1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VLC - Tương lai hoang tàn . BÁN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vantungnbvl, 17/11/2020.

5472 người đang online, trong đó có 510 thành viên. 20:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 268174 lượt đọc và 935 bài trả lời
  1. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.869
    Ngon
  2. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2022, Mỹ là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có quy mô GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới với 26.190 tỷ USD. Trong khi đó, xếp ngay sau Mỹ là Trung Quốc với GDP danh nghĩa đạt khoảng 19.240 tỷ USD.

    Cùng với đó, 3 quốc gia còn lại lọt top 5 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới là: Nhật Bản (4.370 tỷ USD), Đức (4.120 tỷ USD) và Anh (3.480 tỷ USD).

    5 quốc gia này liên tục rót tiền đầu tư vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong năm 2022, trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhật Bản là nền kinh tế rót nhiều tiền đầu tư vào Việt Nam nhất. Cụ thể, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam khoảng 4,78 tỷ USD với 203 dự án cấp mới, xếp thứ 3 trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2022.

    Sau Nhật Bản, Trung Quốc là nền kinh tế rót tiền đầu tư xếp thứ 2 vào Việt Nam trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cụ thể, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam khoảng 2,52 tỷ USD với 283 dự án cấp mới, xếp thứ 4 trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2022.

    [​IMG]
    Tổng vốn FDI từ 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào Việt Nam trong năm 2022. Nguồn: Bộ ké hoạch và Đầu tư.

    Cùng với đó, Hoa Kỳ, Anh và Đức đầu tư vào Việt Nam lần lượt khoảng 748,17 triệu USD; 134,66 triệu USD và 117,07 triệu USD trong năm 2022. Theo đó, Hoa Kỳ, Anh và Đức xếp thứ 8, 17 và 18 trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2022.

    Xét về lũy kế tổng vốn đầu tư FDI đến tháng 12/2022, Nhật Bản vẫn là nền kinh tế đầu tư nhiều tiền nhất vào Việt Nam trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cụ thể, lũy kế tổng vốn đầu tư FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt khoảng 68,9 tỷ USD với 4.978 dự án tính đến tháng 12/2022. Theo đó, Nhật Bản xếp thứ 3 trong các quốc gia có lũy kế tổng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính đến tháng 12/2022.


    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư Nhật Bản. Cùng với đó, Nhật Bản đã đầu tư vào hầu hết các tỉnh, thành tại Việt Nam nhưng tập trung tại các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển như Hà Nội, TP. HCM, Thanh Hóa và Đồng Nai.

    [​IMG]
    Luỹ kế tổng vốn FDI từ 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào Việt Nam đến tháng 12/2022. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc là nền kinh tế có lũy kế tổng vốn đầu tư đến tháng 12/2022 vào Việt Nam xếp thứ 2 trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cụ thể, lũy kế tổng vốn đầu tư FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt khoảng 23,35 tỷ USD với 3.567 dự án tính đến tháng 12/2022. Theo đó, Trung Quốc xếp thứ 6 trong các quốc gia có lũy kế tổng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính đến tháng 12/2022.

    Trên thực tế, FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam. Tuy nhiên, các dự án này chủ yếu tập trung tại các tỉnh biên giới có khu kinh tế cửa khẩu, ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Trung Quốc còn rót nguồn vốn đầu tư vào liên doanh liên kết, góp vốn bằng tiền hoặc công nghệ, máy móc ở trong các doanh nghiệp Việt Nam trong đủ mọi lĩnh vực. Các dòng vốn của Trung Quốc đổ vào nhiều lĩnh vực, điển hình như dệt may, da giày, xơ sợi, nhiệt điện, khai thác khoáng sản,...

    Cùng với đó, Hoa Kỳ, Anh và Đức có lũy kế tổng vốn đầu tư vào Việt Nam đạt lần lượt khoảng 11,41 tỷ USD; 4,19 tỷ USD và 2,37 tỷ USD tính đến tháng 12/2022. Theo đó, Hoa Kỳ, Anh và Đức xếp lần lượt là 11, 15 và 18 trong các quốc gia có lũy kế tổng vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam tính đến tháng 12/2022.
  3. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.869
    ngon
  4. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    543
  5. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    2023 được dự báo sẽ là một năm không dễ dàng đối với chứng khoán Việt Nam bởi những rủi ro tiềm ẩn đến từ cả bên trong và bên ngoài. Dù vậy, vẫn có nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn chờ đợi nhà đầu tư nắm bắt.


