►►►♠♣♥♦♪♫♫ Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont !!! ►►►♠♣♥♦♪♫♫

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi TLbooks, 28/05/2011.

5187 người đang online, trong đó có 580 thành viên. 17:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 11916 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. lansongxanhf319

    lansongxanhf319 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    1
    Bảo vệ kiểu gì mà để tàu nó vào Phú Yên 1 cách bình yên thế nhỉ ?
  2. ngaymoiden

    ngaymoiden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2011
    Đã được thích:
    0
    VietnamDefence - Hải quân Nga muốn trở lại Cam Ranh để hạn chế tham vọng địa-chính trị của Trung Quốc.

    Cảng Cam Ranh, 1985 (Edward L. Cooper)
    Bộ Tư lệnh Hải quân Nga đề xuất khôi phục hoạt động của căn cứ quân sự tại cảng Cam Ranh (Việt Nam), một nguồn tin trong Bộ Tư lệnh Hải quân Nga cho hay. Các chuyên gia cho rằng, những tuyên bố trước hết là dành cho Bắc Kinh vì họ đang rất quan tâm đến các khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga.

    “Bộ Tư lệnh Hải quân đã xem xét xong các văn kiện, trong đó luận cứ và tính toán sự cần thiết khôi phục Trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật (PMTO) Cam Ranh để bảo đảm các tàu Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, một nguồn tin trong Bộ Tư lệnh Hải quân Nga nói với hãng tin Interfax-AVN. Theo ông này, “nếu quyết định chính trị được đưa ra thì Hải quân sẵn sàng khôi phục hoạt động của căn cứ trong vòng 3 năm”.

    Tuy nhiên, không hề có tin tức gì về các cuộc đàm phán chính trị giữa Moskva và Hà Nội về vấn đề căn cứ này trong những năm gần đây. Năm 2003, Việt Nam đã đàm phán cho Mỹ thuê căn cứ, song đàm phán kết thúc không kết quả và hiện nay căn cứ chỉ do Việt Nam sử dụng.



    “Việc thuê căn cứ hải quân ở Cam Ranh nói cho cùng với Nga cũng rẻ hơn là bảo đảm thường xuyên cho các chiến hạm trên khu vực đại dương”

    Các nhà quan sát không loại trừ những tuyên bố về khả năng quay lại Cam Ranh của tàu chiến Nga vang lên không phải tình cờ chỉ vài ngày sau những cảnh báo công khai của Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Vysotsky về sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, quốc gia mà theo lời vị đô đốc đang ngày càng quan tâm tới các khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga ở khu vực như Bắc Cực.


    Hải quân Nga muốn trở lại Cam Ranh để hạn chế tham vọng địa-chính trị của Trung Quốc
    Có lẽ triển vọng người Nga quay lại “yếu huyệt phía Nam” của chính Trung Quốc, vào vùng ảnh hưởng lịch sử của chính họ là nhằm làm nguội bớt những kế hoạch quá bạo dạn của các chiến lược gia ở Bắc Kinh. Việc Trung Quốc nhanh chóng tăng cường trong những năm gần đây hải quân của họ và phái các tàu nổi và tàu ngầm đến những vùng xa xôi, nơi trước đây họ chưa từng có mặt thì ai cũng biết rõ.

    “Trạm bảo đảm PMTO ở Cam Ranh cần để hỗ trợ các tàu chiến Nga thường xuyên phải tham gia chống cướp biển ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, - một đại diện Bộ tham mưu Hải quân Nga nói.

    Vị đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Nga nhắc lại rằng, Moskva và Hà Nội ngày 2.5.1979 đã ký hiệp định thời hạn 25 năm về việc sử dụng Cam Ranh làm căn cứ của Hải quân Liên Xô, sau này làm Trạm PMTO 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Theo văn kiện này, Liên Xô được phép bố trí cùng lúc 10 tàu nổi, 8 tàu ngầm với một căn cứ nổi và 6 hỗ trợ của Hải quân Liên Xô.




