VN trở lại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 19/08/2013.

4520 người đang online, trong đó có 408 thành viên. 19:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 166029 lượt đọc và 1030 bài trả lời
  1. behocchoichung

    behocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2012
    Đã được thích:
    76
    Hai tuần đầu tiên tháng 9 đã qua! Đường về 17 còn rất xa vời chứ chưa nói là không qua nổi!
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    TPP dưới góc nhìn của dân CK

    Tiếp.....

    Tình hình đàm phán cập nhật

    Đàm phán về Mua sắm công và cơ chế đấu thầu cạnh tranh hơn

    Theo thông tin nội bộ thì cho đến lúc này về cơ bản các nước đã thống nhất về nguyên tắc minh bạch hóa trong mua sắm công.

    Thực ra cácnưcớc trong TPP hầu hết đã là các nước khá minh bạch về mua sắm đấu thầu mua sắm công rồi. Bọn Sing, Nhật, Mã đều rất nổi tiếng về khoản này nên nó dễ dàng chấp thuận. Nước khó chấp thuận nhất chính là VN chúng ta.

    Tuy nhiên xét về cả lý và tình thì việc minh bạch hóa là cần làm nên chẳng có gì phải bàn cãi cả cái cần làm rõ là minh bạch theo chuẩn nào mà thôi.

    Nhưng VN đang ở trong quá trình đơn giản thủ tục hành chính, tái cơ cấu các DNNN nên điều này cũng phù hợp. Thêm đó chúng ta biết VN đang sắp trình QH luật đấu thầu sửa đổi ( 2013 ) để luật đấu thầu minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Do vậy việc này, về cơ bản, em tin là dù có khó khăn do đặc thù nếu minh bạch tất cả thì lợi ích nhóm sẽ dần bị loại bỏ và 1 số bộ phận sẽ mất đi quyền lợi nhưng chắc không ai dám phản đối cả vì nếu phản đối khác gì lạy ông tôi ở bụi này.

    Đến lúc này em đã có danh sách các DNNN phải rà soát và minh bạch hóa hoạt động SXKD theo yêu cầu của TPP. Chính vì thế đây là bằng chứng quan trong cho thấy VN đã chấp nhận nội dung đàm phán này.

    Về phía các nước khác đều đã thống nhất thông qua duy chỉ có Mỹ lại là nước chưa chấp nhận do tính chất Mỹ là nước liên bang. Mỹ mới chấp nhận ở cấp liên bang trong khi cấc nước yêu cầu Mỹ phải mở cửa ở cả 2 cấp là liên bang và bang. Cái này là đặc thù của Mỹ vì mỗi bang lại có nhưng luật mua sắm công khác nhau.

    Các ý kiến còn bất đồng chính như sau:


    Về đối tượng áp dụng:

    Mỹ: Nguyên tắc về minh bạch và cạnh tranh áp dụng riêng cho DNNN để đảm bảo sân chơi bình đẳng giữa DNNN với DN tư nhân;

    Úc: DNNN vẫn kinh doanh trên một hệ thống chung bình thường, tuy nhiên nếu có DN nào hưởng lợi ích từ vị thế của DNNN thì phải nộp lại cho NN phần lợi ích đó

    Singapore: Quy tắc cạnh tranh cần áp dụng cho hành vi kinh doanh, không nên áp dụng cho chủ thể (bản thân DNNN đã là có một phần không kinh doanh – và không thể bình đẳng) ===> Thằng Temasek và SIG của nó rất đặc biệt. Ngoài ra ai đến Sing học và nghiên cứu thì chắc là hiểu DNNN của Sing có 1 vai trò rất đặc biệt và rất khác mọi quốc gia khác.

    Việt Nam
    : Đang im lặng trong đàm phán nhưng như nói ở trên tại các cuộc họp của CP và trong các CT tái cơ cấu đều đã có chỉ đạo làm tái cơ cấu cấu. Có thể nói VN đã chấp nhận thay đổi tuy không nói ra.

    Còn tiếp ...
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    TPP dưới góc nhìn của dân CK

    Tiếp.....

