VN30 - Chào hệ thống mới, 7 mã trụ gồng gánh VN30 và cả VNI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 05/07/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3066 người đang online, trong đó có 115 thành viên. 05:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 305293 lượt đọc và 1707 bài trả lời
  1. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.524
    Tôi từ ngày chơi CK học dc thói quen phán đoán trc. Hàng ngày cập nhật tin tức, phân tích là đoán hành động tương lai ngay nên hành động trc và chủ động
    Ông Phong ko phát biểu 7 ngày nay mà thay bằng Ô khác ---> Đoán Ô này gay rồi. Quả bị thật hihi
    Cách đây 1 tháng đọc số VOL ca covid Tôi dự đoán ngay ko dập dc nữa, sẽ gay đấy. Tại sao Tôi tự tin Bác biết không? Đơn giản thôi: Hãy nhìn Japan, Korea, Thailand, Maylaysia.... Nó cũng bị như thế và mãi ko hết nổi. VN mình còn nghèo, lạc hậu... hơn chúng nó thì chả có lý do j để hết cả. Nên dịch tại VN sẽ như các nước đây.... Y rằng Tôi đã đúng nên Tôi ko bị động.
    SG và miền nam làm chán lắm. Chia sẻ vs Bác, hiện nay HN và phía Bắc nhẹ hơn SG rất nhiều mà họ làm còn chặt hơn SG rồi. HN, Bắc Ninh, BG, Hải Phòng, QN.... họ làm chặt lắm dù nguy cơ thấp và bé tý so vs SG...... Nói là thủ đô nhưng HN bé tẹo so vs SG, cứ nói dân số HN bằng 7/10 SG nhưng thực chất dân đô thị chuẩn HN bằng 1/3 chứ mấy... dễ quản lý, chống dịch hơn nhiều. Còn 03 tại chỗ, Miền nam làm bậy bạ ngoài bắc bọn SAMSUNG nó làm chặt lắm, chuẩn lắm........
    Tất nhiên MNam thế này thế cả nc khổ theo Bác ah. Mn cứ nói dịch HN, ... Tôi nói luôn đừng nhìn Hn hãy nhìn SG. SG giảm mới có ý nghĩa. India nó bị mình còn đứt nói j SG và các tỉnh còn lại!
    dangthanh16, muopxanh, vinasdaq1 người khác thích bài này.
  2. gameckgame

    gameckgame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2016
    Đã được thích:
    5.469
    Vâng. Về việc ông Phong là em công nhận bác quá nhanh nhạy, em ko nghĩ là tiễn ông P ấy giờ này. Thực phẩm thì em luôn phòng thủ, thuốc em cũng vì phòng thủ mà phải đi mua vì thấy khó lường quá. Nói chung là ngay từ đầu ông Phong và bộ sậu lường dc thì thông báo ngay cho dân chúng luôn chứ cứ cà giựt họ cứ chạy hoài đổ khùng.
    vinasdaqkieuphong1996 thích bài này.
  3. kido1410

    kido1410 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    104
    Cảm ơn bác, nhờ vậy mà em đã nhận thấy tụi Ma Cô đang cố thuyết phục em rằng chỉ là trả điểm phái sinh và bịt mắt em để giao dịch. Em đã úp được cái bô nhỏ em tích cả tháng vào đầu chúng nó vào lúc 10h27 phút, rất vui và xin chân thành cảm ơn các chia sẻ của bác. Mong chờ thêm nhiều bài phân tích của bác để tụi em học tập.(*)
    [​IMG]
    Last edited: 21/08/2021
    vinasdaq thích bài này.
  4. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.524
    Vận hạn Ông ấy thôi Bác ạ. Tất nhiên ng ta có lỗi nhưng người khác cũng có lỗi
    MN hãy nhớ đợt trc 30.4 Sân bay TSN đông nghẹ thế nào? Bị từ lúc đấy là chắc rồi
    TW sai lầm khi 2020 ăn may cứ nghĩ mình giỏi nên chủ quan, khoe khoang.... tham Kte vụ du lịch đó.......
    nên TW sai trc Ông ấy Bác ạ

