VN30 - Chào hệ thống mới, 7 mã trụ gồng gánh VN30 và cả VNI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 05/07/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5960 người đang online, trong đó có 622 thành viên. 22:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 304467 lượt đọc và 1707 bài trả lời
  1. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.572
    VHM lên mà VIC chả lên. Nếu theo dự báo của bác sau mấy lần VHM nhú thì... =))
    vinasdaq thích bài này.
  2. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.341
    Tầm giờ "Bám thắt lưng Leader mà đánh".....
    Lơ mơ là chết ngay...................
    NĐT có thể dùng TA để bám, nhìn chart + Bảng điện (VOL, cách GD), Tin tức.......... Tùy khẩu vị mỗi người!
    gameckgamevinasdaq thích bài này.
  3. anhquanmk

    anhquanmk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2021
    Đã được thích:
    383
    Đồng ý với cụ tầm này chỉ nên đánh theo TA được thôi, chứ FA vứt hết đi cho rồi.
    bbshark, vinasdaqkieuphong1996 thích bài này.
  4. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    78.557
    Cái lày ló có like cái trang 1 kia ko các cụ?

    [​IMG]

    Nần lày bà con ko chờ nhú lữa rùi!
    Nấy đâu ra Big-nong cơ chứ?

    Mới lửa chặng đường, mới đc có lửa Big-Nong thôi à?

    [​IMG]

    Nhú đi, nhú mạnh nên lữa đi, up nên lào !!! Big-Nong lào!
    gameckgame, anhquanmkkieuphong1996 thích bài này.
  5. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.572
    Mới hôm qua còn xanh cả mảng xong hôm nay cả sáng đỏ lòe. VHM không tăng mạnh thì VNI đỏ chắc luôn. Ôi giời ơi!
    vinasdaq thích bài này.
  6. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.341
    MR Vượng còn phải in 1-2 tỷ VHM VIC để bán lấy tiền thì chuyện này bình thường......

    Doanh nghiệp đang kiệt sức, cạn tiền
    Gần 70% trong hơn 21.000 doanh nghiệp được khảo sát đã đóng cửa, phần lớn vì chuỗi cung ứng đứt gãy và không ít chỉ còn tiền "sống" dưới 1 tháng.

    Từ 12/8 đến 22/8, Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress thực hiện khảo sát nhanh về tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19. Khảo sát online này được sự tham gia từ 21.517 doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

    Kết quả là 69% (tương đương 14.890 doanh nghiệp) cho biết phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh do dịch. Phần lớn đây là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. 16% vẫn cố gắng duy trì sản xuất, kinh doanh một phần và còn lại đã giải thể.

    Số phải dừng kinh doanh do dịch tập trung phần lớn tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Đây cũng là những địa phương có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước hiện nay và thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

    Ngoài ra, có hơn 21% doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do không đáp ứng các yêu cầu phòng dịch. Điều này góp phần ******** trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trong nước trầm trọng hơn.

    Gần một nửa doanh nghiệp không ước tính được phải tạm đóng trong thời gian bao lâu. Điều này cho thấy họ khá bị động, không thể dự tính được các kế hoạch sử dụng lao động, đặt nguyên vật liệu sản xuất...

    Số đóng cửa trong 1-3 tháng là 28,5% và khoảng 2,5% cho biết phải đóng cửa đến nửa năm và còn lại là những doanh nghiệp sẽ phải "ngủ đông" 3-6 tháng.

    Xét theo lĩnh vực, nhóm ngành thuỷ sản, dịch vụ và nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ giải thể cao nhất, kế đến là công nghiệp, xây dựng. Số doanh nghiệp xây dựng phải tạm dừng kinh doanh là 76%, phản ánh tương đồng với kết quả khảo sát tình hình việc làm, thu nhập thực hiện trước đó, khi tỷ lệ mất việc của nhóm ngành xây dựng cao nhất so với các khu vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

    Dịch vụ là ngành có tỷ lệ lao động mất việc cao, trên 50%. Trong đó, dịch vụ lưu trú ăn uống, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi chỉ còn 4% duy trì hoạt động từ tháng 5 đến nay do dịch lan rộng buộc nhiều địa phương giãn cách xã hội, các khách sạn, nhà hàng tiếp tục đóng băng.

    Nguyên nhân khiến doanh nghiệp đóng tạm thời đóng cửa nhiều nhấtlà đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước. Do phong toả, giãn cách tại nhiều tỉnh, thành phố, nhiều địa phương chỉ cho phép "hàng thiết yếu" được lưu thông, các chốt chặn kiểm soát dịch được dựng lên khắp các cung đường với điều kiện lái xe, hàng hoá được lưu thông khác nhau.

