VLC - Tương lai hoang tàn . BÁN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vantungnbvl, 17/11/2020.

4389 người đang online, trong đó có 269 thành viên. 07:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 265440 lượt đọc và 935 bài trả lời
  1. thanhha567

    thanhha567 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2019
    Đã được thích:
    242
    Chúng ta đã cùng nhau trải qua cơn sóng thần ác mộng của VNI. Thảm hoạ đã cuốn phăng bao tiền của của các nhà đầu tư. Sau nỗi đau chỉ có niềm tin vào doanh nghiệp mới có thể níu giữ chúng ta ở lại với thị trường. Chính phủ đang siết mạnh lĩnh vực BĐS đồng nghĩa với mong muốn chấm dứt nền kinh tế phân lô bán nền. VN sẽ hướng tới nền kinh tế dựa vào sản xuất và công nghệ. Hy vọng với vị thế là công ty sản xuất kinh doanh như VLC sẽ phát huy được nội lực để mang lại những giá trị cho nhà đầu tư. Giai đoạn mới, chu kỳ mới cùng chung tay đồng hành cùng doanh nghiệp. Chúng ta cùng đầu tư kiếm lợi nhuận và chung tay góp phần xây dựng kinh tế Việt Nam bền vững
  2. Haichoi

    Haichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    271
    có ai cập nhật tiến độ dự án chưa
  3. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    679
    để hòa vốn ít nhất vài năm
  4. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    ngon
    --- Gộp bài viết, 18/06/2023, Bài cũ: 18/06/2023 ---
    tui vào web thấy cũng chưa thấy gì
  5. hoalai

    hoalai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    225
    Láo nháo thật. lái ngâm cho anh em chết dần chết mòn
  6. hoalai

    hoalai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    225
    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023.

    [​IMG]
    Động thái giảm lãi suất được xem là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. Lãi suất dần hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ là một trong những chất xúc tác cho sự hồi phục của thị trường chứng khoán.

    Tuy nhiên, khi chính sách chưa "ngấm", việc hạ lãi suất dồn dập liệu có thực sự tốt cho thị trường chứng khoán? Chúng tôi đã trao đổi vớiông Trần Ngọc Báu- CEO Wi Groupđể bàn về vấn đề này.

    Có thể còn 1-2 đợt hạ lãi suất trong năm nay

    NHNN tiếp tục giảm hàng loạt lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp. Chuyên giađánh giá ra sao về động thái giảm lãi suất cấp tốc của cơ quan quảnlýtrong bốicảnh này?

    Sức ép mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% cho năm 2023 thời điểm này này đè nặng rất nhiều vào hai quý cuối năm, khi quý 1 chỉ tăng trưởng 3,32% và quý 2 dự kiến là 4,5-5%. Câu chuyện lạm phát đã dần lùi về sau, chỉ số giá tiêu dùng toàn quốc giảm khá rõ từ đầu năm 2023. Dự báo cả năm nay lạm phát sẽ dưới 3% và cách xa mục tiêu 4,5% mà chính phủ đề ra. Vấn đề tỷ giá cũng không còn căng thẳng khi dòng USD chảy vào Việt Nam trong các tháng qua vẫn tương đối khả quan.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng cục Thống kê

    Khi những số liệu này được đưa lên "bàn cân", động thái giảm lãi suất nhanh và quyết liệt của Ngân hàng nhà nước là điều dễ hiểu. Nếu những con số quý 2 này thực sự xấu hơn dự phóng, tôi nghĩ có thể chúng ta vẫn còn 1-2 đợt giảm lãi suất điều hành trong năm nay.

    Về tốc độ giảm lãi suất liên tục theo tôi là bình thường trong điều hành. Số liệu đã chứng minh thường vào chu kỳ giảm lãi suất cấp tốc, Ngân hàng nhà nước sẽ có tần suất giảm lãi suất 1,5-2 lần/ tháng.

    Vậy giảm tiếp lãi suất điều hành sẽ có tác động thế nào tới nền kinh tế?

    Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay không hoàn toàn giống với thế giới. Tại Mỹ, với các công cụ điều hành của Fed, lãi suất Fed Fund Rate được coi là lãi suất chuẩn để các loại lãi suất huy động, cho vay "định mức" theo. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự liên thông giữa thị trường 1 và thị trường 2 không chặt chẽ, lãi suất điều hành chỉ tác động mạnh đến lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu, không tác động trực tiếp đến lãi suất huy động và cho vay. Sự liên thông giữa lãi suất điều hành và lãi suất cho vay chỉ thực sự sát sườn khi đáp ứng cả ba tiêu chí: Lãi suất, thanh khoản hệ thống ngân hàng và sức khoẻ doanh nghiệp.


    Như vậy, việc giảm lãi suất điều hành phần nhiều mang tính chất định hướng và mở rộng thanh khoản ngắn hạn cho hệ thống ngân hàng. Để tác động nhiều đến các doanh nghiệp và người dân thì phải chờ sự đồng pha của thanh khoản hệ thống ngân hàng trung dài hạn và sức tiêu dùng của nền kinh tế. Với bối cảnh thanh khoản và sức cầu kinh tế yếu như hiện nay thì việc tác động sẽ chậm chứ không thể nhanh được.

    Lãi suất hạ nhiệt sẽ tốt cho thị trường trong dài hạn

    Khi chính sách chưa kịp “ngấm” vào nền kinh tế, việc NHNN dồn dập giảm lãi suất có phải điều tốt cho thị trường chứng khoán không, thưa anh?

    Việc giảm lãi suất điều hành thường đi kèm với cung ứng thanh khoản kỳ hạn ngắn và chi phí vốn kỳ hạn ngắn giảm theo. Ngoài ra sự quyết liệt của nhà điều hành cũng sẽ thúc đẩy sự kỳ vọng của giới đầu tư. Vậy nên về cơ bản thì giảm lãi suất là tốt với thị trường chứng khoán.

    [​IMG]
    Tuy nhiên chúng ta nên chia làm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu chu kỳ giảm lãi suất, tâm lý hứng khởi sẽ kéo thị trường tích cực, nhưng rồi sang các lần giảm tiếp theo tâm lý hứng khởi dần mất đi và những số liệu kinh doanh không như kỳ vọng xuất hiện có thể khiến thị trường trầm lắng.

    Thị trường sẽ chỉ tăng tốt khi giao thoa của 2 yếu tố, lãi suất giảm đến mức đủ thấp và tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ phục hồi, điểm rơi cho sự giao thoa này có lẽ là quý 3.

    Trong khi lãi suất Việt Nam liên tục giảm tốc, FED vẫn bỏ ngỏ khả năng tăng tiếp lãi suất trong nửa cuối năm. Lãi suất trong nước đi ngược thế giới có thể khiến chênh lệch lãi suất VND – USD đang ngày càng thu hẹp . Vậy rủi ro dòng vốn ngoại chảy ra khỏi Việt Nam có đáng lo ngại?

    Dòng tiền sẽ đáng lo ngại nếu 2 trong 3 yếu tố dưới đây cùng kích hoạt. Thứ nhất là sự kỳ vọng đồng USD lên giá, thứ hai là chênh lệch lãi suất âm và thứ ba là thâm hụt cán cân lớn. Hiện nay yếu tố thứ nhất đang rất ủng hộ chúng ta, nhưng yếu tố chứ hai thì chúng ta đang "dính", yếu tố thứ ba đang khá ổn khi thặng dư thương mại lớn và một số giao dịch trên thị trường vốn đang giúp USD chảy về tốt. Như vậy, nếu xét về tổng thể chúng ta đã “dính” một trong ba tiêu chí và việc cẩn trọng là điều cần xem xét, tuy nhiên theo tôi là chưa đáng lo ngại bởi hai yếu tố còn lại vẫn đang hỗ trợ khá mạnh.

    Theoanh, thịtrường chứng khoán đang ở chu kỳ nào của nền kinh tế? Chiến lược đầu tư nào phù hợp trong bối cảnh này?

