VN trở lại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 19/08/2013.

2406 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 03:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 166045 lượt đọc và 1030 bài trả lời
  1. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.478
    DRC vào được danh mục mới khá là bất ngờ, như SHB nhiều người đoán được.

    Thêm vào đó với lượng múc 4.5tr cổ DRC cũng đã tương đương với 25% lượng cổ tự do, rất là đáng kể. Nhà nước đang nắm 50.5%, nước ngoài nắm 22 %, cổ đông chủ chốt nắm trên 1%. Số còn lại chỉ tầm 26% cổ.

    Do vậy DRC có khả năng cháy hàng tầm vài ba phiên khá cao.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ko nên so sánh như thế đc đâu bác , vì phần lớn các vị tiền bối là bộ đội tập kết cuộc sống trong rừng còn nhiều hơn ở thành thị , trong khi VN còn bị cô lập ...nên nêu so sanh thế thì mâu thuẫn lắm ....khi hội nhập TPP thì VNM , DRC ...các doanh nghiệp hàng đầu VN sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đấy vì đây là cuộc chơi sòng phẳng ko con bảo hộ , vốn doanh nghiệp VN ko bằng đối thủ ngoại cũng như tt rất hẹp nên cũng ko ít khó khăn ...ko dễ xơi đâu , VN vẫn có lợi thế riêng biệt về du lịch biển với bờ biển dài ....phía bắc giáp TQ nên mua bán trao đổi sẽ phát triển mạnh , phía Nam sẽ phát huy mạnh những lợi thế sẵn có như nông thủy sản nhưng hiện tại VN liên kết vùng quá kém cũng như công nghệ tận dụng thức ăn chăn nuôi trong nước chưa có ...ngoại tệ thu từ XK thủy sản thì cũng chỉ nhỉnh hơn một chút so với việc VN phảỉ nhập bắp hay phân bón....nói tóm lại rời rạc và kém hiệu quả , VN XK gạo mạnh nhất ĐNÁ nhưng để XK phải tập kết lên các cảng tại TPhcm với chi phí lớn , người nông dân thiệt hại là chắc ....ASM nêu lập cảng ở đồng Tháp cũng như CP hoàng thành cây cầu nối Cần Thơ với Đồng Tháp chắc chắn sẽ tạo bước đột phá
  3. ngoctuan2006

    ngoctuan2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    4
    Em thấy nghi ngờ điều này, k phải dễ dàng kéo lên cho bà con xả vào mặt nó chứ :p
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Các DN kiểu VNM, DPM hay DRC sở dĩ tồn tại được giai đoạn vừa qua là cũng phải khách quan mà nói họ đã tiệm cận được phần nào chuẩn quốc tế.

    Hệ thống của các DN này khá đồng bộ, hệ thống phân phối, đại lý tốt, quy trình ERP áp dụng khá bài bản bên cạnh đó là họ xác định được cầu lớn ở VN.

    Ở VN khi nguồn cung còn hạn chế trong khi cầu còn rất lớn thì các mặt hàng tiêu dùng như sữa, săm lốp ( vỏ ) hay phân bón là còn cơ hội. Khi cầu còn quá lớn thì rủi ro chưa thể đến ngay với các DN loại này trừ khi chính nó tự hại nó.

    Chuyện các DN ngoại có cùng ngành nghề sẽ trực tiếp vào làm nhà máy và lấn sân là không thể tránh khỏi nhưng việc 3 DN trên tiến sang nhưng TT trình độ thấp hơn như Lào, Campuchia hay Myanmar cũng là triển vọng.

    Tuy không chiến thắng được các DN hàng đầu TG đến từ Mỹ, Úc , Thụy Sỹ ( sữa ) hay Hàn, Nhật ( lốp xe ) nhưng miếng bánh béo bở này vẫn chưa thể 1 sớm 1 chiều mất đi được.

    Trong 2-3 năm tới những DN loại này chưa có rủi ro nào hết do trình độ, công nghệ, lợi thế so sánh của nó không cách quá xa các DN ngoại.