    Tình hình đàm phán cập nhật

    Đàm phán về Lao động và cải thiện các tiêu chuẩn lao động

    + Các tiêu chuẩn lao động tối thiểu : Chủ yếu là viện dẫn tới các Công ước ILO (đã có hoặc trong tương lai)

    VN là nước có trình độ lao động lạc hậu nên chuẩn lao động luôn thấp hơn chuẩn TPP do vậy có thể chúng ta sẽ phải sửa 1 số chuẩn để nâng chuẩn trong Bộ TCVN để phù hợp hơn.

    Cái chúng ta biết là nó có thể có tác động đến các DN đang xuất khẩu và chịu sự kiểm soát về các tiêu chuẩn lao động từ khách hàng. Cái này có thể sửa được bằng cách siết chặt đầu vào tuyển dụng.

    + Các biện pháp xử lý đối với hàng hóa xuất khẩu mà việc sản xuất vi phạm các tiêu chuẩn lao động

    Cái này chắc chúng ta sẽ cam kết thôi vì nhớ lại công ước về quyền Trẻ em VN là nước ký thứ 2 trên TG về Công ước này nhưng có thực hiện nghiêm chỉnh không thì ta tự biết.

    Mà bọn nó cũng đưa ra thế thôi chứ cơ chế giám sát còn mệt mới làm được. Duy nhất em nhớ chỉ thấy Indo bị 1 lần cảnh cáo khi dùng lao động trẻ em trong các nhà máy của Nike. Lô SP Nike lần đó buộc phải trả lại do vi phạm cấm dùng lao động trẻ em.

    Tóm lại VN hứa thì chả thua nước nào nên chắc chắn sẽ hứa và sẽ ký.

    + Quyền tự do lập hội (công đoàn tư nhân) :

    Vụ này mới là rắc rối đối với VN. Các nước trong TPP thì quá bình thường và quá dễ để ký nhưng VN chỉ có tổng liên đoàn LĐ và các hội, hiệp hội nhưng đều do ĐCS lãnh đạo.
    VN cấm tự do thành lập hội dưới bất kỳ hình thức nào nên có đôi chút phức tạp. Tuy nhiên có thể với TPP này chúng ta sẽ có sửa đổi 1 chút để cho phù hợp.

    Chả hiểu chuyện điều động 1 UV BCT là anh NTN sang cầm đầu bang hội kia có liên quan gì không? Cái này em không rõ.

    Các nước khác chưa thấy có bất đồng nào. Ngoài VN thì chỉ có Malaysia là có ý kiến nhưng thông tin chưa rõ ràng.

    + Giải quyết tranh chấp lao động: Cái này chắc sẽ có tòa án giải quyết tranh chấp trong TPP thôi. Nó sẽ giống WTO nên không vấn đề gì.

    Còn tiếp....
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    TPP dưới góc nhìn của dân CK

    Tiếp.....

    Tình hình đàm phán cập nhật

    Đàm phán TPP liên quan tới Xuất khẩu


    +Quy tắc xuất xứ: Thế nào là có xuất xứ từ các nước trong TPP đang là nội dung đàm phán khó khăn nhất gai góc nhất.

    Ngày nay các nước đều có nền KT hội nhập quốc tế và phụ thuộc nguồn nguyên liệu SX lẫn nhau nhưng trong TPP này lại hơi cá biệt. VN đang ở thế yếu nhất do 1 số mặt hàng XK chủ lực của VN lại có nguồn nguyên liệu là nhập khẩu từ TQ là nước ngoài TPP. Đó là dệt may và da giày.

    Ngoài ra vấn đề đàm phán chuyển đổi các dòng thuế cũng còn nhiều vấn đề. Luật thuế của VN có vẻ khác xa các nước còn lại. Mỹ đang ép mạnh VN ở mục quy tắc giá trị cộng gộp và quy tắc phối hợp. Nếu chúng ta chấp nhận là các lợi ích về loại bỏ thuế quan bị vô hiệu hóa.

    Tóm lại mục này rất khoai và chưa có tiến triển nhiều.

