VLC - Tương lai hoang tàn . BÁN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vantungnbvl, 17/11/2020.

7314 người đang online, trong đó có 814 thành viên. 08:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 267085 lượt đọc và 935 bài trả lời
  1. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
    game to đùng phía trước. Cùng chị Liên tới tương lai
  2. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    678
    Nhà đầu tư có thể ưu tiên chiến lược theo dấu dòng tiền, "lướt sóng" tỷ trọng nhỏ

    Theo quan sát của ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco về diễn biến giao dịch tuần trước, thị trường đã có 3 phiên liên tiếp tăng điểm trong cuối tuần sau khi lui về sát ngưỡng 1.000 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản tại các phiên hồi phục tương đối thấp là một điểm cần lưu ý, cho thấy tâm lý nhà đầu tư cá nhân vẫn còn khá dè dặt. Mặc dù vậy, điểm sáng từ khối ngoại khi họ mua ròng hơn 2.900 tỷ đồng trong 6 phiên liên tiếp trên HoSE đang là động lực chính giúp VN-Index giữ được vùng hỗ trợ tâm lý quan trọng 1.000 điểm. Do đó, ông Khoa cho rằng một số tín hiệu đảo chiều của thị trường đã xuất hiện, song để khẳng định vùng đáy của thị trường đã được thiết lập thì điều này vẫn là khá sớm và cần có thêm 1-2 tuần kiểm định thêm tại các vùng hỗ trợ để xác nhận chỉ số tạo đáy.

    Trước mắt, đà hồi phục được dự báo có thể được nối dài trong các phiên đầu tuần, hướng tới vùng 1.075-1.085 điểm. Nhà đầu tư nên theo dõi thêm diễn biến tại phiên đáo hạn phái sinh cũng như các thông tin về công bố kết quả kinh doanh quý 3 các doanh nghiệp dự kiến sẽ xuyên suốt trong các tuần cuối tháng 10, có thể ảnh hưởng ngắn hạn tới điểm số thị trường.

    Bên cạnh đó, yếu tố dòng tiền là một điều cần lưu ý trong các phiên gần đây khi đà tăng điểm của VN-Index trong các phiên cuối tuần đang thiếu vắng lực cầu quan trọng từ nhà đầu tư cá nhân. Nguyên nhân có thể do mức độ điều chỉnh của thị trường nhanh và liên tục khiến nhà đầu tư không kịp cơ cấu danh mục đầu tư; trong khi tâm lý của nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực khi nhiều tin đồn chưa kiểm chứng xuất hiện. Ông Khoa kỳ vọng thông tin về KQKD quý 3 có thể sẽ được nhà đầu tư chú ý hơn trong tuần tới, khi nhiều doanh nghiệp lớn sẽ dần dần hé lộ kết quả kinh doanh, dự kiến sẽ tương đối khả quan so với cùng kỳ. Những thông tin không tích cực gần đây cũng được kỳ vọng đã phản ánh một phần vào diễn biến giảm điểm trong các tuần trước đó của VN-Index và tâm lý tích cực hơn có thể được hình thành trong các tuần tới.

    Mặt khác, việc FED duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến đồng USD duy trì sức mạnh với các đồng tiền khác, kéo theo áp lực tăng tỷ giá USD/VND và lãi suất huy động tiền VND trong nước, dẫn tới thanh khoản của thị trường khó đạt được mức cao như cùng kỳ năm ngoái và xu hướng rút ròng của khối ngoại có thể quay trở lại trong thời gian tới. Tuy nhiên thực tế, khối ngoại đã mua ròng tích cực tuần qua, hỗ trợ thêm tới tâm lý thị trường vốn đang chịu nhiều áp lực khi các tin đồn kém khả quan liên tục xuất hiện thời gian gần đây. Điều này được cho nhờ định giá P/E và P/B của VN-Index đã về vùng tương đối hấp dẫn với mức 10,8 lần P/E và 1,7 lần P/B khi thị trường chạm mốc 1.000 điểm. Mức này còn có thể thấp hơn trong tương lai khi dự báo KQKD quý 3 của phần lớn doanh nghiệp niêm yết sẽ cải thiện từ mức nền thấp cùng kỳ. Ngoài ra, sau chuỗi bán ròng khá mạnh trong 7 tuần liên tiếp trước đây, nhịp mua ròng tuần qua của khối ngoại được ông Khoa đánh giá cũng có thể mang một phần yếu tố kỹ thuật.