    Còn dịch bệnh: Tôi so sánh cho Bác nhé
    Malaysia: cách đây mấy tháng nó có 4k/ngày thôi. Nhưng nó dân số bằng hơn 1/4 VN, diện tích bằng 90% VN, giàu gấp gần 4 lần VN............. Thuận lợi hơn VN như thế mà còn ko dập nổi ----> VN đã lên 6k/ngày thì như hiện nay là đúng.
    Japan: cũng ngày vài k, nó giàu, dân nó ý thức thế nào thì Bác biết rồi đấy. Mà có dập dc đâu.....
    VOL covid đã đến 1 ngưỡng thì cách chống dịch 2020 là ko hiệu quả đâu Bác ạ.

    Tôi vẫn cập nhật từ báo nc ngoài và trong nc cho khách quan Bác nhé. Nếu để ý khoảng 20 ngày trc, trong nc hầu như chỉ nói ca mắc mà ko nói ca chết. Vì sao vậy? MN tự trả lời
    Nhưng ra TG chúng ta vẫn khai thật ngày vài trăm ng DIE. Tại sao? Vì đi xin vacine ko lẽ nói Tôi ko sao? Phải trình bày dân số, kinh tế, ng chết.... người ta mới nghe dc chứ?

    Nên mình phân tích đoán tương lai là có cơ sở Bác ah. Biết cái món này từ CK đó....... :D
  5. handsomexcel

    handsomexcel Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Đã được thích:
    20.716
    WA, cách dùng ngôn từ về các chỉ báo TA quá đỉnh. Kg nhiều ndt hiểu chuyên sâu được, đóng tiền đi học các chuyên gia lý thuyết xong, về áp dụng vào trực chiến thực tế bị sai tất. Họ sai vì họ bị bủa vây bởi “ Vòng Kim Cô Tâm Lý” của chính bản thân.
    vinasdaqkido1410 thích bài này.
    handsomexcel đã loan bài này
  6. gameckgame

    gameckgame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2016
    Đã được thích:
    5.469
    Vâng. Cảm ơn bác. Theo các lý luận và thông tin bác đưa ra cùng với PTKT của bác chủ Pic thì tuần sau rõ là " lành ít dữ nhiều " rồi. May em hay vô pic này nên bật chế độ phòng thủ rồi.
    vinasdaqkieuphong1996 thích bài này.
  7. handsomexcel

    handsomexcel Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Đã được thích:
    20.716
    Chuyên gia dịch tễ Singapore đã nói, với chủng delta, mọi cách chống dịch trước kia kg còn hiệu quả. Chỉ có tiêm vacxin và sống chung với nó coi như 1 bệnh đặc hữu thông thường khác.
    Có lẽ rat khó chấp nhận phát ngôn này, nhưng cá nhân mình thấy nó đúng.
    Hãy nhìn chart nhiễm covid của Anh, Mỹ , Isaren sẽ rõ. Khi chủng delta xuất hiện.
  8. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.108
    hì, bác ko nhặt sạn cho em, còn ở đó mà ca em?
    MACD(12,26,9).

    Cái cụm từ đơn giản này em hay gõ sai thành MACE nữa cơ.
    Còn cái đường sig 9 kia, em cứ thuận đọc 9 trước cho nó từ thấp lên cao....

