Việt Nam quê hương tôi (Phần 3) - Việt Nam trường tồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 09/08/2012.

3244 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 02:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 54381 lượt đọc và 704 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Cầu cho hai chữ bình an ...
    Anh, em đoàn kết, vẹn toàn, thủy chung ..
    Thành công tiếp, nối thành công ..
    Là điều Tím vẫn hằng mong mỏi hoài ...


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Một thoáng Hồ Gươm


    Chiều nay, một chiều thu xanh ngắt,
    Con về đây thăm lại Cụ Rùa ...
    Trái tim Tổ Quốc tự xưa ...
    Hòa trong nhịp đập Cụ Rùa, Cụ ơi ...


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Còn tiếp ...
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hổng hiểu tiếng Tây !

    ~X~X~X~X~X~X

    Đề nghị chủ thớt mở thêm chủ đề " Châu Âu quê hương Tây " ̣( Dịch sang tiếng Tây ) .

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    "Châu Âu quê hương Tây" - "Euro homeland West"

    :)):)):)):)):))
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Vậy là USD quê hương Mỹ à ? :-??

    ;));));));));));))
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 0 thành viên:


    Hai người cùng ở trong nhà
    Tại sao bịt mặt dọa ma bạn mình ?
    Dẫu không duyên nợ ân tình
    Cũng đừng ngoảnh mặt làm thinh dỗi hờn

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    USD homeland USA.
    =))=))=))=))
  8. vngoldman

    vngoldman Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    6
    Cảnh đẹp thật
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhan sắc Ngũ Hành Sơn

    Đà Nẵng tự hào về vẻ đẹp của Ngũ Hành Sơn. Năm ngọn núi vươn ra như năm ngón tay có tên theo ngũ hành: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn (gồm Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn).
    Ngũ Hành Sơn cách Đà Nẵng chỉ 7 cây số, một khoảng cách đủ để rong chơi trong vài tiếng đồng hồ. Những ngọn núi ấy thành tên từ thế kỷ 19 do vua Minh Mạng đặt. Tôi vẫn thường đứng trên đỉnh cao của núi, ngắm nhìn Ngũ Hành Sơn thay đổi màu theo sắc nắng. Đó là sự kỳ ảo như nhan sắc của một cô gái kiêu sa đang soi mình trên biển Đông bốn mùa lộng gió và thơm mùi muối mặn.
    [​IMG]
    Đến Ngũ Hành Sơn, du khách thường đến ngọn núi lớn Thủy Sơn. Rồi đến chùa Tam Thai hay chùa Linh Ứng, tiếp tục lần lượt ghé vào các hang động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt…
    [​IMG]
    Chùa Tam Thai giống như “Sao Tam Thai” tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Khi đến Vọng Giang, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn thấy dòng sông Cẩm Lệ, dòng sông Hàn đẹp như tranh vẽ… Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phía nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc.
    [​IMG]
    Lịch sử của ngọn núi rộng 15 ha này dày đặc những huyền thoại. Sử ghi vào đời nhà Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông (trị vì từ 1460-1497) đã phát hiện ra Ngũ Hành Sơn. Đại sư Huệ Đạo Minh là người đầu tiên tu ở Thủy Sơn và đã dựng tấm bia “Ngũ Uẩn Sơn” ở động Vân Thông năm 1640. Tấm bia thứ hai dựng ở động Hoa Nghiêm năm 1641.
    Thủy Sơn cũng quyến rũ mọi người bởi tại đây đa dạng cỏ cây: Cây Thiên Tuế cành lá sum sê thân quấn vào núi đá, trong những khe đá quanh năm ẩm ướt là nơi mọc của Thạch trường sanh. Rồi các loại cây khác như Cây Cung-nhân-thảo (Amaryllis) lài trắng, Cảnh-thiên (Crassule), Mộc tê, Chương não, và loại cây Thử có tinh dầu dùng để trét ghe thuyền, cây Tứ quý có rễ dùng làm thuốc bổ, lọc huyết và tiêu thực. Bên cạnh đó là cơ man nào là hoa dại cứ bung nở trong bốn mùa như điểm tô cho Ngũ Hành Sơn.
    [​IMG]
    Nhan sắc Ngũ Hành Sơn với tên gọi: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ bởi đá núi mỗi nơi mỗi khác. Đá cẩm thạch tại Ngũ Hành Sơn có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn màu hồng, ở Mộc Sơn màu trắng, ở Hỏa Sơn màu đỏ, ở Kim Sơn màu thủy mặc và ở Thổ Sơn màu nâu.
    [​IMG]
    Thú vị khi dạo quanh Ngũ Hành Sơn, bước xuống các bậc cấp là lạc vào các cửa hàng bán hàng mỹ nghệ làm bằng đá Non nước. Nơi đây có cơ man sản phẩm làm từ đá, đúc bằng bột đá đa dạng màu sắc và hình mẫu. Những tảng đá lớn tạc thanh sự tử, voi, bệ đá,… nhỏ thành các sản phẩm vòng đeo tay, các mặt hàng lưu niệm.
    Dạo Ngũ Hành Sơn trong nắng vàng hay tiết trời êm dịu, lưng thấm đẫm mồ hôi nhưng luôn thấy nhẹ lòng, bỏ quên sau lưng bao chuyện thế gian./.
    Việt Báo(Theo VOVnews)