    Khuyến nghị cho nhà đầu tư tại thời điểm này, ông Khoa đánh giá nên ưu tiên cơ cấu danh mục đầu tư trong các phiên đầu tuần, tiếp tục duy trì tỷ trọng tiền mặt trên 50% và hạn chế sử dụng margin trong giai đoạn này.

    Với việc khối ngoại đang giúp tâm lý thị trường tích cực hơn, nhà đầu tư ngắn hạn có thể ưu tiên chiến lược theo dấu dòng tiền, tập trung các mã đang được thu hút dòng tiền lớn trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, những tuần cuối tháng 10 là thời điểm các doanh nghiệp dần hé lộ kết quả kinh doanh quý 3, do đó nhà đầu tư lướt sóng T+ cũng có thể theo dõi và giải ngân tỷ trọng nhỏ với cổ phiếu của những doanh nghiệp có kết quả dự kiến khả quan. Một số nhóm ngành có thể quan sát trong ngắn hạn như bán lẻ công nghệ/trang sức, dầu khí hay khu công nghiệp.

    Đối với các nhà đầu tư có mục tiêu nắm giữ trung – dài hạn, nhà đầu tư có thể tích luỹ dần với tỷ trọng nhỏ một số cổ phiếu trong nhóm VN30 (ngoài nhóm ngân hàng và bất động sản) khi định giá của nhóm này đang dần trở nên hấp dẫn hơn khi thị trường chung điều chỉnh đủ lớn trong khi hiệu quả kinh doanh thời gian gần đây đang có nhiều cải thiện.

    VN-Index sẽ khó thủng ngưỡng 1.000 điểm trong năm 2022, nhóm Midcap hiện là tâm điểm

    "Chắc chắn ai cũng hiểu bối cảnh vẫn còn rất nhiều rủi ro và những khó khăn có thể còn kéo dài qua cả năm 2023 khi tình hình thế giới và cả trong nước vẫn còn nhiều biến động khó lường",ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh TP.HCM Chứng khoán DSC đánh giá về bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, thị trường đã giảm rất sâu, trong vòng 6 tháng, có lúc giảm hơn 500 điểm tương đương 30% kể từ vùng đỉnh tháng 4 với nhiều cổ phiếu lớn giảm hơn 50% từ đỉnh. Do đó, vị chuyên gia này cho rằng cầu bắt đáy đã xuất hiện quyết liệt hơn ở vùng quanh 1.000 điểm giúp thị trường phục hồi.

    Riêng về diễn biến tuần qua, đây là tuần đỉnh điểm của những áp lực, bối cảnh tiêu cực và sự kém khả quan từ thị trường tài sản toàn cầu cũng như thông tin trong nước. Song, thực tế thị trường vẫn trụ vững trong thế “thập diện mai phục”. Ông Huy cho rằng khó sẽ khó có áp lực hơn trong phần còn lại của năm 2022, do đó có thể nóithị trường đã tạo đáy ngắn hạn quanh ngưỡng 1.000 điểm và sẽ duy trì ngưỡng này trong phần còn lại của năm 2022.Ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 1.070 điểm, xa hơn ở vùng 1.100-1.110 điểm.

    Dĩ nhiên, ông Huy đánh giá sẽ vẫn có những nhịp điều chỉnh đan xen quá trình phục hồi khi có thông tin không mấy tích cực, nhưng dòng tiền còn lại và mới gia nhập thị trường quanh ngưỡng 1.000 điểm sẽ luân chuyển để xuất hiện các cơ hội. Song, ông Huy cũng không quá hy vọng về sự cải thiện đáng kể của dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất có thể tiếp tục tăng khiến kênh tiền gửi cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với kênh chứng khoán. Việc kỳ vọng thanh khoản tăng sẽ chỉ tới từ nỗ lực cải thiện chất lượng giao dịch của thị trường, xuất hiện các sản phẩm mới và những tín hiệu khả quan hơn trong quá trình hướng tới nâng hạng thị trường.

