Việt Nam quê hương tôi (Phần 3) - Việt Nam trường tồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 09/08/2012.

3637 người đang online, trong đó có 212 thành viên. 06:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 54438 lượt đọc và 704 bài trả lời
  1. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255


    Anh này thấy gái là tít mắt lại.

    >:P>:P>:P>:P>:P
  2. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    anh mà thấy gái mê à....ừa, nếu thấy gái ko mê thì em gọi anh ko phải là anh mà là chị:-*:-*:-*:-*:-*
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Em ý ghen đới ! :)):)):))
    Mê em ý thôi thì hổng sao, mê thêm em khác là có chiện liền hà
    !

    =))=))=))=))=))=))


  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Cách trang điểm của Mai Phương Thúy ngày càng... đáng sợ

    aFamily -
    theo TTVN | 22/10/2012 - 10:44

    Xuất hiện trong một show diễn thời trang tối qua, Mai Phương Thúy gây ngạc nhiên vì đôi mắt lệch nhau thấy rõ.
    Xuất hiện trong một show diễn thời trang ngay tối qua, Mai Phương Thúy vẫn chứng tỏ sức cuốn hút lớn của mình khi xuất hiện nổi bật trong bộ đầm đỏ trẻ trung, rực rỡ. Tuy nhiên, ngoại hình tối qua của Hoa hậu nhẽ ra sẽ là hoàn hảo nếu như không mắc phải lỗi làm đẹp khá nghiêm trọng, đó là trang điểm để lộ mắt to mắt bé.
    [​IMG]
    Đôi mắt lệch nhau thấy rõ của Mai Phương Thúy trong sự kiện tối qua.
    Thời gian gần đây, Mai Phương Thúy ngày càng khiến công chúng ngưỡng mộ bởi sự thay đổi nhan sắc thấy rõ. Tất nhiên, để đạt được thành công trong quá trình thay đổi vẻ ngoài đó, ngoài những nghi án về phẫu thuật thẩm mỹ, thì cách trang điểm cũng là yếu tố đóng góp không hề nhỏ. Có thể thấy tại các sự kiện quanh thời gian này, Mai Phương Thúy thường chọn kiểu trang điểm nhấn rất kĩ vào đôi mắt: màu mắt đậm, mi giả dày, dùng mí giả cho đôi mắt sâu hơn và tất nhiên là cả kính áp tròng.
    [​IMG]
    Mai Phương Thúy thường xuyên dùng màu mắt đậm, mi giả dày và kính áp tròng... để khiến đôi mắt của mình trở nên đậm đà hơn. Tuy nhiên cách trang điểm này lại rất dễ khiến người đẹp gặp phải sự cố mắt to mắt nhỏ như mới đây.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Không những thế, màu kính áp tròng không hợp cũng khiến Hoa hậu có lúc trông rất mất tự nhiên và... "đáng sợ".
    Về cơ bản, các nét trên khuôn mặt của Mai Phương Thúy đều khá nhỏ, có phần mờ nhạt, đặc biệt là đôi mắt bé, mí mắt không rõ và đều. Thường thì những người có đôi mắt thiếu sự sắc nét, đậm đà như người đẹp sẽ thay đổi rất nhiều nếu biết cách trang điểm khắc phục nhược điểm. Nhất là khi đã được tác động thêm bằng việc kích mí, đeo mi giả, nhấn nhá màu mắt đậm... thì đôi mắt kiểu này còn dễ dàng trở thành kiểu mắt bồ câu hoàn hảo. Tuy nhiên, việc kích mí, đeo mi sao cho hai mắt có độ to, sâu đều nhau không phải là việc dễ thực hiện, và hậu quả của nó là đôi mắt "cánh cụp cánh xòe" giống như Mai Phương Thúy tối qua.
    [​IMG]
    Đôi mắt vốn nhỏ và mờ nhạt của Mai Phương Thúy trở nên hoàn toàn khác biệt với tác động của màu mắt, mi và mí giả.
    [​IMG]
    Và quả thật đôi mắt sau khi được "tút tát" cũng đã tác động không nhỏ tới việc thay đổi dáng vẻ của người đẹp.

    [​IMG]

    Mai Phương Thúy xấu qué !^:)^
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giá trị một người con gái nằm ở chiều sâu tâm hồn, kiến thức văn hóa, sự đóng góp với cộng đồng và giữ gìn truyền thống dân tộc ...
    Chú chú ý quá nhiều đến vẻ đẹp bên ngoài dễ làm người khác hiểu lầm đấy !
    Giả thử người ấy không đẹp như chú tưởng tượng thì sao ?

