Vincom Retail :: Đại Bàng Tung Cánh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 30/09/2021.

5151 người đang online, trong đó có 460 thành viên. 22:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 165112 lượt đọc và 1399 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Cụ quên dự án Grand World to đùng ở Phú Quốc, Vincom Retail quản lý các shop thương mại đấy.
    ChuBeChanTrau thích bài này.
  2. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255
    Thành công thì chia đều cho các con, cháu. Bản chất vẫn là tối đa hóa giá trị của tất cả CTTV trong hệ sinh thái. Mục tiêu a V giờ là nâng tầm giá trị Việt:drm
    --- Gộp bài viết, 15/10/2021, Bài cũ: 15/10/2021 ---
    Chưa bào giờ các tỷ phú $ cùng chung 1 mục tiêu như hiện tại, từ a V, a Long, a Dương, a Bình, c Thảo, ... đều mong muốn nâng tầm người Việt, sản phẩm Việt...:drm1:drm1:drm1
    ChuBeChanTrauTinhledt thích bài này.
  3. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ............................................................
    Việt Nam vượt Trung Quốc, Hàn Quốc, lọt top 4 khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong lĩnh vực này
    15-10-2021 - 11:22 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    [​IMG]
    Có thể trong 3 đến 5 năm tới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương không còn sử dụng tiền mặt.

    Tại tọa đàm trực tuyến chiều ngày 14/10 với tiêu đề "Xây dựng lộ trình an toàn hướng tới tương lai của thanh toán số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", 1 trong những hãng bảo mật lớn nhất thế giới Kaspersky cho biết, xu hướng sử dụng ví điện tử và dịch vụ ngân hàng di động trong khu vực đang theo sát việc sử dụng tiền mặt, nhưng có thể sẽ không kéo dài.

    Đáng chú ý, khoảng 90% trong số những người châu Á được hỏi đã sử dụng ứng dụng thanh toán di động ít nhất một lần trong 12 tháng qua. Điều đó khẳng định sự bùng nổ của công nghệ Fintech trong khu vực; 15% trong số đó mới bắt đầu sử dụng các nền tảng này sau đại dịch.

    Trong đó, Philippines ghi nhận tỷ lệ người lần đầu sử dụng phương thức thanh toán điện tử cao nhất ở mức 37%, tiếp theo là Ấn Độ (23%), Úc (15%), Việt Nam (14%), Indonesia (13%) và Thái Lan (13%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 5%, Hàn Quốc 9% và Malaysia 9%.

    [​IMG]
    Bùng nổ thanh toán số trong đại dịch Covid-19

    Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Từ trước khi đại dịch xảy ra, các nền tảng địa phương hàng đầu của Trung Quốc là Alipay và WeChat Pay được ứng dụng rất rộng rãi và trở thành hình mẫu cho các quốc gia châu Á.

    Ông Chris Connell, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực APAC thông tin: "Một khảo sát của Kaspersky mới đây, có 70% số người vẫn sử dụng tiền mặt cho các giao dịch hàng ngày.

    Tuy nhiên, các ứng dụng thanh toán di động và ngân hàng di động cũng không bị bỏ lại quá xa, khi 58% và 52% người tham gia khảo sát sử dụng các nền tảng này ít nhất một lần một tuần. Có thể nói rằng, đại dịch thúc đẩy người dân thử nghiệm kinh tế số, và có thể trong 3 đến 5 năm tới khu vực này có thể không còn sử dụng tiền mặt".

    Các công nghệ tài chính đang ngày càng thu hút được sự chú ý của người dùng tại APAC nhờ sự an toàn và tiện lợi. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho rằng họ bắt đầu sử dụng các phương thức thanh toán số trong thời kỳ đại dịch vì nó an toàn và thuận tiện hơn so với giao dịch trực tiếp.

    Những người tham gia khảo sát cũng nói rằng, các nền tảng này giúp họ thanh toán trong thời gian giãn cách xã hội (45%) và đây là cách duy nhất họ có thể thực hiện các giao dịch tiền tệ trong thời gian này (36%).

