Viết lại kịch bản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 18/05/2012.

3072 người đang online, trong đó có 108 thành viên. 05:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 128981 lượt đọc và 1020 bài trả lời
  1. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    Vâng bác ạ.
    Cái khu đô thị này có kiểu hoàn thiện nhà rất hay.
    Đó là xây bịt kín hết các ô cửa lại , chỉ chừa lại 1 cái cửa ngách nho nhỏ. Nhìn xa xa thì tưởng đã lắp cửa ;))
    1 sáng kiến để chống nghiện dùng làm nơi tụ tập , mà lại không mất nhiều tiền lắp cửa.
    Khi nào bán được thì đục vài viên gạch ra lắp cửa vào ;))
  2. bami

    bami Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Cái này là giải pháp của bác à. Mấy hôm nay iem đọc báo cũng thấy có ý kiến "chiên da" đề xuất cái option 3....

    Cái mà em éo thấy ai nói là lấy xiền ở đâu kích đầu tư công vào CSHT ??? Bẩu anh Lọ nhập thêm máy in ? Hay Ba cà mau bán tp (hoặc cả hai - trò này diễn mãi, anh Lọ mua giấy lộn do Ba cà mau in). Ờ ờ, giờ đang lo giảm phát nên xiền in vô tư đi....
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Tiếp....

    Theo số liệu thống kê của SBV thì dư nợ toàn hệ thống NH tính đến năm 31/12/2011 lên đến 2.480.000 tỷ. Bỏ qua những nguồn tái cấp vốn giá rẻ và nguồn từ các quỹ phúc lợi được biến hóa theo luật NS như quỹ phòng chống thiên tai, quỹ đổi mới doanh nghiệp, quỹ bảo hiểm các loại, quỹ y tế, quỹ bồi hoàn mặt bằng, quỹ giáo dục ... mà ở bất cứ bộ ngành nào cũng có đã được gửi vào hệ thống NH TM của nhà nước để ăn chênh lệch thì vẫn còn khoảng trên 60% là nguồn vốn huy động từ XH.

    Như thế có khoảng 1.500.000 tỷ được huy động từ XH với LS khoảng 18% và khoảng 500.000-800.000 tỷ được dành cho BDS ( số liệu trên media là gần 500.000 tỷ ) nhưng không giải ngân được hoặc đã thành nợ xấu 1 lượng không nhỏ.

    Huy động với LS cao và số lượng rất lớn suốt năm 2011 và cho đến những tháng đầu năm 2012 vẫn còn huy động với LS cũng vẫn còn khoảng 16% nhưng không có địa chỉ giải ngân đủ tin tưởng đã làm tăng trưởng tín dụng âm.

    Hàng trăm nghìn tỷ muốn giải ngân không dễ chút nào khi BDS được xác định là vẫn giảm triền miên. Lĩnh vực lớn nhất bị chặn nên dòng tiền nằm im trong hệ thống NH nhất là các NH nhỏ.

    Huy động thì phải trả lãi, nợ xấu cao, chi phí vận hành, quản lý cũng cao và không có địa chỉ giải ngân trong khi SBV liên tục hạ tiếp LS huy động đồng thời áp trần LS cho vay thì NH nhỏ coi như đã bị tuyên án.

    NH lớn đua nhau hạ LS cho vay vì họ cũng thừa thông minh hiểu rằng với lượng vốn khủng khi huy động suốt năm rồi như thế nếu không nhanh chóng hạ LS để tìm khách hàng thì sẽ ứ đọng vốn, nhồi máu cơ tim khi máu về tim mà không bơm đi đến các cơ quan cần máu được.

    NH lớn cạnh tranh khốc liệt với NH nhỏ ở thị phần cho vay nên NH nhỏ khó khăn càng thêm khó khăn khi: giá vốn cao hơn và giá cho vay cao hơn. 2 điều kiện tiên quyết đều bất lợi nên chết chỉ còn là vấn đề thời gian.

