tới 32,06%.
    Tuy nhiên, báo cáo tài chính riêng lẻ quý I của Habubank lại cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 3 còn 9,7%.
    Không thể phủ nhận rằng, nợ xấu tại ngân hàng là điều không tránh khỏi, nhất là vào thời điểm thị trường yếu, sức khỏe doanh nghiệp gặp vấn đề và kéo theo những nhà cho vay cũng bị ảnh hưởng.
    Song, việc cho vay ra cũng như xử lý nợ xấu cần được thực hiện một cách thận trọng và gấp rút hơn nữa.
    Quyết định 254 về Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2011-2015 ban hành ngày 1/3 cũng đã cung cấp một khuôn khổ nhằm giải quyết các vấn đề của các ngân hàng yếu kém.
    Quyết định đặt ra một số lựa chọn trong chuyển dịch cơ cấu bao gồm cả việc cho phép Ngân hàng Nhà nước trực tiếp mua cổ phần của các ngân hàng yếu kém, tăng giới hạn quyền sở hữu đối với các ngân hàng nước ngoài tại các tổ chức tín dụng trong nước, khuyến khích các ngân hàng mạnh mua lại tài sản có chất lượng tốt và mua lại các khoản vay từ các ngân hàng yếu kém, và cho phép các ngân hàng bán các khoản nợ khó đòi cho Công ty Kinh doanh Nợ và Tài sản.
    Mới đây, ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản cho phép 14 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống thực hiện mua bán nợ. Điểm mấu chốt là 14 ngân hàng này được phép mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các tổ chức tín dụng vay lẫn nhau.
    Việc “xã hội hóa” hoạt động mua bán nợ này, về bản chất sẽ giúp cơ quan điều hành giảm thiểu chi phí tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tương tự, trường hợp sáp nhập Habubank vào SHB cũng là một cách xử lý nợ khéo léo.
    Nếu một tổ chức tín dụng mạnh, có khả năng quản trị tốt, thì việc biến nguy cơ của đối tác thành cơ hội của mình là điều có thể và đó cũng là quy luật thanh lọc, đào thải của thị trường.
    Nói chung, con số chính xác nợ xấu bao nhiêu quan trọng, nhưng không quan trọng bằng phương án, cách thức xử lý các khoản nợ xấu này.
    Điều đó còn phụ thuộc vào cơ cấu của bản thân các khoản nợ đó, phụ thuộc vào đối tượng cho vay như thế nào và thời gian thu hồi về, có thể mất hay mất hẳn, phụ thuộc vào tài năng quản trị của lãnh đạo mỗi ngân hàng.


    Nguồn: Dân Trí
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Vấn để bây giờ nếu để các DN chết là toàn bộ dư nợ cho nhóm DN đó thành nợ xấu và sẽ mất khoảng 50% giá trị.

    Mỗi ngày có khoảng 1200 DN ra đi. Năm nay khoảng 100.000 DN tèo thì nợ xấu không tăng nhanh mới là lạ
  8. Ferrarifxx

    Ferrarifxx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép trả lời bác:


    Âm vì chưa có hướng dẫn cho vay đối với đối tượng cần cho vay, và các doanh nghiệp chết đói cần vay thì BCTC chưa được làm đẹp (ra cái miễn giảm thuế, chắc nó sẽ đẹp hơn tý [:D])

    Tin này gây tác động rất xấu, ví như kiểu tự dưng thấy thằng con 6 tháng không bú sữa nữa ...nên phải nghĩ xem nó có bệnh gì không [:D]
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Câu thứ 2: TT tuần tới tăng hay giảm?

    Theo em thì giảm và có thể giảm sâu. Thứ 2 nó xanh đầu phiên và là thời điểm cho dân lướt T+1 của mua hàng có sẵn hôm thứ 6. Thứ 3 sẽ xả với quy mô tuơng đối.

    Thứ 4, 5 , 6 hiệu ứng tuyết lở

    Tất nhiên sai số có thể trễ 1 phiên.

    Lý giải em sẽ lý giải sau nhé !
  10. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
    sao nó ko muac cp hả bác:)):))

Chia sẻ trang này