VN-INDEX: Ván bài lật ngữa, ngày này rồi cũng sẽ đến.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trum_cuoi_vietnam, 05/10/2024.

3686 người đang online, trong đó có 276 thành viên. 23:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 13846 lượt đọc và 108 bài trả lời
  1. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    4.608
    %%-%%-%%-sưu tâm fb phúc lai%%-%%-%%-
    Không có gói kích thích nào có thể sửa chữa mô hình tăng trưởng của Trung Quốc hiện nay!

    Quan niệm cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể dễ dàng được sửa chữa bằng một gói kích thích lớn, như một số nhà phân tích gợi ý, về cơ bản là sai lầm. Ý tưởng rằng "chỉ cần Tập chịu lắng nghe và thực hiện một gói kích thích lớn, mọi thứ sẽ ổn" đã bỏ qua những vấn đề sâu sắc hơn đang diễn ra.

    Hãy để tôi giải thích lý do tại sao.

    Mô hình tăng trưởng thúc đẩy mở rộng nhanh chóng của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đã bị phá vỡ về cơ bản. Trong hai năm qua, chúng ta đã thấy cách kích thích tiền tệ có ít tác dụng. Điều này là do các điều kiện kinh tế cơ bản đã thay đổi. Hơn nữa, sự miễn cưỡng của nhà nước trong việc thực hiện một gói kích thích tài khóa lớn không chỉ là do do dự hoặc "chúng ta không thể vượt qua được ý chí của Tập" - mà là sự thừa nhận rằng họ đang phải vật lộn để thực hiện nó một cách hiệu quả. Đây là lý do:

    1. Tiêu dùng trong nước: Ngành bất động sản, từng là nền tảng cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, đã bị phá vỡ không thể sửa chữa được nữa và việc bơm thêm vốn vào đó sẽ không giải quyết được vấn đề.

    Nhiều năm xây dựng quá mức, sử dụng đòn bẩy quá mức và mua quá mức đã dẫn đến một thị trường phình to với quá nhiều hàng tồn kho. Đây không phải là vấn đề thiếu vốn mà là một sai sót mang tính hệ thống.

    Ngoài ra, chúng ta đang chứng kiến giai đoạn đầu của một thị trường tiêu dùng đang thu hẹp. Sự sụp đổ của hiệu ứng giàu có từ bất động sản - nơi giá trị tài sản tăng khiến người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn và sẵn sàng chi tiêu hơn - hiện đang đảo ngược.

    Khi giá trị tài sản giảm, niềm tin của người tiêu dùng tiếp tục bị xói mòn, kéo theo mức tiêu dùng trong nước đi xuống.

    2. Đầu tư: Các doanh nhân tư nhân đã mất niềm tin vào chế độ. Nhiều người trong số họ không còn nhìn thấy triển vọng dài hạn ở Trung Quốc. Trong khi một số vẫn có thể tham gia vào các cơ hội đầu cơ ngắn hạn, thì niềm tin vào đầu tư bền vững, dài hạn đã giảm dần. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng do nhà nước thúc đẩy từng thúc đẩy tăng trưởng cũng đã đi đến hồi kết. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã bơm số liệu GDP của mình bằng cách đầu tư quá mức vào các dự án cơ sở hạ tầng, nhiều dự án trong số đó hiện mang lại lợi nhuận thấp hoặc âm. Đường sá không có đích đến và sân bay trống rỗng không tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững.

    3. Xuất khẩu: Bối cảnh địa chính trị toàn cầu đã thay đổi đáng kể theo hướng bất lợi cho Trung Quốc. Nhiều quốc gia hiện đang áp dụng các biện pháp bảo hộ để hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, xuất phát từ cả mối quan tâm về kinh tế và chiến lược. Mặc dù Trung Quốc sản xuất khoảng một phần ba hàng hóa của thế giới, nhưng nước này đang chạm đến ngưỡng trần của nhu cầu bên ngoài. Các thị trường lớn, đặc biệt là ở phương Tây, đang hạn chế sự phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc và xu hướng này chỉ đang tăng tốc. Kết quả là gì? Cỗ máy xuất khẩu từng bùng nổ đang chậm lại khi ngày càng ít thị trường muốn hoặc có khả năng hấp thụ sản lượng của Trung Quốc.

