VLC - Tương lai hoang tàn . BÁN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vantungnbvl, 17/11/2020.

2772 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 04:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 265331 lượt đọc và 935 bài trả lời
  1. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    múc
  2. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
    Theo chuyên gia, cơ hội giao dịch trên thị trường đang thu hẹp dần với số lượng cổ phiếu nằm trong xu hướng tăng trung hạn đã lên tới 83%.


    Thị trường chứng khoán ghi nhận hồi phục sau một nhịp điều chỉnh ngắn. Chỉ số VN-Index bật tăng trở lại nhờ dòng tiền bắt đáy gia nhập thị trường. Các cổ phiếu trụ thay nhau dẫn dắt chỉ số giúp VN-Index đóng cửa tại mốc 1.129,4 điểm, tương ứng tăng 1,3%, đây cũng là mức cao nhất trong vòng 9 tháng qua.

    [​IMG]


    Thị trường đang trả hơi nhiều cho kỳ vọng trung và dài hạn

    Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc khối Phân tích Chứng khoán DSCđánh giá tâm lý hưng phấn đang thể hiện rõ, nhưng sức mạnh vượt cản của VN-Index không còn ấn tượng như trước. Nguyên nhân không chỉ bởi sự chuyển dịch của dòng tiền mà còn do chỉ số liên tục mở gap cùng mức thanh khoản giảm dần. Thực tế, diễn biến bứt phá trong tháng qua của VN-Index cùng mức thanh khoản bùng nổ không khỏi khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào một sóng tăng trưởng mới. Có thể thấy, yếu tố tích cực nhất trong ngắn hạn có lẽ là yếu tố tâm lý khi nhà đầu tư trong nước có xu hướng tự tin hơn.

    Tuy nhiên, quan trọng nhất, theo ông Đạt, là cơ hội giao dịch trên thị trường đang thu hẹp dần với số lượng cổ phiếu nằm trong xu hướng tăng trung hạn đã lên tới 83%. Chỉ số có thể tiếp tục đà vượt đỉnh nhưng với đà tăng ngày càng phân hóa, hoặc xuất hiện nhịp điều chỉnh trong tuần tới sẽ giúp thị trường duy trì trạng thái lành mạnh hơn và mở ra nhiều cơ hội giao dịch hơn.

    Nhìn lại quá khứ, khi dòng tiền đầu cơ vận động mạnh, sự xuất hiện của những thông tin về xử lý thao túng cổ phiếu đều có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Do đó nhà đầu tư vẫn nên lưu ý điều chỉnh tỷ trọng ở các nhóm cổ phiếu có tính chất đầu cơ cao và đã tăng nóng trong 1-2 tháng qua.

    Đặc biệt, về tình hình vĩ mô, những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế là chưa có, thậm chí còn nhiều dấu hiệu suy yếu. Điều này được thể hiện rất rõ qua số liệu PMI tháng 5. Chính sách tiền tệ, tài khóa đã có những động thái hỗ trợ nền kinh tế nhưng chưa thể có hiệu quả ngay mà cần thời gian (ít nhất 4-6 tháng) để thẩm thấu. Ông Đạt dự báo GDP Việt Nam trong quý 2 sẽ ở mức 5,5%, hướng đến kịch bản tăng trưởng 6% trong năm 2023, cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế có thể chậm hơn kỳ vọng.

    Thị trường có vẻ đang trả hơi nhiều cho những kỳ vọng của tương lai trung - dài hạn”, vị chuyên gia tới từ DSC đánh giá.

    Xét tới các nhóm ngành, nhóm bán lẻ nói chung và bán lẻ không thiết yếu nói riêng đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid – 19 trong năm 2022 và sự sụt giảm lớn về nhu cầu tiêu dùng kéo dài tới tận đầu năm 2023. Tuy nhiên với việc kiểm soát chi phí doanh nghiệp và các chính sách kích cầu sắp tới từ Chính phủ, ngành bán lẻ được kỳ vọng tích cực hơn trong nửa cuối năm 2023. Mặc dù sức mua của người dân còn yếu song DSC cho rằng những gì tồi tệ nhất của ngành bán lẻ cũng đã qua và kỳ vọng càng về cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhu cầu tiêu dùng sẽ hồi phục trở lại mạnh mẽ hơn.