    Nếu chỉ xét vẻ ngoài thì dung nhan bẩm sinh của Mai Phương Thúy có thể nói là ... xấu !
    Hãy nhìn những tấm hình thời học sinh của MPT sẽ thấy là trang điểm và photoshop đã làm quạ hóa thành công.
    Tuy nhiên rất đáng trân trọng cô ấy với những đóng góp cho cộng đồng trong thời gian từ sau khi đăng quang hoa hậu .
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Hehe...
    Cô nào đăng quang hoa hậu , á hậu cũng đều phải thực hiện các chương trình vì cộng đồng mà anh .
    Có điều đã gọi là hoa hậu , tức là điểm số về sắc đẹp cũng là quan trọng , cũng phải vượt trội , ngoài điểm về tri thức là đương nhiên chứ...
    Cô này xấu quá , ảnh thật cũng kém duyên , em cho 5 điểm thôi , còn học vấn hình như chưa tốt nghiệp đại học ! Như vầy mà đại diện cho phái đẹp của phụ nữ VN ư ? ^:)^^:)^^:)^
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    HÒN KẼM ĐÁ DỪNG

    [​IMG]


    Hòn Kẽm, Đá Dừng là địa danh nổi tiếng của huyện Nông Sơn (Quảng Nam) với phong cảnh dân dã, trữ tình... lên chơi Hòn Kẽm, Đá Dừng bạn không chỉ được tận mắt chứng kiến không gian hùng vĩ nơi thượng nguồn dòng Thu Bồn, mà còn để trải nghiệm một cách chân thực hơn về sự thích nghi kỳ lạ của con người với thiên nhiên vừa tàn khốc, vừa ưu ái...
    Nơi đầu nguồn sông Thu Bồn chảy qua làng Trung Phước, trước khi đổ về xuôi, qua biết bao bờ dâu biếc, lúa xanh, dòng sông dịu dàng ôm lấy ngôi làng nhỏ Đại Bình với bốn mùa cây trái sum sê.
    Có nhiều cách đến Hòn Kẽm. Nếu đã đi thăm di tích Mỹ Sơn, có thể vượt đèo Phường Rạch khoảng 20 cây số qua Trung Phước. Hoặc từ quốc lộ 1A (thôn Hương An, xã Quế Phú, Quế Sơn), du khách theo đường bộ, lên dừng chân ở đèo Le thưởng thức món gà ta nổi tiếng, rồi lên Trung Phước, ngồi thuyền máy khoảng 2 giờ lên Hòn Kẽm, Đá Dừng. Có thể đi đường bộ lên thẳng bế đò Tí Bồi (xã Quế Lâm) rồi hẹn đò ở đó.

    [​IMG]
    Phương tiện di chuyển ở nơi thượng nguồn Thu Bồn hóa ra không khó kiếm bởi có đến hàng chục bến đò và hàng trăm đò dọc đò ngang, nằm yên bình dưới tán tre, ven bãi cát…

    [​IMG]
    Mỗi người lái đò như bà cụ già này là một pho chuyện kể sinh động về đất và người vùng tây Quế Sơn.

    [​IMG]
    Ở bến đò Tí Bồi, nếu khách đi thành đoàn phải đặt thuyền trước. Trước khi xuống thuyền, du khách có thể mua bòng - thứ trái cây bản địa to, ngon có hương vị đặt trưng không thua bưởi ở miền Nam, được trẻ em bán với giá rẻ như cho


    [​IMG]



    Ngồi thuyền máy chừng khoảng 1 giờ là đến Hòn Kẽm, hai bên núi dựng thành lũy, cũng là nơi dòng sông Thu Bồn thắt lại nhỏ nhất trước khi đổ về xuôi

    [​IMG]


    Núi đá ở đây có màu kẽm - rõ nhất khi ánh sáng rọi vào buổi chiều tà như nhuốm màu thời gian.

    [​IMG]

    Qua những Khe Nghiêng, Đá Bàn, Đá Mài, Nước Mắt… du khách có thể ghé thăm khe Ban Hang, nơi tương truyền rằng người Chăm xưa chọn làm nơi thờ Phật, tấm bia cổ khắc nhiều chữ Phạn hiện đã chìm dưới lòng sông

    [​IMG]


    [​IMG]

    Quay lui thuyền về hạ lưu, khoảng 2 giờ chạy thuyền là đến thôn Đại Bình (thuộc xã Quế Trung) - nơi được mệnh danh là Nam bộ giữa lòng Quảng Nam. Ở đây có đầy đủ các loại cây trái ngon của miền Nam và người dân quê vô cùng mến khách. Bạn sẽ tha hồ đi thăm vườn, hái trái, được chủ vườn đãi rượu sầu riêng…

