VN trở lại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 19/08/2013.

5865 người đang online, trong đó có 654 thành viên. 17:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 166025 lượt đọc và 1030 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Vừa đi hội thảo ENF về nhưng chưa thấy hấp dẫn gì cả.

    Tóm lại quỹ mở ngoài VF1 ra thì còn khoai lắm !
  2. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382

    Cám ơn bác.
    Mình cũng ngắm được ít lâu, tuy nhiên chưa giới thiệu trên F vội vì tin chưa ra, nay thấy tin chia thưởng bắt đầu hé mở mới giới thiệu lên với bà con. Dự kiến ngày chốt sẽ có trong tháng 10.
    Còn về nội tại của nó, như bác nói, nhìn là thấy tốt rồi, càng nghiên cứu về nó thì càng không có gì để nói nữa.[:D]
  3. redwave

    redwave Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Đã được thích:
    40
    Bác KQ xem là với thông tin FED vẫn giữ QE như cũ và premium của thằng VNM hơn 3% và shares out tăng thêm 50000 thì có khả năng là 2 tuần tới nước ngoài sẽ múc mạnh không. Hôm nay không thấy bác bình về TPP nữa nhỉ?
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em đang bị giao cái khác gấp hơn TPP cho dù TPP bọn em cũng có buổi trình bày hội thảo cơ hội đầu tư cùng TPP ở Thái Nguyên.

    Em tạm nối các đoạn lại với nhau cho dễ đọc nhé? Phần đi sâu và từng ngành từng mã cụ thể sẽ đến ở phần 2 nội dung này:


    TPP dưới góc nhìn dân CK

    Như đã hứa hôm nay dù khá bận nhưng em vẫn bắt đầu chém về TPP. Người ta nói làm chưa chắc đã thành công nhưng không làm thì chắc chắn không có bao giờ có thành quả phải không các bác? Do vậy nội dung phần này là suy nghĩ hoàn toàn chủ quan của em nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Chỗ nào còn thiếu các bác cứ ném đá thoải mái.

    Quan điểm của em là bắt đầu đã là thành công nên em bắt đầu luôn nhé !

    Mở đầu

    Trước khi nghe đến TPP ( Hiệp định hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership ) thì chúng ta đã quá quen với WTO ( Tổ chức Thương mại Thế giới - World Trade Organization) rồi. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện hơn về TPP em nhắc lại WTO 1 chút:

    WTO

    Chắc chúng ta còn nhớ ngày VN vào được WTO sau hơn 10 năm chậm chạp đã làm thay đổi khá nhiều nền KT VN. Khi bước chân vào WTO chúng ta chính thức bước vào 1 cuộc chơi sòng phẳng hơn, khốc liệt hơn. Được mất ra sao sau gần 5 năm bơi ra biển lớn chúng ta đều có thể tự nhận ra và em không nhắc lại nhưng chắc chắn cái chúng ta nhớ nhất là ngay sau khi VN được vào WTO 1 làn sóng đầu tư FDI ào ạt đổ vào VN và là nguyên nhân trực tiếp làm TTCK VN nổi sóng thần sau 5 năm èo uột.Ngày đó em chưa biết CK là gì nhưng cái em nhớ là vào thang máy vẫn nghe các bạn trẻ hào hứng khoe tao mua được con này, tao múc được con kia... Có lẽ họ cố tình nói to để em nghe thấy và thèm... Nhưng lúc đó em vô cảm vì thực sự chưa biết CK là cái quái gì cả.

    Các mục tiêu chính của WTO ngày ấy:

    • Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO

    • Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại

    • Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO ( kiện nhau tùm lum cả các bác nhỉ )

    • Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên ( soi nhau rất kỹ và hở 1 cái là áp thuế hoặc hàng rào kỹ thuật )

    Để vào được WTO thì nên nhớ đến nguyên tắc đàm phán WTO mà VN được coi là trâu chậm uống nước đục: Đàm phán gia nhập WTO: đàm phán 1 chiều, các nước đã là thành viên WTO có quyền đặt điều kiện cho nước muốn gia nhập, tới khi nào đồng ý mới cho gia nhập.

    Do vậy VN do định hướng chậm nên việc đàm phán đã hết sức khó khăn và tốn rất nhiều thời gian, chi phí chưa kể nói đến phần quan trọng nhất là phải nhượng bộ rất nhiều quyền lợi về KT. Tuy nhiên cuối cùng VN cũng chui được vào cái chợ này khi tuyệt đại các kios bán hàng tốt đã được phân chia từ lâu rồi.

    Chuyện cũng không nên nhắc lại thêm.

    Đến đây chắc chắn các bác sẽ đặt ra câu hỏi: Đã có WTO thì mọc ra TPP làm cái quái gì? TPP khác WTO ở điểm nào?

    Hihi...và phần mở đầu của em chính là TPP là cái quái gì? Khác WTO ở điểm nào? ( tất nhiên dưới góc nhìn dân CK thôi nhá )...

