Việt Nam quê hương tôi (Phần 3) - Việt Nam trường tồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 09/08/2012.

3898 người đang online, trong đó có 338 thành viên. 15:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 54594 lượt đọc và 704 bài trả lời
  1. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Quan chức 'chết' vì ảnh thác loạn

    Một quan chức đại học Trung Quốc vừa bị cách chức sau khi thú nhận là người có mặt trong các bức ảnh khỏa thân đang khiến dư luận nước này sôi sục.

    [​IMG]
    Một trong những bức ảnh thác loạn được tung lên mạng. Ảnh: chinahush
    Theo China Daily, Uông Dục, phó bí thư Đoàn Thanh niên của đại học Hợp Phì, tỉnh An Huy, còn bị tước danh hiệu đảng viên. Vợ của ông Uông, một giáo viên cấp hai ở thành phố Hợp Phì, cũng nhận hình phạt tương tự vì tham gia vào vụ thác loạn này. Đại học Hợp Phì đã tổ chức một cuộc họp về vụ bê bối và nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho các cán bộ, giáo viên.
    Những bức ảnh chụp 3 người đàn ông và hai người phụ nữ trần truồng hoặc chỉ mặc đồ lót, tạo dáng ở nhiều tư thế nhạy cảm, được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng Internet từ hôm 8/8. Nội dung các bức ảnh được xác định là một buổi sinh hoạt ******** kiểu đổi vợ/chồng của các quan chức diễn ra từ hồi tháng 5 năm 2007.
    Ngay khi các bức ảnh được tung lên mạng, chúng đã thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt chia sẻ. Trong nhóm quan chức này có hai người được cho là quan chức cấp cao của huyện Lư Giang, tỉnh An Huy, bao gồm Vương Dân Sinh, bí thư huyện, và Tưởng Đại Bân, phó chủ tịch huyện. Tuy nhiên, chính quyền Lư Giang tuyên bố ông Vương không có liên hệ gì với các bức ảnh trên và sẽ truy tìm những người đã vu khống ông.
    Bản thân ông Vương và ông Tưởng cũng phủ nhận việc có mặt trong ảnh và lớn tiếng cho rằng có kẻ đã dùng công nghệ để l ồng ghép, chỉnh sửa ảnh nhằm chơi xấu hai quan chức.
    Nhân dân Nhật báo chạy một dòng tít in đậm "Người đàn ông khỏa thân không phải bí thư của chúng tôi". Tuy nhiên, trên mạng xã hội Weibo, dư luận Trung Quốc vẫn không ngớt lời chỉ trích các quan chức trác táng.
    Thời báo Hoàn cầu cho biết những cáo buộc về "nhóm quan chức dâm đãng" này đã cho thấy sự thất vọng bị dồn nén bấy lâu của người dân và "cuộc sống xa hoa, trác táng bí mật của nhiều quan chức". "Những hành động này là bằng chứng cho thấy đạo đức xuống cấp của các quan chức chính quyền", tờ báo viết.
    Anh Ngọc
    Theo VnExpress
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/cuoc-song-do-day/2012/08/quan-chuc-chet-vi-anh-thac-loan/


    Đất nước của Khổng Phu Tử - Trang Tử - Lão Tử! >:P
    Ôi văn minh Trung Huê ! ^:)^
    Toàn cán bộ lãnh đạo và giảng viên đại học, cô giáo mẫu mực cả đấy!
    :p


    @hongkyonline - @Dukichxom - @PhongVanCK - @sinh_vien_91 - @Arrival vào đây mà học tập điển hình văn hóa Trung Huê nhé! Nhớ cầm Mao tuyển của người cầm lái vĩ đại theo! :p

    Khác gì bầy lợn? :-??
  2. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông?

    Bị mê hoặc bởi trữ lượng dầu khí đáy biển, lợi dụng những điểm yếu của các bên tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc mở đợt tấn công bằng hải quân và chiếm quần đảo này. Lịch sử có thể sẽ lặp lại.
    > Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú ở Biển Đông
    > 5 ngòi nổ trên Biển Đông


    Đây là ý kiến của Jim Holmes, giáo sư về chiến lược tại Trường Hải quân Mỹ và là đồng tác giả của nghiên cứu Red Star over the Pacific: China's Rise and the Challenge to U.S. Maritime Strategy, tạm dịch: Sao đỏ trên Thái Bình dương: sự trỗi dậy của Trung Quốc và thách thức đối với chiến lược hải dương của Mỹ. Trên tạp chí Foreign Policy số tháng 7, ông phân tích về việc tại sao Trung Quốc lại hung hăng mạnh trong thời gian gần đây, và âm mưu tiếp theo của nước này là gì.