    [​IMG]

    Đường làng Đại Bình yên bình như tranh
    Gần một ngày lênh đênh trên thuyền, làm khách của Hòn Kẽm im lặng ngàn năm, với sông nước phía đầu nguồn Thu Bồn bình yên sẽ là một chuyến đi chơi thú vị. Nhưng cũng nên biết rằng, nơi đó con người đã dũng cảm biết bao khi chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt vào mùa lũ. Những ngấn nước lưu lại dấu trên vách núi cao nói với chúng ta điều đó…


    Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng...
    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi !
    Thương cha nhớ mẹ thì về,
    Nhược bằng thương king nhớ quê thì đừng !



    Ca dao Quảng nam




  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thắng cảnh Hòn Kẽm- Đá Dừng.

    [​IMG]
    THẮNG CẢNH HÒN KẼM- ĐÁ DỪNG
    1, Vị trí của thắng cảnh. Thắng cảnh Hòn Kẽm- Đá Dừng nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn, thuộc thôn 2 và thôn 3 xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Địa danh này cách thị trấn Tân An 14 km về phía Tây Bắc. 2, Vẻ đẹp huyền bí. Hòn Kẽm- Đá Dừng là hai ngọn núi đá nhô ra trên dòng sông Thu Bồn. Tên gọi của địa danh này gồm có bốn từ "Hòn Kẽm- Đá Dừng". Từ “Kẽm” trong cụm từ “Hòn Kẽm” có nghĩa là khe giữa hai vách đá. “Dừng” trong cụm từ “Đá Dừng” không có nghĩa là ngưng. Dừng theo cách phát âm của người Quảng có nghĩa là dựng, đá dựng thành vách. Hai vách đá dựng hai bên bờ sông đã làm cho dòng sông Thu Bồn hẹp lại. Vào mùa lũ, nước ở đầu nguồn tràn về. Đến Hòn Kẽm, do dòng sông hẹp nên dòng nước bị chặn lại. Nước dâng gây nên lụt cục bộ ở thượng nguồn. Người dân Hiệp Đức quê tôi vẫn còn kinh hoàng trận lụt năm Thìn (1964). Trận lụt lớn chưa từng có đó đã làm rất nhiều người chết. Sông cũng như người, có lúc giận dữ có lúc hiền hòa. Đến Hòn Kẽm vào mùa hè du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của cảnh vật nơi đây. Những phiến đá được bàn tay của tạo hoá nắn gọt tạo thành những hình dáng kỳ bí, ẩn mình bên dòng sông Thu. Những hình thù cổ kính cùng với sông nước, cây rừng, sương mù, nắng ấm hoà quyện với nhau. Tạo thành bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Mùa hè nước cạn, bơi thuyền trên Hòn Kẽm, du khách sẽ thấy những dòng chữ Chiêm Thành được khắc trên hai phiến đá lớn. Có nhiều cách giải thích khác nhau về những dòng chữ tượng hình này. Có ý kiến cho rằng đó là những dòng chữ do người Chàm khắc để đánh dấu nơi cất giữ kho báu. Có ý kiến cho rằng những dòng chữ kì bí đó là câu bùa chú được cha ông ta khắc để trị thủy. Ý kiến khác cho rằng những đường nét ở hai phiến đá chỉ là những dấu vết do thiên nhiên vô tình tạo ra. Sẽ có nhiều cách lí giải khác nhau, thiên nhiên huyền bí đang mời gọi con người đến để khám phá. Đến Hòn Kẽm du khách sẽ được ghé thăm và nghe kể những câu chuyện huyền thoại gắn liền với các địa danh Miếu Ba Hang, ghềnh Nước Mắt, hòn Đá Bùa, khe Nghiêng. 3, Câu ca thấm đượm nghĩa tình. Hòn Kẽm gắn với câu ca:

    Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!
    Thương cha nhớ mẹ thì về
    Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng!