    Giờ em bắt đầu đeo kính đen để nhìn lại WTO nhé:

    Bắt đầu cái chữ Hiệp định ... Hiểu 1 cách nôm na hiệp định là Thỏa thuận giữa các nước (các Bên) nhằm “tự ràng buộc” mình vào những khuôn khổ chung . Tuy nhiên như nói ở trên đặc điểm lớn của WTO ngày xưa là thằng vào trước được đặt điều kiện với thằng vào sau ( ma cũ bắt nạt ma mới ). Thằng vào sau không chịu thì đứng ra ngoài do vậy càng vào sau càng phải đàm phán với nhiều đối tác và thường bị áp nhiều điều khoản bất lợi.

    Lúc này tuyệt đại đa số các nước quan trọng nhất đều đã chui vào cái chợ WTO này và nền kinh tế tương đối lớn cuối cùng vào chính là Nga. Nga mặc cả năng lượng và ngân hàng nên hơi bi lâu nhưng cuối cùng bọn nó cũng cho Nga vào vì để nó ở ngoài nó cứ chiêu bài năng lượng cũng phát mệt với nó. Thôi thì cho nó vào vừa đỡ việc Nga cứ suốt ngày dọa gây khủng hoảng năng lượng lại có cơ hội khai thác TT tiềm năng rất lớn này. Thế là tất cả vào như nhau và chả còn đứa nào có ưu thế với đứa nào xét về mặt tương đối.

    Nhưng khi tất cả đã vào cả rồi thì kẻ tạo ra cái chợ này mới thấy vai trò lịch sử của WTO đã kết thúc vì chả còn bán vé giá cao cho ai được nữa khi chỗ thuê kios bán hàng đã được thuê kín. Thế mới hài.... vậy là sẽ phải tạo ra cái chợ mới và lại bán vé lại từ đầu .... Đó chính là TPP.

    Tuy nhiên tạm thời chưa nói ngay đến TPP vội mà hãy nhìn lại cái gì được và chưa được khi gia nhập WTO đã. Chỉ khi nhìn lại được đúng thì ta mới hiểu TPP nó sẽ ra sao. Cái này khá giống các bác chuyên gia PTKT theo trường phái TA ấy. TA là nhìn lại lịch sử GD để dự báo tương lai. Vậy nhìn lại lịch sử tý nhỉ?

    Tích cực: ( chỉ nói đến cái gì liên quan đến CK thôi nhé )

    Như đã nói các tác động chủ yếu khi tham gia WTO ở trên, kể từ 1/2007 ta thấy lượng tiền FDI đổ vào VN tăng lên chóng mặt : Cả XK lẫn NK tăng vọt ( vốn đầu tư trực tiếp tăng kỷ lục đến 93,4% so với năm trước; vốn gián tiếp tăng 6,5 tỉ đô la; Cán cân thương mại tổng thể thặng dư đến 10,2 tỉ $; đầu tư toàn xã hội tăng đến 46,5%. Tất cả những yếu tố đó đã giúp GDP có mức tăng kỷ lục trong năm 2007 - 8,5%, cao nhất trong lịch sử.

    TT CK sau bao năm èo uột đột nhiên điên loạn tăng đến mức điên rồ, nhà nhà chơi CK người người chơi CK, cứ mua được là lãi. Nhiều người nằm mơ cũng không hiểu sao cái Cty rẻ rách của mình đột nhiên lại có người hỏi mua để CPH và ném lên sàn. Lên sàn vài hôm tự nhiên thành tỷ phú, cái điều mà cả vài năm cặm cụi làm ăn họ cũng chưa từng dám mơ.

    Nhiều mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi đột nhiên thành siêu dự án BDS có giá đến hàng nghìn tỷ ... bà nông dân trồng rau tự nhiên 1 ngày đẹp trời thành tỷ phú và cứ khi đó ai nói Thần Đèn trong 1001 lẻ đêm không có thật sẽ bị ăn tát ngay vì nó quá hiện thực ở VN. Thần đèn không ở Ba Tư mà nó ở VN.

    Tóm lại là XH giàu lên 1 cách cực kỳ nhanh chóng nhờ yếu tố WTO.


    Tiêu cực: Hehe... chả nói thì ai cũng biết rồi bạo phát thì bạo tàn, đến nhanh thì đi cũng nhanh.

    Thị trường chứng khoán là nơi phản ánh rõ nét nhất: từ đỉnh 1.170 thị trường nhanh chóng tụt dốc từ tháng 10-2007 xuống đến đáy còn 235 điểm vào tháng 2-2009.

    Giống những con bạc khát nước, thua thi cay cú nên khi có gói kích cầu của Chính phủ xấp xỉ 9 tỉ đô la Mỹ vào năm 2009 tất cả lại dốc tiền đánh lần 2 ( em tham gia lúc này ). Cuộc chiến lần 2 là cuộc chiến hùn vốn mở ngân hàng, tiếp tục cho vay vô tội vạ. Khủng hoảng tài chính thế giới bùng phát cùng thời điểm l_àm hình chuyển biến nhanh, sự suy thoái lúc này mới hiện nguyên hình.

    Nhưng cái gì mới thực sự đáng suy nghĩ..... đây mới là cái em định nói và bắt đầu nói.... Chính là phần tổng kết ai được ai mất sau 1 cuộc đâm chém ( tài chính ) điên loạn. Khôn sống mống chết là ở chỗ này đây.

    Tổng kết lại 5 năm tham gia WTO ta thấy ngoài những hậu quả tiêu cực không thể phủ nhận được có những điểm sáng rõ rêt. Nó rất đúng quy luật: Khôn sống mống chết. Hãy thử phân tích xem khi vào WTO cơ hội đã đến với ai và nguy cơ đến với ai? Ai đã kiếm được nhiều và ai đã chết?

