VLC - Tương lai hoang tàn . BÁN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vantungnbvl, 17/11/2020.

2604 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 04:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 267254 lượt đọc và 935 bài trả lời
  1. badman1

    badman1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2017
    Đã được thích:
    844
    Em thấy tiền đang vào chuẩn bị làm vòng mới rồi, biết đâu ae lại chạy đc
  2. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    678
  3. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
    trà sữa. bỏ thị trường
  4. nguyentoanhsc236

    nguyentoanhsc236 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    118
    [​IMG]

    tặng anh em VLC. thị trường dần tạo đáy
  5. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    678
    cho giảm chút cho vui
    --- Gộp bài viết, 28/09/2022, Bài cũ: 28/09/2022 ---
    bán
  6. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    678
    Hơn một nửa số cổ phiếu ngân hàng đã xuống vùng 1x, thậm chí dưới mệnh giá
    28-09-2022 - 13:43 PM|Tài chính - ngân hàng

    ĐỌC BÀI-5:20
    [​IMG]
    Danh sách các cổ phiếu dưới 20.000 đồng còn có những mã ''ngân hàng quốc dân'' một thời như SHB, LPB, VPB, HDB. Trong khi đó STB và MBB cũng đang tiệm cận vùng này.
    Sau nhịp hồi phục ngắn vào tháng 7 và tháng 8, cổ phiếu ngân hàng đã quay đầu giảm sâu trong tháng 9 và là nhân tố chính kéo Vn-Index xuống dưới vùng 1.200 điểm. Với mức giảm 30 – 50% kể từ đầu năm, một loạt cổ phiếu ngân hàng đã rơi về vùng giá thấp nhất trong gần 2 năm qua.

    Tính đến cuối phiên sáng ngày 28/9, có 15 trong 27 mã ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UpcoM đã có thị giá dưới 20.000 đồng/cp; thậm chí giá cổ phiếu VAB của VietABank và VBB của VietBank hiện còn thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng).

    Danh sách các cổ phiếu dưới 20.000 đồng còn có những mã ''ngân hàng quốc dân'' một thời như SHB (12.550 đồng/cp), LPB (13.250 đồng/cp), VPB (18.400 đồng/cp), HDB (18.950 đồng/cp). Trong khi STB và MBB cũng đang tiệm cận vùng giá này.

    Mặt bằng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức cao nhất là vào cuối tháng 5/2021 khi không cổ phiếu ngân hàng nào có giá dưới 20.000 đồng. Những mã có thị giá thấp nhất trong nhóm cũng dao động trong khoảng 24.000-25.000 đồng/cp. Thời điểm đó, VCB vẫn giữ được giá trên 100.000 đồng/cp, VIB và VPB leo lên trên 70.000 đồng/cp và hàng loạt mã trên dưới 50.000 đồng/cp như TCB, CTG, BID, ACB,…

    Có nhiều nguyên nhân khiến thị giá của nhóm ngân hàng điều chỉnh mạnh trong thời gian qua. Trong đó, việc phát hành hàng tỷ cổ phiếu để chia cổ tức, thưởng cho cổ đông là yếu tố chính khiến thị giá cổ phiếu vua bị điều chỉnh.

    Từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu, mức chia cổ phiếu là 20-30% và thậm chí có nơi như VPB chia tới 50%. Các đợt phát hành thêm hàng trăm triệu, hàng tỷ cổ phiếu khiếp áp lực "pha loãng" quá lớn, giá điều chỉnh mạnh. Nguồn cung cổ phiếu tăng mạnh cũng khiến thị trường không thể hấp thu kịp, dẫn đến cổ phiếu ngân hàng kém hấp dẫn.

    Ngoài ra, giới đầu tư cũng lo lắng về triển vọng ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh, xu hướng siết chặt quản lý thị trường trái phiếu, chứng khoán và mới nhất là mặt bằng lãi suất huy động tăng mạnh.

    Theo ông Lã Giang Trung - CEO của Passion Investment, tăng lãi suất chính là làm tăng giá nguồn vốn đầu vào của các ngân hàng. Nếu không tăng được lãi suất đầu ra tương ứng với phần lãi suất huy động đầu vào tăng thêm, biên lãi ròng (NIM) ngân hàng sẽ bị kéo giảm. Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cũng sẽ hạ xuống, vì lãi suất tăng sẽ khiến cho dòng tiền nằm trên tài khoản thanh toán tìm đến các kênh tiền gửi có kỳ hạn. Bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng sẽ có một số ảnh hưởng nhất định.