    Thế mới chết
    =============
    Xin cả nhà sửa lại là MACD(12,26,9) cho nó đúng chuẩn mực.
    349358, dangthanh16, muopxanh1 người khác thích bài này.
  9. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.108
    Tôi đảm bảo với bác: Cô Vy không hề tác động vào đám đông của TTCK.
    Cái mà nó tác động là:

    1) 3 kỳ Cô Vy trước - quá bình thường, trong khi Cô Vy lần 4 là lần thực sự đánh gục DN.
    2) CK là kỳ vọng của tương lai, nhưng khi cái 1 kia đang đc Tay To nhìn thấy trước...
    3) Tại thời điểm này, tất cả đã no kềnh kếnh kang - mà LN quá cao luôn luôn là kẻ thù của một uptrend, mặc cho các chiên xào gia trấn an, mặc cho các chiên xào gia hú hét 2000, 5000, thậm chí em hú hét lên với 8668.
    gameckgame, kido1410kieuphong1996 thích bài này.
  10. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.524
    COVID bác vào trang này: https://www.worldometers.info/coronavirus/country/viet-nam/
    Trc mình ko nói ca chết nó vẫn cập nhật từng ngày đấy. Nó lấy ở đâu? Mình báo cáo TG chứ ở đâu nữa
    Còn COVID ảnh hưởng thế nào? Bác để ý MEDIA từ 01.7 đến 19.8 người ta lảng tránh vde COVID gây ra khó khăn gì? tác động thế nào............. Nhưng bắt đầu từ 20.8 MEDIA đã tháy đổi: Lo dòng vốn ngoại rút, bài vay tiền vừa rồi Tôi nói, CAFEF nay đưa bài a Tài MWG thừa nhận sức mua, thu nhập giảm............. Thí dụ thế Bác ah
    Còn như Tôi trc đây khoảng 5-7 ngày Tôi đọc Báo nc ngoài nó nói: VN có thể lỡ cơ hội đón vốn ngoại dịch chuyển khỏi TQ vì covid rồi. Như thế ít nhất Tôi biết trc 5-7 ngày rồi......
    Còn CK vẫn bình thường thôi Bác ah: Tăng/giảm đan xen với xu hướng giảm là chủ đạo (Tôi nói từ 02.7 và vẫn giữ quan điểm), chứ còn ko có chuyện giảm mạnh, giảm sâu ngay đâu. AI nhanh tay, nhanh mắt thì đánh ăn sóng hồi và ngc lại................................... chả có j mới đâu Bác ạ.
    MEDIA mới nhất:
    “Chắc chắn phải hạ dự báo tăng trưởng GDP”
    21-08-2021 - 16:37 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    BÁO NÓI - 9:30

    [​IMG]
    Cách đây khoảng một tháng, một số tổ chức đã đưa ra kịch bản dự báo xấu về tăng trưởng là dưới 5%, thế nhưng giờ kịch bản xấu cho tăng trưởng cả năm chỉ còn trên dưới 3,5% và có thể còn xấu hơn...


    [​IMG]
    Thêm một dự án phát triển sân bay quốc tế trong quy hoạch sắp triển khai từ năm tới?

    Sự bùng phát mạnh của làn sóng COVID thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ khi dịch bệnh xảy ra đã khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng; nhiều nhà máy sản xuất, đặc biệt là ở khu vực phía Nam phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa; hoạt động vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng cho sản xuất cũng bị gián đoạn...

    Nhìn vào những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng như diễn biến kéo dài của dịch bệnh với số ca nhiễm COVID-19 mới ghi nhận mỗi ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm, nhiều tổ chức quốc tế và trong nước đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam.

    Trao đổi với BizLIVE về tăng trưởng GDP quý 3, quý 4 và cả năm 2021, các chuyên gia cho rằng rất khó để đưa ra con số dự báo khi mà tăng trưởng của hai quý cuối năm còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của việc ngăn chặn dịch bệnh và tiến độ tiêm chủng. Tuy nhiên, các chuyên gia đều chung nhận định là khả năng tăng tưởng sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra.

    GDP QUÝ 3 DỰ BÁO SẼ GIẢM RẤT MẠNH

    TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, cho đến thời điểm này dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Hiện vẫn chưa biết dịch kéo dài đến bao giờ, các biện pháp giãn cách vẫn tiếp tục được áp dụng, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng nặng và không có thông tin để đánh giá được cho nên rất khó để đưa ra con số dự báo về tăng trưởng.

    Ngày 19/8, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 xuống 4,8%, giảm mạnh so với mức tăng 7,3% trong dự báo hồi tháng 6.

