Việt Nam - Quê hương tôi (P.2)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 17/07/2012.

6919 người đang online, trong đó có 801 thành viên. 13:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32584 lượt đọc và 1026 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Chủ nhà cắt hộ khẩu quăng ra ngoài đê.hahahahahaha=))=))=))=))
    DungTri86 thích bài này.
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chấm dứt hợp đồng với một công ty của Trung Quốc

    Xem tin gốc
    Thanh Niên - 12 giờ trước 1734 lượt xem 1 tin đăng lại
    (TNO) Chiều 31.7, Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) đã có thông báo về việc chấm dứt hợp đồng với một công ty của Trung Quốc do công ty này đã vi phạm hợp đồng đã cam kết.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Trước đó, Vinapco và Công ty TNHH vận tải Hồng Phát, có địa chỉ tại Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký hợp đồng về việc Vinapco bán xăng dầu cho Công ty Hồng Phát. Đến cuối tháng 7.2012, Vinapco đã giao 12 chuyến hàng cho Công ty Hồng Phát.

    Theo Vinapco, các lô hàng cung cấp cho Công ty Hồng Phát thuộc diện tạm nhập tái xuất và buộc phải xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Trong mọi trường hợp, các lô hàng đều không được tiêu thụ ở thị trường trong nước.

    Tuy nhiên, vào ngày 28.7, cơ quan chức năng đã bắt quả tang về việc tàu chở dầu của Công ty Hồng Phát đang tiêu thụ xăng A92 từ lô hàng nhận từ Vinapco trên lãnh thổ Việt Nam.

    Ông Trần Hữu Phúc, Giám đốc Vinapco cho rằng hành động này chứng tỏ Công ty Hồng Phát đã vi phạm pháp luật Việt Nam và vi phạm hợp đồng cam kết giữa hai bên. Từ đó, Vinapco đơn phương tuyên bố chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Công ty Hồng Phát cử đại diện đến làm việc.

    Trung Hiếu


    http://www.baomoi.com/Cham-dut-hop-dong-voi-mot-cong-ty-cua-Trung-Quoc/45/9002771.epi


    Quản lý Nhà nước ngày càng thắt chặt, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân TQ bị tẩy chay ở VN. Hoan hô Vonapco =D>=D>=D>=D>=D>
    DungTri86 thích bài này.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đang mời thêm mà, để đông vui hơn và bớt ... độc quyền :)):-bd
    DungTri86 thích bài này.
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    :)):)):)):)):)):)):))
    DungTri86 thích bài này.
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Tên các anh khắc vào biển khơi

    Hạ sĩ Hoàng Đặng Hùng đã hy sinh tại đảo Đá Lớn A khi vừa tròn 20 tuổi sau 2 năm nhập ngũ. Anh đã trở về quê mẹ vào rạng sáng 30/7, sau 8 năm yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) đảo Nam Yết.

    Gia tài của người lính Trường Sa trở về chỉ vỏn vẹn 3 bộ quân phục sờn phai và dăm ba vật dụng cá nhân.

    [​IMG]
    Bia ghi tên các liệt sĩ đã hy sinh trong khi bảo vệ quần đảo Trường Sa.

    Từ sau ngày đất nước thống nhất, những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm kiên cường vượt qua mọi gian khổ thử thách, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ chủ quyền đất nước.

    “Đất của mình thì phải giữ”

    Theo dự kiến, hài cốt của LS Hoàng Đặng Hùng (Hải Phòng) và Phạm Văn Thế (Vũ Thư - Thái Bình) đáp chuyến bay từ Cam Ranh về đến Nội Bài vào lúc 10 giờ ngày 29/7. “Chúng ta có mặt tại Nội Bài trước 9 giờ 30 nhé” - tôi nhận được tin nhắn của nhà báo Mai Thanh Hải - đồng hương của LS Hùng, người đã cùng các nhà báo bền bỉ “thuyết phục” chính quyền quận Ngô Quyền (Hải Phòng) để LS Hùng được yên nghỉ tại NTLS quê nhà, vì một lý do rất “đơn giản” của ông Bùi Công Đoàn - Trưởng phòng LĐTBXH quận: “Mong gia đình thông cảm vì quy hoạch NTLS quận phục vụ cho LS của quận hy sinh tính đến tháng 10/1998...”.