    Sau một năm đầy biến động với mức giảm nằm trong top đầu thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam hướng đến năm 2023 với kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ. Dù khó có thể chờ đợi vào một con sóng thần như giai đoạn 2020-2021 nhưng thị trường sẽ không thiếu những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Xu hướng trở lại của khối ngoại được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường năm 2023 trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư trong nước vẫn còn thận trọng sau nhiều biến cố. Thực tế, sau giai đoạn bán ròng kéo dài triền miên, dòng vốn ngoại chỉ mới thực sự đảo chiều từ tháng 11 năm ngoái khi thị trường giảm mạnh xuống đáy 2 năm cùng mức định giá thấp hiếm thấy trong lịch sử.

    Chỉ riêng trong 2 tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 28.800 tỷ đồng trên HoSE. Một số nhận định cho rằng việc khối ngoại mua ròng nhanh và mạnh chưa từng có chỉ mang tính ngắn hạn trong đó phần lớn đến từ một dòng tiền khó kiểm chứng được đồn đoán mang tên P-Notes. Tuy nhiên, động thái mua ròng vẫn đang được tiếp diễn trong những ngày đầu năm 2023 đang phần nào chứng tỏ sự trở lại của khối ngoại không phải là nhất thời.

    [​IMG]
    Ngay cả khi các dòng tiền đầu cơ rút đi, không thể phủ nhận chứng khoán Việt Nam đang rất hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Minh chứng rõ nét nhất là dòng vốn “ồ ạt” qua các quỹ ETF đổ vào thị trường với giá trị lên đến hơn 1 tỷ USD trong năm vừa qua. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì và có thể bùng nổ hơn trong năm tới với sự đổ bộ của dòng tiền đến từ Hàn Quốc bên cạnh 2 khu vực vốn rất ưa thích cổ phiếu Việt Nam là Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan.

    Ngoài những tên tuổi trên thị trường như Fubon FTSE ETF, DCVFM VNDiamond ETF, DCVFM VN30 ETF, V.N.M ETF, FTSE Vietnam ETF, các ETF mới bao gồm cả nội và ngoại như CSOP FTSE Vietnam 30 ETF, DCVFM VNMidcap ETF, KIM GROWTH VNFINSELECT ETF, MAFM VNDIAMOND ETF, FCAP VNX50 ETF được kỳ vọng sẽ mang đến sự đa dạng lựa chọn cho nhà đầu tư và góp phần thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Yếu tố quan trọng góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài đến từ tình hình vĩ mô ổn định và định giá thị trường hấp dẫn so với khả năng tăng trưởng. Người đứng đầu PYN Elite Fund dự phóng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam năm 2023 đạt 13,9% tương ứng P/E Forward 2023 của VN-Index sẽ ở mức 9,7 lần.

    “Niềm tin của nhà đầu tư được cải thiện, chúng ta có thể kỳ vọng VN-Index sẽ đi theo lộ trình tăng trưởng của nền kinh tế và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp trong 12 tháng tới. Trong số các nước ASEAN, triển vọng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt Nam là mạnh mẽ nhất ” - sếp PYN Elite Fund nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Rõ ràng, nền kinh tế tăng trưởng nhanh là một lợi thế của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và điều này được dự báo sẽ còn tiếp tục duy trì trong tương lai. Sau một năm tăng trưởng GDP (+8,02%) cao nhất trong hơn một thập kỷ, kinh tế của Việt Nam được dự báo có thể sẽ tăng trưởng chậm lại đôi chút tuy nhiên vẫn vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

    Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,2% trong năm 2023 trong khi con số này theo Ngân hàng Thế giới (WB) là 6,7%. Triển vọng này tích cực hơn nhiều so với viễn cảnh khá “u ám” ở những nền kinh tế khác. Lạc quan hơn, Standard Chartered đánh giá GDP Việt Nam năm 2023 có thể đạt mức tăng trưởng 7,2%.

    [​IMG]
    Bên cạnh những yếu tố nội tại, câu chuyện nâng hạng thị trường từ mới nổi (Emerging Market) lên cận biên (Frontier Market) cũng là một yếu tố thúc đẩy khối ngoại trở lại chứng khoán Việt Nam thời gian tới. Nếu được nâng hạng, ước tính sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào TTCK Việt Nam.