    Nhiều NH nhỏ than khóc với SBV về chuyện SBV liên tục hạ LS nhưng câu trả lời là:
    -Tao quy định LS rất rõ ràng, mày tự huy động vượt khung theo thỏa thuận để cạnh tranh hút vốn nên giờ mày chết còn kêu ai?

    Thêm vào đó chuyện SBV cũng chịu áp lực cực lớn từ CP và XH phải giảm LS để cứu DN nên SBV cũng phải làm thôi cho dù ai cũng hiểu các NH nhỏ chạy trối chết xin SBV tha mạng.

    Khốn nỗi như em nói NH là liên thông, là sở hữu chéo nên NH nhỏ nó chết thì hậu quả khôn lường, XH loạn, DN chết, và ngay cả NH lớn cũng sẽ die.

    Cuối cùng giải pháp mà ta hay nghe nói đến là tái cơ cấu hệ thống NH thương mại gì đó là giải bài toán này. Xóa nợ, sát nhập, thâu tóm hay cái mịa gì nữa cũng là để cứu hệ thống này khỏi chết dây chuyền.

    Về lý thuyết hệ thống NH chỉ phát triển lành mạnh khi nó huy động được vốn từ XH và lại cấp vốn cho XH chứ cứ lấy tiền cái cấp vốn từ NS rồi bơm cho các con nghiện thì tèo mịa nó rồi.

    Năm ngoái khi CPI là 20% thì huy động với LS khoảng 22-23% và cho vay là 25% không có gì là sai cả. Người ta chỉ thực sự muốn gửi tiền khi họ có lãi thực dương còn NH phải có lợi nhuận biên khoảng 3% giữa LS huy động và LS cho vay ra.

    Do đó cái chết chính là CPI quá cao nên đẩy LS ngân hàng lên cao theo và nó lại tác động trở lại làm CPI lại cao lên lần nữa làm nên vòng xoáy thảm khốc cho nền KT.

    Năm nay CPI hiện khoảng 7% thì LS huy động 10% và cho vay khoảng 14% là rất hợp lý nhưng...

    Như trên em vừa chém cái lượng cả trăm nghìn tỷ đã trót huy động cao 18% kia thì giải quyết thế éo nào, chưa kể là éo có chỗ xả nếu chấp nhận cut loss hạ LS cho vay để thu hồi vốn?

    Cái này cũng rất dễ hiểu. Em VD minh họa như sau:

    Các bác múc1 Cp khi TT sôi động ở giá 100 và kỳ vọng 120 thì bán. Nhưng TT nó tèo nên nó éo lên 120 được và thậm trí nay chỉ còn 95. TT tiếp tục giảm nên biết rằng nếu không xả 95 thì nó có thể về 90.

    Nhưng vấn đề là bác có quá nhiều Cp ở giá 100 nên muốn bán cut loss giá 95 cũng phải có thanh khoản để xả nó. Tại thời điểm này TT éo có thanh khoản để xả giá 95 mà chỉ có thể xả rất ít ở giá 95 thôi chỉ khi bán giá 80 mới xả được toàn bộ để thu hồi vốn nhảy sang múc con khác.

    Giờ chuyện lượng vốn huy động giá cao và giờ đang bị SBV giảm liên tục nó cũng thế thôi. Không giảm thằng khác nó giảm để nó thoát vốn giá cao và huy động lại vốn giá thấp


    Còn tiếp ... nhưng di bơi đã nhé
  4. thanh_cx

    thanh_cx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    269
    Thực ra cái khoản huy động giá cao vượt trần của NH thì không ngại cụ ạ, vì kỳ hạn huy đông của chúng nó tối đa 3 tháng, không thì chỉ 1 tháng thôi. Cái vấn đề phải hiểu là tại sao NH lại huy động vượt trần? Vì NH thiếu thanh khoản, NH cứ lấy vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn nên phải giật gấu vá vai. Nói như cụ, khi nó ứ đọng vốn thì chúng huy động vượt trần làm éo gì. Thực tế thì NH huy động vượt trần không nhiều (HD, Sea, BacA, và vài NH khác) đều là những NH ngập chìm trong nợ xấu BDS nhiều nên bị thiếu thanh khoản, vay interBank không được nên cực chẳng đã nó mới phải huy động vượt trần thôi.