    Thị trường đang để ngỏ cơ hội vượt vùng đỉnh cũ

    Theoông Thái Hữu Công – Chuyên viên phân tích Chứng khoán KB Việt Nam, việc VN-Index giữ vững ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.09x điểm sau nhịp điều chỉnh đầu tuần đang để ngỏ cơ hội vượt vùng đỉnh cũ. Ngưỡng kháng cự mạnh của chỉ số đã được đẩy lên quanh vùng 1.04x điểm và chỉ khi VN-Index lên đến vùng này thì rủi ro bước vào nhịp điều chỉnh mới thực sự đáng lưu ý.

    Về những vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán được đưa ra điều tra xử lý, ông Công cho rằng sẽ có những tác động tiêu cực đến thị trường nói chung và cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến vi phạm nói riêng. Tuy nhiên, tác động sẽ chỉ mang tính cục bộ do việc xử lý vi phạm đã diễn ra từ giữa năm 2022 và các nhà đầu tư cũng đã có sự chuẩn bị từ trước. Việc dòng tiền tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu này và luân chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với tính an toàn cao hơn có thể là một tín hiệu tích cực giúp đưa thị trường đi lên trong tuần sau.

    Xét tới yếu tố vĩ mô, chuyên gia từ KBSV cho rằng số liệu tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam được công bố vào thứ 5 tới sẽ khó có sự bứt phá so với kỳ vọng của thị trường chung (hiện đang ở mức 3,5%). Mức độ tác động của thông tin này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc số liệu tăng trưởng sẽ thấp/cao hơn bao nhiêu so với mức đã được dự báo và liệu nền kinh tế đã đi qua vùng đáy tăng trưởng hay chưa.

    Với những rủi ro cũng như cơ hội đã đánh giá ở trên, các nhà đầu tư nên chú ý đến các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc VN30 đang ở sát nền và chưa tăng quá mạnh như VNM, BVH, MSN, GAS... Bên cạnh đó, để hỗ trợ đà tăng trưởng của nền kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng GDP đề ra trong năm nay, việc đẩy mạnh chi tiêu chính phủ thông qua giải ngân đầu tư công sẽ là một động lực không thể thiếu. Do đó, đây sẽ là chủ đề đầu tư xuyên suốt cho cả năm 2023 và các nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng của mình đối với các cổ phiếu đầu tư công trong các nhịp điều chỉnh về lại hỗ trợ.

    Cầngiữ đầu "tỉnh táo" và hạn chế mua đuổi cổ phiếu tại vùng giá cao

    Theoông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường Chứng khoán VNDirect,sau một tuần tăng điểm khá tích cực, chỉ số chính đã thiết lập mức cao mới từ đầu năm 2023. Đà tăng của thị trường đi kèm với thanh khoản cải thiện, dòng tiền nội tiếp tục có xu hướng đổ vào thị trường trong bối cảnh một loạt ngân hàng thương mại thông báo hạ lãi suất tiền gửi tuần vừa qua.

    Ông Hinh đánh giá xu hướng hiện tại của thị trường vẫn khá tích cực. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên hưng phấn “thái quá” và cần giữ cái đầu “tỉnh táo” khi thị trường đã có một nhịp tăng mạnh gần 100 điểm trong vòng một tháng vừa qua.

    "Nhà đầu tư nên lưu ý rằng, doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn chưa vượt qua được giai đoạn khó khăn và thu nhập thị trường vẫn chưa xác lập điểm đảo chiều", ông Hinh nhấn mạnh.

    Đồng thời ngay tuần tới, thị trường sẽ đón nhận thông tin vĩ mô quan trọng là số liệu tăng trưởng GDP quý 2/2023 của Việt Nam. Nhiều dự báo cho rằng số liệu tăng trưởng GDP quý 2 sẽ vẫn kém khả quan do thiếu đơn hàng xuất khẩu cũng như tình trạng cắt điện luân phiên. Đồng thời, thị trường cũng chuẩn bị bước vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2 với bức tranh chung vẫn nhiều gam màu xám. Lợi nhuận toàn thị trường có thể tiếp tục giảm trong quý 2 và kéo mặt bằng định giá của thị trường tăng lên.