    Chu kỳ thị trường chứng khoán là chu kỳ của tiền và chu kỳ này thường đi trước nền kinh tế 3-9 tháng tùy giai đoạn. Còn nếu xét về chu kỳ kinh tế theo Xuân - Hạ - Thu – Đông, cá nhân tôi cho rằng chúng ta đang ở mùa Đông, còn nếu xét về chu kỳ tiền chúng ta đang ở đầu mùa Xuân.

    Cân đo đong đếm bài toán giữa cơ hội và rủi ro, tôi cho rằng cơ hội đã nhiều hơn rủi ro trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, thị trường sẽ có những rung lắc và biến động không thể biết trước được. Giống như tiết trời Lập Xuân, nắng bắt đầu xuất hiện nhưng sẽ có "mưa phùn", chúng ta vẫn cần phải kiểm soát rủi ro vốn trước những cơn mưa bất chợt trong ngắn hạn.

    "Chu kỳ mùa xuân"đến khi niềm tin tiêu dùng cải thiện theo GDP, hoạt động kinh tế và việc làm cải thiện từ từ, lãi suất tăng chậm từ đáy rất thấp và CPI tăng nhẹ từ mức thấp. Khi đó, giá bất động sản tạo đáy hồi đầu xuân và giá cổ phiếu tăng bền vững và đạt đỉnh cuối xuân.

    “Chu kỳ mùa hạ”xuất hiện khi cung tiền, tín dụng tăng đột biến và CPI lên đỉnh. Đồng thời, nội tệ bắt đầu phá giá mạnh và lãi suất tăng nhanh và đạt đỉnh. Trong chu kỳ này, giá BĐS tăng mạnh và cổ phiếu chịu áp lực bán, chạm đáy vào cuối hạ.

    “Chu kỳ mùa thu”, CPI giảm và chính sách tài khoản tiền tệ nới lỏng quyết liệt để hỗ trợ tăng trưởng và niềm tin người tiêu dùng tăng cao theo thu nhập. Khi đó, đầu tư, vay nợ doanh nghiệp và cá nhân đạt đỉnh điểm, giá BĐS đạt đỉnh đầu mùa đông và TTCK sẽ tăng mạnh và đạt đỉnh cuối thu.

    “Chu kỳ mùa đông”xảy ra khi đổ vỡ tín dụng lãi suất tăng mạnh, vỡ nợ phá sản xảy ra phổ biến. Đặc biệt, nhiều công ty tài chính rơi vào khủng hoảng và vay nợ giảm mạnh. Trong chu kỳ này, sản xuất sẽ co hẹp, tồn kho tăng cao, thất nghiệp tăng tiêu dùng giảm. Đồng thời, giá BĐS giảm mạnh và TTCK bắt đầu rơi vào thị trường gấu và tạo đáy cuối đông.
  7. Hoaixinhdep

    Hoaixinhdep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    129
    có gì mới chưa các bạn
    --- Gộp bài viết, 18/06/2023, Bài cũ: 18/06/2023 ---
    quá ít thông tin
  8. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    hóng
  9. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
    Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định giảm 0,25%-0,5% một loạt các loại lãi suất điều hành kể từ ngày 19/6 - lần thứ 4 chỉ trong vòng có 3 tháng. Trong khi đó, nhiều ngân hàng trung ương khác như ECB vẫn tiếp tục lãi suất; hoặc như Mỹ, dù kỳ họp vừa qua ngân hàng trung ương nước này (FED) không tăng lãi suất, song vẫn đang để ngỏ khả năng lãi suất có thể nâng lên ít nhất 2 lần nữa từ nay đến cuối năm.

    Sự tương phản này khiến cho không ít nhà đầu tư và giới kinh doanh lo ngại dư địa để chính sách tiền tệ mở rộng thêm của nhà điều hành là không nhiều.

    Tại hội thảo “Đầu tư chứng khoán: Tìm ổn định trong bất định”, do công ty chứng khoán Mirae Asset tổ chức sáng 17/06, Ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên cao cấp, đại học Fulbright đánh giá, dù đã giảm lãi suất điều hành 4 lần, song vẫn có những doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn, tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm vẫn đang ở mức thấp. Đây là một hệ quả của việc thiếu hụt tiền trong nền kinh tế trong thời gian vừa qua.

