Việt Nam quê hương tôi (Phần 3) - Việt Nam trường tồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 09/08/2012.

6478 người đang online, trong đó có 687 thành viên. 21:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 54495 lượt đọc và 704 bài trả lời
  1. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Quá sợ rau quả Trung Quốc qua lời kể của tiểu thương Hà Nội
    Thứ năm 20/09/2012 16:14
    'Khi đi qua ô tô chở cải bắp Trung Quốc, tôi thấy mùi kinh lắm. Dưa vàng, súp lơ, nấm kim châm, củ cải... đều là của Trung Quốc cả', một người bán hoa quả ở Hà Nội tiết lộ.
    moi
    Đập Hộp " Bom Tấn " iPhone 5 Đầu Tiên Tại Việt Nam
    TiếngAnh123.Com giúp bạn giỏi tiếng Anh – chỉ 250,000 đ/1 năm.
    Phương pháp mới giúp bạn từ bỏ thuốc lá hiệu quả nhất ???
    Bật mí bí quyết giảm 11kg trong vòng 38 ngày của sao Việt , click ngay???
    Nước dưỡng da tinh chất Collagen cao cấp từ Pháp giá 2tr900 dùng 2 tháng.

    “Ngay cả chỉ mua về làm cỗ tôi cũng không dám, vì sợ độc hại. Vả lại, mình không dám ăn thì cũng không nên thắp hương hay mời người khác” - chị bán rau thành thật chia sẻ.

    "Viagra tự nhiên" bỗng thành… sát thủ

    Lựu vốn được cho là một loại viagra tự nhiên, có tác dụng cực tốt cho đàn ông trong chuyện chăn gối. Vì thế, nhiều bà vợ chiều chồng đã chịu khó ngày ngày mua lựu về tách lấy hạt để ép nước cho chồng uống, hy vọng chồng được khoẻ mà mình lại được vui.

    Thời gian gần đây, quả lựu cũng khiến cho không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng rất thích vì hạt mọng và có vị ngọt ngọt, chua thanh rất dễ chịu.

    Tuy nhiên, thông tin cơ quan chức năng vừa phát hiện ra, cùng với mận, nho thì lựu Trung Quốc có chứa chất gây hại cho sức khoẻ đã khiến người tiêu dùng hoang mang.

    Chị Thu, làm kế toán ở một công ty trên phố Lê Duẩn cho biết, thời gian gần đây, ngày nào chị cũng mua lựu về ép nước cho chồng uống. Cứ 2 quả lựu to là được một cốc nước lựu ngon lành. “Tôi nghe nói lựu tốt cho sức khoẻ, nhất là đối với đàn ông nên ngày nào cũng ép cho chồng uống. Không ngờ giờ lại trở thành hại người thân thế này. Không biết là mức độ độc hại đến đâu, tôi lo quá”. Nỗi lo của chị Thu không phải không có lý, khi chị mới chỉ có một cô con gái đầu lòng, và gia đình nhà chồng thì rất mong có cháu trai nối dõi tông đường.
    [​IMG]
    Việc khó nhận biết các loại rau, hoa quả của Trung Quốc khiến người dân lo lắng





    Nhiều bà nội trợ khác sau khi biết thông tin cũng giật mình lo lắng và cho biết sẽ dừng ngay việc tiêu dùng các loại sản phẩm như lựu, nho, mận và những loại quả Trung Quốc khác. Nhanh nhạy không kém, những bà buôn hoa quả cũng dừng hoặc chí ít cũng giảm lượng nhập vào những loại quả này.

    Tuy nhiên, điều khó khăn nhất cho các bà nội trợ là làm sao biết quả nào là quả có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi trên thực tế, những người bán hàng luôn úp úp mở mở, ít khí nói rõ xuất xứ của các loại quả mà mình bán.