    Với tình trạng tiêu dùng trong nước suy yếu, đầu tư dài hạn cạn kiệt và thị trường xuất khẩu toàn cầu trở nên khó tiếp cận hơn, Trung Quốc phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: bạn sẽ đầu tư vốn vào đâu? Và nếu các doanh nhân tư nhân không muốn chấp nhận rủi ro, thì ai sẽ là người thúc đẩy việc thực hiện bất kỳ chiến lược tăng trưởng nào?

    Đây là lý do tại sao ý tưởng cho rằng một gói kích thích lớn sẽ giải quyết được các vấn đề của Trung Quốc là sai lầm.

    Những thách thức của Trung Quốc là mang tính cấu trúc, không phải theo chu kỳ.
    Chúng đòi hỏi những cải cách xã hội, kinh tế và chính trị sâu sắc—vượt xa những gì một gói kích thích, dù lớn đến đâu, có thể đạt được. Các khoản tiền hoặc tiền tài trợ sẽ không giải quyết được những vấn đề cơ bản này.

    Giải pháp đòi hỏi phải điều chỉnh toàn bộ mô hình tăng trưởng và điều đó sẽ không xảy ra vì lý do chính trị. ;)
    hell_angel0910Do_Quyen thích bài này.
    Do_Quyen đã loan bài này
  2. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    131.736
    Thank cụ Trùm chia sẻ thông tin hữu ích
    Hôm qua tôi đọc bài này, Intel tìm vốn nội cho dự án mới
    Intel seeks billions for minority stake in Altera
    Và hôm nọ thì thông tin aMusk tập trung vào tự động hoá và hàng ko vũ trụ
    Vậy thì:
    1-phương tây đã hoàn thành chuyển giao sx cn công nghệ cũ sang “công xưởng của TG”, họ đã thu đủ lời, còn TQ sẽ phải vật lộn với việc sao cho tiêu thụ hết đống hàng giá rẻ tích tụ lâu nay, rồi mới nói chuyện phát triển tiếp, kiểu như “tìm mô hình phát triển mới” mà bài viết đề cập
    2-Mỹ đã bắt đầu với một tầng cao mới về công nghệ cho việc mở rộng sx nội địa theo hướng siêu hiện đại
    Ngoài ra nhìn các kiểu thị trường múa giá trên đỉnh + các bất ổn quân sự khắp 5 châu —>> dường như những lý do cho việc setup đảo chiều đang diễn ra, vấn đề còn lại chỉ là “thời gian”
    Tôi mạo muội vài ý, chúc cụ Trùm cuối tuần vui vẻ
    :drm1:drm1
    Last edited: 19/10/2024
    willstrongtrum_cuoi_vietnam thích bài này.
  3. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    4.608
    VNI đang cho giá trị chưa hợp lý khi giao dịch ở vùng 1300. Những cổ phiếu tốt thì đã có giá quá cao, những con có thị giá thấp (hoặc vốn hoá thấp) thì quá lởm.
    Tinh hoa của 1 nền kinh tế là các tập đoàn lớn và hệ sinh thái theo sau. Mỗi quốc gia đều có những cái tên tiêu biểu, với VN thì sao? VN vẫn có nhiều cái tên như VNM, MSN, Viettel, VIN …. nhung hầu hết nó ko được biết đến khi ra khỏi biên giới VN. Vì sao? Bởi vì một đặc hữu của VN là sự cạnh tranh bị triệt tiêu khi lợi ích thân hữu, mối quan hệ được xây dựng từ những lợi ích cá nhân, hoặc vận động hành lang các chính sách có lợi cho 1 nhóm nhỏ, hoặc các ngành nghề ngon thì độc quyền nhà nc. Không có cạnh tranh thì ko cần phải cải tiến, Ko cần phải tạo ra đột phá , một mình một chợ, vừa đá bóng vừa thổi còi, những yếu kém nghiễm nhiên tồn tại mà Ko cần đào thải. Có thể nói là môi trường kd vn quá thuận lợi, cty nhà nc lỗ thì có ngân sách bù, tư nhân thân hữu làm BOT mà lỗ thì bán lại cho nhà nc chịu còn lãi thì cất túi, không có cửa thua. Nên khi ra nc ngoài không đấu lại người ta, hoặc phải bảo hộ nền sản xuất trong nc.
    Tôi đang làm bên lĩnh vực lien quan IT, hiện nay các công cụ AI đã dần dần thay thế con người rồi, có thể thấy tốc độ thay đổi rất nhanh, với dự đoán của tôi không tới 10 năm nữa sẽ lan tỏa toàn bộ các ngành nghề. Nếu vẫn tư duy bảo thủ hiện nay tại các cơ quan , cty VN chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ thì năng suất lao động sẽ ngày càng bị bỏ xa. Khi năng suất thấp thì giá thành phải cao làm giá cả hàng hoá không cạnh tranh nổi. Cơ cấu sản phẩm thì giá nhân công đang có trọng số k nhỏ, đa số công nghệ mới triển khai tại VN liên quan doanh nghiệp FDI. Tôi vẫn chưa thây thế mạnh cạnh tranh của VN ngoài giá nhân công rẻ ( mà giờ cũng không rẻ) , vẫn mãi miếng bánh nội địa mà tranh nhau.Nhưng sức cầu của VN ttương đối nhỏ, qua các lần TQ cấm biên thì cung hiểu sức cầu VN ko hấp thụ hết lượng hàng hoá sx ( mới lĩnh vực nông nghiệp).
    Không tạo sân chơi công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế thì mãi mãi như vậy, có thể vị thế VN đã ở đỉnh cao nhât rồi, Ko lên hơn nữa, có thể đời sống ng dân cao hơn nhưng đó là lên theo xu hướng thế giới từ việc hưởng lợi những thành quả của nhân loại.
    Do_Quyen thích bài này.
  4. willstrong