    Do đó, vị chuyên gia tới từ VNDirect cho rằng hành động hợp lý trong lúc này là hạn chế mua đuổi cổ phiếu tại vùng giá cao để đề phòng những cú đảo chiều đột ngột của thị trường nếu có những thông tin bất lợi xuất hiện. Đối với những nhà đầu tư đang có tỷ lệ đòn bẩy cao, nên hạ bớt margin để kiểm soát rủi ro danh mục đầu tư.
  3. Haichoi

    Haichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    271
  4. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    ngon hè
  5. Haichoi

    Haichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    271
    TIỀM NĂNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT

    Tỷ lệ bò thịt của Việt Nam chỉ chiếm 8% trong phần thịt gia súc trên các bữa ăn của người dân. Trong khi ở nhiều nước, tỷ lệ này khoảng 25%. Từ đó cho thấy chăn nuôi bò thịt trong nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa



    Theo Bộ NN-PTNT, 7 tháng đầu năm 2021, đàn bò ở Việt Nam có khoảng 6,3 triệu con, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Hiện mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt đạt 3,15kg/người/năm và duy trì mức tăng trưởng 5-6%/năm. Do sản lượng thịt bò chăn nuôi trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên lượng bò thịt và thịt bò nhập khẩu hàng năm vẫn liên tục tăng nhanh. Năm 2020, số lượng bò sống nhập khẩu về Việt Nam để giết mổ lấy thịt là 106.000 tấn, tăng 30% so với năm 2019. Cả nước hiện có hơn 2,3 triệu hộ nuôi bò thịt, trong đó trên 2 triệu hộ nuôi dưới 5 con/hộ, chăn nuôi quy mô trên 20 con/hộ chiếm 0,21% tổng số hộ nuôi bò thịt. Nhiều trang trại nuôi bò với quy mô hàng ngàn con ở Hà Nội, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đồng Nai, Tây Ninh… nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.



    TS Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, đánh giá tại Việt Nam còn dư địa rất lớn để phát triển đàn gia súc, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để làm được, cần rất nhiều vốn và quỹ đất đủ rộng. Về việc này, Bộ NN-PTNT đã ban hành cũng như kiến nghị nhiều chính sách như dành quỹ đất để phát triển chăn nuôi bò thịt, ưu tiên giao đất, thuê đất cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung. Những diện tích nông nghiệp hiệu quả thấp sẽ chuyển sang trồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi.



    Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho cơ sở sản xuất giống, cơ sở giết mổ. Nhà nước đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm hội chợ, chợ đầu mối tiêu thụ, sàn thương mại điện tử. Các ngân hàng thương mại tạo điều kiện vay vốn theo chính sách ưu đãi của nhà nước để hộ chăn nuôi, doanh nghiệp đầu tư con giống, trang trại, đổi mới công nghệ…



    Cơ hội về một thị trường chăn nuôi bò thịt trong nước là rất rõ ràng, còn nhiều dư địa để phát triển. Muốn vậy, các địa phương cần chủ động hỗ trợ, tiếp sức doanh nghiệp, người chăn nuôi, đưa các chủ trương, chính sách khuyến khích mà Bộ NN-PTNN đề xuất đi vào cuộc sống.
  6. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
    VLC trong vùng giá dưới 20 cứ hold giữ thoải mái nhé. Tích luỹ cả năm này là vọt không thương tiếc. Lợi nhuận năm sau sẽ khủng khiếp. Năm nay, năm sau là của vlc . Mỗi năm đều có vài mã đạt lợi nhuận cực tốt về sản xuất
    Bác nào kiên nhẫn sẽ có thành quả
  7. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    ngày mới tốt lành nha các cụ
  8. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
    NGUYÊN NHÂN TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 TĂNG CAO
    Một sốý kiến cho rằngsố liệutổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng12,6% là khá cao, chưa phản ánh đúng thực trạng tiêu dùng của dân cư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Tổng cục Thống kê bổ sung thêm một số thông tin để người dùng tin có cái nhìn đầy đủ hơn về con số này.

    1. Tốc độ tăng vềquy mô theo giá hiện hành của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm nay đạt 12,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tốc độ tăng về lượng theo giá so sánh chỉ đạt 8,3%, tương đương với mức tăng của cùng kỳ năm 2018.
    [​IMG]

    Theo Hình 1 biểu hiện bình quân 5 tháng đầu năm mỗi năm giai đoạn 2015-2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 10,6%, theo giá so sánh tăng 8,3% so với cùng kỳ. Như vậy, chỉ số giảm phát bình quân 5 tháng đầu năm mỗi năm đoạn 2015-2019 của chỉ tiêu này so với cùng kỳ đã tăng hơn 2,1%.