    Trước đó, từ nửa cuối tháng 7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam còn ở mức 5,8%.

    Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) hồi tháng 7 cũng đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021, trong đó, kịch bản cơ sở có nhiều khả năng xảy ra nhất là dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát vào cuối quý 3/2021 thì tăng trưởng GDP cả năm sẽ đạt từ 4,5-5,1%. Còn trong kịch bản xấu nhất, tăng trưởng GDP chỉ đạt từ 3,5-4,0%

    Sang tháng 8, Dragon Capital dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể chỉ ở mức 3,7%. Tương tự, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 còn 4,0%. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán VNDIRECT đưa ra dự báo lạc quan hơn là tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam khoảng 5,0%.

    Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Đức Độ, mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% đặt ra từ đầu năm khó đạt được và chắc chắn phải hạ dự báo.

    "Những năm trước có thể dựa vào số liệu quý 1, quý 2 để dự đoán tăng trưởng quý 3, quý 4 và cả năm. Tuy nhiên, năm nay quý 1, quý 2 tăng trưởng tương đối ổn, song quý 3 thông tin về mức độ phong tỏa đến đâu, các nhà máy hoạt động bao nhiêu công suất lại không có nhiều thông tin để làm cơ sở dự báo", ông nói.

    Dù không đưa ra dự báo cụ thể nhưng TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng tăng trưởng trong quý 3 sẽ có sụt giảm nghiêm trọng. Ông hy vọng quý 4 khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động được nối lại thì tăng trưởng sẽ được phục hồi.

    Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho rằng quý 3 ảnh hưởng của dịch rất nghiêm trọng, tăng trưởng cũng sụt giảm mạnh, còn quý 4 chưa biết tình hình ra sao vì còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh.

    "Bắt đầu từ tháng 6, đặc biệt là từ đầu tháng 8 đến nay rất nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã điều chỉnh về dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 của Việt Nam và đều điều chỉnh theo hướng đi xuống. Điều này là tất yếu vì dịch hoành hành, lây lan, buộc phải thực hiện các mức giãn cách khác nhau, đặc biệt là các trung tâm công nghiệp bị ảnh hưởng nặng", TS. Võ Trí Thành nhìn nhận.

    Theo ông, tổng thể các ngành đều gặp khó khăn vì đứt gãy chuỗi cung ứng ngay trong các địa phương, giữa các địa phương với nhau, giữa trong nước và thế giới. Ảnh hưởng này phản ánh rất rõ qua các con số thống kê của tháng 7 và chắc chắn càng rõ nét hơn trong tháng 8.

    Chuyên gia kinh tế này cũng cho biết, các trụ cột tăng trưởng hiện nay đều đang bị ảnh hưởng của dịch, trong đó, xuất khẩu đã xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp lo mất đơn hàng.

    "Nếu như năm ngoái khi dịch bệnh diễn ra tại các nước, đơn hàng đã dịch chuyển một phần sang Việt Nam, thì năm nay nếu doanh nghiệp không đáp ứng được, các đối tác sẽ phải chuyển đơn hàng sang nơi khác. Đây không phải là câu chuyện chỉ của hôm nay mà câu chuyện dài hơn là khi tạm khống chế được dịch thì phải làm thế nào để kéo đơn hàng trở lại", ông phân tích.

    "Ngay cả lĩnh vực ít bị ảnh hưởng là hạ tầng, xây dựng hiện nay cũng bị tác động rất lớn", ông cho biết thêm.

    [​IMG]
    Về con số dự báo, TS. Võ Trí Thành cho biết, từ cách đây khoảng một tháng, một số tổ chức đã đưa ra kịch bản dự báo xấu về tăng trưởng là dưới 5%, thế nhưng giờ kịch bản xấu cho tăng trưởng cả năm chỉ còn trên dưới 3,5% và có thể còn xấu hơn.