    LS Hùng lại hy sinh vào năm 2004 nên dù gia đình của LS cả chục lần đi lại để trình bày mà vẫn không lay chuyển được Trưởng phòng Bùi Công Đoàn mủi lòng, chỉ đến khi UBND quận vào cuộc...

    Chuẩn bị lên xe ra sân bay, lại nhận được điện thoại của Mai Thanh Hải: Biển động, tàu HQ 633 chở 5 bộ hài cốt gồm 3 LS và 2 người dân vẫn chưa cập được cảng Cam Ranh. Bố của LS Hùng và LS Thế lại phải dời vé máy bay vào đầu giờ chiều, nhưng biển vẫn động. Thân nhân của 3 LS cùng đồng đội của các anh dõi mắt ra biển khơi, lòng nóng như lửa đốt. Thuyền trưởng tàu HQ 633 không thể tăng tốc, ông không muốn những con sóng dữ thêm một lần “xô đẩy” hài cốt của đồng đội trong hành trình về đất liền.

    15 giờ chiều, khi nhận được thông báo của thuyền trưởng qua bộ đàm là tàu chuẩn bị cập cảng, cha của LS Hùng và thân nhân của LS Thế lại thêm nỗi lo mới, không biết có còn vé cho chuyến bay lúc 19 giờ hay không. Nhà báo Mai Thanh Hải ở “đầu cầu” Hà Nội lập tức đưa thông tin lên mạng, nhờ sự trợ giúp của cộng đồng, mong ai đó sẵn sàng nhường lại vé chuyến bay 19 giờ cho gia đình LS. Cuối cùng, hài cốt của hai anh đã về đến sân bay Nội Bài vào lúc 22 giờ 15. Hãng Hàng không VN đã trân trọng đặt thi hài của 2 LS vào hộp “đặc biệt”. Hài cốt của LS Đỗ Khánh Hưng (Gia Lộc, Hải Dương) nằm lại với mảnh đất Khánh Hòa.

    Những người có mặt tại sảnh B sân bay Nội Bài ngỡ ngàng, xúc động khi nhìn thấy 2 quân nhân trong quân phục hải quân trang nghiêm nâng 2 bộ hài cốt LS trên tay, được phủ lá cờ tổ quốc. Mọi người im lặng cúi đầu, hướng theo 2 chiếc xe vút đi trong màn đêm mưa nặng hạt. Quá giờ tý, 2 LS đã về lại ngôi nhà mà các anh đã sinh ra và lớn lên.

    Lễ truy điệu LS Hoàng Đặng Hùng được chính quyền địa phương tổ chức trang trọng tại hội trường UBND phường Đồng Quốc Bình. Người dân cho chúng tôi hay rằng, phường mang tên LS hải quân, nay phường lại có LS hải quân hy sinh vì đất nước. Cụ bà bước vào tuổi 90, trân trân nhìn vào di ảnh của LS Hùng và nói: Mới hai mươi tuổi, còn trẻ quá. Rồi cụ thắc mắc hoài, đất nước hòa bình rồi sao vẫn có LS, mà hy sinh ở đâu? Một cán bộ phường nói với cụ, hy sinh ở Trường Sa - quần đảo ở tít ngoài biển, là đất của mình nên chiến sĩ phải canh giữ.

    Cụ gật đầu: “Ờ, đất của mình thì phải giữ chứ”. Cụ thở dài khi nghe kể về những khó khăn gian khổ của các chiến sĩ Trường Sa, cụ ngoảnh sang, chỉ vào thằng cháu đích tôn: “Mày sướng lắm vào, chỉ lo ăn chơi. Chú ấy đã hy sinh vì giữ đất cho nước mình. Có những đứa con như chú ấy, dù phải mất con, cha mẹ cũng cam lòng”.