    [​IMG]

    Trung Quốc là nước có lực lượng hải quân mạnh nhất trong các bên tranh chấp ở Biển Đông. Trong ảnh là đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân nước này, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil
    Để biện minh cho hành động chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh viện dẫn lịch sử, trong đó có chi tiết đô đốc Trịnh Hòa đời Minh từng đến thăm các hòn đảo này, và áp đặt cái gọi là chủ quyền không thể tranh cãi đối với hầu hết Biển Đông.
    Cuộc hải chiến nói trên diễn ra ngày 17/1/1974.
    Lịch sử thường không lặp lại y hệt, nhưng chắc chắn ăn vần. Lúc đó, Trung Quốc đã khai thác điểm yếu của chính quyền Nam Việt Nam để chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bây giờ, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã công bố kế hoạch thiết lập một trạm đồn trú tại Tam Sa, một thành phố mới được thành lập trên Đảo Phú Lâm với diện tích 0,8 dặm vuông ở quần đảo Hoàng Sa. "Tam Sa" tự cho mình quyền quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển liền kề.
    Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trong chiến dịch củng cố tuyên bố đòi tất cả các vùng biển và các đảo nằm trong một "đường chín khúc", thâu tóm hầu hết Biển Đông, bao gồm cả phạm vi thuộc các vùng đặc quyền kinh tế của các nước nằm quanh Biển Đông. Tháng này, một tàu khu trục Trung Quốc bị mắc cạn trong khu EEZ của Philippines sau khi bị cho là đã nổ súng vào ngư dân Philippines. Sự kiện trên xảy ra ngay sau một tuyên bố của Trung Quốc vào cuối tháng sáu rằng các đơn vị Hải quân của PLA sẽ bắt đầu "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" trong các vùng biển tranh chấp.
    Đọc thêm: Trung Quốc lập đội tuần tra ứng chiến Một lần nữa Bắc Kinh dường như đang xem xét đến vũ lực. Tuy nhiên không giống như năm 1974, lần này các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự vào thời điểm mà ngoại giao thời bình dường như mang lại cho họ một cơ hội tốt để thắng mà không cần phải đánh. Chính sách ngoại giao đó có thể được mô tả là "cây gậy nhỏ", thực chất là ngoại giao pháo hạm nhưng không cần triển khai pháo hạm thực thụ.
    Các chiến lược gia Trung Quốc có quan điểm khá rộng về sức mạnh trên biển - một sức mạnh bao gồm cả hàng hải phi quân sự. Năm 1974, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã nói đến vai trò của các ngư dân đã hành động như lực lượng bán quân sự. Các đội tàu đánh cá Trung Quốc có thể đến mọi nơi và làm những điều mà các đối thủ hoặc phải dùng quân sự để phản ứng hoặc phải từ bỏ quyền của mình.
    Đọc thêm: Trung Quốc rầm rộ đưa tàu cá vào Biển Đông
    Các con tàu không vũ trang của các cơ quan dân sự, như hải giám hay cảnh sát biển, có cấp độ sức mạnh cao hơn. Còn hạm đội Hải quân PLA được hỗ trợ với các máy bay chiến thuật có căn cứ trên bờ, các loại tên lửa, tàu chiến tấn công được trang bị tên lửa và tàu ngầm đại diện cho sức mạnh cao nhất.
    Nếu dùng "cây gậy nhỏ", Bắc Kinh có thể phái các tàu hải giám, đưa tàu ngư dân đi đánh cá trong vùng tranh chấp - như cách họ vẫn làm trước đây - để không quá phô trương trong việc bắt nạt các nước khác, và như vậy không mở cửa cho các cường quốc khác tham gia giải quyết tranh chấp. Tại sao họ không làm như vậy, dù đó có thể là chiến lược đầy hứa hẹn với Bắc Kinh?
    Bởi vì ngoại giao "cây gậy nhỏ" đòi hỏi thời gian.