    Nhà phê bình văn học Đặng Tiến cho rằng câu ca là nỗi lòng của người nghĩa quân trong phong trào Nghĩa hội. Người con trai xứ Quảng từ biệt gia đình lên vùng đất xa xôi này lập căn cứ chống giặc ngoại xâm. Đất trời bao la, hiu quạnh khiến người chiến binh chạnh lòng thương cha, nhớ mẹ. Ngoài nỗi nhớ các bậc sinh thành anh lính còn nhớ vợ con, nhớ bạn bè. Tình nhà sâu nặng nhưng vì việc nước anh lính phải ra đi. Khi xa nhà, người lính lại da diết nhớ người thân: "Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi?". Trong tâm trạng người con trai thời chiến có sự giằng xé giữa nợ nước và tình nhà. Biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích của tổ quốc đó là một nghĩa cử cao đẹp. Cũng có ý kiến lí giải rằng câu ca là lời người vợ ở quê nhà. Người vợ khuyên chồng nên dốc lòng đuổi giặc ngoại xâm, đừng vì bậu mà về, cha mẹ ở nhà đã có bậu lo liệu. Nếu câu ca là lời người vợ. Lời ca đó đến với người ra trận sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn. Sự đảm đang, kiên trung của người ở lại đã tạo thêm sức mạnh để người ra đi đánh thắng kẻ thù. Ý kiến khác lại cho rằng câu ca là lời của cô gái. Cô gái miềm xuôi có chồng ở mạn ngược. Xa quê nên cô gái nhớ quê. Chồng cô gái khuyên cô rằng: “Thương cha nhớ mẹ thì về/Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng”. "Đừng" có nghĩa là đừng về vì nơi đây cảnh rất đẹp. Cũng có thể chàng trai không muốn cô gái về thăm quê vì sợ cô gái gặp lại người cũ. Lòng người biết đâu mà lường? Có người lại bảo câu ca là lời cha mẹ khuyên con. Cha khuyên con hãy yên chí mưu sinh nơi đất khách đừng trở về quê hương. Vì Quảng Nam là vùng đất khắc nghiệt, là nơi không đãi người bản địa. Ý kiến này không hợp lí. Cha mẹ nào lại muốn xa con. Khi trẻ thơ ru con bằng câu ca. Đến khi con lớn khôn, cũng muốn câu ca đưa con về với gia đình. Dù cực khổ nhưng cha mẹ vẫn mong được gần con. Tùy theo hoàn cảnh lịch sử, câu ca mang những ý nghĩa khác nhau. Người Quảng sống đề cao tình nghĩa. Mẹ ru con muốn gởi tình cảm của mình đến với con qua câu ca. Hai người yêu nhau muốn mượn câu ca để nói lên nỗi nhớ thương của mình đối với người yêu. Người con trai xa nhà muốn thể tình cảm với gia đình, với quê hương qua câu ca. Một câu ca nhưng thấm đượm biết bao nghĩa tình. 4, Cách đến Hòn Kẽm. Đến Hòn Kẽm có thể bằng đường thủy hoặc đường bộ. Đi đường thủy, xuất phát từ Hội An ngược sông Thu Bồn lên Hòn Kẽm. Bằng đường bộ, đi từ Hương An qua đèo Le (Quế Sơn), dừng ở chợ Trung Phước (Nông Sơn), sau đó thuê thuyền máy đến Hòn Kẽm. Du khách cũng có thể đi từ Tân An, qua cầu Vực Giang (Hiệp Thuận), đến Trà Linh (Hiệp Hoà) rồi thuê Ca-nô xuống Hòn Kẽm. 5. Lời kết. Hòn Kẽm- Đá Dừng là một thắng cảnh của vùng đất Hiệp Đức quê tôi. Thiên nhiên kì bí, câu ca giàu tình nghĩa sẽ làm mê hoặc lòng người.(Hiệp Đức, tháng 12 năm 2011) NVH.

    http://hieuvanhiepduc.vnweblogs.com/post/13454/343017

  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hòn kẽm đá dừng


    [​IMG]


    Hòn Kẽm Ðá Dừng là thắng cảnh nổi tiếng của cả xứ Quảng Nam. Ðịa danh này từ xa xưa đã gắn liền với những câu ca buồn, gắn liền với những giai thoại về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu, với bao nhiêu nỗi niềm được mất của những cảnh đời, những phận người xuôi ngược buôn bán tìm kế mưu sinh dọc mạn sông Thu Bồn, dòng sông "phù sa bên lở bên bồi, người xuôi về bến kẻ trôi lên nguồn


    Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng.
    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi.
    Thương cha nhớ mẹ thì về.
    Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng.



