1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VLC - Tương lai hoang tàn . BÁN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vantungnbvl, 17/11/2020.

6078 người đang online, trong đó có 581 thành viên. 22:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 268183 lượt đọc và 935 bài trả lời
  1. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    543
    tin tốt cho thị trường chứng khoán nói chung và VLC nói riêng


    Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI năm 2022 tăng 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Theo ông, đâu là lý do quan trọng nhất giúp Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát trong khi lạm phát ở nhiều quốc gia đạt đến con số kỷ lục trong nhiều năm?

    Tốc độ tăng lạm phát thấp hơn của Việt Nam có được nhờ vào những chính sách của Chính phủ, như chính sách kiểm soát giá một số dịch vụ như y tế, giáo dục, giá điện. Việc tập trung vào các yếu tố chi phí đẩy chính là điểm khác biệt dẫn đến thành công của chính sách kiểm soát lạm phát tại Việt Nam so với nhiều nước khác trên thế giới trong năm 2022.

    Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02% nhưng tính trung bình giai đoạn 2020 - 2022 chỉ ở mức 4,5%, thấp hơn nhiều so với mức tiềm năng 6 - 6,5%. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều công suất dư thừa. Do vậy, các doanh nghiệp không thể tăng giá mạnh, khi cung hàng hóa vẫn khá dồi dào.

    Một điểm khác đáng lưu ý là lạm phát tại các nước phát triển như Mỹ trên thực tế đã bắt đầu tăng tốc từ đầu năm 2021 khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ và nền kinh tế phục hồi mạnh trở lại. Trong khi đó, năm 2021 dịch bệnh Covid-19 cùng các biện pháp giãn cách xã hội khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm và lạm phát cũng ở mức thấp. Cụ thể, lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2021 tại Việt Nam chỉ ở mức 1,81%, còn tại Mỹ đã là 7,1%.

    Trong năm 2022, lạm phát tại Mỹ đã đạt đỉnh ở mức 9% và hiện đang có xu hướng giảm. Còn tại Việt Nam, lạm phát so với cùng kỳ, mặc dù thấp hơn so với Mỹ nhưng vẫn đang trong xu hướng tăng. Hơn nữa, lạm phát cơ bản so với cùng kỳ đang tăng khá nhanh, trung bình khoảng 0,41%/tháng tương đương 4,99%/năm và cao hơn so với lạm phát CPI tổng thể.

    [​IMG]
    TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính

    Năm 2022 cũng là một năm giá xăng dầu trong nước có rất nhiều biến động. Ông đánh giá tác động của giá xăng dầu đối với lạm phát trong năm như thế nào?

    Giá xăng dầu biến động cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng. Từ năm 2020 đến nay, giá xăng dầu thế giới chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19 và xung đột giữa Nga với Ukraine. Từ đó, giá bán lẻ trong nước biến động mạnh.

    Mặc dù mặt bằng giá cả trong nền kinh tế năm 2022 chịu tác động tiêu cực từ xu hướng giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao nhưng Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp kiểm soát lạm phát nhập khẩu, bao gồm ổn định tỷ giá USD/VND (chính sách tiền tệ) và giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu (chính sách tài khóa).

    Tuy vậy, sự biến động này đã làm bộc lộ một số điểm yếu của chính sách điều hành giá. Các kết quả đạt được từ quỹ bình ổn giá xăng dầu đến nay vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp.

    Điển hình là trong nhiều giai đoạn giá xăng dầu tăng mạnh, quỹ bình ổn lại không có đủ nguồn lực, mặc dù đây là lúc nền kinh tế cần quỹ nhất. Ngược lại, khi giá xăng dầu giảm, việc trích quỹ nhiều khi lại được thực hiện quá sớm, khiến người dân và doanh nghiệp không được hưởng lợi ngay.

    Những bất cập trên chủ yếu do việc dự báo giá xăng dầu rất khó. Nếu dự báo thiếu chính xác, sẽ dẫn đến việc xác định thời điểm và mức độ trích/xả quỹ trở nên không sát so với thực tế. Bên cạnh đó, các quyết định về trích/xả quỹ nhiều khi mang nặng tính chủ quan của cơ quan quản lý Nhà nước.

    Có ý kiến cho rằng, năm 2022 chủ yếu là lạm phát từ chi phí đẩy. Vậy trong năm tới, ông nghĩ lạm phát sẽ chịu tác động chủ yếu từ những yếu tố nào?

    Nói chung trong năm tới, cả yếu tố chi phí đẩy lẫn cầu kéo có thể không lớn. Với yếu tố cầu kéo, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại hoặc có thể rơi vào suy thoái nên sức cầu của kinh tế thế giới nhìn chung sẽ thấp. Còn về chi phí đẩy, khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, giá hàng hóa cơ bản sẽ không tăng mạnh, thậm chí còn giảm. Điều này sẽ làm cho chi phí cũng giảm theo.