    Phần ai thắng trong TTCK giai đoạn đó em đã viết khá kỹ ở thớt cũ nó ở đoạn này :

    Link : http://f319.com/home/1487808/page-14

    Link: http://f319.com/home/1487808/page-15

    Tuy nhiên nếu nhìn rộng hơn ở nền KT ta thấy như sau:

    Các DN không tận dụng được nguồn vốn, công nghệ NN đổ vào mà dùng nguồn vốn phát hành CP đổ vào BDS đều chết thảm hại. Nhiều DN đang làm ăn tương đối ổn định, hiệu quả bỗng chốc huyễn hoặc về mình nhảy sang làm đa ngành nghề và có luôn 2 ngày đòi hỏi trình độ quản lý cao là BDS và Tài chính. Hầu như các DN loại này đến nay chúng ta thấy họ đều đã chết lâm sàng.

    Các DN ăn theo các DN trên cũng chết theo khi DN mẹ tèo...

    Nhưng có 1 loại DN không chết hoặc suýt chết thì tỉnh ngộ nên thoát chết và tái sinh.

    Đó là 1 vài DN VN tận dụng được nguồn vốn đổ vào ào ạt đã mở rộng được quy mô, chuyển đổi được công nghệ và vẫn làm ngành nghề truyền thống và không lấn sân sang lĩnh vực khác. Kể ra có thể tính đến VNM, DRC, DPM.... nhưng rất ít DN đủ quy mô.

    Nhưng đó không phải là phần em muốn nói đến mà chúng ta hãy nhìn khối ngoại kia kìa.

    Có 1 số DN Tây cũng chết vì gà tây cũng có chứ chả phải chỉ có gà ta nhưng đến lúc này nếu nhìn lại thống kê của Tổng cục Thống kê từ năm 2007 thì thấy bọn Tây ngoài bị ảnh hưởng khách quan tình hình suy thoái TG nói chung vẫn có nhưng bước chuyển biến cực kỳ mạnh mẽ.

    Đó là các DN FDI chọn Việt Nam làm cơ sở sản xuất cho dây chuyền tiêu thụ toàn cầu của họ, đúng y bài bản của việc tận dụng đúng cách WTO. Họ tận dụng triệt để các cam kết của Việt Nam như mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính, logistics....

    Chúng ta hay bị đánh lừa XK của VN tăng mạnh nhưng thực chất XK của VN của khối FDI mới tăng mạnh trong khi XK của khối DN nhà nước và DNVN suy giảm khá mạnh.
    Hiện các cty của Hàn, Tháí, TQ, Đài, Nhật .... mới là chủ lực XK của VN. Chúng ta tuy có XK thủy sản, nông sản, dệt may tăng mạnh nhưng lại 1 lần nữa con số đánh lừa chúng ta khi chúng ta hiểu rằng 85% nguyên liệu để làm ra hàng XK đó là do chúng ta nhập khẩu từ chính các DN nước ngoài kia.

    Nói đến thủy sản chúng ta nhập thức ăn từ các DN liên doanh hoặc 100% vốn NN như CPVN, Uni-President, Greenfeed, Cargill, New Hope, CJ Vina, Anco....

    Nói đến dệt may ta biết 85% nguyên liệu chúng ta nhập từ TQ, Hàn và Mỹ.

    Nói đến lúa chúng ta nói đến phân bón TQ, lúa giống TQ.

    Đấy là không nói đến Máy tính, điện thoại di động, Thiết bị điện tử.... thì 100% của Hàn, Nhật, Đài cả... Samsung là điển hình.

    Thế nên doanh thu XK tuy tăng nhưng tăng ở mảng DN FDI mà thôi chứ chúng ta chả có cái gì. Cái chúng ta giữ lại được phần nào chủ yếu ở mảng khoáng sản thô mà thôi. Đau nhưng là sự thật.

    Như vậy công bằng mà nói WTO hoàn toàn không có tội mà cái tội là chúng ta đã biến cơ hội thành nguy cơ.

    Nếu chúng ta bình tĩnh tận dụng hết những lợi thế vừa mới xuất hiện trong năm 2007, năm đầu tiên sau gia nhập WTO để đi vào sản xuất kinh doanh theo thế mạnh của từng người, tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, để đầu tư chiều sâu, thâm nhập thị trường nội địa thì mọi chuyện đã khác.

    Chính chúng ta đánh mất cơ hội của mình chứ không phải ai khác. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

    Nhưng chuyện đã qua không nên nói lại nhiều vì nói lại quá dễ khi mọi việc đã an bài phải không các bác? Chúng ta bắt đầu nhìn lại hiện tại để định vị tương lai. Đây chính là phần tất cả chúng ta cùng quan tâm để sao cho cơ hội TPP lần này đừng để đánh mất.

    Chim sợ cành cong và ván bài mới tinh vi hơn, khốc liệt hơn nhưng cá nhân em cho là cơ hội lần 2 đã đến. Sau 5 năm dưới vũng lầy bình minh tuy chưa hé sáng nhưng đêm đen không còn dài.