    Thực tế, câu chuyện nâng hạng thị trường không mới và đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong 3 năm qua. Năm 2022, chứng khoán Việt Nam thêm một lần nữa lỡ hẹn với việc “thăng hạng” trên bảng phân loại thị trường của cả các tổ chức xếp hạng là MSCI và FTSE Russell. Tuy nhiên, những thay đổi quan trọng cũng đã đưa TTCK Việt Nam đến gần hơn với các tiêu chí nâng hạng.

    Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 đã từng bước đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng thị trường, bao gồm: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; bù trừ và thanh toán trên thị trường chứng khoán; tăng cường đưa vào thị trường các công cụ tài chính mới để đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư.

    Quá trình tái cấu trúc mô hình tổ chức TTCK Việt Nam cũng dần được hoàn thiện với sự ra đời của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). Bên cạnh đó, việc rút ngắn thời gian thanh toán, bù trừ chứng khoán từ T+3 xuống T+2 trong năm qua đã đánh dấu một bước đột phá trong lộ trình nâng hạng.

    [​IMG]
    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc nâng hạng hiện chỉ còn là vấn đề thời gian và có thể hoàn tất trong giai đoạn 2024 – 2025. Dòng tiền lớn từ các tổ chức rất thính nhạy với những cơ hội hấp dẫn và thường sẽ đến trước khoảng 2 năm. Vì thế, kỳ vọng vào sóng nâng hạng thị trường có thể là yếu tố sẽ thúc đẩy chứng khoán Việt Nam bứt phá trở lại trong năm 2023.

    [​IMG]

    Triển vọng là một phần nhưng dòng tiền mới là yếu tố mang tính quyết định đến sự sự vận động của thị trường và yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất. Sau khoảng 2 năm duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19, lãi suất đã tăng trở lại đặc biệt trong những tháng cuối năm 2022.

    Trước áp lực tỷ giá do Fed liên tục thắt chặt chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã lần đầu tiên sau một thập kỷ có 2 lần liên tiếp tăng lãi suất điều hành thêm 1% vào giai đoạn tháng 9-10/2022. Mặt bằng lãi suất nhanh chóng trở lại mức trước dịch đã ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền trên TTCK.

    Tuy nhiên, lạm phát tại Mỹ đã có dấu hiệu hạ nhiệt đang mở đường cho Fed dần nới lỏng chính sách tiền tệ. Tốc độ tăng lãi suất đã chậm lại như dự báo của giới phân tích giúp giảm bớt mức độ ảnh hưởng lên các thị trường tài chính. Những khó khăn từ diễn biến của lãi suất cũng đã phản ánh lên mức giảm 33% trong năm 2022 của VN-Index.

    Theo SGI Capital, nửa đầu 2023 sẽ là đoạn cuối của chu kỳ tăng lãi suất nhưng lại là giai đoạn tăng tốc của chu kỳ suy giảm lợi nhuận do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt. Đỉnh điểm của chu kỳ suy giảm lợi nhuận sẽ là suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, suy thoái nếu xảy ra sẽ khiến chính sách đảo chiều và mang lại những cơ hội đầu tư tốt nhất. Lịch sử cho thấy, TTCK thường tạo đáy trước kinh tế thực trung bình 6 tháng.

    [​IMG]
    Cơ hội là rõ ràng nhưng thách thức với chứng khoán Việt Nam năm 2023 cũng không ít, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều bất ổn. Những tín hiệu như đồng USD mạnh lên, nhu cầu tiêu dùng suy yếu, thất nghiệp gia tăng, xung đột địa chính trị, mâu thuẫn chính sách, TTCK hóa gấu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang tiến sát bờ vực suy thoái ngày càng trở nên rõ ràng. Giờ đây câu hỏi không còn là “liệu suy thoái có xảy ra không”, mà thay vào đó là “khi nào”.

    Nhiều nhà kinh tế và chuyên gia dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra trong năm 2023, nhưng khó có thể dự báo về mức độ nghiêm trọng cũng như độ dài của cuộc suy thoái này. Nhưng một điều chắc chắn là mọi cuộc suy thoái nào đều gây đau thương và không phải nền kinh tế nào cũng có sức chống chịu mạnh mẽ như Mỹ.

    [​IMG]
    Với nền kinh tế có độ mở cao, khó có thể kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục ngược dòng nếu suy thoái toàn cầu kéo dài. Thực tế, rủi ro suy thoái đang hiện hữu trên tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp. Trong các báo cáo gần đây, Dragon Capital cũng nhiều lần giảm dự phóng tăng trưởng lợi nhuận và EPS của các doanh nghiệp niêm yết cho giai đoạn 2022-23.