  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn

    [​IMG]




    Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về phía Đông Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
    Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh bậc nhất ở miền Trung xưa nay. Một huyền thoại mà ngày nay còn lưu truyền trong dân gian là: Thuở trời đất còn hỗn mang, vợ Long Vương vượt biển Đông vào đây đẻ trứng trên bãi cát, nhờ thần Kim Quy bảo vệ. Qua nhiều năm tháng hấp thụ khí âm dương, một hôm, trời nổi sấm sét, đất chuyển ầm ầm, trứng rồng nứt vỏ. Một Long Nữ chào đời, bay thẳng về trời. Những mảnh vỏ trứng biến thành năm ngọn núi...
    Vua Minh Mạng đặt tên các núi này là Ngũ Hành Sơn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.
    Thủy Sơn có tên là núi Chùa hay núi Tam Thai là ngọn núi lớn nhất, cao 106m, rộng khoảng 15 hecta, có ba ngọn. Ngọn cao nhất phía Tây Bắc là Thương Thai, có các chùa Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm, các hang động Hoa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Vọng Giang Đài và hành cung Động Thiên Phước Địa (nơi nghỉ ngơi của vua Minh Mạng). Trung Thai ở phía Nam thấp hơn, có hang Vân Nguyệt, các động Vân Thông, Thiên Long, hai cổng đá Động Thiên Phước Địa và Vân Căn Nguyệt Quật. Hạ Thai ở phía Đông, có chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, 5 hang động nhỏ: Tam Thanh, Chiêm Thành (hang Hời), Bàn Cờ, hang Ráy, hang Gió, có Vọng Hải Đài, hang Ngũ Cốc (hang L ồng Đèn) và động Âm Phủ.
    Ở phía Đông, có 123 bậc cấp lát bằng đá dẫn đến chùa Linh Ứng, thường được gọi là chùa Ngoài. Trước năm 1891, chùa có tên là Ứng Chân. Sách Danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Trọng Hoàng, Đà Nẵng, 2000) cho biết vào đời Vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) có Hòa thượng Quang Chánh, hiệu Bảo Đài đến tu tại động Tàng Chân. Ngài dựng am Dưỡng Chân, sau sửa chữa lại gọi là Dưỡng Chân đường. Đến đời Gia Long, Dưỡng Chân đường được đổi thành chùa Ứng Chân. Sau khi Vua Minh Mạng đến vãng cảnh chùa đầu tiên vào năm 1825 thì các ngôi chùa tranh tre ở đây mới được thay bằng gạch ngói. Vua đã ban cho chùa tấm biển có ghi Ngự chế Ứng Chân Tự, Minh Mạng lục niên. Đến đời Thành Thái, do kỵ húy tên một vị vua nhà Nguyễn nên chùa được đổi tên là Linh Ứng. Chùa còn tấm biển ghi Cải tứ Linh Ứng Tự, Thành Thái tam niên. Năm 1901, chùa bị cơn bão Tân Sửu tàn phá nặng nề.

    Chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1993, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện. Chánh điện xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Gian giữa thờ đức Phật Thích Ca, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía ngoài có tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Trước chùa, Thượng tọa cho đắp tượng đức Phật Thích Ca cao 10m, xây đài Quan Âm, tạo vườn cây cảnh.

    Năm 1997, Thượng tọa cho xây tháp Xá Lợi bên trái chùa, cao 30m, đường kính tầng dưới 11m, đặt thờ gần 200 tượng Phật, Bồ tát, La hán. Tầng 7 tôn thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng (Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật). Tầng 4, 5, 6 thờ bảo tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn và 84 tượng Đà La Ni. Tầng 3 thờ 33 vị Tổ truyền đăng Ấn – Hoa (từ Tổ Ca Diếp đến Tổ Huệ Năng). Tầng 2 thờ tượng Di Đà Tam Tôn, còn gọi là Tây Phương Tam Thánh (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Tầng 1 thờ tượng đức Phật Thích Ca, Ca Diếp, A Nan cùng nhiều vị Bồ tát, La hán…

    Ngoài nhiệm vụ trụ trì ngôi danh lam bậc nhất ở thành phố, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện còn đảm nhiệm Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TP. Đà Nẵng, Chánh Đại diện Phật giáo quận Ngũ Hành Sơn. Thượng tọa tiếp tục cho xây dựng một ngôi chùa Linh Ứng ở khu du lịch Bà Nà, thuộc xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40 km về phía Tây.

    Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng và Tam Thai đã đón tiếp đông đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng ngày.

    Dưới chân núi có làng nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng.

    Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chia sẻ trang này