    Cho dù VN còn bảo thủ, còn trì trệ nhưng xu thế hồi phục chắc chắn phải đến trong năm 2014 và những tín hiệu đầu tiên phải có từ cuối quý 3 và TPP chính là pháo hiệu.
    Ta chờ đợi gì ở TPP? Cái gì sẽ có lợi cái gì sẽ bất lợi?

    Tất nhiên cái gì cũng có 2 mặt của nó nhưng như em đã nói : Khôn sống mống chết.

    Các đối tác tham gia đàm phán: Nói theo cách khác thì đây là các TT sẽ được khai thác khi cùng vào TPP.

    Hiện có các nước sau : Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản trong đó Nhật là thằng mới nhất đã chính thức tham gia và sao nó lại tham gia và tham gia muộn thế chúng ta sẽ phân tích chi tiết sau.

    VN mình là 1 trường hợp đặc biệt nhất nhưng nếu không nhận ra điều này chúng ta có thể được tất và cũng có thể mất tất. Cái này tùy thuộc vào thái độ của LD VN khi xác định tham gia canh bạc lớn. Em nói có thể hơi quá nhưng việc VN vào hay không và vào sẽ được lòng ai mất lòng ai chúng ta không nói ra cũng hiểu và để tránh sa đà vào chuyện 9T em sẽ miễn bàn về vấn đề đó nhé mà chỉ tập trung vào chuyên môn CK.

    Ta nhớ rằng chính Mỹ là người chủ động đưa ra lời mời VN tham gia TPP bất chấp những khác biệt về thể chế CT. Chúng ta càng phải nhở rằng đã vô số lần VN đề nghị MỸ công nhận là nền KT Thị trường đầy đủ nhưng chưa bao giờ được Mỹ ủng hộ thực sự cả. Vậy lẽ gì Mỹ lại chủ động mới VN tham gia TPP bởi nếu vào TPP thì gần như mặc định không cần đề nghị nữa mà VN sẽ được Mỹ công nhận là nền KTTT đầy đủ?

    Ban đầu nó mời VN với tư cách Quan sát viên đặc biệt ( vẫn là trường hợp duy nhất trong TPP trong lịch trình đàm phán )

    VN chính thức thành viên đàm phán TPP kể từ 11/2010 ( tại thời điểm nào trong bối cảnh lịch sử 9T nào ở VN mới các bác tự hỏi giáo sư Gù nhé )

    Theo tình hình mới thì có thêm thằng Hàn sẽ xin tham gia đàm phán kể từ đầu năm 2014. Trong lộ trình còn có Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.

    Riêng TQ sẽ là trường hợp quan trọng nhất mà em sẽ dành phần riêng để nói đến. Mình TQ đã đủ cho 1 thới riêng chứ không chỉ 1 mục riêng. Tuy nhiên ta sẽ nói đến thằng TQ này sau cùng.

    Như phần đầu mục này em đã nói đối tác tham gia đàm phán chính là TT nên điều lưu ý lớn nhất chính là với các nước này VN đã ký các hiệp định KT song phương với thằng nào rồi.

    Soát lại ta thấy như sau: Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản thì Việt Nam đã có FTA, vì vậy tác động của TPP về mở cửa thị trường không đáng kể. Có ký TPP thì cũng chả thay đổi gì nhiều nếu xét về ưu đãi thuế hay TT tiêu thụ SP.

    Như vậy thực chất chúng ta sẽ có 3 đối tác chính là Canada, Mexico và đặc biệt là Mỹ. Mỹ là TT lớn nhất cũng quan trọng nhất. Do vậy nói 1 cách tổng quan đàm phán được xong với Mỹ là kết thúc TPP.

    Khi đã xét như vậy ta cũng có thể suy rộng ra các nước kia trong quá trình đàm phán vì bọn nó đều có FTA với nhau sẵn rồi kiểu ASEAN hay NAFTA ( là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico có hiệu lực từ ngày 1/01/1994 )

    Chúng ta thấy các cuộc đàm phán theo từng vòng như sau :

    - Các nước chia thành 21 nhóm đàm phán cho 29 Chương


    - 2 loại đàm phán nội dung Mở cửa thị trường : Hàng hóa, Dịch vụ, Mua sắm công, Đầu tư
    Đến nay đã sang đến vòng 19 ( vòng 19 ở Brunei ).

    Chắc các bác hỏi nội dung đã thống nhất sau 19 vòng là gì ? Rất tiếc chả có kết quả nào được công bố cả vì nếu hiểu TPP phải hiểu đây là đàm phán bí mật không công bố. Theo quy định từ đầu về đàm phán TPP thì :

    - Các nước phải đảm bảo nguyên tắc bảo mật nội dung đàm phán

    - Chỉ tổ chức Họp báo sau mỗi Vòng đàm phán về các nội dung sau: Thông tin về tiến triển đàm phán ( tuyên bố chung chung )

    Do vậy rất cá biệt là vòng 17 tại Malaysia tháng 6/2013 thì đột nhiên chủ nhà Malaysia lại tuyên bố 14/29 Chương của TPP đã “cơ bản được khép lại đàm phán về các vấn đề kỹ thuật và ít tranh cãi".