    Trên thực tế, các doanh nghiệp đầu ngành như GAS, ACV, DPM đều đã ước lãi quý 4 sụt giảm trong khi BSR còn báo lỗ. Phần lớn các doanh nghiệp thép đều được dự báo sẽ tăng trưởng âm, thậm chí thua lỗ nặng. Nhóm bất động sản đang loay hoay với 2 kênh huy động vốn chủ yếu là tín dụng ngân hàng và trái phiếu. Trong khi đó, nhóm chứng khoán cũng khó duy trì tăng trưởng trên nền so sánh cao của quý 4 năm ngoái với tình trạng thanh khoản heo hút như hiện nay.

    Mặt bằng lãi suất cao được dự báo sẽ còn duy trì ít nhất trong nửa đầu năm 2023 và điều này có thể khiến các doanh nghiệp ngấm đòn rõ rệt hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán cũng đã có dấu hiệu hụt hơi sau khi bước qua đỉnh chu kỳ. Lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn đồng nghĩa với P/E forward của VN-Index sẽ tăng lên và định giá thị trường cũng trở nên đắt hơn.

    Trong bối cảnh lãi suất cao, áp lực trả lãi từ khối lượng trái phiếu “khổng lồ” được dự báo sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp. Thêm nữa, thanh khoản có thể tiếp tục căng cứng khi giai đoạn 2023-2024 được coi là đỉnh đáo hạn trái phiếu với khối lượng đáo hạn lên tới gần 600.000 tỷ đồng. Tính theo lượng đáo hạn các tháng trong năm 2023, giai đoạn giữa năm sẽ là giai đoạn căng thẳng đối với thị trường khi áp lực trái phiếu đến hạn lớn.

    [​IMG]
    Bộ tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP theo hướng sẽ cho doanh nghiệp thêm 2 năm để giãn nợ trái phiếu. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời để phần nào giảm bớt áp lực đáo hạn trong năm nay. Những thay đổi về mặt chính sách vẫn cần thời gian để thẩm thấu và đưa thị trường trái phiếu trở lại quỹ đạo phát triển lành mạnh, bền vững trong dài hạn.

    Trước những khó khăn ngắn hạn, TTCK còn thiếu đi cú hích từ các thương vụ bom tấn lên sàn để thu hút dòng tiền trở lại. Hoạt động cổ phần hóa gắn với niêm yết, hoặc thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) qua sàn ngày càng “heo hút” là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

    Khác với giai đoạn bùng nổ 2006-07 hay 2017-18, những năm gần đây các doanh nghiệp mới lên sàn đều không tạo được những dấu ấn thực sự rõ rệt. Không ít thương vụ thoái vốn Nhà nước ế ẩm trong khi các cổ phiếu niêm yết mới trên HoSE chủ yếu đến từ hoạt động chuyển sàn. Thực trạng này có thể còn kéo dài khi hoạt động cổ phần hóa các DNNN đáng chú ý như Agribank, Mobifone vẫn còn nhiều vướng mắc.

    Số lượng nhà đầu tư mới tham gia ngày càng đông đảo nhưng lại chưa có thêm những lựa chọn mới, chất lượng khiến giao dịch gần như chỉ tập trung vào một số mã quen thuộc. Quy mô vốn hóa tăng trưởng chủ yếu đến từ sự xoay vòng của dòng tiền đầu cơ giá lên. Tuy nhiên, điều này khó có thể duy trì trong thời gian dài, đặc biệt khi môi trường tiền rẻ không còn.

    Nhìn chung, 2023 được dự báo sẽ là một năm không dễ dàng đối với chứng khoán Việt Nam bởi những rủi ro tiềm ẩn đến từ cả bên trong và bên ngoài. Dù vậy, không thể phủ nhận triển vọng lạc quan về dài hạn với những câu chuyện hấp dẫn. Biến động không thuận lợi trong ngắn hạn được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội đầu tư chất lượng với tỷ suất sinh lời hấp dẫn trong tương lai.
  6. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    Đầu năm Quý Mão 2023, Chuyên gia phong thủy Phạm Cương đã "gieo quẻ" dự báo tình hình kinh tế cũng như biến động của thị trường tài chính.

    Theo phân tích của chuyên gia, xét về Ngũ hành thì Quý - Thủy trên đất Mão - Mộc có sự tương sinh cho nhau. Đây là một chỉ báo khá tích cực. Thiên can ở thế sinh xuất cho Địa chi là chỉ báo tốt về hậu nhiều hơn, tức là cuối năm sẽ tốt hơn đầu năm.