    Về với Hòn Kẽm Ðá Dừng không chỉ là về với một cảnh đẹp thôi đâu, mà còn là một cuộc hành hương về với cõi lòng của bao thế hệ người dân xứ Quảng. Có thể đến đây bằng thuyền đi từ Hội An, Vĩnh Điện lên, kết hợp ghé thăm Thánh địa Mỹ Sơn, hoặc đi đường bộ qua đèo Le ở Quế Sơn rồi dừng ở chợ Trung Phước, sau đó thuê thuyền máy đi Hòn Kẽm -Đá Dừng. Du khách sẽ đi qua miền quê với sông núi hùng vĩ, những bãi dâu, bãi bắp xanh tốt, những vạn đò mua bán tấp nập trên sông. Dừng ở chợ Trung Phước, khách có thể qua sông ghé thăm làng cây ăn quả Đại Bường, nơi có nhiều trái cây nổi tiếng của Quảng Nam
    Bây giờ đến Hòn Kẽm Ðá Dừng, người xuôi có thể đi theo hai cách. Một là cứ men theo sông Thu Bồn ngược lên, nếu tính từ nơi sông gặp biển thường phải mất một ngày đường, sáng đi chiều tới. Cách thứ hai là từ tỉnh lộ 105 đi qua địa phận huyện Quế Sơn, vượt đèo Le đến Trung Phước, và từ bến Trung Phước đi ghe vượt sông độ vài giờ nữa... Khách tham quan thường tìm về Hòn Kẽm vào những đêm trăng mùa hè. Mùa ấy dòng sông hiền lành, mềm mại như một dải lụa sáng láng dưới trăng quê.
    Nếu lựa chọn một cuộc đi như thế, du khách sẽ thường bắt đầu từ dưới chân núi Cà Tang vào khoảng 4-5 giờ chiều. Lúc ấy cả dòng sông đã dậy gió nồm nam, chân ngọn Cà Tang dần khuất vào bóng chiều, còn đỉnh thì rực ên trong nắng. Cuộc khởi hành bắt đầu trong nắng như thế và có cả gió nhẹ ở trên cao. Nhưng chỉ một lát sau ngày và đêm đã bắt đầu giao thoa, các làng xóm ven sông hắt những bóng đen lên nền trời, du khách sẽ bắt đầu có cảm giác như đi lạc vào trong huyền thoại; huyền thoại của những đêm trăng "yên ba giang thượng" đầy những ấn tượng khó quên trong đời.
    Từ năm 1986, sau khi một phần của huyện Quế Sơn được tách ra để thuộc về huyện Hiệp Ðức, Hòn Kẽm Ðá Dừng mang thêm một nhiệm vụ mới: là ranh giới của hai huyện. Cả khúc sông này đầy những bãi đá lô nhô, dòng chảy uốn khúc nhiều và dường như nước xiết hơn. Ngay tại khu vực Hòn Kẽm, dòng sông trôi giữa hai bờ vách đá dựng đứng. Dòng sông như lọt thỏm vào trong, ngày thường ít nắng, nhiều sương khói và lạnh hơn bên ngoài. Nơi đây dường như ngày đến chậm và đêm xuống thật nhanh. Hai bên vách đá, cây dại ken dày, khỉ sống thành đàn.
    Nằm ở vùng Tây Quế Sơn, mảnh đất còn lưu nhiều dấu tích của nền văn hoá Sa Huỳnh và Champa, Hòn Kẽm Ðá Dừng cũng như ngay cả con sông Thu Bồn chứa đầy truyền thuyết. Ngày xưa nơi này có tên là sông Thiêng; từ Hòn Kẽm xuôi về biển Cửa Ðại dọc theo dòng sông có khoảng trên dưới vài chục nơi thờ cúng Thiên Y Ana - nữ thần Champa. Ngay khúc sông này, đến bây giờ vẫn còn lồ lộ phiến đá ặng hàng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống dòng sông Thu Bồn, mang những dòng chữ Chăm khắc chạm tỉ mỉ . Rồi sẽ có nhiều cách giải thích khách nhau về sự hiện hữu của những dòng chữ bí ẩn kia, nhưng liệu giữa việc tường minh hoá nội dung ấy và việc cứ giữ đó lớp khói sương huyền hoặc, giữa nhận thức lý tính của khoa học và những xúc cảm mỹ học... cái nào sẽ cần thiết hơn! Ðôi khi đó cũng là chuyện đáng giữ của chúng ta.
    Dọc đường Hòn Kẽm Ðá Dừng có những đụn cát dài và cao nằm dọc theo sông, thi thoảng ta thấy những triền dâu, những nương ngô, những xóm làng trung du yên tĩnh, những con đò, bến sông trầm mặc, mơ màng... thấp thoáng những mái tranh nhỏ nép dưới vòm cong tre trúc; những tốp trẻ tắm sông cười ngơ ngác. Ai đó đang gánh nước về, bóng ngả dài ven sông... Những hình ảnh ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ Quang Dũng, trong văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân...




  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    [​IMG]



    Tặng bác @Namson67 một tấm hình
    Hai cô hoa hậu đẹp như tiên ...
    Mau về chọn một đi bác nhé,
    Rồi rước em lên chốn ... đường biên ...


    :)):)):)):)):))

Chia sẻ trang này