    [​IMG]
    Gia tài của liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng chỉ vỏn vẹn 3 bộ quân phục và vật dụng cá nhân. Ảnh: Mai Thanh Hải

    Nghĩa trang liệt sĩ trong lòng biển

    Thế là Hoàng Đặng Hùng đã vượt trùng khơi về yên nghỉ tại nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Hùng đã nối gót “nghề lính” của bố, mẹ “đầu quân” vào binh chủng hải quân. Trước đó, bác ruột của Hùng cũng là LS và đã hy sinh vào cùng độ tuổi như Hùng.

    Không thể không trào nước mắt khi đọc dòng chữ trên tấm bia: Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì hòa bình và ổn định khu vực. Họ tên các anh đã khắc vào biển khơi. Vùng biển Trường Sa được các chiến sĩ hải quân trân trọng bởi nơi đây còn là NTLS trong lòng biển. Ở Quảng Trị cũng có một NTLS trong lòng sông - sông Thạch Hãn. Tôi còn nhớ mấy câu thơ bi hùng, cảm khái: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Những tuổi hai mươi cùng sóng nước/Giữ yên bờ bãi mãi nghìn năm...”.

    Có bao nhiêu LS đang nằm sâu dưới đáy biển Trường Sa? Những cái tên: AHLS - trung tá Trần Văn Thông quê Thái Bình, AHLS Trần Văn Phương (Quảng Bình), AHLS Vũ Phi Trừ (Thanh Hóa), Phạm Quang Lan (Hà Tĩnh), Nguyễn Văn Khoa (Hà Nội), Đỗ Đức Bản (Nam Định), Thái Đình Trung (Phú Yên), Hán Văn Khoa (Phú Thọ), Nguyễn Đình Châu (Sông Bé), Hoàng Văn Túc (Cao Bằng), Quách Hoàng Lâm (TPHCM)...; dường như địa phương nào trên đất nước này cũng có những người con đã nằm lại nơi đầu sóng ngọn gió này.

    Kể từ ngày đất nước thống nhất - máu vẫn đổ ở quần đảo Trường Sa. Là người dân Việt, không ai có thể quên được ngày 14.3.1988, khi 3 tàu hải quân 505, 604 và 605 đang làm nhiệm vụ vận tải lương thực tiếp tế cho các chiến sĩ đang chốt trên các đảo Sinh Tồn, Len Đao và Gạc Ma đã bị tàu chiến Trung Quốc tấn công. 74 LS đã hy sinh và mất tích, 11 chiến sĩ bị thương. Tàu 604 chỉ sống sót có 5 thủy thủ.

    Hai thủy thủ tình nguyện ở lại đảo Sinh Tồn, còn ba thủy thủ Nguyễn Hữu Dòng, Đoàn Hữu Tuấn và Nguyễn Xuân Quý do tình trạng sức khỏe đã được đưa về căn cứ Cam Ranh. Bức ảnh ba anh đến nay tôi vẫn còn giữ và không biết bây giờ, 24 năm sau, các anh có còn phục vụ trong quân chủng hải quân? Tôi vẫn nhớ mãi buổi chiều hạ tuần tháng 3.1988, các chiến sĩ đảo Sinh Tồn đã làm lễ truy điệu các LS hy sinh ngày 14.3. Hòa lẫn tiếng gió biển rì rào là tiếng nhạc “Hồn tử sĩ” trầm buồn. Những nén nhang tỏa hương khói thành kính bên vòng lá phong ba kết vội... Cát trắng và sóng biển Trường Sa đã thấm máu các chiến sĩ làm nhiệm vụ ở đảo xa.

    “Sao thời bình mà vẫn có LS?” - câu hỏi của bà cụ đã bước vào tuổi “gần đất xa trời” cất lên giữa lễ truy điệu LS Hoàng Đặng Hùng đã dấy lên những câu chuyện về Trường Sa. Mọi người muốn hiểu thêm, biết rõ hơn về quần đảo xa, mệnh danh là cửa ngõ tổ quốc nhìn ra biển Đông, nơi có những công dân Trường Sa đang cùng các chiến sĩ Trường Sa sát cánh canh giữ vì “Trường Sa là đất của mình”, vì Trường Sa là một phần máu thịt đau đáu của đồng bào ta, của đất nước Việt ta.