    Trong khi đó, bình quân 5 tháng đầu năm mỗi năm giai đoạn 2020-2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 6,4%, theo giá so sánh tăng 1,9% và chỉ số giảm phát tăng hơn 4,4% so với cùng kỳ. Như vậy, chỉ số giảm phát so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm của chỉ tiêu này trong 4 năm gần đây có mức tăng khá cao so với 5 năm trước đó.

    Trong năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đạt 12,6% là mức tăng khá nhưng do chỉ số giảm phát tăng 3,9% nên tốc độ tăng theo giá so sánh chỉ đạt 8,3%, bằng với mức tăng của năm 2018. Tuy đây là mức tăng tương đương với mức tăng bình quân của 5 năm trước dịch (2015-2019) nhưng trên nền tăng thấp của 3 năm (2020-2022) chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19 (Hình 1b).

    1. Tỷ trọng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phản ánh người dân có xu hướng tăng chi tiêu vào nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ xã hội.
    [​IMG]

    Hình trên cho thấy, nếu như năm 2019 (năm trước dịch) doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 76,3% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì đến năm 2023 tỷ lệ này đã tăng lên 78,9% (tăng thêm 2,6 điểm phần trăm). Trong đó, tỷ trọng lương thực, thực phẩm tăng từ 24,2% trong 5 tháng đầu năm 2019 lên 27,9% năm 2023 (tăng thêm 3,7 điểm phần trăm) .

    Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gồm lưu trú ăn uống; du lịch lữ hành và các dịch vụ khác) năm 2019 chiếm 23,7%, đến năm 2023 chỉ chiếm 21,1% (giảm 2,6 điểm phần trăm). Trong đó, nhóm hàng dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống đã giảm 1,5 điểm phần trăm, từ mức 12,1% năm 2019, xuống 10,6% năm 2023; dịch vụ khác giảm 0,8 điểm phần trăm, từ 10,8% xuống 10,0%.

    Điều này phản ánh xu hướng tăng tỷ trọng chi tiêu hàng hóa, nhất là nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu của người dân trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.

    1. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 gấp 12,6 lần so với cùng kỳ năm trước; số lượng khách du lịch nội địa cũng tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là yếu tố đóng góp tích cực vào mức tăng 12,6% của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
    Trong 5 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 4,6 triệu lượt người, gấp 12,6 lần so với cùng kỳ năm trước; lượng khách du lịch nội địa cũng đạt 50,5 triệu lượt khách[1], tăng 3,9%. Lượng khách quốc tế đến nước ta và khách du lịch nội địa tăng trưởng tốt đã tác động trực tiếp tới doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu của các ngành dịch vụ (như vận tải, lưu trú ăn uống, dịch vụ du lịch lữ hành, vui chơi giải trí,…); đóng góp quan trọng vào mức tăng về quy mô và tốc độ của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm.

    [​IMG]

    Theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm 2023 quy mô và tốc độ tăng của các chỉ tiêu thành phần như sau:

    – Doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.993,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước;

    – Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 533,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước, chia ra:

    Dịch vụ lưu trú, ăn uống[2]ước đạt 268,3 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1%;

    Du lịch lữ hành[3]ước đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng 89,4%;

    Dịch vụ khác ước đạt 253,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8%.

    Trong khi 3 năm trước (từ 2020-2022), tốc độ tăng bình quân 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ theo giá hiện hành của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 4,5%. Cụ thể:

    – Doanh thu lẻ hàng hóa tăng 6,2%;

    – Doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,6%; chia ra:

    Dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 2,5%;

    Dịch vụ du lịch lữ hành giảm 29,4%;

    Dịch vụ khác tăng 1,0%.

    Những phân tích trên cho thấy, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng tích cực trong bối cảnh 5 tháng đầu năm nay chỉ số giá nhiều mặt hàng vẫn ở mức khá cao (mặc dù xu hướng đã giảm dần) và trên nền tăng trưởng thấp của cùng kỳ các năm trước./.
  9. trinhhien

    trinhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    487
    Doanh nghiệp Việt - Nhật chi 500 triệu USD đầu tư nuôi bò thịt ở Vĩnh Phúc

    [​IMG]
    Phan Hậu

    27/11/2021 12:44 GMT+7
    Dự án đầu tư 500 triệu USD chăn nuôi bò thịt tại Vĩnh Phúc là dự án có giá trị cao nhất được ký kết trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Nhật Bản.

    Thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngày 24.11, tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty thành viên Vilico đã ký kết thành công biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản và UBND tỉnh Vĩnh Phúc về đầu tư, phát triển dự án về bò thịt công nghệ cao tại Vĩnh Phúc, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

    Theo biên bản đã ký, Vinamilk, Vilico và Sojitz sẽ thực hiện dự án liên doanh, đầu tư cơ sở trang trại chăn nuôi bò thịt, chế biến và phân phối sản phẩm thịt bò tại Vĩnh Phúc; hướng đến cung cấp sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài sản phẩm thịt, dự án sẽ có thêm nhiều sản phẩm có nguồn gốc protein khác với công nghệ chế biến sâu. Dự án có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD và đây là dự án có giá trị cao nhất được ký kết trong khuôn khổ chuyến làm việc củaThủ tướng Phạm Minh Chính nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản.

    UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, dự án chăn nuôi bò thịt này sẽ đặt tại H.Tam Đảo. Dự kiến năm 2023, giai đoạn 1 đi vào hoạt động với quy mô công suất khoảng 20.000 bò thịt/năm, có cơ sở chế biến khép kín, công nghệ hiện đại. Các dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao theo xu hướng chuyển đổi vật nuôi với giá trị, hiệu quả kinh tế cao đang là một hướng đi được khuyến khích ở Vĩnh Phúc.

    Trực tiếp tham gia đoàn công tác củaThủ tướng Phạm Minh Chínhvà chứng kiến lễ ký kết, bà Hoàng Thuý Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, cho rằng dự án được triển khai tại Vĩnh Phúc có ý nghĩa trong việc thự hiện Nghị quyết số 10/NQ/TW ngày 3.6.2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường; và phù hợp với mục tiêu, định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, khai thác, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế cho phát triển, trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp có giá trị tăng cao. Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước.

    [​IMG]
    Các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc trao biên bản cam kết đầu tư dự án chăn nuôi bò công nghệ cao trị giá 500 triệu USD trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính

    NB
    Xuất khẩu thịt bò Việt Nam ra thế giới

    "Cú bắt tay" hợp tác giữa Vinamilk và Tập đoàn Sojitz được kỳ vọng mở ra cơ hội rất lớn phát triển chăn nuôi công nghệ cao ở Vĩnh Phúc cũng như ở Việt Nam.Sojitzlà một trong những tập đoàn đa ngành quy mô lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Nhật Bản. Doanh nghiệp này đã tham gia đầu tư vào Việt Nam trong nhiều năm qua trong các lĩnh vực: sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm chế biến sẵn, chuỗi cửa hàng tiện lợi và logistics... Ở Nhật Bản, Sojitz là một trong các đơn vị nhập khẩu và phân phối thịt bò từ Bắc Mỹ và Úc quy mô lớn.

    Chia sẻ từ đại diện Tập đoàn Sojitz, dự án đặt mục tiêu xây dựng một hệ thống cung cấp ổn định tại Việt Nam và Đông Nam Á trên cơ sở phát huy thế mạnh của Vinamilk và bí quyết kinh doanh sản phẩm chăn nuôi của Sojitz. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ cung cấp các sản phẩm thịt bò chất lượng cao an toàn và đáng tin cậy cho thị trường Việt Nam và ngược lại, mang các sản phẩm thịt bò của Việt Nam xuất khẩu đến nhiều thị trường trong tương lai”, vị đại diện của Sojitz chia sẻ.

    Ông Vũ Chí Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, khẳng định dự án chăn nuôi bò thịt này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp, chăn nuôi; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc.

    “Dự án được triển khai bởi các doanh nghiệp lớn củaViệt Nam - Nhật Bản, với sự đầu tư lớn về nguồn lực, công nghệ sẽ là cơ sở để tạo ra động lực tăng trưởng, hình thành và phát triển ngành chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại Vĩnh Phúc”, ông Giang nói.




    Tin liên quan
  10. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    kê lệnh có vẻ vẫn chưa gom xong

Chia sẻ trang này