    Thông tin ít ỏi mà chúng ta được báo chí chính thống nhắc đến là sẽ đàm phán ở các nội dung chính sau:

    - SPS ( biện pháp vệ sinh dịch tễ ): Vụ thủy sản có tồn dư lượng kháng sinh VN đang đàm phán ở đây

    - Hải quan

    - Viễn thông ( Đại chiến FPT, Mobifone ở đây )

    - Cung cấp dịch vụ qua biên giới

    - Mua sắm công ( PPP và đầu tư công ở đây . Ngày xưa em làm quản lý dự án đấu thầu trực tuyến mua sắm công cũng ở đây . Bác nào làm ở FPT, CMC. Viettel chắc đã đụng độ em ở dự án này tại buổi trình bày bảo vệ dự án tại bộ Kế hoạch đầu tư )

    - Lao động

    Tóm lại nếu theo tinh thần đàm phán của TPP thì: “Nothing is agreed until everything is agreed”.

    Vận động hành lang cho TPP

    Cũng như mọi cuộc đàm phán khác, việc vận động hành lang cho việc ủng hộ hay chấp nhận quan điểm của mình là điều rất bình thường, TPP cũng không là ngoại lệ.
    Việc vận động hành lang có nhiều cấp độ nhưng về cơ bản nó là cử nhóm đàm phán đến đàm phán theo sự chỉ đạo của CP nước tham gia đàm phán.

    Bên cạnh đó trực tiếp tham gia vận động hành lang bằng các chuyến thăm viếng đến các nước đối tác tham gia đàm phán của LD các nước dựa trên các hiệp định song phương đang được tiến hành ráo riết.

    Chúng ta có thể kể đến hàng loạt các cuộc sang thăm cấp nhà nước của VN đến các nước liên quan như: Chi Lê, Peru, Malaysia, Mỹ, Nhật, Timoleste...

    Ở chiều ngược lại LD các nước cũng liên tục sang thăm VN với mục tiêu chốt xong các nội dung cơ bản. Đó là các chuyến sang thăm VN của TT Sing, TT Hàn, TT Mã, Toàn quyền New, TT Úc, Thái ....

    Chúng ta thấy đa só các cuộc viếng thăm này đều là các nước đang tham gia đàm phán TPP hoặc chuẩn bị tham gia đàm phán.

    Bên cạnh các cuộc viếng thăm cấp nhà nước thì cũng có những cuộc vận động hành lang bởi các hiệp hội DN các nước qua thăm và làm việc với nhau chuẩn bị cho các hợp tác về KT ngay khi TPP được thông qua.

    Điều chúng ta cũng dễ dàng nhận ra là phương pháp đàm phán của các nước lớn là rất giống nhau đó là cây gậy và củ cả rốt

    Củ cà rốt: Liên tục dùng Media có định hướng để đề cao lợi ích 1 chiều khi tham gia TPP, vẽ nên các lộ trình để tin rằng TPP sẽ sớm đi đến chung kết, các điều khoản sẽ được thống nhất về mặt kỹ thuật ngay trong năm 2013.....

    Cây gậy: Đe dọa dùng biện pháp mạnh về rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng XK chủ lực của đối tác....

    Vậy thực chất TPP đã đàm phán đến đâu? Các vướng mắc còn lại là gì? Chúng ta cùng thử đánh giá lại.

    Để tiện theo dõi em nhắc lại các Lợi ích chung từ thương mại tự do ( theo lý thuyết )

    - Lợi thế xuất khẩu: Thuế quan khi nhập khẩu vào các nước TPP về nguyên tắc sẽ được loại bỏ phần lớn từ đó sẽ tăng sức cạnh tranh của hàng hóa của nước XK đối với các nước ngoài TPP, cơ hội khai thác TT tiềm năng.

    - Lợi ích nhập khẩu: Tiếp cận nguồn cung giá rẻ do thuế quan được loại bỏ

    - Kỳ vọng đầu tư: Môi trường đầu tư thuận lợi hơn, triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn >> thu hút đầu tư FDI nhiều hơn.

    Nhưng ngược lại việc vào TPP sẽ đặt ra các thách thức về :

    - Điều kiện/Sức ép thay đổi/cải cách: Sức ép và cơ hội hợp tác để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, công nghệ, kỹ năng quản lý.

    - Sức ép để cải cách chính sách, pháp luật, các thiết chế thị trường:

    Chắc chắn chúng ta sẽ thấy ngay những rủi ro khi tham gia TPP. Chúng ta sẽ đứng trước vô vàn thách thức khi làm sao bảo vệ được DN trước sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà khi các điều khoản ưu đãi buộc phải tháo bỏ.

    Các quan ngại chính:

    Đầu tư: Nếu mở cửa hoàn toàn FDI thực sự từ các nước này có tăng? Có đảm bảo nào không? Thực tế ta thấy nhiều nước sau khi ta ký BTA thì ngoài những điều kiện khách quan thì FDI thực tế lại giảm. Vậy điều kiện cần là ký TPP nhưng điều kiện đủ phải là gì?

    - Thể chế: Đổi mới là Tự nguyện hay Cưỡng bức? Chúng ta điều biết VN là nước XHCN nên có những cái chúng ta không thể vượt khỏi thể chế XH. Vậy khi có xung đột về thể chế chúng ta xử lý ra sao? ( Hehe... em có 1 bằng Master lởm về môn này nên có chút ít gọi là biết về thể chế là cái quái gì ).