    Còn về dự báo mức lạm phát, TS. Võ Trí Thành cho rằng lạm phát năm nay không phải là vấn đề lớn, mặc dù giá cả một số mặt hàng đầu vào tăng do dịch nhưng gần đây đã chững lại. Ông đồng tình với một số dự báo lạm phát cả năm dưới 3,5%, thấp hơn so với mục tiêu 4%.

    Trong khi đó, theo phân tích của TS. Nguyễn Đức Độ, với tình hình dịch bệnh như hiện nay, các cơ sở hoạt động không hết công suất, thu nhập của người lao động giảm mạnh, họ sẽ cắt giảm chi tiêu cho nên lạm phát ít nhất trong nửa cuối của năm không đáng lo.

    Thêm nữa, trước đây giá mặt hàng đầu vào quan trọng nhất là xăng dầu có tăng nhưng gần đây cũng đã giảm nên ông Độ cho rằng lạm phát trung bình cả năm chỉ tầm hơn 2%, cách khá xa so với mức 4% đặt ra.

    GIẢI PHÁP CỐT LÕI VẪN LÀ VẮC XIN

    Bàn về giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng kinh tế sụt giảm là do COVID và giãn cách xã hội cho nên giải quyết được vấn đề dịch bệnh, thì hoạt động sản xuất mới kết nối lại được, lúc đó kinh tế mới phục hồi được.

    "Để giải quyết COVID thì phải có vắc xin vì dịch bệnh đang lây lan rất nhanh nếu chưa có vắc xin thì vẫn phải đóng cửa và như thế các hoạt động vẫn bị gián đoạn", ông nói và lấy ví dụ TP.HCM đã đóng cửa cả tháng vẫn còn chưa kiểm soát được dịch.

    "Không phải tự nhiên mà Chính phủ dùng mọi cách để có được vắc xin, có được vắc xin thì mọi thứ mới bình thường hóa lại được. Đó là giải pháp cốt lõi chứ chỉ hỗ trợ cho người lao động thì không thấm vào đâu cả", TS. Nguyễn Đức Độ nhấn mạnh.

    Ngoài ra, ông cho rằng, hiện nay mỗi địa phương tùy tình hình có những biện pháp phòng chống dịch khác nhau tuy nhiên dù cách nào vẫn phải đảm bảo được lưu thông hàng hóa, nguyên liệu để không gây gián đoạn chuỗi sản xuất và duy trì sự thông suốt của nền kinh tế.

    [​IMG]
    Trước đó, tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021" do BizLIVE tổ chức hồi cuối tháng 7, các chuyên gia cũng cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát dịch bệnh và đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin cũng như tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, xuất khẩu,…

    Thực tế, từ cuối tháng 6, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63 đề ra 5 mục tiêu và 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

    Trong đó, Chính phủ xác định vẫn kiên định mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP năm 2021 từ 6-6,5%, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Để đạt được mục tiêu, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch COVID-19; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy xuất khẩu; tăng cường hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh...

    Từ đó cho đến nay, cùng với nỗ lực để đẩy nhanh chiến lược vắc xin, Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch; khơi thông ách tắc trong vận chuyển hàng hóa...

    Đặc biệt, từ giữa tháng 8, Thủ tướng đã có công điện gửi 10 bộ yêu cầu tập trung rà soát những quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các "điểm nghẽn", huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

    Cùng với đó, Thủ tướng có công điện gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố nêu ra 10 nhiệm vụ trọng tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 nhằm tạo động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm.

    Với những giải pháp cụ thể mà Chính phủ đã đặt ra, hy vọng rằng tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong quý 4, các hoạt động kinh tế - xã hội sớm phục hồi, Việt Nam sẽ thực hiện tốt "mục tiêu kép" và đạt được mục tiêu tăng trưởng khả dĩ năm nay

    Chủ tịch Thế giới Di động: Đợi một sự bùng nổ theo kiểu "lò xo bị nén chờ ngày bung ra" chỉ là nói vui, thực tế thì sức mua đã và sẽ giảm luôn
    21-08-2021 - 10:19 AM | Doanh nghiệp

    BÁO NÓI - 7:39

    [​IMG]
    "Ở đây không có chiếc lò xo nào đang bị ép cả, chỉ có thu nhập bị giảm, sức mua giảm và sẽ giảm luôn… dự kiến có thể kéo dài đến 2023-2024. Chỉ một ngày nào đó các bạn thấy du lịch mở cửa trở lại, người dân hoạt động nhộn nhịp… thì chúng ta mới có thể hy vọng về một sức mua gia tăng", ông Tài nhấn mạnh.