    Nó cần tạo ra sự kiện trên thực địa - giống như Tam Sa - để từ đó ép buộc những người khác tin rằng thách thức lại thực tế là vô nghĩa.
    Các đối thủ khác đòi chủ quyền ở Biển Đông đang tự vũ trang. Họ có thể sở hữu các phương tiện quân sự đủ để đối lại mối đe dọa từ Trung Quốc, hoặc chí ít cũng làm cho Trung Quốc phải trả giá cao hơn nếu muốn áp đặt ý chí của mình. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước hùng mạnh bên ngoài như Mỹ. Mặc dù Washington không đưa ra quan điểm chính thức đối với các vụ tranh chấp trên biển. Đương nhiên là Mỹ có cảm tình với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số nước, như Philippines, là đồng minh được quy định trong hiệp ước, trong khi các chính phủ của Mỹ nhiều năm qua đã có quan hệ hữu nghị với Việt Nam.
    Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tin rằng họ phải hành động hoặc ngay bây giờ hoặc sẽ không bao giờ còn có thể. Họ cho rằng hành động trực tiếp có thể sẽ mang lại ít hậu quả hơn, họ chấp nhận bất cứ giá nào, mức độ nguy hiểm và phản ứng ngoại giao nào trong ngắn hạn.
    Động cơ của Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua. Bản đồ mà trên đó có in đường chín đoạn là một ấn phẩm từ những năm 1940, chứ không phải điều gì họ mơ ra trong những năm gần đây. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã xuất bản tấm bản đồ này trước khi chạy sang Đài Loan, và hiện Bắc Kinh đang sử dụng nó.
    Nay cũng như trước kia, đường chín đoạn này biểu hiện sự quan tâm và tham vọng của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên được cho là rất giàu có dưới đáy biển luôn ám ảnh những người chủ trương mở rộng hàng hải - đặc biệt là Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cải cách kinh tế và chủ trương mở cửa của Trung Quốc. Nhiên liệu và các nguyên liệu khác vẫn rất quan trọng cho công cuộc phát triển quốc gia của Trung Quốc, ba thập kỷ sau khi Đặng Tiểu Bình phát động.
    Động lực phá thế bao vây của các siêu cường cũng tác động đến tính toán chiến lược của Trung Quốc. Đến cuối thập kỷ 1970, ông Đặng đi đến kết luận rằng Liên Xô khi đó đang theo đuổi một “chiến lược quả tạ” nhằm đưa hải quân Liên Xô lên vị thế thống soái ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Eo Malacca là cầu nối hai đại dương. Khi đó Liên Xô đã đàm phán để có được căn cứ quân sự tại cảng Cam Ranh sau khi Việt Nam thống nhất.
    Bắc Kinh có lẽ coi Chiến lược biển của Mỹ năm 2007 giống như sự lặp lại của chiến lược quả tạ của Moscow, bởi nó cũng xác định ưu tiên củng cố và mở rộng sự thống trị trên đại dương của Mỹ ở Ấn Độ dương và Tây Thái bình dương. Các nhà chiến lược Trung Quốc luôn băn khoăn về cái họ cho là kế hoạch bao vây của Mỹ, đặc biệt là khi Mỹ "chuyển trọng tâm" sang châu Á. Đối với Trung Quốc, dường như mọi nguy cơ cũ đang tái hiện.
    Danh dự cũng là một động lực thúc đẩy hành động của Bắc Kinh. Lấy lại danh dự và niềm kiêu hãnh của Trung Quốc sau một "thế kỷ bị sỉ nhục" dưới bàn tay của kẻ chinh phục đường biển là một động lực chủ yếu trong hành động của Trung Quốc trong năm 1974. Ngày hôm nay vẫn còn như vậy. Các vùng biển East Sea và South China Sea (Hoa Đông và Biển Đông) từ lâu được người Hoa coi là ngoại vi lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc phải tự làm cho mình có ưu thế trong các khu vực này.
    Trong dân chúng Trung Quốc kỳ vọng đang cao ngất trời. Trung Quốc có lực lượng hải quân và quân sự vượt trội áp đảo so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh riêng rẽ nào ở Đông Nam Á. Philippines không thể nói là có hải quân, bởi các tàu tuần tra của tuần duyên Mỹ thải ra đang là những tầu chiến mạnh nhất của nước này. Nhưng Philippines sẽ hiện đại hóa quân đội. Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc và lục quân mạnh. Năm ngoái Việt Nam công bố kế hoạch mua sáu tầu ngầm lớp Kilo có trang bị ngư lôi và tên lửa chống tầu của Nga. Trung Quốc sẽ tìm cách thâu tóm lợi ích ngay trước khi các đối thủ Đông Nam Á bắt đầu chống lại một cách có hiệu quả.
    Vào lúc này, cơ hội thâu tóm cho Bắc Kinh có thể nói là vẫn còn. Ngoại giao Trung Quốc vừa lập được một cú khi khiến các nước ASEAN không ra được tuyên bố chung sau cuộc họp ở Campuchia. Washington đã công bố kế hoạch "tái cân bằng" lực lượng Hải quân Mỹ, chuyển khoảng 60% số tàu về khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ dương. Tuy nhiên, sự tái cân bằng là một công việc khiêm tốn. Hơn một nửa lực lượng Hải quân Mỹ đã có mặt trong khu vực này, và tái cân bằng sẽ diễn ra chậm chạp, kéo dài trong tám năm tới. Nhóm bốn tàu chiến bờ biển của Mỹ sẽ chuyển cho Singapore cũng sẽ không làm được gì để cân bằng lực lượng hải quân ở Đông Nam Á. Đây không phải là những tàu chiến thiết kế để đánh trận với các tàu chiến của hải quân Trung Quốc.
    Tuy nhiên sau khi đã đề ra nguyên tắc là hầu hết lực lượng hải quân Mỹ phải coi Thái Bình Dương và châu Á là nhà, Washington luôn có thể đẩy nhanh tiến trình tái cân bằng lực lượng ở đây, chuyển thêm lực lượng về đây và thâm chí có thể thương lượng về quyền tiếp cận căn cứ với các nước trong hoặc xung quanh Đông Nam Á. Bắc Kinh hiểu rõ điều này.
    Bắc Kinh có thể đã đi kết luận rằng ngoại giao kiên nhẫn sẽ tước mất tham vọng của họ ở Biển Đông. Trong mắt của người Trung Quốc thì tốt hơn hết là hành động ngay từ bây giờ để chặn trước một cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974 với họ là: Thời gian là tất cả.
    Phạm Ngọc Uyển (Theo Foreign Policy)