    Hàng rào thương mại (TBT, SPS, TR…):

    Nội dung đàm phán: Chủ yếu xoay quanh các nội dung về minh bạch hóa và xử lý khiếu nại nhanh hơn

    Tác động tới VN: Quyền quyết định/ban hành các hàng rào TM vẫn hoàn toàn nằm trong tay các nước NK, và có thể bị lạm dụng nhiều hơn khi hàng rào thuế quan đã bị loại bỏ theo cam kết TPP khiến hàng hóa XK của VN có thể vẫn không thể tiếp cận thị trường.

    Các nước đặc biệt là Mỹ vẫn không chịu từ bỏ hàng rào kỹ thuật TM. Bằng chứng rõ nhất là trong cuộc hội đàm của anh 4S nhà mình với OBM chúng ta có đưa ra nội dung Mỹ cần loại bỏ các hình thức thuế chống phá giá đối với TS của VN nhưng OBM đã " lịch sự " từ chối và nói nó không nằm trong chương trình nghị sự.

    Với ý này nó ngầm dấu con bài tẩy và VN sẽ cực khó để xử lý. Nếu vậy 1 trong những ngành XK chủ lực của VN là Thủy sản sẽ không có nhiều lợi ích về loại bỏ thuế quan. Thuế NK không còn nhưng thuế chống phá giá tăng gấp 2-3 lần thì hàng TS XK của VN vẫn sẽ tiếp tục gặp khó.

    Ở các nước khác như Hàn, Nhật nó không có thuế chống phá giá nhưng lại dựng nên rào cản kỹ thuật do như nói ở phần trên tiêu chuẩn của VN thấp hơn nó rất nhiều nên nó nắm rõ điều đó để ngăn cản. Dư lượng tồn dư kháng sinh là cái chủ yếu nó áp dụng lúc này nhưng nếu không nghiên cứu chuẩn của nó mà chỉ giảm được dư lượng tồn dư kháng sinh thì vẫn dính rào cản khác.

    Việc nghiên cứu tiêu chuẩn NK của nó chúng ta hiển nhiên là làm chưa tốt hoặc biết nhưng chưa 1 sớm 1 chiều thay đổi được.

    Tóm lại mục này cũng là mục khoai thứ 2.

    Còn tiếp....
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Giá xăng dầu lại nhấp nhổm tăng vì bất ổn ở... Syria

    Bộ Công Thương cho biết, tình hình bất ổn ở Syria đã khiến gia tăng hoạt động đầu cơ xăng dầu, đẩy giá xăng thế giới lên cao và dẫn đến tình trạng xăng dầu trong nước đang lỗ.
    Mặc dù, đại diện của Bộ này hôm nay (17.9) khẳng định, liên bộ chưa có phương án tăng giá xăng dầu nhưng cũng không phủ nhận sắp có một đợt điều chỉnh giá mới...

    Bộ Công Thương cho biết, giá xăng dầu thế giới liên tục tăng gần đây do tình hình bất ổn ở Syria. Giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đã tăng được 1,04 USD, tương ứng với mức tăng 1%, lên 108,60 USD mỗi thùng.

    Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 10 cũng tăng tới 1,13 USD, tương ứng với mức tăng 1%, lên 112,63 USD mỗi thùng. Diễn biến cùng chiều với giá dầu thô, giá xăng giao tháng 10 trên sàn hàng hóa New York tăng 5 cent, tương ứng 1,9%, lên 2,76 USD mỗi gallon.

    Hiện giá bán xăng Ron 92 của Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Công ty CP Dầu khí Đông Phương: 24.240 đồng/lít; Công ty TNHH MTV thương mại dầu khí Đồng Tháp, Cty TNHH MTV dầu khí TP. HCM: 24.250 đồng/lít; các doanh nghiệp còn lại: 24.270 đồng/lít. Giá bán dầu ma dút của Tổng Cty XD Quân đội: 18.513 đồng/kg; Công ty TNHH MTV TMDK Đồng Tháp: 18.450 đồng/kg; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt: 18.493 đồng/kg; các doanh nghiệp còn lại:18.510 đồng/kg

    Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng xác nhận, các doanh nghiệp xăng dầu đang lỗ. Tính đến ngày 15.9 giá cơ sở mặt hàng xăng dầu ở mức 24.787 đồng/lít xăng, cao hơn giá bán lẻ hiện hành của Petrolimex tới 517 đồng/lít.