    Xét tinh bàn Huyền không Phi tinh năm 2023, sao số 2 - Nhị Hắc chủ bệnh tật nằm ở cung phía Đông được Thái Tuế kích động là một yếu tố nên lưu ý. Mặc dù bước vào vận 9, sao số 2 là sao Sinh khí nhưng tính chất cơ bản vẫn là Hung tinh chủ về bệnh tật nên trong năm vẫn cần đề phòng yếu tố bệnh tật.

    Về kinh tế, năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn với thế giới. Ở Châu Âu, phần lớn các nướ chưa thể thoát khỏi vòng xoáy suy thoái, kéo theo đó là xã hội bất ổn, biểu tình và đình công ở nhiều nơi. Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ bất ổn, nợ xấu cao, song cơ bản Hoa Kỳ vẫn nắm phần chủ động và sẽ trở lại sớm hơn Châu Âu.

    Trung Quốc cũng cùng xu hướng với nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm. Sau giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023 mở cửa, Trung Quốc phải thích nghi dần với nhịp sống mới, bối cảnh mới. Giai đoạn đầu sẽ có những biến động, song sẽ ổn định dần vào cuối năm.

    Chuyên gia dự báo chính sách tài khóa của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục thắt chặt tới giữa năm 2023 và nới lỏng dần bắt đầu từ quý 4. Từ tháng 11 trở đi có thể coi là thời điểm thuận lợi cho kinh tế thế giới cũng như thị trường tài chính chứng khoán toàn cầu.

    Về tình hình kinh tế Việt Nam, chuyên gia cho rằng: “Chúng ta bước vào một năm 2023 với một nguyên khí không quá mạnh mẽ nhưng cũng không đến nỗi tệ. Chính phủ sẽ điều hành kinh tế trơn tru và tốt hơn năm 2022. Những vụ án kinh tế vừa khởi tố để thanh lọc và tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính là một điều cần thiết tuy có hơi gây sốc cho thị trường trong giai đoạn đầu. Một chu kỳ kinh tế mới, nhịp sống mới sẽ tiếp tục vận hành. Năm 2023 sẽ là một năm bản lề, đặt nền móng cho Việt Nam bứt phá ra biển lớn”.

    Theo chuyên gia, trong năm 2022, ông đã dự báo xu hướng đầu cơ sẽ khó lên ngôi hoặc kém hơn so với việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Và thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Còn vào năm 2023, ông cho rằng xu hướng đó sẽ cân bằng hơn. Đầu cơ trong năm 2023 sẽ có nhiều cơ hội hơn trừ bất động sản vẫn còn khó khăn và thách thức.


    Chứng khoán vẫn sẽ biến động dù thời điểm khó khăn nhất đã qua

    Đối với thị trường chứng khoán, năm 2022 chuyên gia dự báo thị trường sẽ vận động theo xu hướng “tiền hung hậu cát” và cuối cùng đó đã xảy ra.

    Chứng khoán năm 2023 theo góc nhìn của chuyên gia phong thuỷ sẽ vận động theo hình chữ V và xu hướng "tiền hung hậu cát" sẽ tiếp diễn.

    Năm 2023, chuyên gia cho rằng sẽ là một năm đầy thách thức và không dễ tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy, thị trường đã xây nền thành công và thời điểm khó khăn nhất đã đi qua.

    Đầu năm sẽ vẫn có những cơ hội tăng điểm nhưng giai đoạn giữa năm rất có thể sẽ là một “mùa hè đỏ lửa”, thậm chí có nguy cơ test lại đáy năm 2022. Đặc biệt, những vụ việc thanh lọc thị trường chứng khoán vẫn sẽ diễn ra khiến thị trường có những nhịp điều chỉnh trước khi bước sang thời kỳ tăng trưởng mới.

    Nhìn về thị trường nửa cuối năm, chuyên gia nhìn thấy nhiều cơ hội bứt phá mạnh vào cuối năm. VN-Index có thể chinh phục mốc 1.300 điểm, nếu đà hưng phấn kéo dài kết hợp với các điều kiện vĩ mô thuận lợi chỉ số có thể cán mốc 1.360 điểm cuối năm.