    Chúng ta yêu hòa bình, chúng ta thích ngắm hoa thay vì cầm súng!
    Nhưng nếu kẻ thù phương Bắc vẫn ngang ngược xâm lăng thì chúng ta sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ đất nước!
    Sẵn sàng tất cả để không bị bất ngờ như năm 1979 !

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chơm thui cả nhà ui ! :-bd

    Bé Tám hôm nay chăm chỉ quá nhể ? [:D]
    Được người iu chống lưng có khác ! :p
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    'Cánh gà giả' hầm cả tiếng không nhừ

    TPO - Hai ngày nay, dư luận và báo chí Trung Quốc xôn xao khi đọc bài báo trên tờ Dương Thành buổi chiều ngày 14-8 về sản phẩm cánh gà bán trên thị trường Quảng Châu, hầm cả tiếng không nhừ!


    Loại “cánh gà giả” trên thị trường Quảng Châu.
    Bài báo cho biết, gần đây, một số người tiêu dùng Quảng Châu mua phải loại “cánh gà giả” ở các chợ thực phẩm, mang về luộc mãi không chín, ninh cả tiếng không nhừ.

    Liệu loại sản phẩm chất lượng kém này có được tuồn vào thị trường Việt Nam theo con đường tiểu ngạch biên giới không?

    Còn người tiêu dùng, xin hãy thận trọng với những sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc!

    Ông Cổ, người tiêu dùng kể với phóng viên, cả nhà ông thích ăn cánh gà nên ông ra chợ Thanh Hà tìm mua, thấy cánh gà rẻ đóng trong bao nilon giá 14 – 18 Nhân dân tệ/kg (46.200 – 59.400 đồng - bán lẻ và bán cả túi), ông liền mua một bọc tướng.
    Về nhà, ông luộc một lúc lâu, da bên ngoài chín, nhưng bên trong vẫn đỏ máu. Cho vào nồi hầm, vớt ra thấy thịt có chất keo trong suốt, ăn nhạt toẹt. Thấy vậy, ông không ăn. Một số người ăn sau đó đều bị đau bụng.

    Phóng viên tìm hiểu được biết, hiện nay, giá cánh gà bình thường trên thị trường là 33 Nhân dân tệ/kg (109 nghìn đồng), loại ngon trong siêu thị giá từ 55 – 70 Nhân dân tể/kg (từ 181.500 – 231.000 đồng); loại cánh gà ông Cổ mua chắc là loại bị tiêm keo và nước.