    MWG: Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động
    Giá hiện tại
    164.0

    Thay đổi
    -8.5 (-4.9%)
    Cập nhật lúc 15:15 Thứ 6, 20/08/2021
    [​IMG]
    Xem hồ sơ doanh nghiệp
    [​IMG]
    Vinaconex lên kế hoạch thu hồi quyền sử dụng thương hiệu tại 6 công ty do đã thoái hết vốn

    CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa có buổi gặp gỡ nhà đầu tư, chia sẻ về tình hình kinh doanh 7 tháng đầu năm cũng như kế hoạch cho thời gian tới.

    Theo Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: "Chúng ta đều biết sự liên hệ chặt chẽ giữa doanh thu bán lẻ với tình hình giãn cách. Tuỳ thuộc vào tình hình dịch bệnh diễn biến ra sau, thì chỉ số kinh doanh của MWG ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhìn nhận chung của tôi cho quý 3-4 năm nay sẽ không tốt bằng quý 1-2, vì đây là 2 quý tình trạng giãn cách kéo dài".

    Sức mua giảm và sẽ giảm luôn… dự kiến có thể kéo dài đến 2023-2024

    Sang năm 2022 thì chưa thể dự đoán được, nếu dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ nới lỏng giãn cách, cho bán buôn trở lại… thì có thể tình hình kinh doanh phục hồi. Nhưng, chờ đợi một sự bùng nổ theo kiểu nhiều người mong đợi ví von như lò xo bị nén lại chờ ngày bung ra thì nói cho vui, để cho mấy ông nhà vật lý học nói, dân kinh doanh không nói như vậy.

    "Ở đây không có chiếc lò xo nào đang bị ép cả, chỉ có thu nhập bị giảm, sức mua giảm và sẽ giảm luôn… dự kiến có thể kéo dài đến 2023-2024. Chỉ một ngày nào đó các bạn thấy du lịch mở cửa trở lại, người dân hoạt động nhộn nhịp… thì chúng ta mới có thể hy vọng về một sức mua gia tăng", ông tài nhấn mạnh.

    Dĩ nhiên trong bối cảnh nào, vị này cho biết MWG cũng đặt mục tiêu giảm ở mức tối thiểu, đồng thời sớm phục hồi mạnh mẽ hơn khi thị trường quay trở lại, cố gắng là người cuối cùng ở lại trong cuộc chơi.

    Riêng năm 2021 MWG sẽ không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, có thể khả năng không về đích hiện hữu nếu tình trạng dịch bệnh phức tạp hơn: điều này MWG chấp nhận. Dự kiến, trong thời gian tới việc siết chặt giãn cách có thể khiến Công ty gặp nhiều khó khăn, các chuỗi bán lẻ có thể bị hạn chế rất nhiều…

    Hay việc mở rộng của Bách Hoá Xanh theo chia sẻ cũng đang bị chậm lại đáng kể so với kế hoạch, nguyên nhân do thuê nhà không ký công chứng được và việc xây dựng cũng rất khó khăn.

    Đề xuất giảm tiền thuê mặt bằng, giảm cổ tức... để đảm bảo dòng tiền kinh doanh, giữ nguyên chính sách ESOP

    Trong thông báo mới nhất, MWG tiếp tục đề nghị được giảm 70-100% tiền thuê mặt bằng đối với các cửa hàng TGDĐ/ĐMX đang tạm đóng cửa cũng như hạn chế để phòng chống Covid-19. Trước đó, vào cuối tháng 6/2021, chuỗi Bách Hoá Xanh cũng đã có công văn gửi đến đối tác mặt bằng, đề nghị giảm 50% chi phí thuê mặt bằng trong 1 năm để chia sẻ khó khăn.