    Ngoài ra, ông Cương vẫn bảo lưu quan điểm dự báo từ đầu năm 2021 rằng chứng khoán Việt Nam sẽ chinh phục mốc 1.800 – 2.000 điểm tầm nhìn đến năm 2026.
  7. thanhhahanoi

    thanhhahanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2019
    Đã được thích:
    108
    chúc mừng năm mới
    DIU789 thích bài này.
  8. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.869
    năm mới, xuân mới
  9. thanhha567

    thanhha567 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2019
    Đã được thích:
    242
    sữa của chị Liên tai tiếngqua
  10. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    Theo chuyên gia kinh tế, TS.Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam là nước có tỷ giá ổn định, lạm phát thấp và tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới trong năm 2022. Kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ bắt đầu ổn định và đi lên từ cuối quý 2/2023. Đặc biệt, cùng với sự ổn định của nền kinh tế, thị trường bất động sản và TTCK sẽ ổn định và hồi phục vào cuối năm 2023.


    [​IMG]
    Ông từng nói rằng: "Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 đối diện với hiện tượng tỷ giá hối đoái ổn định, lạm phát thấp nhưng lãi suất lại cao". Vậy theo ông, nên giải quyết vấn đề này trong năm 2023 như thế nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

    Trước hết, kinh tế Việt Nam năm 2022 có 3 điểm sáng. Điểm sáng thứ nhất là tỷ giá hối đoái ổn định, ổn định nhất so với các nước trong khu vực. Cái thứ hai là lạm phát thấp nhất, cũng thuộc loại thấp nhất các nước trong khu vực. Cái thứ ba là tăng trưởng kinh tế cao.

    Bên cạnh đó, hiện tượng lạm phát của Việt Nam khá thấp, tỷ giá hối đoái ổn định nhưng lãi suất lại cao cần được giải quyết ngay. Vì vấn đề này sẽ có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.

    Tăng trưởng kinh tế năm 2023, đầu tiền sẽ là bị ảnh hưởng bởi các đơn hàng từ bên ngoài sụt giảm. Cái thứ hai là do cung tiền tệ bị thắt chặt, tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể phải chịu ít nhất là phải ba quý tăng trưởng thấp, quý I đến quý III năm 2022.

    Để tạo đà tăng trưởng kinh tế thì cần giải quyết vấn đề của năm 2022 là đương nhiên. Vậy với hiện tượng tỷ giá hối đoái ổn định, lạm phát thấp nhưng lãi suất lại cao thì cần làm gì đây?

    Nói thẳng thắn, việc nên làm nhất trong năm 2023 là tăng cung tiền hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, bơm tiền thì cần kết hợp với chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát. Tức là, biện pháp cốt lõi bây giờ là vừa bơm tiền, vừa giảm thuế hàng nhập khẩu thì mới giảm được lãi suất và kiểm soát được lạm phát.

    [​IMG]
    Điều này có lợi lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, nhà sản xuất có lợi vì nguyên vật liệu giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh có lợi vì lãi suất giảm. Khi các doanh nghiệp trên thị trường hoạt động tốt, nền kinh tế mới có đà phát triển.

    Nói tóm lại, muốn giảm lãi suất thì phải tăng cung tiền, tức phải bơm tiền vào nền kinh tế chứ chả còn cách nào khác. Khi mà tăng cung tiền thì dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, rồi dẫn đến giá hàng nhập khẩu tăng, tỷ giá tăng và lạm phát tăng. Vì vậy phải kết hợp với chính sách thuế nhập khẩu, tức là phải giảm thuế hàng nhập khẩu và giảm thuế xăng dầu.

    Từ đó ngăn chặn được việc bơm tiền vào nền kinh tế khiến tăng lạm phát và tăng tỷ giá. Bên cạnh đó, việc bơm tiền kết hợp giảm thuế hàng nhập khẩu giúp lãi suất giảm xuống và doanh nghiệp phục hồi trở lại.

    Theo đó, lại tiếp tục bài toán năm 2022 cho năm 2023, tức là khả năng giảm giá xăng dầu bằng thuế còn kéo dài được nữa không và giảm giá được xuống bao nhiêu. Theo tôi, hiện nay thu ngân sách vẫn đang tốt, việc giảm giá xăng dầu bằng chính sách thuế vẫn nên tiếp tục diễn ra.

    [​IMG]
    Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát xung quanh mức 4,5%, theo ông, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu này trong năm 2023?

    Trên thực tế, lạm phát của Việt Nam khá thấp, tỷ giá hối đoái ổn định nhưng lãi suất lại cao. Cụ thể, lạm phát Việt Nam năm 2022 là 3,15%, trong khi đó lãi suất danh nghĩa năm 2022 có thời điểm lên tới hơn 10%. Theo đó, lãi suất thực chính là lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát nằm trong khoảng 6-8%.