    Thực tế thì tỷ lệ vốn huy động giá cao không nhiều nên chi phí cho phần này cũng ít. Em chỉ nói đi nói lại là Hiện nay tất cả mọi vấn đề đang ở nợ xấu BDS. Như bác gì trên đưa tấm ảnh chụp cả khu đô thị hoàn thiện bỏ hoang, xây bịt kín các cửa lại, nó đã nói lên tất cả. Tất cả từ đây mà ra, các bác hình dung thế này:

    Đất đai phải có giá trị sử dụng. Đơn giản nhất và nguyên thủy nhất là mảnh đất ruộng 8 năm trước đây nông dân trồng lúa, mỗ năm 2 vụ đều đặn chẳng vấn đề gì. Khi nhà đầu tư BDS lập DA chuyển đổi mục đích sử dụng >>> cần tiền loby phê duyệt quy hoạch sử dụng đất >>>> tiền được bơm cho quan chức (vay NH) >>> lập dự án (tiền loby các cơ quan quản lý chuyên môn) >>>> phê duyệt dự án >>>>> rất nhiều công đoạn khác nữa cần bơm rất nhiều tiền bôi trơn mà tiền toàn NH mà ra. Khi dự án đươc cấp phép thì chủ ĐT huy động vốn của khách hàng sơ cấp (cũng vay NH) >>> KH sơ cấp bán trao tay cho KH thứ cấp (cũng vay NH). Cái vòng xoáy này nó cứ xoay như chóng chóng, người mua trước bán cho người mua sau, tiền chênh lệch thì được rút ra từ NH và hình thành các đại gia. Hầu như phần tiền chênh lệch đó biến thành các siêu xe, hàng siêu sang, đồ hiệu và được các thiếu gia vung tay ném qua cửa sổ gây ra lạm phát cho XH. Kết quả là, hình thành được cái nhà hoang (không có giá trị sử dụng - tài sản chết) là bao nhiêu con nợ của NH. Kết quả là nhà bỏ không, nông dân mất ruộng, thất nghiệp, khiếu kiện đông người. TT BDS suy giảm, cả một dây chuyền con nợ vỡ nợ cuối cùng đập vào nợ xấu của NH. Cho nên em nói là "hình ảnh cái nhà biệt thự bỏ hoang đã nói lên tất cả tình trạng của nền KT VN" là thế.

    Cho nên, xử lý vấn đề này thì phải xử lý tận gốc: Nghĩa là cái nhà hoang kia phải trả về đúng giá trị thật của nó - giá đất 1 tr, xây hết 6 triệu >>> giá bán chỉ 7 triệu. Vậy NH giờ chỉ được phát mãi cái nhà biệt thự thế chấp bỏ không kia với giá 7 triệu/m. Chỉ khi nào NN cho phép NH làm như vậy thì mới giải quyết được vấn đề. Còn cái nhà kia vẫn cứ đòi giá 35-40 triệu/m thì ngàn năm vẫn vậy mà thôi.
  5. akilavuong