    Đặc điểm loại cánh gà này nhìn béo căng, bên trong nhìn kỹ có lớp keo trong suốt, thường được bán ở các chợ rau, chợ thực phẩm, chợ ven đô.

    Một số gian thương chạy theo lợi nhuận đã tiêm keo thực phẩm và nước vào cho nặng để kiếm lợi, bất chấp sức khoẻ người tiêu dùng.

    Do nom ngon mắt, giá bán rẻ nên nhiều người mua. Trên bao bì ghi nơi sản xuất là nhà máy ở Duy Phường, tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên, số điện thoại in trên đó là số của người khác, không thể liên hệ với nhà sản xuất.

    Nhận tin phản ánh, phóng viên báo trên đã giả dạng người tiêu dùng tìm hiểu thì thấy nhiều quầy thịt ở chợ thực phẩm bày bán loại cánh gà trên.

    Các chuyên viên giám định cho biết, “cánh gà giả” này thực ra là cánh gà thật, nhưng là loại chất lượng kém, được tiêm quá nhiều chất phụ gia keo thực phẩm Hydrocolloid và nước.

    Keo thực phẩm Hydrocolloid là chất phụ gia được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, dùng đúng hàm lượng cho phép thì không có hại, nhưng lạm dụng, dùng quá nhiều thì có hại cho sức khỏe.

    Họ khuyên người tiêu dùng nên vào siêu thị lớn mua, không nên mua hàng ngoài chợ thực phẩm.

    Thu Thủy


    http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/www.tienphong.vn/Canh-ga-gia-ham-ca-tieng-khong-nhu/9108067.epi
  5. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Phụ nữ Trung Quốc đổ xô mua bụng bầu silicon

    Thứ ba 14/08/2012 07:21

    (GDVN) - Bụng bầu giả với giá 400 nhân dân tệ - 1.200 nhân dân tệ (tức 1,2 triệu đồng – 3,6 triệu đồng) thu hút sự chú ý của nhiều phụ nữ Trung Quốc trong thời gian gần đây.




    Bụng bầu giả như phụ nữ mang thai đang trở thành món hàng trực tuyến được nhiều người mua ở Trung Quốc. Một số người mua mặt hàng này với mục đích giả vờ có thai để nhận nuôi một đứa trẻ, tránh bị nghỉ việc hoặc hưởng những quyền lợi của phụ nữ có thai.

    Giá sản phẩm dao động từ 400 nhân dân tệ - 1200 nhân dân tệ (tức 1,2 triệu đồng – 3,6 triệu đồng) với các kích cỡ khác nhau phù hợp với thai kỳ. Kích thước bụng 2-4 tháng, 5 -7 tháng và 8-10 tháng. Sản phẩm có thể gắn vào bụng bằng dây hoặc thậm chí bằng keo.



    [​IMG]

    Bụng bầu giả được bán trên các gian hàng trực tuyến

    Một người bán nói, giá bán khác nhau là do chất lượng khác nhau, một số sản phẩm rẻ có thể gây hại cho da. Một người bán hàng khác cho biết thêm, chỉ cần 1.300 nhân dân tệ (tức hơn 3 triệu đồng) để mua bộ bụng giả nhằm tạo ra thời kỳ mang bầu trước khi nhận một đứa con nuôi. Bởi, một số người muốn nói rằng đứa con nuôi chính là con của họ.

    Nhu cầu về bụng bầu giả tăng cao, những người kinh doanh mặt hàng này cũng “ăn nên, làm ra”. Một người bán hàng tên Wang Rui của công ty chuyên sản xuất bụng bầu giả ở Quảng Đông nói: “Chúng tôi bán cả trong nước và xuất khẩu, nhiều người mua với những lý do khác nhau”.

    Bà Wang nói: “Chúng tôi cần một bức ảnh về màu da của người mua trước khi thiết kế. Ngoài ra, cần thêm thông tin trọng lượng cơ thể, chiều cao, vòng eo để chiếc bụng giả giống như thật. Thậm chí, một số khách hàng yêu cầu giữ bí mật tên khi mua và để trống các mục khi điền thông tin ở phiếu giao hàng”.




    [​IMG]

    Có đủ kích thước bụng bầu cho từng giai đoạn thai kỳ


    Chủ gian hàng trực tuyến trên Taobao.com cho biết, doanh số bán hàng bụng bầu giả bằng silicon đã bắt đầu tăng cao.