    Lãi suất tăng cũng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và nó sẽ tác động đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Khi tình trạng tài chính ở hộ gia đình và các tổ chức kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, việc chi phí tài chính bị nâng lên cũng góp phần kéo nợ xấu cao hơn.

    ADVERTISING
    iTVCfrom Admicro
    ''Nhìn chung, kết quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ không tốt như những năm trước. Khi lãi suất đầu vào tăng, room tín dụng bị hạn chế, và nếu thêm áp lực từ nợ xấu gia tăng, tình hình sẽ có thể khó khăn hơn cho các ngân hàng, lợi nhuận cũng vì thế mà bị ảnh hưởng'', ông Trung nhận định.

    Vị chuyên gia này cho rằng, thông thường, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ rất tốt ở giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế và có một số khó khăn ở giai đoạn tăng trưởng có phần trầm lắng. Vì thế, triển vọng trong những tháng cuối năm nay và cả năm sau là không quá tốt cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhà đầu tư chỉ nên quay lại nhóm cổ phiếu ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại và lãi suất ở mức thấp.

    Còn theo ông Đặng Trần Phục - Chủ tịch HĐQT CTCP AZfin, với việc kinh tế thế giới còn rất khó khăn, trong ngắn hạn rất khó để nhóm ngân hàng có thể bật tăng mạnh và kéo thị trường chứng khoán đi lên, mặc dù định giá ngành này ở mức hấp dẫn. Về dài hạn, ông Phục cho rằng nhóm ngân hàng sẽ có hiệu quả vượt trội so với VN-Index và chính nhóm ngân hàng sẽ dẫn dắt Index lên những tầm cao mới trong tương lai.

    Trong báo cáo triển vọng mới phát hành, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đã thay đổi quan điểm từ TÍCH CỰC sang TRUNG LẬP đối với ngành ngân hàng trong quý IV với nguyên nhân chính đến từ lo ngại về xu hướng tăng của lãi suất và dư địa tăng trưởng tín dụng không còn nhiều.

    Cụ thể, KBSV ước tính trong trường hợp các ngân hàng sử dụng hết mức room mới được cấp thì tín dụng toàn ngành sẽ tăng khoảng 13,2% so với đầu năm. Do đó, NHNN vẫn có thể một đợt nới room nữa vào tháng 11 với mức tăng thêm dao động 0,5-1,2% để đạt mục tiêu cả năm 14%. Tuy nhiên nhóm phân tích không quá kỳ vọng vào đợt nâng này do NHNN vẫn rất kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát và tỷ giá.

    KBSV dự báo lãi suất huy động cho các kỳ hạn ngắn sẽ nhạy cảm hơn và có thể tăng từ 0,5-1% ngay trong quý IV, các kỳ hạn dài sẽ ghi nhận mức tăng cao hơn là từ 1-1,5%. Từ đó, dự báo lãi tiền gửi bình quân toàn ngành tăng mạnh 1,14 điểm % so với đầu năm, đạt 4,56%. Trong khi, mức độ tăng của lợi suất cho vay sẽ chậm lại vào các tháng cuối năm nhằm đẩy mạnh giải ngân room tín dụng mới, ngoài ra việc các ngân hàng chuyển dịch danh mục cho vay sang các ngành nghề ít rủi ro hơn cũng sẽ làm giảm lợi suất đầu ra bình quân. Biên lãi thuần (NIM) toàn ngành từ đó được dự báo sẽ đi ngang hoặc giảm trong năm nay.

    Theo KBSV, giá cổ phiếu ngành ngân hàng đã có sự hồi phục tốt trong tháng 7 và 8 với mức tăng từ 15-20% tùy từng ngân hàng để phản ánh kỳ vọng trong nửa cuối năm cùng mức room tín dụng mới. Tuy nhiên, từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 tốc độ tăng đã chậm lại và có dấu hiệu điều chỉnh dưới tác động của tình hình kinh tế vĩ mô kém khả quan, tốc độ giải ngân tín dụng bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và những áp lực từ việc tăng lãi suất quay trở lại. Dù vậy, KBSV vẫn đánh giá nhóm ngân hàng đang ở vùng giá hấp dẫn và phù hợp cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
  7. Haichoi

    Haichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    271
    có ai bán lỡ tay không
  8. Haichoi

    Haichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    271
    tiền thấy nhiều. không hiểu sao bán cho sàn luôn
  9. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
  10. NDHanhVu

    NDHanhVu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2017
    Đã được thích:
    234

Chia sẻ trang này