    Theo anh Hồng, một người bán hoa quả tại chợ Ngọc Khánh thì hiện nay trên thị trường có một số loại quả có xuất xứ từ Trung Quốc đang bày bán khá phổ biến là: Nho xanh quả nhỏ (loại không hạt mà trẻ em rất thích ăn); nho loại quả to có màu hơi xanh nhưng giá chỉ khoảng 100.000/kg (trong khi nho Mỹ có giá đến 200.000 đồng/kg). Anh Hồng tiết lộ, các thùng nho nhập từ Trung Quốc luôn có một loại giấy đặc biệt tẩm hoá chất đậy ở phía trên cùng.

    Táo luôn là thứ quả mà nhiều người thích ăn nhưng rất ngại mua phải quả của Trung Quốc. Theo một người bán hoa quả đáng tin cậy, táo Trung Quốc là loại rẻ có giá dưới 100.000 đồng/kg, có loại chỉ 25.000-30.000 đồng/kg, lúc đầu có màu xanh ăn giòn, để lâu sẽ chuyển dần sang màu hồng và bở. Nếu đúng là táo Mỹ hay táo New Zealand thì giá thấp nhất cũng đến 150.000 đồng/kg.

    Ngoài ra, còn có các loại quả như lê; mắc coọc (loại vỏ mỏng, bóng đẹp là của Trung Quốc, loại vỏ dày, xấu và hơi chát là của Việt Nam); cam không hạt (loại lúc đầu màu xanh, vỏ dầy dễ bóc, sau chuyển màu vàng); dưa vàng; hồng vàng (loại quả to, dẹt, hơi vuông, có 4 khía, vỏ bóng đẹp không có vết xước, thâm như hồng ngâm của Việt Nam).

    Mùa này, tại Hà Nội đang có rất nhiều nhãn được bày bán và người tiêu dùng cũng có tâm lý sợ đây là hàng nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo những người bán hoa quả thì hiện nay, do Việt Nam có loại nhãn cuối mùa nên đây vẫn là loại quả an toàn.

    Nấm kim châm, súp lơ xanh… đều của Trung Quốc

    Không chỉ có các loại quả mà hiện nay, khá nhiều loại rau được người nội trợ ưa dùng cũng có xuất xứ từ Trung Quốc.

    Trên hiện trường hiện đang cung cấp một loại rau có giá khá cao là súp lơ xanh. Đây là loại rau được cho là có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và cả sắc đẹp (có nhiều chất collagen) nên được nhiều bà nội trợ ưu tiên trong thực đơn.

    Tuy nhiên, theo một người bán rau tại chợ Ngọc Khánh, hiện nay do không phải mùa của loại súp lơ (cả xanh và trắng) nên hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Không biết loại rau này có tẩm ướp gì không, nhưng theo nhiều người tiết lộ thì những người bán buôn loại rau này luôn đeo khẩu trang, còn những người bán lẻ thì không bao giờ ăn súp lơ mùa này.

    “Ngay cả chỉ mua về làm cỗ tôi cũng không dám, vì sợ độc hại. Vả lại, mình không dám ăn thì cũng không nên thắp hương hay mời người khác” - chị bán rau thành thật chia sẻ.
    [​IMG]
    Chỉ nên mua những loại rau củ quả đúng mùa để tránh mua phải hàng Trung Quốc


    Bắp cải trái mùa mà nhiều người bán ngoài chợ nói với khách là bắp cải Đà Lạt, thực chất đa số có xuất xứ từ Trung Quốc. “Khi đi lấy hàng ở chợ đầu mối, đi qua xe chở bắp cải là tôi phải bịt mũi vì mùi xộc ra rất kinh khủng. Tôi đoán chắc đó là mùi hoá chất”, chị này cho biết.

    Những năm gần đây, nấm kim châm là một loại thực phẩm được nhiều người ưa dùng, nhất là trong các bữa lẩu. Tuy nhiên, một số người cũng cho biết, khi ăn loại nấm này thường thấy có mùi hắc, nồng rất khó chịu. Thực tế, nấm kim châm của Việt Nam không được bày bán nhiều mà chủ yếu là của Trung Quốc. Nấm của Việt Nam hình thức xấu hơn, hơi thâm, còn nấm của Trung Quốc thì lại trắng đẹp hơn.