    Lý do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động do Covid-19(Tháng 5-nay; Tỷ lệ %)Gãy chuỗi cung ứngTự đóngKhông đáp ứng phòng dịchNgừng theo Chỉ thịDoanh nghiệp có F0Không có đơn hàng
    Chính phủ chỉ đạo cho phép hàng hoá được lưu thông bình thường, trừ hàng cấm, nhưng các địa phương vẫn mỗi nơi ra một quy định. Lưu thông hàng hoá vì thế bị tắc nghẽn, khiến chi phí vận chuyển tăng vọt do thời gian lưu thông tăng gấp nhiều lần và doanh nghiệp phải mất thêm khoản tiền không nhỏ từ chi phí xét nghiệm cho lái xe.

    Doanh nghiệp đang 'cạn' tiền

    Dòng tiền được ví là máu của doanh nghiệp, nhưng kết quả khảo sát cho thấy phần lớn đang thiếu "máu". 40% đơn vị tạm dừng kinh doanh vì Covid-19 cho hay chỉ đủ tiền duy trì hoạt động dưới 1 tháng. Tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần so với doanh nghiệp đang cố duy trì hoạt động.

    Hộ kinh doanh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, với 45% cho biết có dòng tiền duy trì dưới 1 tháng. Tỷ lệ này ở công ty TNHH, cổ phần là 39,5%; doanh nghiệp Nhà nước 30%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23,5%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp phải đóng cửa dài hơn 1 tháng mà không có hỗ trợ từ bên ngoài, thì khả năng giải thể là rất cao.

    Doanh nghiệp còn "đủ lực" để "sống" trong 1-3 tháng, khoảng 46%. Nhưng tỷ lệ này giảm dần và khả năng họ phải giải thể nếu thời gian giãn cách tại các địa phương liên tục kéo dài. Tỷ lệ doanh nghiệp đang duy trì sản xuất có dòng tiền hoạt động hơn 6 tháng là 17%.

    Do đó, Ban IV cho rằng, tháng 9 là thời điểm có tính chất quyết định để cứu nguy cho số doanh nghiệp này thông qua hỗ trợ từ chính quyền hoặc tự lực của doanh nghiệp.

    %Các phương án giải quyết khó khăn dòng tiềnTỷ lệ doanh nghiệp lựa chọnTạm dừng hoạt độngDuy trì sản xuấtGiảm chi phí hoạt độngVay ngân hàngVay từ tổ chức vi mô/cá nhânVay gói hỗ trợ Nhà nướcPhát hành trái phiếuVay tổ chức tài chính qua mạngKhácKhông có cách nào0.8124681020406080
    Không có tiền buộc doanh nghiệp phải đi vay, và phần lớn từ ngân hàng, dẫn đến gánh nặng trả lãi vay, nợ gốc ngân hàng luôn "ám ảnh" các ông chủ. Ngoài ra, chi lương, trả tiền thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, tiền bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, thanh toán tiền điện, nước, nhiên liệu... cũng là những áp lực lớn.

    Khó khăn, buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, với 52% doanh nghiệp dừng hoạt động do dịch và chỉ 31% doanh nghiệp đang duy trì sản xuất chọn cách này.

    Chỉ khoảng 4% nhóm doanh nghiệp duy trì sản xuất cho biết họ không cắt giảm lao động và tranh thủ tuyển thêm người. Đây cũng là điểm sáng nhưng hiếm hoi trong bức tranh tổng thể.

    Doanh nghiệp cần chính sách nào lúc này?

    Kết quả khảo sát cho thấy, 62% chọn hỗ trợ vay lãi suất 1-3% một năm để trả lương. Đây là chính sách quan trọng giúp doanh nghiệp bớt khó khăn.

    Dừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động để giữ chân họ, chờ cơ hội phục hồi. Nhu cầu tuyển lao động mới sau dịch lớn hơn, nhất là với nhóm nhân sự quản lý, kỹ thuật cao.

    Ngoài lương, bảo hiểm, họ còn chịu nhiều chi phí phát sinh khác để duy trì chuỗi cung ứng, giữ khách hàng, thị trường. Bình quân doanh nghiệp duy trì "3 tại chỗ" phải trả thêm khoảng 9,3 triệu đồng một tháng cho mỗi nhân viên, tức là chi phí cho lao động tăng gấp đôi.

    %Doanh nghiệp muốn hỗ trợ chính sách gìTỷ lệ doanh nghiệp đề xuấtTạm dừng hoạt độngDuy trì sản xuấtHỗ trợ vay lãi suất 1-3% một nămGiảm thuế TNDNGiảm tiền điện nướcGiảm thuế VATGiảm tỷ lệ đóng BHXHHoãn đóng BHXH 3-6 thángGiảm thuế TNCNHoãn thuế 12-18 thángHoãn thuế 6-12 thángHoãn thuế 3-6 thángGiảm tiền thuê đấtKhác010203040506070
    Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được 65% doanh nghiệp duy trì hoạt động và 60% phải tạm đóng vì Covid-19, chọn lựa. Ban IV phân tích, khi chi phí tăng, đặc biệt chi phí lao động, vận chuyển hàng hóa hay chi phí bị phạt hợp đồng do không đảm bảo thời hạn giao hàng, nhiều doanh nghiệp có thể cũng "không còn lợi nhuận".

