Việt Nam ngày càng giống Hongkong trước 1997.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duckwater, 15/12/2008.

7391 người đang online, trong đó có 1089 thành viên. 14:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 756 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Không có súng thì ta dùng vũ khí thô sơ.

    Hỗn chiến bằng mã tấu và bom xăng

    Băng nhóm khoảng 10 tên dùng mã tấu, bom xăng tấn công một nhà trọ tại khu phố 8, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương gây kinh hoàng, làm náo loạn ca? khu dân cư.

    Khoảng 19h30 ngày 9/12, một băng nhóm khoảng 10 người bất ngơ? a?o tới một nha? trọ ơ? khu phố 8, dùng mã tấu chặt tan nát 2 cánh cửa phòng trọ để tấn công 3 thanh niên đang cố thủ trong phòng. Sau đó, nhóm này dùng chai thủy tinh, lon bia chứa xăng châm lửa ném vào phòng trọ khiến anh Lê Nghị (ngụ Hà Tĩnh) bị bo?ng nặng, pha?i cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. 2 người khác mở cửa chạy ra ngoài nhưng đã bị nhóm côn đồ phóng dao, ném gạch đá gây thương tích.


    Nhưfng cánh cư?a pho?ng trọ bị chém nát. A?nh: Minh Duy.

    Theo lời kể của các nạn nhân, trước đó, khoảng 15h buổi chiều cùng ngày, anh Nghị do có mâu thuẫn với nhóm ngươ?i trên nên đã bị họ dùng gạch đá ném vào nhà. Do cửa phòng đóng kín nên họ đaf rút đi. Sau đó, nhóm này quay lại mang theo bom xăng ném vào phòng trọ. Rất may vụ ném bom xăng đã không gây cháy lan.

    Một người dân sống gần nhà trọ cho biết, việc gây gổ đánh nhau giữa nhóm công nhân với băng nhóm đốt xăng xảy ra thường xuyên. Chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây, các bên đã dùng các loại hung khí như maf tấu, gậy gộc?đánh nhau đến 3 lần gây kinh hoàng cho cả khu phố, thế nhưng đến nay vâfn chưa xác định được hung thu?.

    Trong một trận hỗn chiến giữa nhóm thanh niên công nhân ở khu vực nhà trọ với nhóm người từ nơi khác kéo đến, khi ca?nh sát xuất hiện, các bên bỏ chạy, ném lại cây mã tấu dài gần 1m.

    Minh Tâm
  2. baovitieu

    baovitieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Chủ Topic sắp bị đi tù
  3. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Đi kèm xã hội đen thì tất nhiên phải có tín dụng đen, đừng bác nào dây vào kẻo bán nhà ra ở gầm cầu thì khổ.

    "Băng" tan thành... sóng dữ!

    Lao Động số 290 Ngày 15/12/2008 Cập nhật: 8:39 AM, 15/12/2008


    (LĐ) - Vô số đường dây tổ chức chơi huê, hụi, cho vay nặng lãi, đáo hạn ngân hàng... hoạt động nửa nổi, nửa chìm (như những tảng băng)... ở khắp góc phố, chốn quê. Lạm phát như cơn lốc đốt cháy sự kiên nhẫn của vô số... con nợ.
    "Băng" tan nhanh hóa thành "sóng dữ" làm hủy hoại niềm tin, gây rạn nứt nhiều mối quan hệ xã hội. Riêng tại Khánh Hoà, từ đầu năm đến nay đã khởi tố 8 vụ án, 9 bị can liên quan đến tín dụng "đen" với tổng số tiền xấp xỉ 100 tỉ đồng.

    Đại tá Trần Quang Hoạ - GĐ CA Khánh Hoà - cho biết: "Hiện vẫn còn 24 vụ việc đang tiếp tục củng cố hồ sơ, liên quan đến hàng trăm gia đình bị hại và số tiền bị chiếm đoạt lên đến trên 120 tỉ đồng!".

    Tín dụng "đen": Ngươi là ai?

    Có lẽ chưa bao giờ tại Khánh Hoà, tình trạng vỡ nợ xảy ra liên tục và để lại hậu quả nặng nề như hiện nay. Năm 2008, trong toàn tỉnh đã phát hiện gần 220 tỉ đồng bị "bốc hơi" vì liên quan đến tín dụng "đen".