    Đối với mặt hàng dầu diesel mức chênh là 611 đồng/lít dầu diesel; 1.218 đồng/lít dầu hỏa và 127 đồng/kg đối với dầu madut. Sau khi trừ đi mức trích sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu 300 đồng/lít xăng, 400 đồng/lít dầu diesel và 800 đồng/lít dầu hỏa thì mức chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá cơ sở là 217 đồng/lít xăng, 211 đồng/lít dầu diesel và 418 đồng/lít dầu hỏa.

    "Trước tình hình chính trị vẫn căng thẳng tại Syria, nhiều khả năng giá xăng dầu thế giới trong tháng 9 sẽ còn có thể biến động tăng và như vậy, giá xăng dầu trong nước tới đây càng khó khăn để có thể được kìm giữ"-một chuyên gia của Tổ điều hành giá xăng dầu cho biết. ==> Tổ này lồi mồm, lồi người quả này rồi.

    Mặc dù đã bị "bác" hai lần về đề nghị tăng giá, song theo chuyên gia này, hiện các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối xăng dầu vẫn tiếp tục gửi công văn lên Bộ Tài chính báo cáo mức chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá cơ sở do những biến động tình hình giá xăng dầu thế giới và kêu lỗ để liên Bộ có hướng xử lý.

    Cũng theo một lãnh đạo của Bộ Công Thương, do kinh doanh xăng dầu đang lỗ nên các đầu mối xăng dầu đang phải tiếp tục áp chiêu tăng hoa hồng bán hàng để "cắt lỗ", quay vòng nhập hàng do lo ngại giá xăng dầu thế giới còn tăng, không tranh thủ nhập sẽ còn "chết nữa".

    Mức hoa hồng phổ biến trên thị trường xăng dầu hiện nay là 500 - 550 đồng/lít xăng dầu, trong khi theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp đầu mối không được phép chi hoa hồng quá 430 đồng/lít xăng dầu. Mức chiết khấu này bắt đầu áp dụng từ đầu tuần sau khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng khá mạnh.

    Liên Bộ Tài chính-Công Thương dự báo, trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, xã hội thế giới, thì trong ngắn hạn, giá xăng, dầu thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tăng nhiều hơn là giảm. Nhiều khả năng, giá xăng dầu thế giới còn tăng mạnh trước tình hình chính trị căng thẳng tại Syria, gây áp lực lên giá xăng dầu trong nước.

    Trước đó, có thời điểm mức chiết khấu phổ biến trên thị trường lên tới 700 - 750 đồng/lít. "Không thể "ép" hay phạt doanh nghiệp xăng dầu về mức chiết khấu vì các doanh nghiệp cho rằng, họ phải "lách" để "sống được"với tình hình giá cả đang bị Nhà nước kìm giữ"-một chuyên gia trong ngành xăng dầu tiết lộ.

    Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Nói tăng chiết khấu để cắt lỗ vẫn vô lý và không bình thường vì doanh nghiệp xăng dầu lỗ thì khó có thể đẩy chiết khấu lên cao. Có chăng chỉ là sự linh hoạt, họ biết giá xăng dầu sớm muộn sẽ tăng để "bù" cho phần chiết khấu họ đã phải chi trước đó cho các đại lý để bán hàng. "Tôi chưa bao giờ thấy các bộ có sự giải thích rõ ràng về chi phí này của doanh nghiệp. Nếu vậy, thời gian tới có tăng giá xăng dầu thì người tiêu dùng sẽ vẫn lại bất bình và cảm thấy thiệt thòi, vô lý"-ông Phong nói.

    Mai Nguyễn
    DÂN VIỆT
  6. Scorpion_RED

    Scorpion_RED Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    642
    nếu thế bác KQ phải bỏ ck à:-??
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Nhiều bác hỏi sao BSI lại đột nhiên sôi động thế thì em đã trả lời phần trước rồi.

    Khi BID chào sàn thì BSI sẽ ở vị thế hoàn toàn khác. Đơn giản vậy thôi.
  9. snakevnn

    snakevnn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Đã được thích:
    0
  10. snakevnn

    snakevnn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Đã được thích:
    0
    tt giảm chả thấy chủ thớt đâu nhẩy :))

Chia sẻ trang này