    - Hệ thống chính sách pháp luật TMQT: VN là nước có trình độ thấp về rất nhiều mặt và về chính sách thì cũng nên khách quan thừa nhận điều đó. Tuy nhiên khi tham gia đàm phán các Hiệp định TM các nước có trình độ cao hơn thường cho VN áp dụng chuẩn thấp hơn trong 1 thời gian nhất định. Nó thường hay gọi là quá trình hội nhập hay lộ trình hội nhập. Lần này TPP các nước có cho VN điều kiện ưu đãi đó không? Rõ ràng trong các nước tham gia đàm phán TPP thì VN có trình độ thấp nhất không cần bàn cãi.

    Chúng ta đều biết ngoài TPP VN cũng đang đàm phán 2 hiệp định TM khác nữa với 2 khối KT châu Âu nên do vậy kết quả đàm phán TPP này là vô cùng quan trọng đối với VN. Nếu nhượng bộ lấy chuẩn cao thì sang 2 hiệp định kia có thể cũng lấy theo chuẩn đó. Chúng ta hiểu nó nôm na như điểm sàn vậy.
    Nếu VN không thay đổi kịp theo thông lệ quốc tế thì chúng ta có áp dụng chuẩn kép? 1 cho các nước TPP và 1 cho các nước không TPP? Các rắc rối sẽ nảy sinh từ đây vô cùng nhiều.

    Các nội dung chính đang đàm phán:

    Đàm phán về Mua sắm công và cơ chế đấu thầu cạnh tranh hơn

    - Các quy tắc đảm bảo minh bạch hóa trong mua sắm công (thủ tục gọi thầu, điều kiện tham gia đấu thầu, tiêu chí chọn thầu…)

    - Các nguyên tắc chủ yếu là dựa trên Hiệp định về Mua sắm công của WTO (GPA)

    - Các cơ quan/đơn vị sử dụng NSNN mà khi mua hàng hóa, dịch vụ sẽ phải cho phép các nhà thầu đến từ các nước TPP

    - Mỗi nước đưa ra danh mục các cơ quan của nước mình mà sẽ là đối tượng khi mua sắm hàng hóa/dịch vụ phải cho phép nhà thầu các nước TPP tham gia cạnh tranh

    Đàm phán về Doanh nghiệp Nhà nước

    + Nguyên tắc áp dụng; Loại DN là đối tượng áp dụng ( em có trong tay danh sách các cty phải làm điều này theo văn bản của VPCP gửi rồi )

    Đàm phán về Lao động và các tiêu chuẩn lao động

    - Các tiêu chuẩn lao động tối thiểu: Chủ yếu là viện dẫn tới các Công ước ILO (đã có hoặc trong tương lai)

    - Các biện pháp xử lý đối với hàng hóa xuất khẩu mà việc sản xuất vi phạm các tiêu chuẩn lao động

    - Quyền tự do lập hội (công đoàn tư nhân)

    - Giải quyết tranh chấp lao động

    - Đàm phán liên quan tới Xuất khẩu

    Quy tắc xuất xứ:

    - Đàm phán dệt may: Quy tắc yarn-forward ; danh mục ngoại lệ

    - Đàm phán Da giày:

    - Hàng rào thương mại (TBT, SPS, TR…)

    - Đàm phán liên quan tới nhập khẩu

    - Điều kiện bảo hộ

    Đàm phán TPP liên quan tới Nông nghiệp

    - Về mở cửa thị trường: Biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS); Biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp)

    - Về chi phí sản xuất:

    + Về chi phí cho nông hóa phẩm: bảo hộ và thời hạn bảo hộ đối với các sáng chế liên quan tới thuốc trừ sâu, thuốc thú ý, phân bón, hóa chất nông nghiệp khác;

    + Về chỉ dẫn địa lý: bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu thương mại (ai đăng ký trước thì được quyền sở hữu)

    Đàm phán về Mua sắm công và cơ chế đấu thầu cạnh tranh hơn

    Theo thông tin nội bộ thì cho đến lúc này về cơ bản các nước đã thống nhất về nguyên tắc minh bạch hóa trong mua sắm công.


    Thực ra cácnưcớc trong TPP hầu hết đã là các nước khá minh bạch về mua sắm đấu thầu mua sắm công rồi. Bọn Sing, Nhật, Mã đều rất nổi tiếng về khoản này nên nó dễ dàng chấp thuận. Nước khó chấp thuận nhất chính là VN chúng ta.

    Tuy nhiên xét về cả lý và tình thì việc minh bạch hóa là cần làm nên chẳng có gì phải bàn cãi cả cái cần làm rõ là minh bạch theo chuẩn nào mà thôi.

    Nhưng VN đang ở trong quá trình đơn giản thủ tục hành chính, tái cơ cấu các DNNN nên điều này cũng phù hợp. Thêm đó chúng ta biết VN đang sắp trình QH luật đấu thầu sửa đổi ( 2013 ) để luật đấu thầu minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Do vậy việc này, về cơ bản, em tin là dù có khó khăn do đặc thù nếu minh bạch tất cả thì lợi ích nhóm sẽ dần bị loại bỏ và 1 số bộ phận sẽ mất đi quyền lợi nhưng chắc không ai dám phản đối cả vì nếu phản đối khác gì lạy ông tôi ở bụi này.