    3 thằng này vẫn lãi rất khủng và dư đia phát triển vẫn còn chứ chưa thể bão hòa. Cầu nội địa vẫn còn khai thác được trong 5 năm nữa

    Phần kế tiếp em sẽ nói đến những ngành sẽ chết dần nếu không chịu chuyển mình trưóc khi TPP vào.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    TPP dưới góc nhìn dân CK

    Tiếp....

    Các đối tác tham gia đàm phán: Nói theo cách khác thì đây là các TT sẽ được khai thác khi cùng vào TPP

    Hiện có các nước sau : Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản trong đó Nhật là thằng mới nhất đã chính thức tham gia và sao nó lại tham gia và tham gia muộn thế chúng ta sẽ phân tích chi tiết sau.

    VN mình là 1 trường hợp đặc biệt nhất nhưng nếu không nhận ra điều này chúng ta có thể được tất và cũng có thể mất tất. Cái này tùy thuộc vào thái độ của LD VN khi xác định tham gia canh bạc lớn. Em nói có thể hơi quá nhưng việc VN vào hay không và vào sẽ được lòng ai mất lòng ai chúng ta không nói ra cũng hiểu và để tránh sa đà vào chuyện 9T em sẽ miễn bàn về vấn đề đó nhé mà chỉ tập trung vào chuyên môn CK.

    Ta nhớ rằng chính Mỹ là người chủ động đưa ra lời mời VN tham gia TPP bất chấp những khác biệt về thể chế CT. Chúng ta càng phải nhở rằng đã vô số lần VN đề nghị MỸ công nhận là nền KT Thị trường đầy đủ nhưng chưa bao giờ được Mỹ ủng hộ thực sự cả. Vậy lẽ gì Mỹ lại chủ động mới VN tham gia TPP bởi nếu vào TPP thì gần như mặc định không cần đề nghị nữa mà VN sẽ được Mỹ công nhận là nền KTTT đầy đủ?

    Ban đầu nó mời VN với tư cách Quan sát viên đặc biệt ( vẫn là trường hợp duy nhất trong TPP trong lịch trình đàm phán )

    Và VN chính thức thành viên đàm phán TPP kể từ 11/2010 ( tại thời điểm nào trong bối cảnh lịch sử 9T nào ở VN mới các bác tự hỏi giáo sư Gù nhé )

    Theo tình hình mới thì có thêm thằng Hàn sẽ xin tham gia đàm phán kể từ đầu năm 2014. Trong lộ trình còn có Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.

    Riêng TQ sẽ là trường hợp quan trọng nhất mà em sẽ dành phần riêng để nói đến. Mình TQ đã đủ cho 1 thới riêng chứ không chỉ 1 mục riêng. Tuy nhiên ta sẽ nói đến thằng TQ này sau cùng.

    Như phần đầu mục này em đã nói đối tác tham gia đàm phán chính là TT nên điều lưu ý lớn nhất chính là với các nước này VN đã ký các hiệp định KT song phương với thằng nào rồi.

    Soát lại ta thấy như sau: Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản thì Việt Nam đã có FTA, vì vậy tác động của TPP về mở cửa thị trường không đáng kể. Có ký TPP thì cũng chả thay đổi gì nhiều nếu xét về ưu đãi thuế hay TT tiêu thụ SP.

    Như vậy thực chất chúng ta sẽ có 3 đối tác chính là Canada, Mexico và đặc biệt là Mỹ. Mỹ là TT lớn nhất cũng quan trọng nhất. Do vậy nói 1 cách tổng quan đàm phán được xong với Mỹ là kết thúc TPP.

    Khi đã xét như vậy ta cũng có thể suy rộng ra các nước kia trong quá trình đàm phán vì bọn nó đều có FTA với nhau sẵn rồi kiểu ASEAN hay NAFTA ( là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico có hiệu lực từ ngày 1/01/1994 )

    Còn tiêp...
  6. J4ckWR

    J4ckWR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    15
    Bác @khongquen25 đánh giá về CII thế nào? Tổng giám đốc Quốc Bình liên tục mua cổ phiểu, FTSE gia tăng room và time gần đây khối ngoại liên tục mua vào:-)
  7. toanphatloc

    toanphatloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2011
    Đã được thích:
    1.987
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    TPP dưới góc nhìn dân CK

    Tiếp....