    Theo Lê Huân
    Lao động
    DungTri86 thích bài này.
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nhật Bản công khai quan ngại hải quân Trung Quốc
    Cập nhật lúc :9:30 AM, 01/08/2012
    Nhật Bản hôm 31/7 lần đầu tiên công khai bày tỏ quan ngại về hải quân Trung Quốc còn giới chức cái gọi là "thành phố Tam Sa" Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cử hải giám đi tuần tra các đảo tự coi là của mình trên biển Đông.

    Trong Sách trắng quốc phòng 2012 công bố hôm 31/7, Nhật Bản thẳng thừng tuyên bố nước này hết sức lo ngại trước hành động gia tăng hiện diện hải quân trên Thái Bình Dương và tăng cường xây dựng quân đội của Trung Quốc.

    Gây lo ngại thực sự
    "Các hoạt động của hải quân Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương đang trở thành thường xuyên", Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2012 viết. Kể từ khi ra Sách trắng quốc phòng năm 2008, đây là lần đầu tiên Nhật Bản dành tới hơn 20/488 trang nói về "mối lo ngại" Trung Quốc, trước đó, Tokyo chỉ dùng từ "quan tâm" khi đề cập đến các hoạt động của quân đội Trung Quốc.


    [​IMG]
    Trung Quốc đang tăng cường hiện diện hải quân trên TBD. (THX) Theo Sách trắng trên, Tokyo cũng lần đầu tiên đề cập đến quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) khi cho rằng mối quan hệ này đang trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, theo Nhật Bản chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng khoảng 30 lần trong 24 năm qua và dư luận đang hối thúc Bắc Kinh tăng tính minh bạch của ngân sách quốc phòng.
    Về quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, Sách trắng khẳng định lại tầm quan trọng của mối quan hệ này, trong đó đề cập kế hoạch quân đội Mỹ triển khai các trực thăng vận tải MV-22 Osprey tại căn cứ không quân Futenma ở tỉnh Okinawa. Trước đó, ngày 25/7, báo Sankei Shimbun dẫn lời Ngoại trưởng nước này Koichiro Gemba nói, "đối với thế giới, sự phát triển của Trung Quốc là một cơ hội, nhưng việc ra vào trên biển quá rõ cũng là một thực tế".

    Vì vậy theo ông Gemba, triển khai máy bay Osprey không chỉ là nhu cầu về chiến lược của Mỹ, mà còn là "nhu cầu chiến lược bảo đảm an ninh tự thân của Nhật Bản" vì "Trung Quốc đang tích cực tăng cường các hoạt động trên biển Hoa Đông".

    Với tầm hoạt động xa gấp 5 lần so với trực thăng CH-46, MV-22 Osprey có khả năng triển khai lính thủy đánh bộ tới các khu vực tranh chấp bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Đài Loan và biển Đông. Theo báo giới Trung Quốc, việc triển khai Osprey tại Nhật Bản là thách thức lớn đối với chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa khu vực của Trung Quốc.
    [​IMG]
    MV-22 Osprey, thách thức đối với chiến lược của Trung Quốc. (Getty) Lấn tới trên biển Đông
    Trong khi đó, bất chấp việc tuyên bố, Trung Quốc phản đối mọi hành động can thiệp quân sự vào khu vực biển Đông thì trong thông báo trên trang mạng của BQP nước này hôm 31/7 lại khẳng định, quân đội Trung Quốc đã thành lập "hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu" trên biển Đông tại những khu vực thuộc chủ quyền của nước khác.

    Từ tuyên bố chủ quyền sang đến thực thi chủ quyền trên biển Đông dựa trên cái gọi là "đường lưỡi bò" vô căn cứ, Trung Quốc đã sử dụng từ tàu cá cho tới lực lượng bán quân sự, bao gồm các tàu ngư chính và hải giám và bây giờ đến lượt hải quân tham gia.