    akilavuong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    62
    cả hai bác nói đều đúng nhưng ở 2 giai đoạn khác nhau thôi,vấn đề bác nói là ngân hàng nó huy động với kì hạn cực ngắn và tỷ lệ vốn giá cao huy động không nhiều là đúng đấy,nhưng bọn nó không hoàn toàn bị mắc kẹt vì lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đâu,chủ yếu bọn nó chết là do bọn ngân hàng nhỏ đầu tư cài răng lược rất nhiều với đòn bẩy cực cao,điển hình như bắt động sản đó,lên bọn nó mới chết.như em nói ở trên,bác đang nói giai đoạn năm 2011 lúc này các doanh nghiệp vẫn cố cầm cự và vẫn cần vay vốn để cố duy trì hoạt động kể cả bọn BDS nhá,nên bọn ngân hàng nhỏ vẫn có chỗ để cho vay với ls cao.cộng với việc NHNN liên tục hút dòng tiền về nên các ngân hàng lúc nào cũng căng thẳng về thanh khoản.
    nhưng bác KQ25 thì lại nói vào giai đoạn đầu năm 2012, khi các ngân hàng đã huy động quá nhiều vốn,minh chứng là lãi suất liên ngân hàng liên tục lập đáy,nhưng khi liên tục huy động vào như thế,nhưng sang năm 2012 các doanh nghiệp đã không còn cầm cự được nữa , mà đã ngừng sản xuất lên không vay vốn ngân hàng nữa, nền sản xuất đình đốn ,tồn kho cao thì vay vốn làm gì nữa,cộng với việc NHNN liên tục bơm tiền ra, mà tất cả các kênh đầu tư đều bị đóng lên bọn nó không đầu tư được đâu,bất động sản thì đóng băng lên bọn ngân hàng mới thừa vốn cực nhiều
    em có vài ý thiển cận có gì xin các bác cứ chỉ giáo ạ [:D]
  6. anhkhiet

    anhkhiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Đã được thích:
    1.622
    nói lòng vòng cũng vậy thôi, việc này hầu hết ai cũng biết và các NH còn quá rõ: tiền đi vào vòng lẩn quẩn, chỉ có lợi nhuận là chui vào người có thế lực

    bản chất là thế, cải tạo cảo tổ cải ......... cũng chỉ là mang tính hình thức

    đất nước chậm phát triển thì phải có khác chứ ???????

    vấn đề là chúng ta chơi chứng, ráng tìm cơ hội trong các biến động để kiếm tiền, các biến động thông thường 1 năm chỉ có 1-2 lần

    hiện giờ: rất có thể chúng ta đang đứng trước 01 cơn sóng, cơn sóng để thóat hàng hay là cơ hội mới cho vòng đầu tư hòan tòan mới

    các vấn đề về: tỉ giá, giá vàng, lãi suất hạ ......hiện đang hỗ trợ, TTCK không lên thì đành chịu

    qua quí 4: các cơ hội đấy không còn nữa
  7. ngongond

    ngongond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    0
  8. bami

    bami Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Chủ nhật chém tí chiện vui cho nó vui cửa vui nhà, chuyện này em biên lại từ in tẹc nét

    Họp cuốc hội, Đầm Huệ có bài phát biểu trước đội nghị gật về chính phủ...cuối bài, đầm kết thúc bằng một câu chuyện.

    Một người cha đưa cho ba người con trai, mỗi người 100 ngàn đồng với yêu cầu mua một thứ gì đó có thể lấp đầy được căn phòng.
    Người thứ nhất mua 100 ngàn tiền nước, nhưng cũng không đủ đổ đầy căn phòng.
    Người thứ hai mua 100 ngàn rơm khô, nhưng cũng không đủ lấp đầy hoàn toàn căn phòng.
    Người thứ ba mua một cây nến chỉ mất 1 ngàn đồng rồi đốt lên, ánh sáng tràn ngập cả căn phòng.

    Đầm Huệ tiếp, thủ tướng của chúng ta cũng giống như người con thứ ba, từ khi thủ tướng của chúng ta lên điều hành, đất nước tràn đầy của cải và sự thinh vượng...

    Cả hội trường vỗ tay rầm rầm...khi tiếng vỗ tay ngớt đi, phía dưới có người hỏi vọng lên:

    Thế còn 99 ngàn kia đâu ???
  9. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
  10. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    Vấn đề là rất nhiều dn sx đã vay tiền ngân hàng không để sx mà cũng đổ vào bds rồi bác ạ.
    1 ví dụ điển hình là bianfishco.
    giai đoạn vừa qua cả xh điên loạn chạy đua đổ tiền vào bds . Từ anh xe ôm đến chị bán trà đá cũng tìm cơ hội "buôn đất" , bỏ mặc mọi cảnh báo.
    Ngân hàng thì không thực hiện việc kiểm soát ( bọn nó cũng biết nhưng lờ đi ).
    Quả bóng được đã bị bơm quá căng.

Chia sẻ trang này