    Bên cạnh giải pháp đề nghị giảm tiền thuê nhà, để đảm bảo dòng tiền kinh doanh, MWG thời gian qua đã có điều chỉnh lương thưởng cho nhân viên, trong đó nhân viên từ cấp giám đốc trở lên tạm thời làm việc không hưởng lương; song song bố trí lại nhân viên từ Thế giới di động và Điện máy xanh đến Bách hoá xanh nhằm tối ưu hóa năng suất của nhân viên cũng như đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu.

    MWG còn quyết định giảm phân nửa tỷ lệ chia cổ tức về 5%/mệnh giá. MWG cho biết hiện Công ty ưu tiên đảm bảo dòng tiền cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh rủi ro dịch bệnh Covid-19 tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp.

    Dù vậy, chính sách ESOP theo ban lãnh đạo vẫn không thay đổi.

    [​IMG]
    Các khoản chi phí nửa đầu năm của MWG.

    Đẩy mạnh việc tiêm vắc xin cho nhân viên để đảm bảo nhân lực trong mùa dịch

    Được biết, năm 2021 MWG đặt kế hoạch 125.000 tỷ doanh thu và 4.750 tỷ LNST. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất là 71.986 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế (LNST) là 2.784 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ). Theo đó, Công ty đã thực hiện được 58% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch LNST cả năm.

    Trong đó, chuỗi TGDĐ/ĐMX ghi nhận hơn 54.150 tỷ doanh thu lũy kế 7 tháng. Để duy trì doanh thu trong khi phần lớn cửa hàng đang tạm đóng hoặc hạn chế hoạt động để phòng dịch, TGDĐ/ĐMX đã tận dụng cơ hội bán hàng ở mảng online, tập trung cho những nơi ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và chuỗi ĐMS.

    Đặc biệt, tháng 7 vừa qua ghi nhận kỷ lục mới của chuỗi Bách Hoá Xanh với mức doanh thu gần 4.240 tỷ đồng, luỹ kế đạt 17.600 tỷ đồng. Sự tăng trưởng vượt trội này đẩy tỷ lệ đóng góp của Bách Hoá Xanh trong tổng doanh thu của MWG lên tới 45%. Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng đạt hơn 2,1 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

    Bách Hoá Xanh đang đáp ứng nhu cầu hơn 31 ngàn tấn hàng tươi sống cho khách hàng trong tháng 7, gấp gần 2,5 lần so với mức trung bình trước dịch. Nhờ đó, Bách Hoá Xanh có cơ hội được phục vụ hơn 27 triệu lượt khách hàng (tương đương 900 ngàn lượt phục vụ trung bình mỗi ngày), gấp 1,4 lần so với mức trung bình trước dịch.

    Để đảm bảo nhân lực đáp ứng kinh doanh mùa dịch, MWG cũng đang đẩy mạnh việc tiêm vắc xin cho nhân viên Công ty. Thời gian qua, khi nhu cầu đẩy lên ở mức cao trong khi nhân sự bị sụt giảm (một phần do giãn cách không thể đi làm, phần còn lại do thuộc nhóm F0) đã khiến chất lượng phục vụ tại Bách Hoá Xanh giảm sút.

    [​IMG]
    Ban lãnh đạo nói gì về ý kiến khảo sát cho thấy độ hài lòng của khách hàng với MWG giảm?

    Cũng trả lời nhà đầu tư về ý kiến khảo sát thì thấy sự hài lòng của khách hàng với MWG đã giảm đi, đặc biệt tại chuỗi Bách Hoá Xanh trong thời gian qua, ông Tài cho biết hiện với TGDĐ/ĐMX thì MWG có và vẫn thực hiện đo lường thường xuyên về độ hài lòng.