    Cùng ngày, theo báo chí Hongkong (Trung Quốc), Cơ quan quản lý đại dương Trung Quốc cho biết sẽ cử tàu đi đến các đảo không người ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để thăm dò tiềm năng khai mỏ, khai thác cát, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.

    Theo đó, lực lượng hải giám của cái gọi là "thành phố Tam Sa" bao trùm cả biển Đông sẽ thực hiện hành động ngang ngược trên. Thậm chí, Trung Quốc còn cho mình cái quyền "điều tra và trừng phạt nếu phát hiện các hành vi sai trái" trên lãnh thổ của quốc gia khác.

    Cùng ngày, theo hãng tin Tân Hoa xã, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tân trang sau khi mua lại từ Ukraine, sáng 30/7 đã kết thúc hành trình thử nghiệm lần thứ 9 và trở về cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh dài ngày nhất cho tới nay. Từ ngày 5.7 tàu sân bay này tiến hành chạy thử nghiệm ở ngoài khơi vùng biển Bột Hải và Hoàng Hải trong khi trước đó có tin nói Trung Quốc sẽ chính thức biên chế tàu sân bay này và có thể đảm trách khu vực biển Đông trong tháng 8.
    Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), việc Bắc Kinh thiết lập một đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông cho thấy nước này nghiêng về phía biện pháp quân sự cho các cuộc tranh chấp trên Biển Đông và nó là bằng chứng phản bác lại những ai lập luận rằng sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây không là mối đe dọa và chỉ là hành động tự nhiên của một cường quốc đang lên.

    Với quan điểm của các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn trên các hòn đảo ở biển Đông, Trung Quốc là quốc gia châu Á duy nhất quay ngược thời gian về quá khứ với cách ứng xử cũ kỹ trong quan hệ quốc tế, về thời kỳ cá lớn nuốt cá bé. Luật pháp quốc tế trở nên vô nghĩa với những quốc gia muốn thách thức vận mệnh của mình và phớt lờ quan tâm của cộng đồng quốc tế.


    Hà Anh
    DungTri86 thích bài này.
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Con át chủ bài trên ván cờ Biển Đông