    “Người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu biết về bụng bầu giả trong những năm gần đây. Lúc đó chúng tôi chuyển từ sản xuất ngực silicon sang bụng bầu giả. Khi khách hàng mua 3 sản phẩm trở lên sẽ được giảm giá”, người này nói. Thậm chí một người bán hàng tên Li ở Thâm Quyến còn tiết lộ, có bán cả sản phẩm bụng bầu giả sinh đôi.


    Một nữ nhân viên tại công ty tiếp thị bất động sản ở Trùng Khánh sử dụng bụng bầu giả để che đậy sự làm việc thiếu hiệu quả của cô. Đồng nghiệp của nữ nhân viên này đã thông báo với quản lý công ty, sau đó chính cô gái này đã bị sa thải.

    Một phụ nữ trẻ khác ở Tứ Xuyên do dự về việc đeo bụng bầu giả, nhưng nhờ sự khuyến khích từ chồng nên cô đã sử dụng bụng bầu giả để được hưởng những ưu tiên bao gồm khi đi mua sắm không phải xếp hàng hoặc được ưu tiên chỗ ngồi trên các phương tiện giao thông công cộng.


    Theo báo Giáo Dục Việt Nam

    http://giaoduc.net.vn/NTD-thong-thai/Thi-truong/Phu-nu-Trung-Quoc-do-xo-mua-bung-bau-silicon/209336.gd


    Trung Hoa, đất nước của sự gian dối và lừa đảo !
    Đến cả bụng bầu mà cũng giả thì thật là botay.com.china ! ^:)^^:)^^:)^



  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    Em tìm hiểu làm chi cái này???:))
  7. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Trung Quốc nguy cơ thành kẻ thù chung của thế giới ?

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 15/08/2012
    Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc) phân tích những điều sai trái, ngang ngược, vô lý trong lập trường, chủ trương, yêu sách của chính phủ Trung Quốc về biển Đông.
    Ngày 13-8, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc), người có nhiều bài viết phê phán những quan điểm sai trái của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, bác bỏ Đường lưỡi bò, đăng trên blog của ông loạt bài viết của một học giả Trung Quốc khác có bút danh “Bao Phác Tiên Nhân”.
    Học giả này cũng phân tích những điều sai trái, ngang ngược, vô lý trong lập trường, chủ trương, yêu sách của chính phủ Trung Quốc về biển Đông. Tiền Phong trích dịch một số đoạn:
    Vấn đề biển Đông
    Cái gọi là vấn đề biển Đông, bao gồm vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, chủ yếu là vấn đề biển Đông, rốt cục là như thế nào? Ai là người đầu tiên tuyên bố biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc? Căn cứ vào đâu mà tuyên bố?
    Hoàng đế Thanh triều đến lãnh thổ trên bộ còn không giữ được, thật khó nói có biết đến chuyện lãnh hải hay không, đương nhiên không biết yêu cầu về quyền lợi biển.


    [​IMG]

    Quân đội Pháp - Việt chào cờ trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945.

    Sau khi chính phủ Dân quốc thành lập, chẳng được mấy ngày bình yên, hết nội chiến lại đến ngoại họa, sau đó là Đại chiến thế giới, may mà đứng về phía bên chiến thắng, nên mới có vấn đề biển Đông. Nếu đứng về bên thua trận thì ngày nay làm gì có tư cách bàn đến vấn đề này.
    Năm 1946, Lâm Tuân dẫn hạm đội đi “thu phục” các đảo. Nói là thu phục, nhưng theo tôi, đúng ra là tiếp thu tài sản của kẻ thất bại. Có một số đảo thực ra không biết là của ai, Nhật Bản chiếm, rồi thua trận đem dâng cho ta, dĩ nhiên ta vui vẻ nhận.
    Đi cùng hạm đội có một ông quan cấp vụ trưởng ở Bộ Địa chất Khoáng sản vung bút vẽ đại một Đường đứt khúc 9 đoạn hư ảo thành cái túi to tướng. Cái túi đó lớn đến mức bản đồ của ta phải vẽ thêm một ô phụ ở góc để thể hiện nó. Sau khi quay về, in vào bản đồ chính phủ Dân quốc, đem công bố, thế là ra đời một đường biên giới…
    Nhưng cái Đường 9 đoạn hư ảo đó thực tình vẽ quá mức, cơ bản đều vẽ sát vào bờ biển nhà người ta. Người ta giải quyết xong chuyện trong nhà, đương nhiên phải ra mặt có ý kiến.
    Thế là vấn đề biển Đông càng ngày càng gay gắt. Cái Đường 9 đoạn hư ảo ấy rốt cục là đường gì? Nó không phải là đường cơ bản lãnh hải, cũng không phải là đường lãnh hải.