    Ngoài ra, mùa này còn có rất nhiều loại rau khác có nguồn gốc từ Trung Quốc vì chưa đến mùa của Việt Nam như củ cải trắng (loại củ to, đẹp là của Trung Quốc, loại nhỏ xấu là của Việt Nam); cải thảo, cải chip (loại cây to, bóng đẹp hơn loại của Việt Nam); khoai tây, cà chua (loại quả nhỏ, dài, vỏ mỏng và đỏ sậm) và cà rốt.

    Hầu hết những người bán rau, củ quả đều có một lời khuyên dành cho người nội trợ, đó là nên ăn "mùa nào thức nấy", không nên cố mua những loại rau quả trái mùa, vừa chịu giá đắt mà lại dễ mua phải hàng nhập kém chất lượng.
    Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
    Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay
    Theo VnMedia

    Chị Em nào muốn chồng làm thái giám thì cứ mua hoa quả khựa tẩm bổ cho anh xã nhé.
    Tảy chay hàng khựa đủ chủng loại
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hai ứng cử viên cọc chèo lại trêu nhau à ? :)):)):))

    Chỉ mỗi mình tôi bơ vơ ... :((:((:((
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Cam siêu rẻ tràn phố Hà Nội

    Giá bán mỗi kg từ 10.000 đến 15.000 đồng và được quảng cáo là "cam ngọt Hà Giang", nhưng theo những người trong nghề, thực chất đây là loại cam nhập từ Trung Quốc, chưa rõ chất lượng.
    > Thu nhập như giám đốc nhờ bán 'nho Mỹ'


    [​IMG]
    Trên các tuyến đường ven đô, xe bán cam rong xuất hiện nhiều.
    [​IMG]
    Tất cả những người bán hàng đều khẳng định đây là loại cam ngọt của Hà Giang.
    [​IMG]
    Nhưng giá không quá 15.000 đồng một kg.
    [​IMG]
    Một kg cam loại này được tầm 4 đến 5 quả, có nơi bán với giá chỉ 5.000 hoặc 7.000 đồng, tương đương 1.000 đồng mỗi quả.
    [​IMG]
    Một người bán dạo tiết lộ, mỗi ngày anh bán được trên một tạ, doanh thu hơn 1,5 triệu đồng.
    [​IMG]
    Theo những người bán trái cây trong quầy, loại cam giá rẻ trên là của Trung Quốc, với giá nhập chỉ từ 3.000 đến 6.000 đồng/kg. Loại cam Trung Quốc vỏ mỏng, màu xanh hơi vàng, tép rất mọng nước, màu vàng chanh và đặc biệt là không có hạt. Ảnh bên trái là quả cam khi vừa bổ ra, còn ảnh phải là cam sau khi đã để hơn một ngày trong phòng.
    [​IMG]
    Loại cam Sài Gòn có vỏ dày hơn, sần sùi, màu sẫm và khi bổ ra có hạt. Màu sắc thịt cam cũng đậm hơn so với cam Trung Quốc. Giá hiện nay dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng/kg, tính ra mỗi quả cam Sài Gòn có giá bằng... một kg "cam ngọt Hà Giang".
    [​IMG]
    Cam nguồn gốc không rõ ràng là loại quả mới xuất hiện, sau khi người tiêu dùng được cảnh báo về lựu, nho chứa hóa chất độc từ Trung Quốc. Những quả lựu to, nhìn căng mọng và nặng khoảng 0,5 kg với giá bán 20.000 đồng/kg được người bán hàng giới thiệu là trồng ở quê.
    [​IMG]
    Câu hỏi đầu tiên của nhiều bà nội trợ đặt ra cho các hàng bán rong là nguồn gốc, có phải từ Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, những mặt hàng này vẫn khá hút khách hàng thu nhập thấp. Video: Hoa quả không rõ xuất xứ tràn ngập Hà Nội
    Anh Quân


    0 0

    [​IMG] cam ngọt, Hà Giang, nho Trung Quốc, lựu, trái cây, nhập khẩu, hàng rong



    Ý kiến bạn đọc ( 12 )[​IMG]

    Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở đâu

    Tại sao rõ ràng là cam Trung Quốc mà người bán lại nói là cam Hà Giang. Đó rõ ràng là lừa đảo rồi, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở đâu sao không can thiệp. Không hiểu sao các thực phẩm độc hại của Trung quốc lúc nào cũng tràn ngập ở nước ta, hải quan cửa khẩu dùng để làm gì mà không thấy. Phải quyết liệt ngăn chặn ngay từ đầu để hàng sx trong nước còn có đất sống chứ.
    Thanh tung | 1 giờ 44 phút trước Thích | 6

    Có mùi thuốc sâu

    Kính thưa các anh chị đã đọc bài trên, nhà em gần chợ đầu mối Long Biên. Hàng ngày cam này được mở từ trong thùng toàn tiếng TQ thì lấy đâu ra cam Hà Giang. Trong mỗi thùng cattong đựng cam này có một tấm giấy tẩm chất bảo quản ko rõ có độc không nhưng phải bịt mũi không ngửi nổi (mùi giống thuốc sâu). Chúc các anh chị có sự lựa chọn sáng suốt.
    Tuan | 50 phút trước Thích | 3

    Hoang mang

    Có chắc chắn mua hoa quả đắt tiền trong sạp không phải là hoa quả TQ ko? Đọc xong bài viết này mà nghĩ bực mình cho cách làm việc của các cơ quan chức năng, cho lương tâm của người bán hàng quá! Thật thương hại cho người dân Việt đang ngày ngày phải nạp chất độc vào cơ thể!
    Ngườitiêudùng | 1 giờ 53 phút trước Thích | 2

    Lương tâm

    Thế hệ bi giờ sao thấy sợ quá. ăn gì cũng có chất độc hại, tiền tuy là quan trọng nhưng sức khoẻ con người càng quan trọng hơn, hy vọng mọi người đừng vì tiền mà làm chuyện che đậy lương tâm. Thanks!
    Diep tieu tran | 27 phút trước Thích | 1

    Người Hà Giang đâu rồi? lên tiếng đi.

    Ui cha, đăng lên vnexpress mà chẳng lẽ không có ai ở Hà Giang đọc hay sao ?? Người Hà Giang đâu rồi lên tiếng đi có phải ở Hà Giang trồng nhiều loại cam này ko? Phải là trồng rất rất nhiều thì mới có nhiều như thế trên thị trường được, Ví dụ như Vải thiều ai cũng biết trên Lục ngạn Bắc Giang trồng rất nhiều đó.

    Đề nghị người dân Hà Giang lên tiếng để người tiêu dùng yên tâm.

    Thanh Nguyen | 45 phút trước Thích | 1

    Tự mình ăn thịt mình

    Không biết cơ quan hải quan ở các cửa khẩu làm công việc gì, những mặt hàng độc hại không rõ nguồn gốc vẫn vào được Việt Nam.Bán hàng hóa độc hại vì chút lợi ích cá nhân mà làm hại biết bao nhiêu người. Thật độc ác!
    long nhat | 49 phút trước Thích | 1

    Tại sao ?

    Thật buồn ! chúng ta là một nước có thể nói là nông nghiệp mà sao các mặt hàng nông sản , hoa quả cứ bán mắc hơn các nước nhiều quá vậy ! hãy nhìn vào sự thật, đừng đổ thừa nữa ! cứ biện minh là hàng trong nước không có thuốc trừ sâu, chât bảo quản ?! có chắc điều đó không ? và nếu vậy thì hàng chất lượng, giá lại rẻ của Thái Lan , Campuchia cứ nhập lậu vào Vn chúng ta thì sao >>>>>>>>>?
    nguyen sai gon | 1 giờ 50 phút trước Thích | 1

    Nhanh tay

    Còn chờ gì nữa?????????
    Các nhà quản lý đâu hết rồi....các vị hãy mau chóng bắt tay vào kiểm tra cho dân biết nguồn gốc thật sự của nó, có an toàn hay ko?????????