    willstrong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Đã được thích:
    8.005
    Cụ nhìn phiến diện nên mang nhiều máu sắc bi quan quá , Khi TG họ dùng AI để thay con người trong nhiều lĩnh vực và đẩy dân họ thất nghiệp nhưng cả nhân loại vẫn phải sống >> Do đó Ta phải tận dụng thế mạnh về đất đai, khí hậu để đẩy mạnh nền nông nghiệp công nghệ cao để cung cấp lương thực thực phẩm thiết yếu cho họ với giá trị cao hơn >> đó gọi là vỏ quýt dày có móng tay nhọn là vậy !
    Thời xưa chiến tranh triền miên, đói khổ là vậy mà dân ta còn vượt qua được để có được như ngày nay mà giờ Cụ còn bi quan yếm thế như vậy thì không nên chút nào ?
    Last edited: 19/10/2024
    Do_Quyen thích bài này.
  5. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    4.608
    Đúng là tôi đang bàn về mặt chưa tích cực nên có vẻ bi quan, nhưng cụ nói VN cung cấp llương thực, thực phẩm cho họ thì đã và đang làm nhưng phân khúc này vẫn canh tranh quyete liệt từ những quốc gia như Thái, Indo, Nam Á, Nam Mỹ. Và VN nằm trong 12 quốc gia chưa được cộng nhận kt thị trường nền hàng hoá bị áp thuế dẫn đến hàng hoá mất lợi thế cạnh tranh là giá cả.
    Do_Quyen thích bài này.
  6. ledaloi