    [​IMG]

    Ngọn hải đăng của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945.

    Rút cục nó có ý nghĩa pháp lý gì? Trong nhà chúng ta cũng thấy rất khó xử, cho nên năm 1995 khi công bố đường cơ bản lãnh hải đã không hề đề cập đến nó…
    Quan điểm của tôi là: thực chất của vấn đề biển Đông là tranh. Về mặt pháp lý, quả thực có vấn đề. Nhưng mạnh thì ra tay trước, tranh được bao nhiêu hay bấy nhiêu…
    Trung Quốc thực sự có quyền lợi không thể tranh cãi ở biển Đông không?
    Nói đến quyền lợi ở biển Đông, chúng ta thường thích nói một câu là: từ xưa đến nay thế này thế nọ, có lúc hứng lên còn thêm vào hai chữ “thiêng liêng”.
    Đó chính là cái gọi là chứng cứ lịch sử… Nhưng những chứng cứ đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại… Chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sự kiểm soát thực tế.
    Anh nói chỗ đó là của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa? Người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không? Có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Trường Sa, chúng ta đã không có được điều đó…
    Vào thời nhà Thanh (đời Hàm Phong hoặc Đồng Trị), có một chiếc tàu hàng Pháp chở đồng đi qua vùng biển Hoàng Sa thì gặp cướp biển, bị cướp sạch.
    Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng cứ để khi về báo cáo với chủ hàng và đòi hãng bảo hiểm bồi thường.
    Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ (có lẽ là tri huyện) địa phương.
    Viên quan địa phương đó nói với thuyền trưởng Pháp: “Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển). Đất của “Thiên triều” đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm, không quản được và cũng không muốn quản”.
    Thế rồi tống cổ tay thuyền trưởng bị cướp ra khỏi nha môn. Nhưng sự kiện đó cần phải có cái kết, nếu không về Pháp biết ăn nói ra sao? Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng (của Việt Nam).
    Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu ra chạy lòng vòng, coi như đã truy bắt cướp.


    [​IMG]

    Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng sa thời kỳ Pháp thuộc

    Đó là chứng cứ gì? Đó chính là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Hoàng Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó.
    Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho rằng Hoàng Sa là lãnh thổ của họ, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó.


    [​IMG]

    Âu tàu đảo Song Tử Tây

    Điều đó chả phải đã chứng minh Hoàng Sa từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao? Nếu bạn là đại biểu đàm phán của Trung Quốc, được huấn luyện đầy đủ về luật biển và luật quốc tế, trước những chứng cứ như thế thì phải làm thế nào? Thật là muốn có cỗ máy thời gian để quay trở lại thời đó bóp chết viên tri phủ kia!…
    Cái Đường đứt khúc 9 đoạn kia rốt cục có ý nghĩa thế nào về pháp luật? Là lãnh hải? Là vùng biển quần đảo? Hay là vùng biển lịch sử? Chẳng ai biết được! Trước hết, có thể là lãnh hải không? Không thể! Quyền lực của một quốc gia đối với biển bắt nguồn từ lục địa (đất liền), cũng tức là quyền về biển bắt nguồn từ quyền về lục địa.
    Muốn xác định lãnh hải, trước hết cần xác lập đường cơ bản lãnh hải. Muốn có đường cơ bản, trước tiên phải xác định các điểm cơ bản, đó phải là các đảo và lục địa không có tranh cãi về chủ quyền, khoảng cách giữa các điểm cơ bản không được quá 24 hải lý.


    [​IMG]

    Bộ đội hải quân Việt Nam giúp ngư dân neo đậu trong âu tàu đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.