    [​IMG]








    Chính sách hỗ trợ từ Nhà nước được doanh nghiệp cho là sẽ hiệu quả.

    Trường hợp này, không có cơ hội để hưởng lợi từ chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng nếu doanh nghiệp có khả năng quản trị tốt, chèo lái vượt qua khó khăn lúc này..., đây lại là chính sách "đồng hành của Nhà nước với doanh nghiệp", giúp họ có thêm dòng tiền để tích lũy, mở rộng đầu tư trong nước, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

    Giảm tiền điện, nước, nhiên liệu là chính sách hỗ trợ từ Nhà nước được hơn 50% doanh nghiệp chọn. Khoảng 48% doanh nghiệp duy trì sản xuất và 46% đang tạm đóng cửa vì Covid-19 chọn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) là nhóm chính sách hỗ trợ cần thiết từ Nhà nước với họ lúc này.

    VAT không phải thuế gián thu hay thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp chỉ thu hộ Nhà nước. Dù vậy, họ vẫn mong được giảm loại thúe này để hạ giá thành hàng hóa, tăng cạnh tranh và sức cầu hàng hoá của người dân, góp phần phục hồi, phát triển sản xuất.

    Nhiều doanh nghiệp muốn giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xuống thấp hơn. Khi tỷ lệ đóng góp này giảm sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là cách thức giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Gần 30% các doanh nghiệp cho là chính sách "hoãn đóng bảo hiểm xã hội từ 3-6 tháng" hoặc "giảm thuế thu nhập cá nhân" sẽ đem lại hiệu quả cho họ.

    Để duy trì đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ có giải pháp đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành thông suốt.Bởi nếu bị mất thị trường, mất khách hàng thì doanh nghiệp khó phục hồi sau dịch.

    Họ cũng muốn Chính phủ nghiên cứu xây dựng thêm các mô hình sản xuất kinh doanh an toàn (như mô hình vùng xanh kinh tế) để họ chủ động lựa chọn, áp dụng trong bối cảnh việc duy trì mô hình 3 tại chỗ kéo dài hiện quá tốn kém.

    Với chiến lược vaccine, doanh nghiệp muốn nhà chức trách có chính sách phù hợp cho những người đã tiêm 2 mũi vaccine được trở lại làm việc; chuẩn bị, xác định phương án sống chung với dịch bệnh sau tiêm vaccine đạt miễn dịch cộng đồng 70%.

    Nhiều ý kiến đề xuất tăng tốc độ tiêm chủng vaccine bằng cách có cơ chế cho khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ tiêm. Khi Nhà nước lo vaccine miễn phí cho người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, thì tư nhân sẽ san sẻ, góp phần với Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ tiêm vaccine cho những lao động trong các doanh nghiệp. Việc này giúp phần nào san sẻ gánh nặng với các cơ sở y tế công cộng, nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, đồng thời giúp doanh nghiệp có cơ hội tái mở cửa và hoạt động lại bình thường.

    Đồng thời, doanh nghiệp kiến nghị tích hợp phần mềm khai báo y tế, di biến động dân cư, tận dụng IT để giảm bớt thủ tục giấy. Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Chính phủ và Bộ ******* nghiên cứu cơ chế tích hợp dữ liệu liên quan tới tiêm chủng, xét nghiệm, khai báo, tầm soát y tế... và cho phép các địa phương, doanh nghiệp được kết nối, sử dụng nhằm quản lý và phân loại người lao động theo các thang đánh giá mức độ an toàn trong dịch bệnh.
    vinasdaqTrungnguyen123456789 thích bài này.
  7. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.572
    Em hỏi ngu phát bác ơi, bác nói in 1-2 tỷ để bán lấy tiền là sao nhỉ? VHM trả cổ tức bằng cổ phiếu chứ có bán ưu đãi hay phát hành riêng lẻ đâu nhỉ? Trả cổ tức bằng cổ phiếu nghĩa là giữ lại tiền để còn kinh doanh kỳ sau, phát giấy cho cổ đông thôi. Nó khác với việc phát hành riêng lẻ/bán ưu đãi, khi đó mới là in và bán lấy tiền chứ.
    vinasdaq thích bài này.
  8. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    78.557
    có những cái bác phải dùng ông thày vĩ đại Gu Gồ thôi.
    Có nói ra cả mấy ngày cũng ko hết.
  9. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.572
    À, nếu là chuyện khác thì em có thể hiểu. Cảm ơn bác.
  10. thuytrieudoc

    thuytrieudoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Đã được thích:
    453
    Sắp full short chưa bác?em thấy ngân hàng là nhóm đội sổ mà tăng,các nhóm mid,small, rồi gvr,bvh,ssi đều suy yếu chứng tỏ đợt tăng này sắp tèo rồi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này