    ledaloi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    62
    Thôi đi ông, đời người có lúc thăng lúc trầm, có lên ắt phải có xuống, kinh tế, chính trị... Cũng thế cả thôi. Đầu tư lúc nào cũng lo cái này, cái kia thì gửi lãi bank đi. Tôi cũng không phải dân TA nhiều quá, cứ mua rồi ném đấy vẫn ổn. Những ông mua ở giá 10k giờ lên 30 40k, chấp 2 phiên sàn vẫn lãi, cái gì cũng có tính 2 mặt của nó thôi, thị trường không điều chỉnh thì sao có người chốt để thay máu cổ đông, không sập thì làm sao có chu kì mới, không tăng thì làm sao thu hút dòng tiền, quan trọng mỗi người đã tham gia thị trường tự tìm phương pháp đầu tư, quản trị rủi ro cho mình một cách hợp lý để kiếm lãi trên thị trường, còn không tìm ra thì nên rút tiền ra chọn kênh đầu tư khác
    --- Gộp bài viết, 19/10/2024, Bài cũ: 19/10/2024 ---
    Các biến số trên thị trường là quá nhiều. Nhất là với nhà đầu tư chứng cháo VNbet88 , nên không dễ để đầu tư, và lợi nhuận không dành cho số đông
    Do_Quyen thích bài này.
  7. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    4.608
    Thế là phải giảm hay phải ttang? Tăng vì gì và giảm vì gì? cho cao kiến
    --- Gộp bài viết, 19/10/2024 ---
    Còn tôi đang chỉ ra là chứng khoán VN ko có gì để kỳ vọng, nhiều khi phải trả giá sự kỳ vọng nên phải mua cao hơn giá trị thật.ko có gì để kỳ vọng thì nó phải giảm là tất yếu thôi.
    Còn mua 10 k, lên 30-40 k dính 2 phiên sàn mà ko lỗ thì là gì? sao Ko nghĩ chốt được tốt hơn khi chịu 2 cây sàn ? Mà làm gì còn ai giũ lâu thế nữa?
    sheila9xDo_Quyen thích bài này.
  8. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    4.608
    Dự báo từ Oxford Economics cũng cho thấy, so với các quốc gia ASEAN khác, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu ông Trump áp thuế toàn diện. Indonesia, Malaysia và Singapore dự kiến không chịu ảnh hưởng nhiều, trong khi Việt Nam sẽ đứng trước thách thức nghiêm trọng với sự sụt giảm tăng trưởng GDP và xuất khẩu.
    Do_Quyen thích bài này.
  9. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    4.608
    St từ fb Phương Ngô ()
    Đằng sau sự thật mua CP quỹ là gì?

    Vậy là cuối cùng sau 2 tháng công bố việc mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ VHM của Vinhomes, UBCKNN mới thông qua và nhận hồ sơ.

    Ước tính số tiền mua cổ phiếu quỹ nếu mua lại hết là hơn 16.000 tỷ đồng. Lượng tiền mặt tính tới quý 2 của Vinhomes là chỉ có khoảng 17.000 tỷ đồng.

    Tức nếu mua cổ phiếu quỹ thì Vinhomes sẽ chỉ còn khoảng 1.000 tỷ đồng tiền mặt. Thời điểm lượng tiền mặt của Vinhomes dưới 2.000 tỷ gần nhất cũng đã từ 7 năm trước vào năm 2017.

    Trong khi đó, các khoản vay ngắn hạn của Vinhomes tính tới nửa đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 41,62% lên 25.900 tỷ đồng.Tổng vay ngắn hạn và dài hạn nửa đầu 2024 cũng tăng hơn 24.3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên con số hơn 70.500 tỷ đồng.

    Chi phí lãi vay lại tăng mạnh hơn 128% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 3.100 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy Vinhomes đang phải chịu nhiều lãi vay hơn so với mức tăng khoản vay năm ngoái, một dấu hiệu sổ sách rõ ràng cho việc Vinhomes đang phải đảo nợ.