    Người dùng cho rằng, các cổng thanh toán số hiện an toàn hơn so với thời gian trước đại dịch Covid-19 (29%); tỷ lệ người dùng đánh giá cao các ưu đãi và chương trình điểm thưởng từ nhà cung cấp cũng đạt giá trị tương đương.

    Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những người mới ứng dụng công nghệ cũng chịu tác động từ bạn bè và người thân (23%) và từ việc chính quyền địa phương (18%) thúc đẩy sử dụng các phương thức thanh toán số.

    Khi được hỏi về những băn khoăn lo lắng trước khi sử dụng các ứng dụng thanh toán và ngân hàng di động, những người sử dụng các ứng dụng này lần đầu tiên thừa nhận rằng, họ cảm thấy sợ hãi: bị mất tiền trên mạng (48%) và sợ dữ liệu tài chính của họ bị lưu trữ trên mạng (41%). Khoảng 40% những người tham gia phỏng vấn nói họ không tin tưởng vào tính bảo mật của các nền tảng này.

    Hơn 25% người tham gia phỏng vấn cho rằng công nghệ này quá rắc rối, yêu cầu quá nhiều mật khẩu hoặc câu hỏi (26%), trong khi 25% nói rằng thiết bị cá nhân của họ không đủ an toàn.

    Ông Connell cho biết thêm: "Một phát hiện đáng khích lệ của nghiên cứu là công chúng đã nhận thức được những rủi ro đi kèm với các giao dịch trực tuyến. Do đó, các nhà phát triển và nhà cung cấp ứng dụng thanh toán di động đã chú ý tới các lỗ hổng an ninh mạng, trong từng bước của quy trình thanh toán và triển khai các tính năng bảo mật. Thậm chí, là áp dụng cách tiếp cận an toàn từ thiết kế để chiếm được lòng tin của người dùng ứng dụng thanh toán số hiện tại và trong tương lai".

    Bloomberg: Lý giải các nước dùng cùng loại vaccine Covid-19, tỷ lệ tiêm như nhau, nhưng tỷ lệ tử vong chênh lệch lớn
    Hồng Nhuận

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    https://cafef.vn/viet-nam-vuot-trun...uong-trong-linh-vuc-nay-20211015105307444.chn
    Last edited: 15/10/2021
    ChuBeChanTrau thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  4. ChuBeChanTrau

    ChuBeChanTrau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2020
    Đã được thích:
    4.728
    quên sao đc. Nhưng đang nói vụ vinfast thì vic hay vờ ri hưởng lợi thôi cụ hehe
    Tinhledt thích bài này.
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    TTTM có trạm sạc mà cụ, TTTM trưng bày cũng thu hút khác...Lợi gián tiếp ~o)
    ChuBeChanTrau thích bài này.
  6. ChuBeChanTrau

    ChuBeChanTrau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2020
    Đã được thích:
    4.728
    :drm:drm:drm
    Tinhledt thích bài này.
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    .................................................
    Đổ xô mua sắm trả thù vì cảm giác 'thiếu sang trọng' quá lâu

    Theo Radial, “mua sắm trả thù” là một kiểu mua sắm xảy ra sau khoảng thời gian chi tiêu tiết kiệm. Khi khách hàng tham gia hoạt động này, họ chọn mua những mặt hàng xa xỉ thay vì sản phẩm tầm trung hoặc giảm giá để bù đắp cho sự “thiếu sang trọng” vừa phải trải qua. Những thương hiệu được nhắm đến có thể là hàng hóa từ Gucci, Hermès và Chanel hay những kỳ nghỉ đắt đỏ ở Châu Âu.

    Trong năm 2020, rất nhiều người đã phải giảm đáng kể việc mua sắm xa xỉ và đi du lịch mà chỉ tập trung nhiều vào hàng thiết yếu. Nhưng giờ đây, khi việc tiêm phòng đã được thực hiện và dịch bệnh cũng giãn bớt thì cũng là lúc họ bắt đầu tiêu tiền.