    Đến lúc này em đã có danh sách các DNNN phải rà soát và minh bạch hóa hoạt động SXKD theo yêu cầu của TPP. Chính vì thế đây là bằng chứng quan trong cho thấy VN đã chấp nhận nội dung đàm phán này.

    Về phía các nước khác đều đã thống nhất thông qua duy chỉ có Mỹ lại là nước chưa chấp nhận do tính chất Mỹ là nước liên bang. Mỹ mới chấp nhận ở cấp liên bang trong khi cấc nước yêu cầu Mỹ phải mở cửa ở cả 2 cấp là liên bang và bang. Cái này là đặc thù của Mỹ vì mỗi bang lại có nhưng luật mua sắm công khác nhau.

    Các ý kiến còn bất đồng chính như sau:

    Về đối tượng áp dụng:

    Mỹ: Nguyên tắc về minh bạch và cạnh tranh áp dụng riêng cho DNNN để đảm bảo sân chơi bình đẳng giữa DNNN với DN tư nhân;

    Úc: DNNN vẫn kinh doanh trên một hệ thống chung bình thường, tuy nhiên nếu có DN nào hưởng lợi ích từ vị thế của DNNN thì phải nộp lại cho NN phần lợi ích đó

    Singapore: Quy tắc cạnh tranh cần áp dụng cho hành vi kinh doanh, không nên áp dụng cho chủ thể (bản thân DNNN đã là có một phần không kinh doanh – và không thể bình đẳng) ===> Thằng Temasek và SIG của nó rất đặc biệt. Ngoài ra ai đến Sing học và nghiên cứu thì chắc là hiểu DNNN của Sing có 1 vai trò rất đặc biệt và rất khác mọi quốc gia khác.

    Việt Nam: Đang im lặng trong đàm phán nhưng như nói ở trên tại các cuộc họp của CP và trong các CT tái cơ cấu đều đã có chỉ đạo làm tái cơ cấu cấu. Có thể nói VN đã chấp nhận thay đổi tuy không nói ra.

    Đàm phán về Lao động và cải thiện các tiêu chuẩn lao động :

    + Các tiêu chuẩn lao động tối thiểu: Chủ yếu là viện dẫn tới các Công ước ILO (đã có hoặc trong tương lai)

    VN là nước có trình độ lao động lạc hậu nên chuẩn lao động luôn thấp hơn chuẩn TPP do vậy có thể chúng ta sẽ phải sửa 1 số chuẩn để nâng chuẩn trong Bộ TCVN để phù hợp hơn.

    Cái chúng ta biết là nó có thể có tác động đến các DN đang xuất khẩu và chịu sự kiểm soát về các tiêu chuẩn lao động từ khách hàng. Cái này có thể sửa được bằng cách siết chặt đầu vào tuyển dụng.

    + Các biện pháp xử lý đối với hàng hóa xuất khẩu mà việc sản xuất vi phạm các tiêu chuẩn lao động:

    Cái này chắc chúng ta sẽ cam kết thôi vì nhớ lại công ước về quyền Trẻ em VN là nước ký thứ 2 trên TG về Công ước này nhưng có thực hiện nghiêm chỉnh không thì ta tự biết.

    Mà bọn nó cũng đưa ra thế thôi chứ cơ chế giám sát còn mệt mới làm được. Duy nhất em nhớ chỉ thấy Indo bị 1 lần cảnh cáo khi dùng lao động trẻ em trong các nhà máy của Nike. Lô SP Nike lần đó buộc phải trả lại do vi phạm cấm dùng lao động trẻ em.

    Tóm lại VN hứa thì chả thua nước nào nên chắc chắn sẽ hứa và sẽ ký.

    + Quyền tự do lập hội (công đoàn tư nhân) :

    Vụ này mới là rắc rối đối với VN. Các nước trong TPP thì quá bình thường và quá dễ để ký nhưng VN chỉ có tổng liên đoàn LĐ và các hội, hiệp hội nhưng đều do ĐCS lãnh đạo.

    VN cấm tự do thành lập hội dưới bất kỳ hình thức nào nên có đôi chút phức tạp. Tuy nhiên có thể với TPP này chúng ta sẽ có sửa đổi 1 chút để cho phù hợp.

    Chả hiểu chuyện điều động 1 UV BCT là anh NTN sang cầm đầu bang hội kia có liên quan gì không? Cái này em không rõ.

    Các nước khác chưa thấy có bất đồng nào. Ngoài VN thì chỉ có Malaysia là có ý kiến nhưng thông tin chưa rõ ràng.

    + Giải quyết tranh chấp lao động: Cái này chắc sẽ có tòa án giải quyết tranh chấp trong TPP thôi. Nó sẽ giống WTO nên không vấn đề gì.

    Đàm phán TPP liên quan tới Xuất khẩu

    + Quy tắc xuất xứ: Thế nào là có xuất xứ từ các nước trong TPP đang là nội dung đàm phán khó khăn nhất gai góc nhất.

    Ngày nay các nước đều có nền KT hội nhập quốc tế và phụ thuộc nguồn nguyên liệu SX lẫn nhau nhưng trong TPP này lại hơi cá biệt. VN đang ở thế yếu nhất do 1 số mặt hàng XK chủ lực của VN lại có nguồn nguyên liệu là nhập khẩu từ TQ là nước ngoài TPP. Đó là dệt may và da giày.