    [​IMG]
    Thông tin liên quan đến kỳ họp FED tháng 11/2022 và nhiều dự báo về việc tiếp tục tăng lãi suất 0,75% nữa có thể không quá ảnh hưởng tới thị trường tài chính. Bởi lẽ ông Huy cho rằng việc lên xuống trong ngắn hạn của thị trường chủ yếu do dòng tiền. Khi thị trường đã giảm mạnh, dòng tiền sẽ dần trở lại dù bối cảnh vẫn chưa khả quan. Dẫn chứng tại thị trường chứng khoán Mỹ, cấu trúc thị trường dần tốt hơn dù cho các chỉ số vẫn giảm do ảnh hưởng của các cổ phiếu lớn. Đã có những nhóm ngành tạo đáy trước thị trường và được mua mạnh trong ngắn hạn. Ông Huy cho đây là những hy vọng đầu tiên trong việc thị trường chứng khoán thế giới có thể tạo đáy ngắn hạn.

    Về diễn biến mua ròng của khối ngoại, ông Huy đánh giá điều này là dễ hiểu khi thị trường chạm về vùng giá rẻ và khối ngoại là những người sẵn sàng mua và nắm giữ với triển vọng dài hạn. Tuy nhiên, lực cầu này sẽ không mua đuổi khi giá phục hồi.

    Đối với nhà đầu tư, ông Huy cho rằng vẫn cần dành những sự cẩn trọng trọng nhất định, nhưng cũng không quá bi quan. Viêc phân bổ vào kênh cổ phiếu vẫn chỉ nên ở mức độ vừa phải, trong khi cần ưu tiên việc quản trị rủi ro và giữ tài khoản an toàn trước những biến động. Với những người muốn tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại, cần kỳ vọng hợp lý và xác định chỉ số sẽ không thể phục hồi quá mạnh mẽ và dòng tiền đã có thể hoàn toàn trở lại. Việc phân bổ, luân chuyển các nhóm ngành sẽ diễn ra nhanh và các nhóm cổ phiếu mang nặng tính chu kỳ vẫn có triển vọng chưa tích cực.

    Với việc chỉ số khó phục hồi quá nhiều, ông Huy cho rằng cơ hội với các cổ phiếu lớn là chưa rõ ràng. Trong khi đó, chỉ số VNMidcap đã có những tín hiệu tạo đáy và phát đi tín hiệu mạnh mẽ, do đó có thể ưu tiên các cổ phiếu vốn hóa ở mức trung bình trong giai đoạn sắp tới.

    [​IMG]
    Biểu đồ VNMidcap

    Không phải nhóm phòng thủ, cổ phiếu ngành Tài chính và Ngân hàng đã về mức giá hấp dẫn mới phù hợp nắm giữ trung hạn.

    Theo ông Trương Thái Đạt, Giám đốc khối Phân tích Chứng khoán DSC, bất chấp thông tin lạm phát gia tăng, vận động bất ngờ xuất hiện “sắc xanh” lan tỏa thị trường tài chính toàn cầu. Đồng điệu cùng nhịp đập liên thị trường, chỉ số VN-Index đóng cửa tuần tăng điểm với thanh khoản cải thiện. Đây cũng là tuần đầu tiên chỉ số chính của TTCK Việt Nam có biểu hiện chững lại đà giảm, kết chuỗi 5 tuần liên tiếp điều chỉnh và ghi nhận 1.000 điểm là ngưỡng hỗ trợ trung hạn của thị trường .

    Dù vậy, ông Đạt cho rằng, sự phục hồi chưa đủ động lượng để quyết định xu hướng mới và thị trường chưa xác nhận bức thoát khỏi xu hướng giảm. Nhà đầu tư vẫn giữ góc nhìn thận trọng, tập trung giao dịch với tỷ trọng nhỏ với kháng cự 1.060-1.075 sẽ tiếp tục là khu vực cần lưu ý.

    Trong khi đó, thanh khoản có thể hồi phục nhẹ trong các nhịp hồi phục trong trường hợp VN-Index tiệm ngưỡng 1.100 điểm. Bên cạnh đó dòng tiền cũng sẽ tham gia để đón đầu kết quả kinh doanh quý 3.