    [​IMG]Philippines có thể ngăn chặn một cuộc chơi có tổng bằng 0 trong tranh chấp ở Biển Đông và buộc Trung Quốc phải lật ngửa mọi quân bài nếu Manila và các bên tuyên bố chủ quyền khác đệ trình đầy đủ tuyên bố pháp lý, một nhà phân tích Mỹ nói.
    Philippines và các thành viên ASEAN khác, những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần phải đệ trình toàn bộ tài liệu về đường cơ sở, các tuyên bố về thềm lục địa mở rộng và tuyên bố chủ quyền với các đảo, Gregory Poling - nhà nghiên cứu tại Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, D.C nói.
    "Việt Nam và Malaysia đã tiến một bước trong xu hướng này với việc đệ trình một phần tài liệu về thềm lục địa của họ lên LHQ năm 2009. Philippines cũng đã có động thái tương tự với luật về đường cơ sở. Bây giờ, họ phải đệ trình đầy đủ văn kiện pháp lý về tuyên bố chủ quyền của mình", ông nhấn mạnh. "Điều đó sẽ đặt Trung Quốc vào vị trí không thể cạnh tranh được với những tuyên bố chủ quyền rõ ràng của họ, hoặc mất đi bất kỳ khiếu nại hợp pháp nào để hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", Poling nói.
    Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với ba nhóm đảo chính ở Biển Đông trên căn cứ một bản đồ do chính họ đưa ra gọi là "đường 9 đoạn" từ năm 1948. Theo ông Poling, Trung Quốc có thể phải vứt bỏ bản đồ 9 đoạn theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) ký kết năm 1982.
    Trong một phân tích ngày 6/6 về tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước khác, ông Poling nói rằng, Trung Quốc cũng không có căn cứ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của họ ở bãi cạn Scarborough.
    "Trong những năm qua, các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông giới hạn ở một số khu vực. Bất kỳ tuyên bố nào với những khu vực khác, như bãi cạn Scarborough, chỉ với lí do chúng nằm ở phạm vi đường 9 đoạn mơ hồ", ông cho biết. "Sau đó, Trung Quốc mở rộng yêu sách chủ quyền ra những khu vực khác, cho dù không có căn cứ nào theo luật pháp quốc tế", ông nhấn mạnh.
    [​IMG] "Hơn nữa, trong những năm gần đây, khi Bắc Kinh cố gắng đi xa hơn khỏi ranh giới 9 đoạn không vững chắc. Thực tế bãi cạn Scarborough dường như không xuất hiện trong các tài liệu lịch sử mà Trung Quốc đưa ra để minh chứng chủ quyền", Poling nói.
    Ông nói rằng, Trung Quốc kiên quyết theo đuổi đàm phán song phương mà không phải đa phương với các nước tuyên bố chủ quyền khác như Philippines vì Bắc Kinh biết, họ có thể đe dọa những quốc gia nhỏ hơn.
    Theo Poling, đối mặt với một ASEAN thống nhất là vấn đề khác với Trung Quốc. "Duy trì hội đàm song phương cho phép Trung Quốc giữ ảo tưởng rằng, các tranh chấp đơn giản là sự bất đồng giữa các quan điểm có cùng giá trị (kiểu như Manila phản đối Bắc Kinh, hay Việt Nam phản đối Trung Quốc). Và Bắc Kinh sẽ gặp khó hơn khi cả 10 nước ASEAN đứng về một phía trong cuộc tranh cãi đối với quan điểm của Trung Quốc", ông cho biết. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc có nguy cơ bị cô lập trong cộng đồng toàn cầu nếu Bắc Kinh sử dụng quân sự để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
    "Bắc Kinh biết rằng họ có thể dễ dàng chiếm giữ mọi vùng tranh chấp ở Biển Đông nhưng không thể làm vậy mà không gây ra những tổn thất to lớn với các lợi ích của họ ở nước ngoài", Poling nói.
    Bộ quy tắc ràng buộc
    Để tháo gỡ căng thẳng trong khu vực, theo Poling, các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc phải nhất trí về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc. Theo ông, bộ quy tắc ấy sẽ khiến tất cả các nước liên quan ứng xử và giảm thiểu những sự cố kiểu như vụ đụng độ ở bãi cạn Scarborough hay chuyện Tập đoàn dầu khí Trung Quốc mời thầu ở vùng biển của Việt Nam.
    "Từ khóa ở đây là 'ràng buộc', nó đòi hỏi các nước ASEAN tìm ra sự đoàn kết và thống nhất", Poling khẳng định.
    Mặc dù ASEAN không ra được tuyên bố chung đề cập tới vụ việc Scarboroug khi hội nghị khu vực kết thúc tuần trước, nhưng các ngoại trưởng Philippines và Malaysia cho hay, khối này đã nhất trí về các yếu tố của một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông để quản lý tranh chấp trong khu vực.
    "Các nước thành viên ASEAN đã nhất trí về những yếu tố của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông và sẵn sàng bắt đầu thảo luận với Trung Quốc về vấn đề này", bộ Ngoại giao Malaysia cho biết. "Việc không ra được tuyên bố chung sẽ không làm suy yếu quyết tâm của ASEAN để bắt đầu thảo luận với Trung Quốc trong nỗ lực phát triển Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, hướng tới đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực".
    Nhà phân tích Poling còn cho hay, điểm sáng trong diễn đàn khu vực ASEAN tuần trước là các nước trong khối đã trao văn kiện dự thỏa Bộ quy tắc ứng xử cho Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. "Văn bản này vẫn chưa công khai, nhưng các quan chức Mỹ ở Phnom Penh đã nhìn thấy nó và nói rằng, họ thích những gì chứng kiến", ông nói.
    "Giờ đây, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc sẽ làm gì với nó. Họ có sẵn sàng đàm phán dựa trên văn kiện của ASEAN hay không?".
    Poling cũng tin rằng, sự bất đồng của ASEAN tuần trước là do nước chủ tịch luân phiên Campuchia và người ngoài cuộc - Trung Quốc. "Rõ ràng là không phải Philippines gây khó trong tuần trước. Tất cả đều biểu hiện cả Manila và Hà Nội đều sẵn sàng thoả hiệp về ngôn ngữ dùng trong tuyên bố chung, thậm chí cuối cùng đề xuất chỉ là đề cập đơn giản tới các vụ việc gần đây", ông nói. Tuy nhiên, ông cho biết, Campuchia đã bác bỏ bết kỳ đề cập nào tới bãi cạn Scarborough và dự án dầu của CNOOC ở vùng biển Việt Nam.
    Và đẩy mạnh liên minh
    Nhà phân tích Poling nói rằng, Philippines phải tăng cường nhiều nỗ lực trong bối cảnh đối mặt với Trung Quốc. Nó bao gồm chương trình nâng cấp khả năng hải quân và hàng hải, cũng như quan hệ ngoại giao.
    "Philippines nên tìm kiếm việc nâng cấp các khả năng nhận thức hàng hải, những tài sản dân sự và hải quân trong dài hạn", Poling cho biết. "Về mặt ngắn hạn, họ sẽ phải trông chờ vào ngoại giao song phương để quản lý các sự cố với Trung Quốc đồng thời tìm kiếm một mặt trận thống nhất với hầu hết (nếu không phải là tất cả) các đối tác ASEAN để đối phó với những chiến thuật hăm doạ của Trung Quốc".
    Trong khi đó, các đồng minh của Philippines như Mỹ, Nhật và Australia phải giúp Manila củng cố các khả năng phòng thủ, thúc đẩy con đường dùng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trong khu vực.
    "Họ nên tiếp tục làm những hai điều họ có thể và đang làm: 1) Giúp Philippines gia tăng các khả năng trên biển thông qua việc mua bán, huấn luyện, chuyển giao công nghệ, diễn tập chung...2) Tiếp tục thúc giục Trung Quốc và tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp trong khuôn khổ UNCLOS", ông Poling nhấn mạnh.
    "Nếu Trung Quốc được phép theo đuổi yêu sách chủ quyền hoàn toàn nằm ngoài khuôn khổ UNCLOS, thì sau đó nó sẽ làm suy yếu cơ bản luật pháp quốc tế tồn tại cả nửa thế kỷ qua. Điều này đơn giản là không thể được phép xảy ra, và tất cả các quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia đã đều công nhận cũng như ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hoà bình, dựa trên luật pháp", ông nhấn mạnh.
    Nguyễn Huy theo Abs-cbnnews
    DungTri86 thích bài này.
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    TQ lớn tiếng biện minh về 'Tam Sa'