    Cụ thể, trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước phải đối mặt với áp lực lạm phát và tỷ giá nên đã thi hành các chính sách tiền tệ thắt chặt và bảo vệ động nội tệ như tăng lãi suất, bán ròng ngoại tệ. Trên thực tế, cơ quan này đã bán ròng 25 tỷ USD, đối ứng cho khoản này là 500.000 tỷ VND bị hút về. Mặt khác, ở kênh tài khóa, dù kế hoạch năm 2022 là ngân sách sẽ bội chi 4%, song thực tế lại thặng dư đến 2,5%. Điều này dẫn đến trong năm ngoái nền kinh tế bị thiếu vốn.

    Tuy nhiên, đến hiện tại, đến tháng 5 lạm phát chỉ còn quanh 2,4%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra hồi đầu năm. Mặt khác, sau 10 lần tăng lãi suất, FED đã tạm thời dừng lại. Ở chiều ngược lại, các nền kinh tế lớn khác như EU và Anh vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều này sẽ khiến cho đồng Đô la yếu đi và áp lực tỷ giá đối với Việt Nam không còn quá lớn.


    “Bên ngoài áp lực tỷ giá giảm, bên trong lạm phát cũng đã qua đỉnh. Động thái tiếp theo của các nhà điều hành là phải bơm thêm tiền ra và giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế” ông Thành nhận định.

    Chuyên gia từ Fulbright nói thêm, trên thực tế từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành đã liên tục mua lại USD và bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Dự trữ ngoại hối đến tháng 5 đã được ít nhất 91 tỷ đô la Mỹ, dự kiến trong tương lai gần con số này sẽ quay về mức 100 tỷ USD. Mặt khác, vấn đề chưa chuẩn bị kịp dự án để giải ngân đầu tư công đã được giải quyết. Đến nay đã có gần 100% dự án được giao vốn.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Cao Cấp Đại học Fulbright

    Tại chương trình “Tiêu điểm chứng khoán cuối tuần: FED đang thật sự nói gì”, do Công ty Chứng khoán MB (MBS) tổ chức hôm 16/06, ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng MBS cho rằng áp lực lạm phát trong nước đã giảm xuống. Mặt khác, thị trường đang có nhiều tín hiệu cho thấy đỉnh lãi suất của FED đang ở rất gần, do đó áp lực tỷ giá không còn quá lớn. Động thái hạ lãi suất liên tiếp vừa qua của Ngân hàng Nhà nước là đi trước đón đầu. Thời gian tới, cơ quan này vẫn sẽ có những biện pháp hỗ trợ thêm cho nền kinh tế.

    “Tôi nghĩ động thái tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước là giao room cụ thể cho các ngân hàng thương mại. Có thể sẽ giao hết room ngay giữa năm” ông Hoàng Công Tuấn nhận định.

    Nhìn chung các chuyên gia đều đang cho rằng sau động thái giảm lãi suất điều hành, cơ quan điều hành sẽ nỗ lực thúc đẩy đưa thanh khoản vào nền kinh tế. Để từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phấn đấu giữ tăng trưởng GDP theo đúng kế hoạch tăng trưởng 6,5%/năm.

    [​IMG]
  10. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023.

    [​IMG]
    Động thái giảm lãi suất được xem là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. Lãi suất dần hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ là một trong những chất xúc tác cho sự hồi phục của thị trường chứng khoán.

    Tuy nhiên, khi chính sách chưa "ngấm", việc hạ lãi suất dồn dập liệu có thực sự tốt cho thị trường chứng khoán? Chúng tôi đã trao đổi vớiông Trần Ngọc Báu- CEO Wi Groupđể bàn về vấn đề này.

    Có thể còn 1-2 đợt hạ lãi suất trong năm nay

    NHNN tiếp tục giảm hàng loạt lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp. Chuyên giađánh giá ra sao về động thái giảm lãi suất cấp tốc của cơ quan quảnlýtrong bốicảnh này?