    Tuy nhiên, đó mới chỉ là "phần nổi" bởi cơ quan điều tra không thể thống kê hết số người bị hại và tổng số tiền bị mất; rất nhiều trường hợp vướng "lý do tế nhị" nên đành "ngậm đắng nuốt cay" chịu mất tiền. Điểm mặt một số bị can đã bị CA tỉnh Khánh Hoà khởi tố, tất thảy những "con nợ" bạc tỉ đều "khởi nghiệp" bằng cách dựa vào uy tín cá nhân hoặc người thân để vay tiền của bà con, bạn bè và quần chúng nhân dân.

    Đó là bị can Huỳnh Thị Minh Nguyệt (vỡ nợ 5,6 tỉ đồng), nguyên Chủ tịch UBND phường Vạn Thắng, TP.Nha Trang, bị can Hồ Thị Chín (vỡ nợ hơn 8 tỉ đồng) vợ của nguyên PCT UBND phường Vĩnh Trường (Nha Trang), bị can Huỳnh Tấn Hoan (vỡ nợ gần 26 tỉ đồng và 16.000USD) từng là GĐ Công ty TNHH tin học HG có trụ sở ở 4A đường Đinh Tiên Hoàng, Nha Trang; bị can Nguyễn Văn Khôi (vỡ nợ hơn 7,4 tỉ đồng) nguyên là phóng viên Báo Khánh Hoà...

    Ngoài chiêu thức vay tiền trả lãi suất cao (2%/ngày hoặc 3-4%/tháng), thời gian đầu đảm bảo trả lãi rất đúng hạn, những người này còn biết cách tự "đánh bóng" bản thân bằng việc tậu xe hơi, xây nhà lầu... nhằm thu hút sự chú ý của đám đông. Hầu hết con nợ đều không dùng tiền vay đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà cho vay lại với lãi suất cao hơn và tiêu xài cá nhân. Pháp luật chưa nghiêm

    ******* Khánh Hoà cho biết, tất cả 9 bị can trong 8 vụ án liên quan đến tín dụng "đen" đều bị khởi tố với tội danh "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo Điều 140 của Bộ luật Hình sự (LHS).

    Quy định về tội danh này như sau: "Những người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Những người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản".

    Điều 140 của LHS cũng đã quy định hình phạt đối với tội danh này, tuỳ theo mức độ có thể phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 1 trăm triệu đồng, bị cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến chung thân. Tuy nhiên, kể từ năm 1999, khi LHS ra đời đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phải đình chỉ nhiều vụ án về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

    Bởi lẽ, bên vay - tức là các con nợ - chỉ phạm tội khi "dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản". Trong thực tế, các con nợ (bên gây hại) và chủ nợ (bên bị hại) đều "có thỏa thuận" và "đồng ý", "chấp thuận"..., kể cả việc "chủ nợ" tự nguyện thế chấp tài sản để lấy tiền đưa cho "con nợ"; và, vốn dĩ 2 bên cũng đã từng "giao, nhận tiền lãi như đã thỏa thuận".... Hơn nữa, phần lớn "con nợ" không "bỏ trốn" hoặc "bỏ trốn" rồi lại ra "đầu thú" và đều "thừa nhận đúng số nợ", đồng thời "cam kết sẽ trả nợ".

    Nhưng, một khi đã "vỡ nợ" làm gì còn tài sản để trả nợ, con nợ được "tại ngoại", vẫn sống cuộc sống như mọi người, trong khi "chủ nợ" mỏi mòn tự khắc phục...hậu quả!

    Về tội danh "cho vay nặng lãi", Điều 163 LHS quy định: "Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên, có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ 1 lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.

    Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1-5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm". Một vụ án từ lúc khởi tố đến khi đưa ra xét xử thường kéo dài từ 1-3 năm, có khi lâu hơn; nếu căn cứ "mức lãi suất cao nhất theo quy định của pháp luật" thì căn cứ vào thời điểm khởi tố vụ án hay thời điểm đưa ra xét xử? Khái niệm "tính chất chuyên bóc lột" trong LHS cũng hết sức chung chung.

    Từ lúc LHS có hiệu lực đến nay, chưa có văn bản nào của các cấp hay các ngành hướng dẫn các cơ quan thẩm quyền thống nhất áp dụng trong quá trình xét xử.

    Bảo Chân

Chia sẻ trang này