    Những điều này cộng thêm việc phải cần rất nhiều tiền để xây dựng Vũ Yên và Ocean Park 2, 3,... cho thấy rằng Vinhomes đang cần rất nhiều tiền để trả nợ; lại gánh thêm đứa con nghiện ngập VinFast “xác Tàu, mác Việt, áo Sing”.

    Mua lại cổ phiếu quỹ, dù có thể tác động tích cực đến giá cổ phiếu VHM, nhưng lại đặt ra nhiều rủi ro về tài chính cho Vinhomes, đặc biệt trong bối cảnh nguồn tiền mặt có thể bị thu hẹp đáng kể và các khoản nợ đang tăng cao.

    Cụ thể, theo Luật Chứng khoán hiện hành, cổ phiếu quỹ sau khi mua lại sẽ phải hủy niêm yết làm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Điều này dẫn đến việc lợi nhuận của doanh nghiệp được chia cho ít cổ phiếu hơn, từ đó làm tăng chỉ số EPS (Earning Per Share - lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu). Theo tính toán trên sổ sách kế toán, việc mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ sẽ giúp EPS của VHM tăng khoảng 9%, và điều này đồng nghĩa với việc, về mặt lý thuyết, giá cổ phiếu cũng sẽ tăng ít nhất 9%.

    Tuy nhiên, mức tăng được xem là quá ít ỏi so với rủi ro mất thanh khoản tiền mặt mà Vinhomes phải đối mặt, đồng thời lợi ích mang lại cho cổ đông cũng không tương xứng với quy mô của thương vụ.

    VẬY CÂU HỎI ĐẶT RA Ở ĐÂY LÀ TẠI SAO ÔNG VƯỢNG LẠI PHẢI BỎ SỐ TIỀN LỚN MUA CỔ PHIẾU QUỸ NHƯ VẬY?

    Thời gian giao dịch mua lại cổ phiếu quỹ của Vinhomes dự kiến diễn ra trong một tháng, từ ngày 23/10 đến 21/11, thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu chỉ thực hiện khớp lệnh trên thị trường, Vinhomes sẽ phải mua 370 triệu cổ phiếu trong vòng một tháng.

    Tuy nhiên, dữ liệu lịch sử cho thấy khối lượng khớp lệnh trung bình của VHM trong hai tháng 8 và 9 (giai đoạn giá cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất, gần 29%, do ảnh hưởng của thông tin mua lại cổ phiếu quỹ) chỉ đạt gần 249 triệu cổ phiếu (bao gồm cả mua và bán). Như vậy, ngay cả trong điều kiện thị trường sôi động, việc mua đủ 370 triệu cổ phiếu quỹ thông qua khớp lệnh cũng là một thách thức lớn.

    Thực ra, con số 370 triệu cổ phiếu quỹ mua lại để hủy là lớn nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, nên nhiều chuyên gia cũng đặt câu hỏi về mục đích mua lại thực sự là gì?

    Rõ ràng, không một doanh nghiệp nào lại tự đẩy mình vào tình thế tài chính bất lợi chỉ để mang lại lợi ích nhỏ cho cổ đông, đặc biệt là trong bối cảnh nợ đang chồng chất và dòng tiền eo hẹp như hiện nay của Vinhomes. Phải chăng, có một vấn đề cấp bách nào đó đang buộc Vinhomes phải thực hiện thương vụ đầy rủi ro này?

    Và nhiều người đã nhận ra là hiện nay có 2 tổ chức nước ngoài là GIC (Singapore) và Viking Asia Holdings đang nắm hơn 370 triệu cổ phiếu VHM. (Hình minh họa)

    Trong suốt từ đầu năm tới nay, các tổ chức nước ngoài đều đồng loạt rút khỏi cổ phiếu Vinhomes lẫn VinGroup như SK, Blackrock,... trước tình hình tài chính VinGroup thâm hụt và lỗ nặng nề vì VinFast.