    Ngoài ra vấn đề đàm phán chuyển đổi các dòng thuế cũng còn nhiều vấn đề. Luật thuế của VN có vẻ khác xa các nước còn lại. Mỹ đang ép mạnh VN ở mục quy tắc giá trị cộng gộp và quy tắc phối hợp. Nếu chúng ta chấp nhận là các lợi ích về loại bỏ thuế quan bị vô hiệu hóa.

    Tóm lại mục này rất khoai và chưa có tiến triển nhiều.

    Nội dung đàm phán: Chủ yếu xoay quanh các nội dung về minh bạch hóa và xử lý khiếu nại nhanh hơn

    Tác động tới VN: Quyền quyết định/ban hành các hàng rào TM vẫn hoàn toàn nằm trong tay các nước NK, và có thể bị lạm dụng nhiều hơn khi hàng rào thuế quan đã bị loại bỏ theo cam kết TPP khiến hàng hóa XK của VN có thể vẫn không thể tiếp cận thị trường.

    Các nước đặc biệt là Mỹ vẫn không chịu từ bỏ hàng rào kỹ thuật TM. Bằng chứng rõ nhất là trong cuộc hội đàm của anh 4S nhà mình với OBM chúng ta có đưa ra nội dung Mỹ cần loại bỏ các hình thức thuế chống phá giá đối với TS của VN nhưng OBM đã " lịch sự " từ chối và nói nó không nằm trong chương trình nghị sự.

    Với ý này nó ngầm dấu con bài tẩy và VN sẽ cực khó để xử lý. Nếu vậy 1 trong những ngành XK chủ lực của VN là Thủy sản sẽ không có nhiều lợi ích về loại bỏ thuế quan. Thuế NK không còn nhưng thuế chống phá giá tăng gấp 2-3 lần thì hàng TS XK của VN vẫn sẽ tiếp tục gặp khó.

    Ở các nước khác như Hàn, Nhật nó không có thuế chống phá giá nhưng lại dựng nên rào cản kỹ thuật do như nói ở phần trên tiêu chuẩn của VN thấp hơn nó rất nhiều nên nó nắm rõ điều đó để ngăn cản. Dư lượng tồn dư kháng sinh là cái chủ yếu nó áp dụng lúc này nhưng nếu không nghiên cứu chuẩn của nó mà chỉ giảm được dư lượng tồn dư kháng sinh thì vẫn dính rào cản khác.

    Việc nghiên cứu tiêu chuẩn NK của nó chúng ta hiển nhiên là làm chưa tốt hoặc biết nhưng chưa 1 sớm 1 chiều thay đổi được.

    Tóm lại mục này cũng là mục khoai thứ 2.

    Còn tiếp ...
  5. nobitavnam

    nobitavnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    165
    Hàng Anh Trì ngon thế
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    DCL ấy à? Thì anh nói rồi còn gì. Nó sẽ lên vì bọn nó muốn thế nhưng có thực mới vực được đạo, bản thân DCL là Cp tốt cái đã.

    Câu quen thuộc hay là: Nó tùy là Đảng viên, nhưng nó tốt !
  7. Umazake

    Umazake Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    713
    Danh mục: PTB, 30.8, DCL 20.2, hôm nay mới vào FIT 15.5. Trùng máu với chủ thớt em DCL [:D]:-o[r2)]
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    PTB em khởi động lại hôm nay. Nó tích lũy cũng tàm tạm rồi nên chấp nhận vào giá 32 đấy. Hôm trước nó có giá 29 nhưng em đánh mã khác nên chưa di chuyển sang được. Giờ vào chờ quý 3.

    Nếu sang tuần nó giảm thì em sẽ bắt đầu gia tăng vì sau khi chốt lãi DRC có 1 lượng tiền đáng kể để canh vào hàng tuần tới. Tuần này chiến đấu ETF thắng lợi.

    DCL chờ hàng về chốt nốt và tập trung cho PGS, PTB.

    SD9 chờ game sát nhập kinh điển. Cứ xuống 8.5 là gia tăng. Tích lũy đủ lại phi cùng SD5.
  9. J4ckWR

    J4ckWR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    15
    PGS break out thành công kháng cự 21 một cách thành công, khả năng sang tuần sẽ tăng khá. DPM với thông tin 25% cổ tức bằng tiền lăn chốt vào thứ 5 tuần sau hưa hẹn một tuần giao dịch sôi động với DPM khi khoai tây liên tục mua vào. CII sau khi thành toán cổ tức bằng tiền thì tổng giám đốc và khoai tây liên tục mua. Chỉ trong vòng 1 tuần khối ngoại đã tranh nhau múc cho hết room luôn, khả năng sang tuần CII cũng sẽ sôi động khi a Bình sẽ múc nốt số còn lại của 1.5 triệu cổ. Hiện tại theo BVSC thì Anh Bình đã múc tầm 500k rồi ;)
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    PTB nếu em không quét 10k giá 32 trở xuống nó vẫn đỏ hôm qua. Em sẽ gom đủ 20k nếu có giá từ 32 trở xuống.

    Chủ lực sẽ nằm ở PGS và FCN thôi.

Chia sẻ trang này