    Mèo hoang | 2 giờ 54 phút trước Thích | 1

    Trách nhiệm của Hải quan

    Hải quan cửa khẩu và quản lý thị trường đâu hết cả mà hàng độc từ Trung quốc cứ thoải mái vào Hà Nội? Các ngành Hải Quan,quản lý thị trường, các cơ quan bảo vệ ATVSTP đâu cả nên xem lại. Không khéo họ lại chuyền bóng trách nhiệm cho nhau mà xem.
    Quang Linh | 2 giờ 55 phút trước Thích | 1

    Nghèo thì cái gì rẻ... chả mua!

    Thôi các bác ơi! kệ cho người ta bán, đồ rẻ thì bán cho nhà nghèo! Các bác cứ đao to búa lớn là cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng... ở nước ta chắc phải lâu mới có cơ quan đó! Cứ ăn đi đằng nào chả chết vì ung thư! Rồi hoa quả TQ sẽ giết dần giết mòn chúng ta.
    hieptrinh | 47 phút trước Thích |

    Trâu ta ăn cỏ đồng ta

    Thôi thì Trâu ta ăn cỏ đồng ta vẫn hơn...Đừng có ham rẻ mà chết người, nó chưa chết ngay đâu mà chết từ từ đó.Tôi rất buồn là đa số người việt nam ham lời mà coi thường tính mạng người khác.
    Bùi Quốc Phi | 49 phút trước Thích |

    Tran ngap ngoai thi truong

    minh o Binh Duong da thay loai cam nay ban duoc lau roi , co 10k ki day o ngoai duong, cung co nho trung quoc luon, roi nao la ga vuon ma co 60k 1 con.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    [​IMG]

    Mua sim ăn là yên trí nhất !
    Trung Quốc không có sim !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  5. pthung64

    pthung64 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    5.272
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-​
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    [:D][:D][:D]
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/511405/Xuòng-Chủ-Quyèn.html

    Xuồng Chủ Quyền
    TT - Chiếc xuồng CQ đầu tiên góp vào chương trình vận động “Tặng xuồng cứu hộ CQ cho Trường Sa” Tuổi Trẻ phát động đã được Cty CP ôtô Trường Hải (Thaco) trao tại khu phức hợp Chu Lai-Trường Hải.
    >> Lễ phát động tặng xuồng cứu hộ CQ cho Trường Sa
    >> Xuồng CQ tiếp sức Trường Sa