    [​IMG] Người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ ra sức biện minh cho động thái lập căn cứ quân sự ở hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông giữa lúc leo thang căng thẳng với Việt Nam và Phlippines.

    'Hải giám Tam Sa' lấn lướt xâm phạm ở Biển Đông
    TQ xây nhà cho thuê ở 'Tam Sa'
    TQ bổ nhiệm chỉ huy đơn vị đồn trú ở 'Tam Sa'


    Theo người này, căn cứ quân sự là để bảo vệ các chủ quyền của Trung Quốc. Người phát ngôn Canh Diên Sinh cho biết thêm, theo những quy định liên quan thì một hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu đã được thiết lập ở vùng biển. Ông ta nói, hệ thống này để duy trì chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc mà không hướng tới bất kỳ nước nào hay mục tiêu cụ thể nào.

    Theo ông này, đơn vị đồn trú trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở hòn đảo tranh chấp thuộc Biển Đông chịu trách nhiệm điều động quốc phòng, dân quân tự vệ, mối quan hệ giữa đơn vị đồn trú và chính quyền địa phương là hỗ trợ công việc tìm kiếm cứu hộ, hướng dẫn lực lượng quân dự bị ở “Tam Sa”.

    Ông này lớn tiếng khẳng định, việc thành lập Tam Sa không liên quan tới nước khác, là một vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Người phát ngôn này nói: "Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp hợp lý thông qua đàm phán song phương và tham vấn với các bên liên quan trực tiếp trong các tranh chấp liên quan”.