    Trạm PMTO ở Cam Ranh nằm cách Vladivostok 2.500 hải lý, làm các nhiệm vụ bảo đảm hậu cần và kỹ thuật cho các tàu thuộc Hải đội 17, Hạm đội Thái Bình Dương, phục vụ nghỉ ngơi cho các thủy thủ đoàn làm nhiệm vụ chiến đấu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Dung tích các kho dầu là 7.000 tấn. Tại Cam Ranh đã triển khai một căn cứ vũ khí chống ngầm và tên lửa, và một đơn vị khai thác kỹ thuật. Nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ các mục tiêu quân sự ở đây do các đơn vị bộ binh hải quân Liên Xô đảm nhiệm.

    10 quốc gia đứng đầu thế giới về chi tiêu quân sự (tỷ USD): Mỹ - 636,3; Trung Quốc - 78; Anh - 58,3; Nhật Bản - 51,8; Đức - 45,6; Nga - 41; Pháp - 37,6; Ấn Độ - 30; Hàn Quốc - 24; Italia - 20,3 (Nguồn: Vzglyad).

    Đóng thường xuyên tại sân bay là một trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập, được biên chế 4 máy bay Tu-95, 4 Tu-142, 1 phi đội Tu-16, 1 phi đội MiG-25, 2 máy bay vận tải An-24 và 3 trực thăng Mi-8.




    Nằm trong khu vực trách nhiệm của Hải đội 17 có phần phía Nam Thái Bình Dương và toàn bộ Ấn Độ Dương.

    Sau khi được hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vào những năm 1980, Cam Ranh đã trở thành căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Liên Xô. Các chiến hạm Xô-viết thực hiện các cuộc hành quân đại dương (kể cả đến Ấn Độ Dương và khu vực Vùng Vịnh Persique) được tiếp liệu, bổ sung thực phẩm, nước uống, sửa chữa tại đây.


    Đài tưởng niệm các phi công 3 máy bay Su-37 thuộc nhóm bay biểu diễn Russkye Vityazi hy sinh khi hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh ngày 12.12.1995


    Cuối thập niên 1980, Liên Xô bắt đầu giảm sự hiện diện quân sự tại Cam Ranh. Đến đầu thập niên 1990, tại sân bay căn cứ chỉ còn một đơn vị không quân có biên chế luân phiên (chỉ vẻn vẹn có gần 10 máy bay), phần lớn bến tàu và các công trình cảng chuyển sang cho Việt Nam sử dụng. Do không có kinh phí, căn cứ dần sa sút.

    Năm 1995 đã diễn ra một thảm họa tại đây: ngày 12.12, khi vào hạ cánh, 3 tiêm kích Su-27 thuộc phi đội biểu diễn Russkye Vityazi trở về Nga từ triển lãm hàng không ở Malaysia đã bị nạn. Nguyên nhân thảm kích nhanh chóng được tìm ra: trang bị radar tại căn cứ lẽ ra phải dẫn các tiêm kích hạ cánh đã không hoạt động.

    Năm 1998, Hà Nội công khai nhắc nhở Moskva rằng, thời hạn thuê căn cứ sẽ hết vào năm 2004.




    Năm 2000, Bộ Tổng tư lệnh Hải quân Nga chính thức cam kết sử dụng nhiều hơn Trạm PMTO. Bộ Tham mưu Hải quân Nga tuyên bố rằng, “việc này có liên quan đến việc nối lại hoạt động tích cực của các hạm tàu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương” và hứa hẹn rằng, “trong thời gian sới sẽ chi 500.000 ruble để sửa chữa cấp tốc tại PMTO”. Nhưng chỉ 1 năm sau, vào tháng 5.2001, đã có tin Nga sẽ không gia hạn hiệp định thuê Cam Ranh.

    Ngày 24.7.2001, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov tuyên bố, Nga “cần rời khỏi Cam Ranh”. Ngày 2.5.2002 đã ký biên bản bàn giao căn cứ Nga cũ cho Chính phủ Việt Nam.


    Đài tưởng niệm các phi công thuộc phi hành đoàn chiếc Tu-95RTs đóng tại Cam Ranh hy sinh ngày 14.2.1985 trong một tai nạn hàng không khi làm nhiệm vụ

    Việc khôi phục Trạm PMTO của Hải quân Nga là cần thiết để hỗ trợ các tàu chiến Nga làm nhiệm vụ ở khu vực Thái Bình Dương, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko tuyên bố.