    [​IMG]
    Xuồng CQ chở khách đến thăm đảo Đá Lớn A (quần đảo Trường Sa, Việt Nam) - Ảnh: T.T.D. Từ sự khởi đầu nhiệt tình và kịp thời này, sẽ có thêm nhiều chiếc xuồng CQ mang nặng tấm lòng của đất liền ra với đảo xa, cũng như những tấm pin mặt trời ra với nhà giàn DK1, những viên đá nhỏ từ tấm lòng bạn đọc Tuổi Trẻ đã góp lại làm nên công trình bề thế trên đảo Đá Tây.
    Câu chuyện chiếc xuồng CQ hôm nay khiến chúng tôi nhớ lại hình ảnh nấm mộ người chiến sĩ hải quân trên đảo Nam Yết hi sinh khi vừa tròn 20 tuổi. Người lính trẻ ấy tên là Hoàng Đặng Hùng, khẩu đội trưởng DKZ trên đảo Đá Lớn. Ngày 25-7-2004, Hùng đã hi sinh khi cùng đồng đội lao ra biển cứu chiếc xuồng máy của đảo bị dông lốc cuốn trôi. Đá Lớn là đảo chìm, không có đất để mai táng nên thi hài của Hùng được đồng đội đưa về yên nghỉ tại góc đảo Nam Yết. Và sau tám năm hi sinh, hơn một tháng trước đây, đúng dịp 27-7, hài cốt của liệt sĩ Hùng mới được cất bốc từ Trường Sa đưa về quê nhà và an táng tại nghĩa trang liệt sĩ của thành phố biển Hải Phòng.
    Có ra Trường Sa mới cảm nhận hết tầm quan trọng của những chiếc xuồng đối với người lính đảo, bởi thế, để cứu xuồng, người lính có khi hi sinh cả tính mạng. Và ở Trường Sa không chỉ có Hùng là người lính duy nhất hi sinh khi cứu xuồng. Câu chuyện cứu phương tiện, khí tài chiến đấu trong điều kiện đất nước còn khó khăn của những người lính đã từng đi vào lịch sử.
    Cũng vào những ngày này, trong âm hưởng của mùa thu đất nước, của xúc cảm chủ quyền, tròn một năm trước (10-9-2011), tại Cam Ranh - thủ phủ của Vùng 4 hải quân, những người làm báo Tuổi Trẻ thay mặt cho hàng triệu bạn đọc đã long trọng bàn giao 17 tỉ đồng đầu tiên của chương trình “Góp đá xây Trường Sa” đến UBND huyện Trường Sa để rồi tám tháng sau đó, một công trình bề thế đã mọc lên trên đảo Đá Tây, mang tấm lòng của hàng triệu người Việt nơi đất liền như một gửi gắm tin yêu với những người lính đảo.
    Và tháng 9 này, khởi đi từ chiếc xuồng CQ trĩu nặng tấm lòng của những cán bộ, công nhân Công ty Trường Hải được góp cho Trường Sa vào sáng 12-9, chắc chắn sẽ có thêm nhiều chiếc xuồng nữa được góp bởi tấm lòng bạn đọc Tuổi Trẻ, những người Việt tha thiết với biển đảo yêu thương. Không phải ngẫu nhiên mà những chiếc xuồng được thiết kế với tính năng đặc biệt, chịu được va đập với đá ngầm, có thể lao qua sóng to gió lớn này được đặt tên là CQ - viết tắt của từ “chủ quyền”.
    Chiếc xuồng nhỏ ấy là một ngụ ngôn về hình ảnh đất nước và người lính, nhẹ nhàng nhưng cơ động, gọn gàng mà can trường. Đặt tên “Chủ Quyền - CQ” cho chiếc xuồng cũng là cách nhắc nhở trách nhiệm với Tổ quốc. Những chiếc xuồng ấy được thiết kế không bao giờ chìm giữa sóng to gió lớn đại dương. Cũng như niềm tin chủ quyền trong lòng mỗi con dân nước Việt sẽ không bao giờ bị chìm đi giữa muôn trùng thách thức của sóng gió cuộc đời.
    LÊ ĐỨC DỤC
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/511156/Le-phat-dong-tang-xuong-cuu-ho-CQ-cho-Truong-Sa.html

    Lễ phát động tặng xuồng cứu hộ CQ cho Trường Sa
    TTO - Sáng 12-9, tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành (Quảng Nam), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) đã tổ chức chương trình “Lễ phát động tặng xuồng cứu hộ cho hải quân Trường Sa”.
    >> Xuồng CQ tiếp sức Trường Sa

    [​IMG]
    Ca sĩ Hiền Thục giao lưu với các bạn trẻ Công ty Thaco - Ảnh: Đăng Nam
    [​IMG]
    Tiết mục văn nghệ trong lễ phát động tặng xuồng cứu hộ CQ cho Trường Sa - Ảnh: Đăng Nam Chương trình có sự tham gia của đông đảo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, Tỉnh đoàn Quảng Nam, Quảng Ngãi, hơn 800 cán bộ - CNV của Công ty cổ phần Trường Hải và các sinh viên của Trường CĐ nghề Chu Lai - Trường Hải.
    Để có được kinh phí góp vào chương trình tặng xuồng cứu hộ CQ (viết tắt của Chủ Quyền) cho hải quân Trường Sa, công ty đã vận động sự đóng góp tự nguyện 2 ngày lương trong hai tháng 9, 10-2012 của cán bộ - công nhân viên công ty. Tổng số tiền thu được từ đợt đóng góp là 3,5 tỉ đồng.
    Công ty cổ phần ôtô Trường Hải là đơn vị đầu tiên góp xuồng CQ cho Trường Sa. Chương trình mang ý nghĩa khơi dậy và vun đắp tình yêu quê hương, đất nước, yêu biển đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa trong mỗi cán bộ, công nhân viên, học viên của công ty. Qua đó, chương trình cũng góp phần vào việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở biển Đông.