    Bên cạnh đó, đồng USD có thể đã đạt đỉnh và đang trong xu hướng đi xuống. Theo tôi, tỷ giá của Việt Nam trong năm 2023 khả năng sẽ ổn định nhưng cũng không loại trừ khả năng có thể lên giá nhẹ. Nếu xu hướng đó xảy ra thì áp lực chi phí đẩy cũng không quá lớn.


    Tuy nhiên, áp lực chi phí đẩy lớn nhất sẽ đến từ việc Nhà nước điều chỉnh giá dịch vụ như y tế, giáo dục, giá điện... Hiện tại, chúng ta chưa biết thời điểm áp dụng hay mức độ điều chỉnh là bao nhiêu nhưng Nhà nước sẽ phải tính toán để quá trình điều chỉnh này không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

    [​IMG]
    Quang cảnh hội thảo

    Với mục tiêu kiểm soát CPI bình quân khoảng 4,5% Quốc hội đã đề ra cho năm 2023, theo ông, đâu là áp lực lớn nhất tác động lên CPI trong năm tới?

    Về tổng thể, có thể nhận định rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn. Mục tiêu 4,5% là hoàn toàn khả thi, thậm chí còn thấp hơn mục tiêu này.

    Thứ nhất, trước áp lực lạm phát cơ bản gia tăng bền vững từ giữa năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng trong nửa sau năm 2022. Đồng thời, mặt bằng lãi suất năm 2022 đã tăng khoảng 2-2,5% so với năm 2021. Đây sẽ là những nhân tố tác động đến kiềm chế lạm phát trong năm 2023.

    Thứ hai, áp lực về tỷ giá cũng giảm đáng kể từ cuối năm 2022. Trên thị trường quốc tế, nhiều khả năng chỉ số đồng USD đã đạt đỉnh vào tháng 9/2022 và đang trong xu hướng giảm giá, mặc dù sẽ có những giai đoạn phục hồi trong năm 2023. Nếu xu hướng giảm giá của đồng USD tiếp tục được duy trì, tỷ giá USD/VND trong năm 2023 sẽ được NHNN giữ ổn định để kiểm soát lạm phát và hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

    Ngoài ra, còn có yếu tố từ bên ngoài là nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ tại các nước phát triển. Xu hướng tăng lãi suất tại Mỹ và châu Âu nhiều khả năng vẫn tiếp tục trong giai đoạn đầu năm 2023.

    Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF dự báo kinh tế thế giới trong năm 2023 chỉ tăng trưởng 2,7%, thậm chí rơi vào suy thoái. Điều này có thể tác động đến lạm phát tại Việt Nam theo 2 kênh. Một mặt, tổng cầu đối với hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại do nền kinh tế có độ mở lớn. Mặt khác, nguy cơ suy thoái toàn cầu sẽ gây áp lực giảm giá hàng hóa cơ bản trên thế giới.

    Giá xăng dầu và các loại nguyên vật liệu trong năm 2023 sẽ khó tăng mạnh ngay cả khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế hay các rủi ro liên quan đến xung đột địa chính trị ở châu Âu gia tăng.

    Như vậy, các áp lực đối với lạm phát từ các biến số như tiền tệ, tỷ giá hay giá nhiên, nguyên vật liệu nhiều khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022 và sẽ giảm trong năm 2023. Trên thực tế, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 12/2022, khi lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,33% so với tháng trước.

    Tuy nhiên, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn so với năm 2022, nhưng tác động cụ thể còn phụ thuộc vào thời điểm và mức độ điều chỉnh giá của cơ quan quản lý.

    Vì vậy, theo tôi, lạm phát so với cùng kỳ có khả năng sẽ đạt đỉnh vào quý 1/2023, sau đó giảm dần về mức 3% vào cuối năm 2023. Lạm phát trung bình trong năm tới được dự báo sẽ nằm trong khoảng 3-4%.

    Áp lực lạm phát trong năm 2023 có thể đến từ việc Nhà nước điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục cũng như giá điện. Mặc dù vậy, nếu việc điều chỉnh giá được thực hiện trong nửa cuối năm 2023 với mức điều chỉnh không quá lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% hay thậm chí dưới 4%, là hoàn toàn khả thi.
  2. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.869
    căng à, tui thấy thanh khoản càng lúc càng cạn
  3. badman1

    badman1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2017
    Đã được thích:
    843
    sau bao ngày thì cổ đông vlc vẫn lạc quan và thẩm zoo ác nhỉ
  4. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    543
    những bác đã giữ VLC hầu hết đều có kiến thức và kinh nghiệm
  5. badman1

    badman1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2017
    Đã được thích:
    843
    kiến thức thẩm zoo và kinh nghiệm gồng lỗ lòi kèn ha 8->8->8->
  6. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.869
  7. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.869
    Ngon
  8. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
  9. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.869
  10. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304

Chia sẻ trang này