    Điểm chặt chẽ nữa là trên đảo phải có đủ điều kiện để con người sinh sống. Vậy Trường Sa có điểm nào phù hợp? Sách giáo khoa của ta nói đến “các đảo Biển Đông” đều có một câu “phía Nam kéo dài đến bãi cát ngầm Tăng Mẫu”.
    Bãi cát ngầm, bãi đá ngầm không nhô khỏi mặt nước, đất còn chả có, nói gì đến quyền về biển? Câu đó về mặt pháp lý là không trụ vững được. Thế nhưng từ khi triều đại hiện nay lập quốc, chúng ta đã cứ giáo dục quốc dân như thế.
    Nay đột nhiên nói câu đó không ổn về mặt pháp lý, quốc dân không chấp nhận được, chúng ta đành phải chơi trò rùa rụt đầu lại, không nêu lên nữa là xong.
    Vùng nước mà Đường đứt khúc 9 đoạn bao bọc chắc chắn không phải là lãnh hải. Vậy thì phải tìm lý do khác. Nhiều đảo như thế, liệu có thể gọi là vùng biển quần đảo được không? Indonesia được thì chúng ta cũng là một quốc gia ngàn đảo được chứ! Vùng biển quần đảo là vùng biển chủ quyền được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thừa nhận.
    Căn cứ Công ước, cấu thành vùng biển quần đảo cần phải hội đủ mấy điều kiện. Thứ nhất, tỷ lệ diện tích vùng nước và diện tích lục địa (bao gồm các bãi san hô) phải đạt được từ 1:1 đến 9:1.
    Thứ hai, độ dài đường cơ bản không được quá 100 hải lý, cho phép quá 3% thì cũng không được quá 125 hải lý. Các đảo “Trường Sa” vừa nhỏ, lại cách nhau quá xa, không thể đạt được hai tiêu chí đó.
    Nếu chúng ta cứ cố tuyên bố đường cơ bản thì một rắc rối nữa lại xuất hiện: sau khi xác định đường cơ bản thì vùng biển phía trong nó trở thành nội thủy, phía trên nội thủy là vùng trời chủ quyền.
    Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài, trong đó có tàu quân sự đều không được tự do qua lại. Muốn qua lại phải thông báo trước, phải được phép, phải nổi trên mặt nước, treo cờ, đi nhanh, không được dừng máy, không được thả neo, căng thẳng ra thì bắt giải giáp vũ khí.
    Muốn tránh những rắc rối đó thì phải thiết lập hành lang hàng hải và hàng không để tàu thuyền, máy bay nước ngoài qua lại…
    Chúng ta có thể tuyên bố “Trường Sa” là “vùng biển lịch sử” của mình. Nhưng làm sao các nước xung quanh lại không có phản ứng? Mấy cường quốc biển và vận tải biển như Mỹ, Nhật Bản sẽ đều chất vấn: “Nghe nói các ông muốn tuyên bố đây là vùng biển lịch sử? Thế từ nay về sau, chúng tôi qua đây đều phải báo cáo, xin phép các ông à?”.
    Nơi này vốn là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, mỗi ngày có hàng ngàn tàu thuyền qua lại. Nếu tuyên bố đây là vùng biển lịch sử, việc quản lý nó giống như quản lý nội thủy, không chỉ quản mặt biển mà còn phải quản cả vùng trời, lại còn phải quản lý theo luật trong nước, mọi quyền sinh quyền sát đều trong tay ta, muốn bắt thì bắt, muốn xử thì xử; không nói đến tàu quân sự, các tàu hàng, tàu khách đi qua đều không yên tâm… Nếu cứ cố tuyên bố thì chắc chắn ta sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới.
    Thu Thủy trích dịch (TPO)

    Theo trang mạng của thủ tướng *************** :
    http://nguyentandung.org/trung-quoc-ke-thu-chung-cua-the-gioi.html

    Liệu rồi đây học giả Lý Lệnh Hoa với lập luận khoa học sắc bén của ông có bị kết tội phản quốc không? :-??

    Chúng ta thực sự lo ngại cho sự an nguy của ông, một người Trung Hoa chân thực và sáng suốt! :)>-

    Cầu mong ông được bình an! [-O<[-O<[-O<

  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chắc bé Tám muốn mua 1 bộ để được ưu tiên bà bầu khi đi xe buýt khỏi phải đứng , hoặc biết đâu ẻm đang muốn ăn vạ bác Trọng nhà ta chăng ? :-?:-?:-?
  9. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Chị Tím này chọc quơ em quài! ~X
    Ứ thèm chơi mí chị nữa đâu! :((:((:((
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Em cứ chơi với các anh ý đi, đỡ phải đi mua cái này :))

Chia sẻ trang này