    [​IMG]
    Ông Trần Bá Dương, tổng giám đốc Thaco (bên trái), trao số tiền tượng trưng cho Phó tổng biên tập Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ - Ảnh: Đăng Nam
    [​IMG]
    Đại diện Tỉnh đoàn Quảng Nam (bên phải) trao tiền ủng hộ Trường Sa cho báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Đăng Nam Tại buổi phát động, thượng tá Đỗ Minh Tuấn - ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phó trưởng phòng dân vận Quân chủng Hải quân - xúc động trước những tình cảm mà bạn đọc báo Tuổi Trẻ đã dành cho Trường Sa. Đó là những tấm lòng yêu quê hương, yêu biển đảo và quyết tâm xây dựng Trường Sa vững chắc. Thượng tá Tuấn cảm ơn những tấm lòng của đông đảo bạn đọc đã góp công sức, tiền của để ủng hộ 2 chương trình Góp đá xây Trường SaTặng xuồng cứu hộ CQ cho hải quân Trường Sa do báo Tuổi Trẻ tổ chức.
    Thượng tá Tuấn kể lại những kỷ niệm xúc động trong quá trình các chiến sĩ công tác tại đảo như: có một chiến sĩ nhờ phóng viên Tuổi Trẻ chụp ảnh của mình để chuyển cho ba mẹ, vợ con mình xem. Ở ngoài đảo không có phương tiện liên lạc như email nên con của anh đã được 2 tuổi rồi mà vẫn chưa thấy mặt bố.
    Hay câu chuyện xúc động của một chiến sĩ khi có một phụ nữ trạc 60 tuổi ra thăm các chiến sĩ, khi về hỏi các chiến sĩ là thích quà gì để lần sau mang ra. Trong đó có một chiến sĩ nói: “Con chỉ cần một cái thơm lên má của cô để con đỡ nhớ mẹ con ở đất liền!”.

    [​IMG]
    Giao lưu với chiến sĩ hải quân Việt Nam (bên phải) tại buổi lễ - Ảnh: Đăng Nam Sau buổi giao lưu, ông Trần Bá Dương, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần ôtô Trường Hải, chia sẻ Công ty Thaco tham gia chương trình “Phát động tặng xuồng cứu hộ cho hải quân Trường Sa” là hoạt động tiếp nối nằm trong chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ phát động từ tháng 6-2011.
    “Đây là hoạt động hết sức thiết thực gửi các chiến sĩ hải quân ngày đêm canh giữ biển đảo và sẵn sàng hi sinh ứng cứu dân khi xảy ra tai nạn trên biển”, ông Dương nói.
    Ông Dương đã trao số tiền 3,5 tỉ đồng từ đợt vận động quyên góp cho chương trình tặng xuồng cứu hộ cho hải quân Trường Sa cho đại diện báo Tuổi Trẻ là ông Lê Thế Chữ - phó tổng biên tập. Ngoài ra, Tỉnh đoàn Quảng Nam, Quảng Ngãi và các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Quảng Nam cũng đã đóng góp cho chương trình này.
    Đặc biệt, buổi phát động còn hào hứng hơn khi có sự tham gia biểu diễn những ca khúc hay về Trường Sa và biển đảo quê hương của hai ca sĩ đến từ TP.HCM là Phạm Thanh Thảo và Hiền Thục.
    LÊ TRUNG
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư
    Cập nhật lúc :12:28 PM, 23/09/2012
    Kết quả phân tích cho thấy mẫu lồng đèn nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cadimi (Cd) cao hơn 123 lần mức cho phép. Cd có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi...
    [SIZE=+0]Đây là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người. [/SIZE]
    [SIZE=+0] Gấp 123 lần mức cho phép
    Để tìm hiểu độ an toàn của lồng đèn, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên hai chiếc lồng đèn nhìn khá đáng yêu, một mua ở siêu thị và một ở tiệm bán lồng đèn trên phố. Mẫu thứ nhất là một chú chuồn chuồn có đôi cánh màu xanh, điểm vài bông hoa màu xanh da trời với đôi mắt xanh biếc. Khi lắp pin vào, lồng đèn chuồn chuồn đưa đôi cánh lên xuống nhịp nhàng. Mẫu thứ hai là một lồng đèn nhựa hình con chim vừa biết vỗ cánh lại biết chạy nhảy tung tăng nếu lắp pin vào sử dụng. Đẹp, giá không rẻ (từ 65.000-75.000 đồng/chiếc), lại được ghi xuất xứ rõ ràng, có nhà nhập khẩu hẳn hoi... là những lý do khiến nhiều ông bố, bà mẹ vô tư “rinh” về nhà những chiếc lồng đèn nhựa như trên.
    Hai mẫu lồng đèn này được đưa đến Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra. Theo kết quả kiểm nghiệm, thành phần nhựa trong hai mẫu lồng đèn nói trên không độc hại. “Dù sản phẩm của hai nhà phân phối khác nhau, của hai địa chỉ sản xuất khác nhau nhưng đều có chung một nguyên liệu sản xuất là nhựa APS (nhựa tái chế) và PE” - TS Trần Ngọc Quyển, phó trưởng phòng vật liệu - hóa dược Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, cho biết. Tuy nhiên, nhà phân phối chỉ ghi chung chung hoặc ghi không đúng thành phần như kết quả kiểm nghiệm. Lồng đèn con chuồn chuồn chỉ được ghi chung chung về thành phần là “nhựa”, còn lồng đèn con chim thì ghi sai thành phần gồm nhựa PP, PE mà không phải là APS và PE.
    Đáng chú ý, kết quả kiểm nghiệm nói trên ở mẫu lồng đèn con chuồn chuồn cho thấy hàm lượng Cd trong sơn phủ rất cao: 7.390 microgram/kg (muối cadimi sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa). Lượng Cd này gấp đến 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học - công nghệ ban hành ngày 4-5-2011. Ông Hoàng Lâm, phó giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Lượng Cd được phép có trong đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn Việt Nam là 60 microgram/kg, nếu trên 7.000 là quá cao”.