    Chúng ta thấy các cuộc đàm phán theo từng vòng như sau :

    - Các nước chia thành 21 nhóm đàm phán cho 29 Chương

    - 2 loại đàm phán nội dung Mở cửa thị trường : Hàng hóa, Dịch vụ, Mua sắm công, Đầu tư

    Đến nay đã sang đến vòng 19 ( vòng 19 ở Brunei ).

    Chắc các bác hỏi nội dung đã thống nhất sau 19 vòng là gì ? Rất tiếc chả có kết quả nào được công bố cả vì nếu hiểu TPP phải hiểu đây là đàm phán bí mật không công bố. Theo quy định từ đầu về đàm phán TPP thì :

    - Các nước phải đảm bảo nguyên tắc bảo mật nội dung đàm phán

    - Chỉ tổ chức Họp báo sau mỗi Vòng đàm phán về các nội dung sau: Thông tin về tiến triển đàm phán ( tuyên bố chung chung )

    Do vậy rất cá biệt là vòng 17 tại Malaysia tháng 6/2013 thì đột nhiên chủ nhà Malaysia lại tuyên bố 14/29 Chương của TPP đã “cơ bản được khép lại đàm phán về các vấn đề kỹ thuật và ít tranh cãi"

    Thông tin ít ỏi mà chúng ta được báo chí chính thống nhắc đến là sẽ đàm phán ở các nội dung chính sau:

    - SPS ( biện pháp vệ sinh dịch tễ ): Vụ thủy sản có tồn dư lượng kháng sinh VN đang đàm phán ở đây

    - Hải quan

    - Viễn thông ( Đại chiến FPT, Mobifone ở đây )

    - Cung cấp dịch vụ qua biên giới

    - Mua sắm công ( PPP và đầu tư công ở đây . Ngày xưa em làm quản lý dự án đấu thầu trực tuyến mua sắm công cũng ở đây . Bác nào làm ở FPT, CMC. Viettel chắc đã đụng độ em ở dự án này tại buổi trình bày bảo vệ dự án tại bộ Kế hoạch đầu tư )

    - Lao động

    Tóm lại nếu theo tinh thần đàm phán của TPP thì :“Nothing is agreed until everything is agreed

    Còn tiếp ....
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Không biết công ty nào bất ngờ nhưng khách quan mà nói bộ phận phân tích của BSC đã có khuyến nghị cho KH về khả năng DRC vào ETF rồi mà. Cá nhân em cũng PM cho các bác tại room Không người lạ cách đây hơn 1 tuần là DRC sẽ được vào mà.

    [8/29/2013 11:07:41 AM] bachthutri: DRC sap vao ETF thay PVF
    [8/29/2013 11:08:12 AM] bachthutri: nên cả nhà chú ý nhé

    DRC với kết quả kinh doanh quý 3 vẫn cực tốt cộng với vụ mua 1/4 CP đang GD bên ngoài chắc sẽ có 1 vài phiên CE. Chỉ cần 1 phiên CE đã tăng 7% nên vụ thâm canh DRC trong 2 tuần ETF không phải là ý tồi.

    Nếu mua được DRC ở giá dưới 39 thứ 2 này thì có thể có tối thiểu 7% trong 2 tuần. Nếu diễn biến thuận lợi có thể được nhiều hơn.

    Trong bối cảnh TT còn khó khăn thì 10%/lần GD là đáng quý.

    Thêm đó DRC cũng là CP sẽ có tính TK tốt nên có thể vào ra mà không sợ mất TK. Vào tầm 100K và chẻ lệnh thì theo quan điểm cá nhân em là OK.
  10. hoatuyetden

    hoatuyetden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2013
    Đã được thích:
    102
    Em cũng cho rằng nếu mua được DRC giá không quá 39 thì cửa thắng nhiều hơn cửa thua trong 2 tuần tới[r2)]

Chia sẻ trang này