    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Sinh. Ảnh: BBC
    Giống như mọi lần khác, ông này khăng khăng khẳng định Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo và vùng nước lân cận ở Biển Đông, và nước này phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào trong khu vực.

    “Tam Sa” là vô giá trị


    Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với một số quốc gia Đông Nam Á. Nước này đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển, bất chấp cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Trong khi các nước trong khu vực kêu gọi đem tranh chấp ra giải quyết ở diễn đàn đa phương, thì Bắc Kinh khăng khăng theo con đường song phương. Giới phân tích cho rằng, đó là cách thức “chia để trị” của Trung Quốc khi nhận thức rằng, họ sẽ có ưu thế hơn trong hội đàm song phương về vấn đề tranh chấp với các láng giềng nhỏ hơn.

    Trước các động thái gần đây của Trung Quốc khi "đơn phương" khẳng định quyền kiểm soát ở các vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc Biển Đông, thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb khẳng định, các hành động này là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông còn cáo buộc Trung Quốc "đưa dân" và "lập đơn vị đồn trú" trên hòn đảo nằm trong khu vực tranh chấp lãnh thổ. Ông đã lên án Trung Quốc "từ chối" giải quyết vấn đề ở một diễn đàn đa phương.

    Trước đó, thượng nghị sĩ John McCain đã mô tả quyết định triển khai quân đội của Trung Quốc ra hòn đảo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông là "hành động khiêu khích không cần thiết".

    Báo chí Nhật Bản mới đây cho biết Sách trắng Quốc phòng năm nay của nước này tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới. Mạng tin Yomiuri của Nhật đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương và làm dịu căng thẳng trong khu vực.

    Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.

    Thái An tổng hợp
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nhấn mạnh thêm mừ.Hihi:))
    DungTri86 thích bài này.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    9000 tàu cá Trung Quốc trưa nay sẽ đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép
    Thứ tư 01/08/2012 09:18

    (GDVN) - Tổng cộng sẽ có 8994 tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đồng loạt đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép sau 12h trưa nay

    Tờ Nhật báo Hải Nam ngày 1/8 đưa tin, 12h trưa nay 1/8 lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông (phi pháp và vô hiệu) của Bắc Kinh sẽ hết hiệu lực, 8996 chiếc tàu cá Trung Quốc sẽ đồng loạt ra ngư trường trên biển Đông để đánh bắt trái phép, nơi phía Trung Quốc gọi là “ngư trường Tam Sa”.

    Trước đó, 30 tàu cá Trung Quốc tổ chức thành một biên đội kéo ra quần đảo Trường Sa đánh bắt, thăm dò trái phép và do thám thông tin
    Đại diện Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam, Trung Quốc cho biết tỉnh này sẽ đẩy mạnh khai thác nghề cá trên biển Đông, cái gọi là “ngư trường thành phố Tam Sa”, hướng dẫn ngư dân Trung Quốc đóng tàu lớn, tổ chức đánh bắt sa bờ ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là “quần đảo Trung Sa”.

    Ngay từ ngày hôm qua 31/7, rất nhiều tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đã tụ tập về các cảng cá ở đảo Hải Nam, chuẩn bị xăng dầu, tích trữ lương thảo. Tổng cộng sẽ có 8994 tàu cá Hải Nam, Trung Quốc đồng loạt đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép sau 12h trưa nay, so với năm ngoái số tàu cá Trung Quốc hoạt động trên biển Đông đã tăng 920 chiếc.

    Một quan chức thuộc Sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam cho biết, tất cả các cơ quan trực thuộc đơn vị này đã và đang dốc toàn lực làm công tác chuẩn bị để hỗ trợ cho ngư dân của họ đổ ra biển Đông đánh bắt (trái phép) vào trưa 1/8.

    http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/g...o-ra-bien-Dong-danh-bat-trai-phep/9005766.epi
    DungTri86 thích bài này.

Chia sẻ trang này