    Tuy nhiên, trong ngắn hạn không có nhiều yếu tố hỗ trợ sự đột biến cho thanh khoản thị trường, khi dòng tiền còn đang bị cạnh tranh quyết liệt từ kênh tiền gửi tiết kiệm và một phần chảy vào khu vực sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh đến từ kênh trái phiếu doanh nghiệp khi có gần 1 triệu tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong vòng 2 năm tới. Còn đối với tăng trưởng lợi nhuận, môi trường tăng lãi suất đồng nghĩa áp lực sụt giảm lợi nhuận là có, điều đó sẽ gây khó cho thị trường chứng khoán. Điểm sáng hiếm hoi theo ông Đạt chính là hệ thống room tín dụng tại các NHTM mới được triển khai.

    Xét tới diễn biến mua ròng của nhà đầu tư ngoại, họ có chiều hướng tham gia mua ròng khi mặt bằng giá giảm sâu. Ông Đạt cho rằng đây là động lực tích cực giúp thị trường có các phiên hồi phục gần nhất. Tuy nhiên diễn biến này sẽ khó kéo dài khi thị trường đã hồi phục nóng. Ngoài ra diễn biến tỷ giá có dấu hiệu căng thẳng trở lại và ảnh hưởng đến hiệu suất đầu tư của dòng vốn nước ngoài.

    Về chiến lược đầu tư, bóc tách từng cổ phiếu, hầu hết đà hồi phục vừa qua đang đưa giá về tiệm cận đường trung bình động xu hướng MA20, khiến vị thế mua có phần “rụt rè” và quan sát nhiều hơn. Tổng quát thì ông Đạt đánh giá xu hướng điều chỉnh vẫn còn đó, nhà đầu tư cần giữ tâm lý giao dịch không quá hưng phấn; chỉ khi đà tăng được xác nhận mới là thời điểm gia tăng vị thế tham gia, cụ thể khi chỉ số vượt vùng kháng cự 1.075 điểm kèm thanh khoản bứt phá.

    Trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên tiếp tục canh các nhịp hồi phục để canh chốt lời hoặc cơ cấu danh mục để tăng tính linh hoạt của tài khoản.

    Còn ở góc nhìn dài hạn hơn, cổ phiếu phòng thủ có thể không phải là lựa chọn tối ưu, nhất là trong bối cảnh lãi suất cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh dòng tiền của nhóm cổ phiếu cổ tức ổn định. Khi kiểm chứng hiệu suất đầu tư trong lịch sử, nhóm phòng thủ chỉ vượt trội với thị trường khi chu kỳ TTCK mới bắt đầu điều chỉnh từ vùng đỉnh và khi nền kinh tế vẫn đang hướng về nửa cuối của chu kỳ tăng trưởng.

    Ngược lại, khi VN-Index đã điều chỉnh sâu tới 30% từ vùng đỉnh và chu kỳ kinh tế Việt Nam được đánh giá ở cuối pha tăng trưởng, cơ hội sẽ dành cho nhà đầu tư bình tĩnh chờ đợi nhóm cổ phiếu ngành Tài chính và Ngân hàng về mức giá hấp dẫn để tham gia nắm giữ trung hạn.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  3. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    678
    Đường về 900


    Tỷ giá USD/VND lên gần 24.500 VND sau động thái của Ngân hàng Nhà nước
    17-10-2022 - 17:00 PM|Tài chính - ngân hàng

    ĐỌC BÀI-2:58
    [​IMG]
    Ngay sau động thái quyết liệt của Nhà điều hành, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại đồng loạt được điều chỉnh tăng rất mạnh.
    Sáng nay (17/10), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ công bố quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5%, có hiệu lực ngay lập tức.

    Đây là lần điều chỉnh đầu tiên của Nhà điều hành sau chục năm trở lại đây, trước biến động mạnh và liên tục gia tăng của tỷ giá USD/VND thời gian gần đây.

    Cùng với đó, Nhà điều hành tăng mạnh giá bán ra USD từ 23.925 VND lên 24.380 VND, tương đương mức tăng tới 455 đồng. Đây là bước tăng mạnh chưa từng thấy của Nhà điều hành trong nhiều năm qua.

    Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp chỉ trong vòng hơn một tháng qua NHNN tiến hành điều chỉnh tăng giá bán USD. Hai lần điều chỉnh trước được ghi nhận vào ngày 7/9, với mức tăng từ 23.400 VND lên 23.700 VND (tăng 300 VND) và ngày 30/9, tăng tiếp từ 23.700 VND lên 23.925 VND (tăng 225 VND).

    Tựu chung qua 3 lần điều chỉnh, giá bán USD từ Sở Giao dịch NHNN đã tăng tổng cộng tới 980 VND, tương đương mức tăng 4,19%.

    Ngay sau động thái quyết liệt của Nhà điều hành, giá USD tại các ngân hàng thương mại đồng loạt được điều chỉnh tăng rất mạnh.

    Khảo sát cuối giờ chiều nay, Vietcombank đã vọt lên 24.200 – 24.480 VND/USD, tăng tới 250 đồng ở cả hai chiều mua vào - bán ra so với cuối tuần trước.

    VietinBank cũng tăng tới 203 đồng chiều mua và 175 đồng chiều bán so với cuối tuần trước, lên 24.125 – 24.405 VND/USD trong khi BIDV tăng 185 đồng ở cả hai chiều mua bán, lên mức 24.135 – 24.415 VND/USD.

    ACB tăng 160 đồng trong khi Eximbank tăng 150 đồng ở mỗi chiều mua và bán, đang mua bán USD ở mức lần lượt 24.180 – 24.400 VND/USD và 24.150 – 24.390 VND/USD.

    Tỷ giá tại Sacombank đang là 24.190– 24.400 VND/USD, tăng 240 đồng ở chiều mua và 155 đồng chiều bán so với chốt phiên cuối tuần trước.

    Tỷ giá trung tâm sáng nay cũng tiếp tục có phiên tăng mạnh thứ bảy liên tiếp, với mức tăng tới 45 đồng so với phiên liền trước. Với biên độ mới +/-5% được áp dụng, tỷ giá trần hôm nay là 24.718 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.364 VND/USD.

    Trên thị trường liên ngân hàng, bắt nhịp điều chỉnh cơ chế biên độ, giá USD giao ngay sáng nay cũng tăng rất mạnh, lên mức 24.340 VND, tăng tới khoảng 0,8% so với cuối tuần qua.
    gallant10 thích bài này.
  4. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    có vẻ căng hè
  5. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    678
    căng thẳng trên mọi mặt trận


    Lạm phát quá cao “phủ bóng đen” lên triển vọng kinh tế toàn cầu
    17-10-2022 - 09:47 AM|Tài chính quốc tế

    ĐỌC BÀI-4:09
    [​IMG]
    Một báo cáo lạm phát xấu công bố trong tuần vừa rồi nhiều khả năng sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ở tốc độ nhanh. Như vậy đồng USD sẽ có thể tăng giá mạnh thêm nữa.
    Một báo cáo lạm phát xấu công bố trong tuần vừa rồi nhiều khả năng sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ở tốc độ nhanh. Như vậy đồng USD sẽ có thể tăng giá mạnh thêm nữa.

    Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới cho rằng rủi ro kinh tế tăng trưởng chững lại, lạm phát leo thang đang tăng lên, nó có thể khiến cho kinh tế suy giảm sâu hơn do lạm phát cao, chi phí năng lượng leo thang và lãi suất tăng cao hơn.

    Một báo cáo lạm phát xấu công bố trong tuần vừa rồi nhiều khả năng sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ở tốc độ nhanh. Như vậy đồng USD sẽ có thể tăng giá mạnh thêm nữa, vì vậy đẩy cao chi phí nhập khẩu và nợ nần của nhiều nước.

    Nhiều doanh nghiệp sản xuất năng lượng đang thu hẹp nguồn cung, tạo ra thêm áp lực giá cả và làm chững lại các hoạt động kinh tế, đặc biệt tại châu Âu. Số liệu mới nhất từ Trung Quốc cho thấy tiêu dùng người dân giảm chóng mặt, như vậy thêm dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế hạ nhiệt.