    [​IMG]
    Ảnh: Pexels

    Sự bùng nổ ở Trung Quốc và Hàn Quốc

    Trung Quốc hiện là một trong những thị trường lớn nhất, giàu tiềm năng nhất đối với các nhãn hàng. Nhu cầu của người dân đất nước tỷ dân cho nhóm hàng xa xỉ không ngừng tăng bất chấp đại dịch. Hãng Tiffany mới đây cho biết Trung Quốc đang trở thành điểm sáng trong mảng kinh doanh trang sức với doanh số bán lẻ tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Louis Vuitton cũng ghi nhận doanh số bán hàng không có dấu hiệu chậm lại bất chấp lo ngại của các nhà đầu tư, đạt mức tăng trưởng 24% so với năm 2020. Chủ sở hữu của của thương hiệu này cho biết quá trình phục hồi của ngành hàng xa xỉ rất khả quan bất chấp lo ngại về suy thoái kinh tế ở Trung Quốc. Hành vi của người tiêu dùng ở đất nước này có rất ít thay đổi trong 3 tháng tính đến tháng 9 vừa qua, theo Financial Reporter.

    Levi’s, thương hiệu quần áo lâu năm thì cho biết doanh thu của hãng trong quý II của tài khóa 2020 - 2021 (kết thúc vào tháng 11/2021) cao hơn dự đoán của các nhà phân tích. Doanh thu bán hàng ở Mỹ và Trung Quốc đều đã vượt mức của năm 2019. Cùng với đó, hãng trang sức và đồng hồ Thụy Sĩ Richemont đã mở lại 462 cửa hiệu ở Trung Quốc và đều chứng kiến nhu cầu tăng mạnh.

    [​IMG]
    Ảnh: Pexels

    Còn ở Hàn Quốc, Chanel vừa mới đưa ra quy định sẽ chỉ bán cho mỗi người dân ở xứ kim chi 1 sản phẩm túi mỗi năm trong nỗ lực duy trì tính độc quyền theo phương châm “hàng thật là hàng hiếm, hàng hiếm là hàng thật” của hãng. Thương hiệu thời trang nổi tiếng sẽ áp dụng đối với 2 mẫu túi xách phổ biến nhất là túi nắp gập Timeless Classic và Coco Handle.

    Biện pháp này được đưa ra sau khi Chanel nhận thấy số lượng túi bán lại ngày càng nhiều. Tại các cửa hàng bách hóa lớn ở Seoul, có hàng dài người xếp hàng từ sáng sớm để chờ mua túi, họ sẽ ùa vào bên trong ngay khi cửa hàng vừa mở. Trước đó, Chanel đã tăng giá bán túi 3 lần trong năm nhưng người tiêu dùng Hàn Quốc dường như vẫn không quan tâm, đưa lợi nhuận hoạt động của hãng này tăng thêm 34% lên 149,1 tỷ won vào năm ngoái, theo Korea Times.

    Giáo sư tiếp thị Kim Yae-ri tại Đại học Sejong Cyber cho biết, đại dịch dường như đã góp phần tạo ra hiện tượng này. “Mọi người đang cố gắng thỏa mãn mong muốn của mình thông qua các hình thức tiêu dùng đa dạng, nhưng giờ đây, các kênh này bị hạn chế do đại dịch, như du lịch là một ví dụ. Do đó, người dân chuyển hướng nhiều hơn sang hàng xa xỉ, thứ mà họ coi là biểu tượng đại diện cho danh tính của mình”.

    [​IMG]
    Ảnh: Jennierubyjane / Instagram

    Tại thị trường Việt Nam

    Sau đợt bùng phát dịch bệnh ở TP HCM nói riêng và cả nước nói chung vừa qua, ngành bán lẻ đã bị tác động với việc nhiều cửa hàng của các nhà bán lẻ buộc phải đóng cửa. Tuy vậy, theo nhận định của giám đốc Savills Hà Nội - Matthew Powell - trong ngành hàng xa xỉ, sự nhạy cảm về giá của người mua là khá thấp. Thương hiệu vẫn có thể tăng giá 10 - 20% mà vẫn có khách hàng muốn sở hữu. Việc tăng giá sản phẩm của các thương hiệu xa xỉ thường không ảnh hưởng trực tiếp lên quyết định mua hàng bởi khách hàng của họ sẵn sàng và luôn có khả năng mua.