    Sức ép mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% cho năm 2023 thời điểm này này đè nặng rất nhiều vào hai quý cuối năm, khi quý 1 chỉ tăng trưởng 3,32% và quý 2 dự kiến là 4,5-5%. Câu chuyện lạm phát đã dần lùi về sau, chỉ số giá tiêu dùng toàn quốc giảm khá rõ từ đầu năm 2023. Dự báo cả năm nay lạm phát sẽ dưới 3% và cách xa mục tiêu 4,5% mà chính phủ đề ra. Vấn đề tỷ giá cũng không còn căng thẳng khi dòng USD chảy vào Việt Nam trong các tháng qua vẫn tương đối khả quan.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng cục Thống kê

    Khi những số liệu này được đưa lên "bàn cân", động thái giảm lãi suất nhanh và quyết liệt của Ngân hàng nhà nước là điều dễ hiểu. Nếu những con số quý 2 này thực sự xấu hơn dự phóng, tôi nghĩ có thể chúng ta vẫn còn 1-2 đợt giảm lãi suất điều hành trong năm nay.

    Về tốc độ giảm lãi suất liên tục theo tôi là bình thường trong điều hành. Số liệu đã chứng minh thường vào chu kỳ giảm lãi suất cấp tốc, Ngân hàng nhà nước sẽ có tần suất giảm lãi suất 1,5-2 lần/ tháng.

    Vậy giảm tiếp lãi suất điều hành sẽ có tác động thế nào tới nền kinh tế?

    Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay không hoàn toàn giống với thế giới. Tại Mỹ, với các công cụ điều hành của Fed, lãi suất Fed Fund Rate được coi là lãi suất chuẩn để các loại lãi suất huy động, cho vay "định mức" theo. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự liên thông giữa thị trường 1 và thị trường 2 không chặt chẽ, lãi suất điều hành chỉ tác động mạnh đến lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu, không tác động trực tiếp đến lãi suất huy động và cho vay. Sự liên thông giữa lãi suất điều hành và lãi suất cho vay chỉ thực sự sát sườn khi đáp ứng cả ba tiêu chí: Lãi suất, thanh khoản hệ thống ngân hàng và sức khoẻ doanh nghiệp.


    Như vậy, việc giảm lãi suất điều hành phần nhiều mang tính chất định hướng và mở rộng thanh khoản ngắn hạn cho hệ thống ngân hàng. Để tác động nhiều đến các doanh nghiệp và người dân thì phải chờ sự đồng pha của thanh khoản hệ thống ngân hàng trung dài hạn và sức tiêu dùng của nền kinh tế. Với bối cảnh thanh khoản và sức cầu kinh tế yếu như hiện nay thì việc tác động sẽ chậm chứ không thể nhanh được.

    Lãi suất hạ nhiệt sẽ tốt cho thị trường trong dài hạn

    Khi chính sách chưa kịp “ngấm” vào nền kinh tế, việc NHNN dồn dập giảm lãi suất có phải điều tốt cho thị trường chứng khoán không, thưa anh?

    Việc giảm lãi suất điều hành thường đi kèm với cung ứng thanh khoản kỳ hạn ngắn và chi phí vốn kỳ hạn ngắn giảm theo. Ngoài ra sự quyết liệt của nhà điều hành cũng sẽ thúc đẩy sự kỳ vọng của giới đầu tư. Vậy nên về cơ bản thì giảm lãi suất là tốt với thị trường chứng khoán.

    [​IMG]
    Tuy nhiên chúng ta nên chia làm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu chu kỳ giảm lãi suất, tâm lý hứng khởi sẽ kéo thị trường tích cực, nhưng rồi sang các lần giảm tiếp theo tâm lý hứng khởi dần mất đi và những số liệu kinh doanh không như kỳ vọng xuất hiện có thể khiến thị trường trầm lắng.

    Thị trường sẽ chỉ tăng tốt khi giao thoa của 2 yếu tố, lãi suất giảm đến mức đủ thấp và tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ phục hồi, điểm rơi cho sự giao thoa này có lẽ là quý 3.