    Với mức lãi suất này, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi hoạt động trên thị trường. Điều này có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.

    Trong năm 2022, chính nhờ quyết định giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu giúp giảm giá xăng dầu, từ đó kiềm chế được lạm phát. Thực tế, cung tiền tệ năm 2022 nằm trong khoảng 7%, mà bơm tiền ra ngoài thị trường sẽ có độ trễ hơn một năm. Với mức cung tiền tệ thấp như vậy thì lạm phát năm 2023 không nên quá lo lắng.

    Điều này chứng tỏ, lạm phát năm 2023 không quyết định bởi chính sách tiền tệ vì cung tiền tệ năm 2022 khá thấp. Theo đó, lạm phát năm 2023 xung quanh mức 4,5% mà Quốc hội đặt ra sẽ phụ thuộc bởi chính sách tài khoá. Cụ thể, chính sách thuế của Bộ Tài chính đối với xăng dầu và các mặt hàng nhập khẩu có tác động lớn đối với lạm phát trong năm 2023.

    [​IMG]
    Theo ông, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp năm 2023 sẽ khởi sắc vào thời điểm nào khi nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng?

    Điều có thể thấy rõ nhất là cuối năm 2022 vừa rồi, nhiều lao động trong ngành dệt may, giày da đã bị sa thải. Như ở TP. HCM, công nghiệp nhẹ rất nhiều, hiện tượng lao động trong những ngành như dệt may, giày da bị sa thải trước tết diễn ra trên diện rộng.

    Theo tôi, hiện tượng sa thải nhân công những những ngành dệt may, da giày có thể kéo dài đến hết quý 2/2023 và dần hồi phục trở lại từ quý 3/2023.

    Còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có hoạt động tốt trở lại hay không phụ thuộc vào việc NHTW có tăng cung tiền, có giảm lãi suất hay không. Thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam đang gặp một số vấn đề.

    Vấn đề thứ nhất là đầu ra giảm, tức là đơn đặt hàng giảm hơn do cầu của thế giới giảm. Vấn đề thứ hai là chi phí đầu vào tăng do lãi suất tăng và kéo theo chi phí nhập khẩu tăng. Hơn nữa, chi phí nhân công lại tăng. Theo đó, đầu vào sản xuất kinh doanh tăng, giá đầu ra giảm và đơn hàng lại kém. Điều điều tất yếu dẫn đến sản xuất đình trệ đối với các doanh nghiệp nội địa.

    Còn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa chắc, có thể không bị đình trệ vì doanh nghiệp nước ngoài không chịu lãi suất cao bởi vì họ không vay tiền ở Việt Nam. Chi phí nhân công của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không thể nào tăng được vì ký hợp đồng bao nhiêu thì phải làm bấy nhiêu.


    Vấn đề cần lưu tâm đó là đơn hàng ở bên ngoài có thể giảm. Chính vì vậy, doanh nghiệp nội địa bị tác động mạnh mẽ nhất là do xu hướng này. Như quý 4/2022, đây là quý tăng trưởng thấp nhất trong các quý 4 của 10 năm trở lại đây. Điều đó cho thấy là xu hướng đình trệ là khá rõ và nó có thể kéo dài từ quý 1 đến hết quý 3 năm 2023.

    Và hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trở lại từ quý 4/2023 với điều kiện phải tăng cung tiền và giảm lãi suất.

    [​IMG]
    Ông chia sẻ rằng, chìa khóa để tạo ra tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 chính là bơm tiền vào nền kinh tế. Vậy theo ông, làm được điều này thì TTCK sẽ phục hồi ra sao?

    Trong năm 2023, TTCK đã gặp phải một số vấn đề, điển hình như nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản. Lĩnh vực cho thấy rõ nhất là bất động sản. Nhìn một cách tổng quát thì thị trường bất động sản đang có vấn đề thực sự, mà vấn đề này chủ yếu đến từ thanh khoản.

    Thế nhưng có một điểm thuận lợi đó là khủng hoảng của thị trường bất động sản Việt là 1 loại khủng hoảng thiếu, tức là dư cầu mà thiếu cung thì loại khủng hoảng này rất dễ phục hồi. Bây giờ chỉ cần có thanh khoản, chỉ cần chính quyền cung cấp thêm các dự án, có thanh khoản, có tiền để hoàn thiện các dự án là ổn vì cầu có sẵn rồi.