    Theo báo Công Thương, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trở thành thị trường bán lẻ đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư nhất trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu trong 10 năm trở lại đây. Những thương hiệu thời trang như Uniqlo, Zara đang thu hút một lượng lớn các khách hàng tại các phân khúc khác nhau. Một cửa hàng Uniqlo có thể rộng trên 5.000 m2 và đáp ứng đầy đủ các loại thời trang từ trẻ em đến người lớn, nam và nữ.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Pexels

    Ở Việt Nam thời gian qua, do những hạn chế đi lại, khách mua hàng hiệu chủ yếu đặt hàng trong nước hoặc nhờ gửi về từ nước ngoài. Theo Hải Phương, một người bán chuyên nhận order đồ dùng đắt tiền ở Hà Nội, trong đại dịch cửa hàng vẫn có khách hàng thường xuyên nhưng gặp khó khăn vận chuyển sản phẩm về nước và giao hàng, khiến thời gian hàng đến tay người mua dài gấp đôi so với trước đó. Hiện tại, khi Hà Nội đã nới lỏng quy định giãn cách, thì khách hàng cũng tìm đến cô nhiều hơn với mong muốn được diện đẹp khi đi làm và ra ngoài chơi.

    Ngược lại, các cửa hàng thuộc thương hiệu lớn trong nước vẫn chưa có ghi nhận về doanh số sau đợt bùng dịch. Báo cáo của MBS cho biết Vincom Retail đang tạm thời đóng cửa 47 trong số 80 trung tâm thương mại từ cuối tháng 5, đồng thời dự kiến chi tối đa 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm để hỗ trợ khách thuê trong 2021.

    Nhân viên của một cửa hàng Chanel ở TP HCM cho biết cửa hàng đến ngày 15/10 vẫn chưa mở trở lại. Tuy nhiên, họ vẫn kỳ vọng sẽ bán được nhiều hàng khi cuộc sống bình thường mới được thiết lập.

    [​IMG]
    Khách hàng của Hải Phương đã bắt đầu quay lại đặt hàng nhiều sau giãn cách. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    https://ndh.vn/loi-song/do-xo-mua-sam-tra-thu-vi-cam-giac-thieu-sang-trong-qua-lau-1301828.html
  8. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.502
    Có tin Q3 chưa các bro?
    Tinhledt thích bài này.
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    E vẫn chưa có thông tin ạ!
    Anh có thông tin Q3 chưa @luongson_trucanh
  10. luongson_trucanh

    luongson_trucanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    4.255
    Công ty công bố sẽ vào ngày 30/10. Theo tính toán thì VRE q3 này vẫn sẽ lãi khoảng trên 100 tỷ (lãi thấp nhất lịch sử do ảnh hưởng nặng nề bởi Covid). Theo PYN, bức tranh kqkd từ q4 sẽ lại lấy lại phong độ:D dặc biệt có sự bứt tốc so với năm 2021 do đóng góp từ nhiều mảng mới triển khai từ năm 2021 nhưng dính Covid & đóng góp thêm bởi 3 Malls mới:-bd
    --- Gộp bài viết, 16/10/2021, Bài cũ: 16/10/2021 ---
    Như trong bóng đá hay gọi, phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi. Nhiièu AE đầu tư mới tham gia, mua cp chỉ nhìn các chỉ sô hiện tại mà ko ngó ngàng đến tốc độ tăng trưởng các năm tiếp theo., cái này vô cùng khác với cách đầu tư của các tổ chức, quỹ xem xét đến dư địa tăng trưởng trong tương lai thông qua tầm nhìn, mục tiêu, kế hoạch thực hiện, chiến lược phát triển doanh nghiệp và giám sát thực hiện chiến lược …:drm1:drm1:drm1
    WowRainmakerTinhledt thích bài này.
    luongson_trucanh đã loan bài này

Chia sẻ trang này