    [​IMG]
    Lồng đèn nhựa Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mùa trung thu năm nay. Trong ảnh: tràn ngập lồng đèn nhựa Trung Quốc ở đường Lương Như Học, Q.5, TP.HCM. Ảnh: T.T.D.

    Gây ung thư, dị tật thai nhi...
    TS Quyển cho biết Cd là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì và thủy ngân). Cd gây ngộ độc do cạnh tranh với một số kim loại (canxi, kẽm, sắt...) là thành phần chính của nhiều vi chất và men sinh hóa có tác dụng sinh học trong cơ thể. Quá trình tranh chấp - trao đổi của Cd với các kim loại khác có thể gây đảo lộn nhiều quá trình sinh học trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu và tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ có thai). Tổ chức Y tế thế giới cho phép ngưỡng tối đa đối với người lớn là từ 20-40 microgram/ngày (lượng Cd trong nước uống, thực phẩm khoảng 10 microgram/ngày/người lớn), nhưng chỉ có 5-10% trong số đó thật sự vào cơ thể.
    Nguy hiểm nhất của đồ chơi, lồng đèn nhiễm Cd với hàm lượng quá cao là Cd tích lũy nhiều trong thận và chỉ phát bệnh sau nhiều năm tiếp xúc. “Màu sắc trong mấy cái lồng đèn nhựa này rất dễ bong tróc, chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm là trẻ dễ bị thôi nhiễm Cd rồi. Nguy hiểm nhất là ở chỗ đó chứ không phải trẻ chỉ cắn, ngậm lồng đèn mới bị tác hại” - TS Quyển cảnh báo. Ngoài vấn đề có kim loại độc hại, các loại lồng đèn nhựa nói trên còn có cả pin, rất độc nếu trẻ nhỏ chơi, cắn, ngậm và nhựa cũng khó phân hủy, ảnh hưởng cho môi trường.


    [​IMG]
    Mẫu lồng đèn con chuồn chuồn đã được xét nghiệm có chất độc gấp 123 lần mức cho phép. Ảnh: Mỹ Dung

    [/SIZE] Theo Tuổi trẻ

Chia sẻ trang này