    Có khả năng 2 tổ chức này có những thỏa thuận với Vinhomes sẽ phải mua lại lượng cổ phiếu này nếu được yêu cầu. Nên thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ này nhằm để hợp thức hóa việc mua lại đó với giá thỏa thuận. Chứ nếu để hai tổ chức này xả tiếp thì Vinhomes sẽ bị hiệu ứng domino nặng nề.

    Cụ thể, trong BCTC Quý 2/2024 của Vinhomes, có hơn 2.400 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 12%/năm là VinGroup dùng cổ phiếu công ty con thế chấp.

    Trong khi đó BCTC Quý 2/2024 của VinGroup, có 4 khoản vay với tổng giá trị 26.700 tỷ đồng bị yêu cầu bổ sung giá trị tài sản đảm bảo do không đạt mức giá trị tài sản đảm bảo tối thiểu như thỏa thuận, trong đó bao gồm cả cổ phiếu công ty con.

    Tuy VinGroup không công bố rõ cổ phiếu công ty con đó là công ty nào nhưng khả năng cao là có không ít VHM trong đó. Chứ không lẽ đem VFS đi thế chấp.

    Nói đơn giản là ông Vượng đem cổ phiếu VHM thế chấp vay tiền, giờ cổ phiếu bị xả quá nên giá nó xuống thấp tới mức cảnh báo thanh lý, nếu không tìm cách tăng giá lên thì sẽ bị ngân hàng thanh lý và xả tiếp.

    Vì thế nếu không mua lại cổ phiếu quỹ theo giá thỏa thuận với 2 tổ chức nước ngoài này mà để họ xả bán trên thị trường thì vừa làm cổ phiếu VHM giảm. Dẫn tới các khoản vay thế chấp bằng VHM cũng bị thanh lý tiếp.

    Cho nên động thái kêu gọi mua cổ phiếu quỹ này có khả năng là một động thái tung tin thổi giá vừa để bổ sung giá trị tài sản đảm bảo tránh khỏi tình trạng thanh lý, vừa là động thái nhằm cứu vãn khủng hoảng diễn ra.

    VẤN ĐỀ CHỈ LÀ TIỀN ĐÂU MÀ MUA 370 TRIỆU CỔ PHIẾU

    Vinhomes kêu là sẽ dùng tiền bán sỉ Vũ Yên và Cổ Loa để mua, tức cũng chỉ là đang “đếm cua trong lỗ”. Có lẽ Vin đang gặp khó khăn nên mới vội vàng quảng cáo dự án Cổ Loa rầm rộ để lùa gà nhà đầu tư, trong khi Ocean Park thì đang khối người ôm lỗ và ngậm quả đắng lừa đảo hàng tỷ USD từ VinGroup dang phải vác đơn đi kiện cáo.

    Chứ nếu bán sỉ thì cứ âm thầm như vụ bán SV Holding cho MIK, thành lập công ty dự án và bán liền trong 1 tuần. Hay mới đây bán NVY Việt Nam cho đối tác ẩn danh nào đó để nấu số doanh thu tài chính hơn 9.000 tỷ đồng. Cần gì phải quảng cáo rầm rộ, đến việc đăng ký xây cái cầu nối dự án Cổ Loa thôi cũng quảng cáo đăng bài PR rầm rầm, trong khi đó pháp lý dự án chỉ đang ở giai đoạn gửi hồ sơ lên Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Cho nên, nếu ông Phạm Nhật Vượng không xoay xở đủ tiền thì thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ này sẽ trở thành cái bô úp vàng trong làng chứng khoán Việt Nam. Còn nếu nó được mua lại hết thật, thì cũng là cho thấy những thiệt hại và khó khăn không nhỏ trong tình hình tài chính vốn đã đang xấu của VinGroup.

    Sonnie Tran Son Tran
    https://x.com/tran_sonnie/status/1847610898388832284
    o6uiq, MinhndDo_Quyen thích bài này.
    Do_Quyentrum_cuoi_vietnam đã loan bài này

Chia sẻ trang này