    Trong khi lãi suất Việt Nam liên tục giảm tốc, FED vẫn bỏ ngỏ khả năng tăng tiếp lãi suất trong nửa cuối năm. Lãi suất trong nước đi ngược thế giới có thể khiến chênh lệch lãi suất VND – USD đang ngày càng thu hẹp . Vậy rủi ro dòng vốn ngoại chảy ra khỏi Việt Nam có đáng lo ngại?

    Dòng tiền sẽ đáng lo ngại nếu 2 trong 3 yếu tố dưới đây cùng kích hoạt. Thứ nhất là sự kỳ vọng đồng USD lên giá, thứ hai là chênh lệch lãi suất âm và thứ ba là thâm hụt cán cân lớn. Hiện nay yếu tố thứ nhất đang rất ủng hộ chúng ta, nhưng yếu tố chứ hai thì chúng ta đang "dính", yếu tố thứ ba đang khá ổn khi thặng dư thương mại lớn và một số giao dịch trên thị trường vốn đang giúp USD chảy về tốt. Như vậy, nếu xét về tổng thể chúng ta đã “dính” một trong ba tiêu chí và việc cẩn trọng là điều cần xem xét, tuy nhiên theo tôi là chưa đáng lo ngại bởi hai yếu tố còn lại vẫn đang hỗ trợ khá mạnh.

    Theoanh, thịtrường chứng khoán đang ở chu kỳ nào của nền kinh tế? Chiến lược đầu tư nào phù hợp trong bối cảnh này?

    Chu kỳ thị trường chứng khoán là chu kỳ của tiền và chu kỳ này thường đi trước nền kinh tế 3-9 tháng tùy giai đoạn. Còn nếu xét về chu kỳ kinh tế theo Xuân - Hạ - Thu – Đông, cá nhân tôi cho rằng chúng ta đang ở mùa Đông, còn nếu xét về chu kỳ tiền chúng ta đang ở đầu mùa Xuân.

    Cân đo đong đếm bài toán giữa cơ hội và rủi ro, tôi cho rằng cơ hội đã nhiều hơn rủi ro trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, thị trường sẽ có những rung lắc và biến động không thể biết trước được. Giống như tiết trời Lập Xuân, nắng bắt đầu xuất hiện nhưng sẽ có "mưa phùn", chúng ta vẫn cần phải kiểm soát rủi ro vốn trước những cơn mưa bất chợt trong ngắn hạn.

    "Chu kỳ mùa xuân"đến khi niềm tin tiêu dùng cải thiện theo GDP, hoạt động kinh tế và việc làm cải thiện từ từ, lãi suất tăng chậm từ đáy rất thấp và CPI tăng nhẹ từ mức thấp. Khi đó, giá bất động sản tạo đáy hồi đầu xuân và giá cổ phiếu tăng bền vững và đạt đỉnh cuối xuân.

    “Chu kỳ mùa hạ”xuất hiện khi cung tiền, tín dụng tăng đột biến và CPI lên đỉnh. Đồng thời, nội tệ bắt đầu phá giá mạnh và lãi suất tăng nhanh và đạt đỉnh. Trong chu kỳ này, giá BĐS tăng mạnh và cổ phiếu chịu áp lực bán, chạm đáy vào cuối hạ.

    “Chu kỳ mùa thu”, CPI giảm và chính sách tài khoản tiền tệ nới lỏng quyết liệt để hỗ trợ tăng trưởng và niềm tin người tiêu dùng tăng cao theo thu nhập. Khi đó, đầu tư, vay nợ doanh nghiệp và cá nhân đạt đỉnh điểm, giá BĐS đạt đỉnh đầu mùa đông và TTCK sẽ tăng mạnh và đạt đỉnh cuối thu.

    “Chu kỳ mùa đông”xảy ra khi đổ vỡ tín dụng lãi suất tăng mạnh, vỡ nợ phá sản xảy ra phổ biến. Đặc biệt, nhiều công ty tài chính rơi vào khủng hoảng và vay nợ giảm mạnh. Trong chu kỳ này, sản xuất sẽ co hẹp, tồn kho tăng cao, thất nghiệp tăng tiêu dùng giảm. Đồng thời, giá BĐS giảm mạnh và TTCK bắt đầu rơi vào thị trường gấu và tạo đáy cuối đông.

Chia sẻ trang này