    “Điều tồi tệ nhất hiện vẫn chưa đến. Tại khắp các nền kinh tế, rủi ro suy thoái đang tăng lên”, giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – bà Kristalina Georgieva nhận định trong cuộc họp bộ trưởng tài chính các nước được tổ chức bởi IMF và WB tại Washington mới đây.

    Nhóm các nền kinh tế chiếm khoảng hơn 30% tổng GDP toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm tăng trưởng vào năm sau, trong khi đó nhóm ba nền kinh tế lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chững lại. Tính chung, IMF dự báo về tốc độ tăng trưởng 2,7% trong năm 2023, giảm đáng kể so với con số 3,2% trong năm nay.

    “Tình hình hiện tại tệ hại hơn so với trong thời kỳ COVID-19”, Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait nhấn mạnh trong cuộc họp mới đây tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD).

    So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng 8,2% trong tháng 9/2022. Chỉ số giá tiêu dùng lõi, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, tăng 6,6%, đây là tốc độ tăng cao nhất trong 4 thập kỷ, dấu hiệu cho thấy áp lực giá tăng cao đang lớn hơn.

    Chỉ số giá tiêu dùng lõi nhiều khả năng sẽ khiến cho Fed nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng tới. Báo cáo mới nhất nhấn mạnh đến rủi ro từ việc giới chức Mỹ phải đương đầu khi hãm đà nâng lãi suất.

    Việc Fed nâng mạnh lãi suất trong năm nay đã khiến cho thêm nhiều nhà đầu tư tìm đến Mỹ và vì vậy giá trị đồng USD tăng lên. Đồng USD tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa bằng đồng USD và trả nợ cho nhiều nước. Đồng thời nó cũng gây áp lực lên nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới về việc cần phải nâng lãi suất để bảo vệ tỷ giá đồng tiền, nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế chững lại.

    Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Hungary, ông Barnabás Virág, nhận xét: “Tất cả chúng ta đều muốn biết rằng Fed sẽ phản ứng ra sao trong những tháng tới bởi sự mạnh lên của đồng USD sẽ gây ra áp lực lên tỷ giá các loại đồng tiền”.

    Kinh tế Mỹ vẫn vững vàng trong năm nay. Thị trường lao động hạ nhiệt thế nhưng vẫn vững đà tăng trưởng. Doanh số bán lẻ tháng 9/2022 tại Mỹ không có nhiều thay đổi so với tháng 8/2022 và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, Bộ Thương mại Mỹ cho hay.

    IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1% trong năm sau, giảm so với mức 1,6% của năm nay. Hiện tại, khả năng kinh tế Mỹ suy thoái được các chuyên gia tham gia khảo sát Wall Street Journal dự báo lên đến 63%, cao đáng kể so với tỷ lệ 49% của khảt sát vào tháng 7/2022.

    Việc kinh tế Mỹ tăng trưởng vững vàng không khỏi khiến cho nhiều nước lo lắng bởi nó khiến cho Fed có đủ điều kiện để nâng lãi suất, theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia – bà Sri Mulyani Indrawati.

    Bà Sri Mulyani Indrawati khẳng định khả năng kinh tế toàn cầu suy thoái hoàn toàn có thể xảy ra.

    Căng thẳng Nga – Ukraine không khỏi gây sức ép lên kinh tế toàn cầu, nó gây tổn hại đến việc xuất khẩu thực phẩm và thuốc trừ sâu tại nhiều hơn, đe dọa cuộc sống của 345 triệu người trên toàn thế giới. Nga đã đáp trả bằng việc giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu, chính vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu tại đây chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều nền kinh tế bị đẩy đến bờ vực suy thoái.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. hoanhthihoa

    hoanhthihoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    192
    có tin tức gì mới không ạ
  7. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    nghe đồn 28/12 chuyển sàn
    --- Gộp bài viết, 18/10/2022, Bài cũ: 18/10/2022 ---
    :)):))
    gallant10 thích bài này.
  8. hoanhthihoa

    hoanhthihoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    192
    quan sát case này chặt
    gallant10 thích bài này.
  9. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    ngon lành, múc
  10. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487

Chia sẻ trang này