    Tức là khả năng để phục hồi thị trường bất động sản của Việt Nam là rất lớn. Và việc phục hồi thị trường bất động sản là một trong những hy vọng của tôi trong năm 2023. Nếu Chính phủ có một số hành động nào đó hỗ trợ thì chỉ mất khoảng một năm thôi là có thể nó phục hồi được.

    Theo tôi, thị trường bất động sản có thể sẽ phục hồi nhẹ vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 với điều kiện Chính phủ có biện pháp hỗ trợ thị trường và đặc biệt là hỗ trợ thanh khoản.

    [​IMG]
    Còn về TTCK, hiện tượng lên xuống bất thường liên tục như cuối năm 2022 không đáng lo ngại. Bởi vì, hiện tượng này thường xảy ra trong ngắn hạn mà mình cần nhìn trong dài hạn. Xu hướng TTCK Việt Nam hiện nay đang tạo ra đáy dài hạn.

    Như vậy thì những nhà đầu tư dài hạn như các các quỹ đầu tư lớn thì đây là cơ hội đầu tư, tức là các nhà đầu tư lớn sẽ vào lúc này. Còn các cái nhà đầu cơ ngắn hạn thì chưa nên vào lúc này. Hiện tượng đáy dài hạn này có thể kéo dài đến hết quý 1/2024 và thậm chí là hết quý 2/2024.

    Một mặt nữa, nhìn vào diễn biến của chính sách tiền tệ, nếu đầu năm cung tiền tăng, thị trường sẽ phục hồi nhanh hơn. Tóm lại, kể cả sản xuất, kể cả bất động sản và kể cả chứng khoán đều lệ thuộc hoàn toàn vào cung tiền.

    [​IMG]
    Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2050, GDP bình quân đầu người Việt Nam theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu này?

    Hiện nay, các nước có GDP bình quân cao đều có các ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao ngoại trừ các quốc gia thành phố như Singapore, Hong Kong. Ví dụ như công nghiệp cơ khí chế tạo, hóa chất, công nghiệp vật liệu mới… là những ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo ra nội lực cho nền kinh tế.

    Trên thực tế, Việt Nam đang thiếu những ngành công nghiệp như vậy. Ngành công nghiệp nội địa của Việt Nam mới chỉ có lắp ráp ô tô, giá trị gia tăng chưa cao. Tất nhiên đây cũng là một điểm sáng trong ngành công nghiệp Việt Nam.

    Việt Nam không thể cứ mãi đi làm dịch vụ như hiện nay. Nhất định Việt Nam phải có ngành công nghiệp nội địa tạo giá trị gia tăng cao thì GDP bình quân mới cao được! Như vậy, Việt Nam cần tập trung phát triển mạnh công nghiệp lõi ngay từ bây giờ.

    [​IMG]
    Nhìn vào các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, những quốc gia này từng là con hổ mới của châu Á một thời. Nhưng các quốc gia này chưa thể tiến xa hơn vì thiếu đi công nghiệp cốt lõi. Nói tới con hổ châu Á Hàn Quốc, đây là một quốc gia phát triển mạnh nhờ vào định hướng tập trung phát triển công nghiệp ngay từ ban đầu. Hay nói cách khác, Hàn Quốc tập trung phát triển công nghiệp lõi mới có được phát triển như ngày hôm nay.

    Hiện nay, nền công nghiệp của Việt Nam được đóng góp rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Cùng với đó, doanh nghiệp nội địa chưa thực sự có tác động lớn tới các ngành công nghiệp cốt lõi.

    Thực tế, FDI tạo ra tới 70% xuất khẩu của Việt Nam và 70% này phụ thuộc chủ yếu vào ngành sản xuất. Chính vì thế, FDI gần như là chiếm tới 70 % sản xuất hàng công nghiệp của Việt Nam.

    Theo đó, trong điều kiện doanh nghiệp nội địa chưa mở rộng sản xuất để xuất khẩu được thì FDI thì là một trong những yếu tố giúp cho tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức độ nhất định và phát triển công nghiệp phụ trợ. Tóm lại muốn vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải có được một nền công nghiệp chế tạo độc lập tự chủ và có tính lưỡng dụng cao, nếu không tất cả chỉ là giấc mơ.

    Khi các doanh nghiệp nội địa tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn trong ngành công nghiệp lõi thì không chỉ tăng trưởng mà cả GDP bình quân của Việt Nam sẽ cao trong tương lai.

    Cảm ơn chia sẻ của ông!

Chia sẻ trang này