    “Trạm PMTO ở Cam Ranh trước đây đã đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm hoạt động của Hải quân. Ngày nay, Trạm này sẽ rất hữu ích để hỗ trợ các chiến hạm đang tham gia chống cướp biển ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương”, - Đô đốc Kravchenko nói với hãng Interfax-AVN hôm thứ tư, 6.10.2010.

    Theo Đô đốc Kravchenko, “không có hệ thống các căn cứ phân tán việc bảo đảm đầy đủ cho các tàu của Hải quân ở vùng biển xa là rất khó khăn”. “Các tàu nổi và tàu ngầm của Hải quân cần được sửa chữa, bổ sung dự trữ và nghỉ ngơi cho các thủy thủ đoàn khi làm nhiều loại nhiệm vụ trên đại dương thế giới. Nếu như Nga vẫn coi mình là cường quốc hải quân thì việc khôi phục và thiết lập các trạm trú đóng như Cam Ranh là tất yếu”, - vị đô đốc nhấn mạnh.

    Về phần mình, Chủ tịch Phân ban hợp tác kỹ thuật quân sự của Duma Quốc gia Nga Mikhail Nenashev nói với hãng Interfax-AVN rằng, “Việc thuê căn cứ hải quân ở Cam Ranh nói cho cùng với Nga cũng rẻ hơn là bảo đảm thường xuyên cho các chiến hạm trên khu vực đại dương bằng các tàu bảo đảm, tàu chở dầu và các xưởng sửa chữa nổi”.

    Ngoài ra, theo ông Nenashev, “việc khôi phục căn cứ ở Cam Ranh sẽ củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả nhiều lĩnh vực khác”.



    Các đô đốc Nga muốn gì?

    VietnamDefence xin giả thiết một số khả năng:

    - Các đô đốc Nga nói cho vui;

    - Muốn Trung Quốc, Mỹ và các nước khác trong khu vực tính đến vai trò và lợi ích của Nga tại khu vực, nhất là khi Hội nghị ADMM+ đang đến gần;

    - Một bài PR của Hải quân Nga khi dư luận đang đồn đại khả năng giải tán Bộ Tư lệnh Hải quân Nga trong quá trình cải cách quân đội Nga sắp tới;

    - Nga đánh tiếng khuyên Việt Nam cho thuê hoặc mở cửa Cam Ranh cho hải quân nước ngoài ghé vào sửa chữa, tiếp vận...

    Việt Nam nên làm gì?

    Phải chăng Việt Nam nên mở trung tâm cung cấp dịch vụ sửa chữa, tiếp vận hậu cần-kỹ thuật cho hải quân các nước qua lại trên Biển Đông và tham gia chống cướp biển, bảo vệ an ninh hàng hải trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Như vậy, Việt Nam tham gia góp phần tích cực vào các hoạt động đối phó các mối đe dọa phi truyền thống, các nhiệm vụ nhân đạo, vừa tăng cường được quan hệ quốc phòng, vừa tạo ra nguồn thu ngoại tệ và tạo việc làm cho các cơ sở cung cấp dịch vụ của ta.




    Tượng đài tưởng niệm các quân nhân Liên Xô/Nga, Việt Nam hy sinh vì hòa bình, ổn định khu vực tại Cam Ranh
  3. chenvn2011

    chenvn2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2011
    Đã được thích:
    0
    lúc đầu tưởng tàu quen, ai ngờ tàu đểu
  4. sakatago

    sakatago Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    1
    Mua sắm vũ khí bảo vệ chủ quyền đất nước thì cho dù hết USD cũng phải làm
  5. phanphoidinh

    phanphoidinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/03/2011
    Đã được thích:
    18
    Em là người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02 đây. Em cũng là cái thằng phải khổ sở kéo cáp thả cáp trong suốt 3 ngày đây. Trong đó có một ngày đưa thằng Philipine vào bờ vì nó bị bệnh nghiêm trọng (ở Nha Trang), sau đó vừa quay ra lại thả cáp được 6 tiếng, đang quay đầu vào line thu nổ thì 3 thằng tàu Khựa nó xông xông đến cắt cáp. Chuyện chi tiết thì hấp dẫn lắm. Em sẽ kể sau. Giờ đang ở trên tàu internet hạn chế không thể gửi ảnh và video lên được. Nhưng trước sau gì em cũng đưa lên cho anh em xem. Đầu tiên nó xông thằng vào cáp ngay chỗ gần đuôi cáp. Nhưng em đã cho cáp xuống 15m thay vì 8m như bình thường, nó không cắt được. Ngay lập tức nó quay đầu đi thằng về tàu mẹ với tốc độ tới gần 30 knots trong khi tốc độ tàu mẹ chỉ là gần 5 knots (do đang kéo cáp). Chạy sao thoát, các tàu bảo vệ thực ra là tàu hải quân giả dạng tàu bảo vệ đi kèm tàu em, nhưng chỉ có thể phi thẳng vào nó khi nó đã đến rất gần tàu mẹ rồi. Các anh ấy nói chưa có lệnh từ Bộ chính trị, chưa dám bắn dù tức vãi *** ra rồi. Chúng nó cắt cáp ngay chỗ cách tàu 1km. Chứ không phải 3km như báo nói. Sau đó bọn em phải nhờ tàu bảo vệ đi vớt đoạn cáp dài 7km còn lại dưới biển (nhờ có SRD – phao nổi) nên không bị chìm sâu. Mẹ nó, bọn chó lợn Trung Quốc. Lúc em đứng nhìn nó cắt cáp xong còn chạy nghênh nghênh sát tàu mẹ cảnh báo tàu mẹ phải biến ngay nếu không nó bắn, lúc đó tức muốn khóc luôn. Thấy nhục nhã cho cái tổ quốc này, cho bao nhiêu năm kiên cường bất khuất. Giờ bị nó can thiệp sâu như thế cũng không dám động đến nó. Trong khi vùng biển này cách bờ chưa tới 200 hải lý.
    Chuyện còn nhiều chi tiết chưa được công bố. Em sẽ kể sau, kèm hình ảnh. Giờ internet hạn chế quá. Mời các bác vào bàn luận chơi.Lô đang khảo sát này thuộc dự án PK-10 (Phú Khánh 2010) của tập đoàn PVN, Việt Nam mình. Còn PVN nó bán cho ai thì chưa biết. Hình như các lô đều đã được bán quyền khai thác rồi. Cái này em không rành, chỉ biết khách hàng trực tiếp là PVN.
    Hình thì trước mắt các bác cứ vượt firewall mà vào facebook xem nhé. Hình gốc khi nào về bờ em post. 1/6 này về rồi.
    Phải đính chính vài thông tin:
    – 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).
    – Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.
    – Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức vãi *** ra mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong … xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.
    – Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.
    – Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.
    – Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông ********* đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).
    – Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này.Thôi anh em vào đây xem ảnh trước đi ạ.
  6. sakatago

    sakatago Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    1
    Không mua khí để chuẩn bị cho chiến tranh thì giờ này bạn cũng không còn bình yến ngồi đây mà chê này chế nọ đâu

    Muốn Có Hòa Bình Thì Phải Luôn Chuẩn Bị Cho Chiến Tranh
  7. sakatago

    sakatago Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    1
    Ức không chịu nổi
  8. Neu_boy

    Neu_boy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Đã được thích:
    164
    Giặc đến nhà thì ngay cả tính mạng cũng không tiếc huống gì USD
    Tất cả vũ khí ta mua đều dùng cho hải quân và phỏng thủ, không có vũ khí tấn công.
    VN đang chuẩn bị hiện đại hóa hải quân và xây dựng hệ thống phòng thủ Lãnh hải của đất nước

    Trữ lượng dầu ở Biển đông là cực lớn, nếu giữ được biển đông thì 10 tỷ usd là muỗi.

    Giữ được rừng thì lo gì thiếu củi đốt
  9. thuoc15

    thuoc15 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Có một cách không cần phải bỏ tiền ra mua sắm nhiều lắm,đó là thay đổi cách thức điều hành đất nước
  10. hanhcot

    hanhcot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    6.579
    DCM cái bọn Trung Quốc nham hiểm, đã phải nhường cả cái vụ boxit Tây Nguyên cho nó mà nó vẫn không chịu dừng, gây nhiễu loạn nhiễu nơi nhiều lãnh vực. NN mình thì cũng chỉ lên tiếng phản đối thôi chứ cũng có đủ lực đâu mà làm rắn. Nhục thế không biết!

Chia sẻ trang này