    Riêng Bách Hoá Xanh thì chưa, do đặc tính mua nhanh bán nhanh và đối tượng là bà nội trợ, nên để có thước đo độ hài lòng trên giỏ hàng thì chưa thể thực hiện. Tuy nhiên với Bách Hoá Xanh thì hiện có 2 thông số đo độ hài lòng:

    + Mức độ than phiền. Nếu khách hàng than phiền nhiều thì độ hài lòng đi xuống;

    + Doanh thu, doanh thu tăng cho thấy mức độ hài lòng tăng.

    Từ đầu tháng 7 đến nay (từ thời điểm giãn cách) thì do sự tập trung rất lớn vào sản lượng, tức MWG đánh giá trong giai đoạn khó khăn này, nỗ lực để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho bà con mới là ưu tiên. Tuy nhiên nguồn lực thì không tăng đủ, con người không đi làm do lockdown hoặc 1 số bị F0… nhu cầu đẩy lên quá cao trong khi nguồn lực bị giới hạn. Như vậy, điều gì đến phải đến, chất lượng phục vụ tại MWG bị ảnh hưởng.

    "Điều này cũng đúng tôi, tôi đến cửa hàng thấy khách quá đông đi, và nhân viên thì cũng đã quá mệt mỏi đi… tất cả những điều này khiến dịch vụ lủng củng. Chưa kể, có người vào Bách Hoá Xanh hốt sạch hàng, khi nhân viên yêu cầu mua theo số lượng thì họ cũng không hài lòng", ông Tài nhấn mạnh.

    Nhìn chung tháng vừa qua Bách Hoá Xanh có gặp vấn đề về chất lượng phục vụ. Nhưng, quan điểm của ban lãnh đạo là Bách Hoá Xanh chưa đạt đến thị phần lớn như Điện Máy Xanh (chiếm 40-50% thị phần toàn thị trường), nên việc mình làm tốt hay không mới đáng ăn thua.

    Nghỉ bán 4 tháng, các hệ thống bán lẻ di động đang "cắt lỗ" như thế nào?
    21-08-2021 - 14:50 PM | Thị trường

    BÁO NÓI - 5:45

    Từng làm ăn thuận lợi, phát triển hàng chục cửa hàng nhưng một số hệ thống bán lẻ di động buộc phải trả mặt bằng, văn phòng vì dịch Covid-19.


    [​IMG]
    TP HCM kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, không thu gom hàng hóa

    Năm 2020, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát nhưng các cửa hàng di động phần lớn vẫn có thể kinh doanh tương đối ổn định. Kết thúc năm 2020, tình hình kinh doanh của các hệ thống bán lẻ vẫn tăng trưởng khá tốt. Một phần vì nhu cầu người dùng tăng cao, còn lại dịch Covid-19 chỉ diễn ra từng đợt ngắn, không ảnh hưởng quá nặng nề đến kinh tế.

    Bước sang năm 2021, dịch Covid-19 đã đẩy nhiều ngành nghề đến bờ vực của sự "chết chóc", trong đó có những hệ thống bán lẻ. Dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần thứ 4 từ ngày 27/4 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau khoảng hơn 4 tháng đóng toàn bộ cửa hàng, tình hình kinh doanh lao dốc không phanh, một số hệ thống bán lẻ di động buộc phải tính đến các phương pháp "cắt lỗ" mạnh mẽ.

    Trả lại mặt bằng để cắt lỗ
    Ông Lê Xuân Tình, đại diện hệ thống Xtmobile.

    Dịch bệnh kéo dài, tình hình kinh doanh hiện tại của hệ thống đóng băng, doanh thu bằng 0. Tôi thấy rằng thực trạng của mảng bán lẻ là hàng tồn kho chiếm 70% vốn, nên tiền chủ yếu nằm ở hàng hóa. Tiền mặt đã bị cạn kiệt sau hơn 2 tháng bị cấm hoạt động. Chúng tôi sẽ tìm cách vay hoặc bán rẻ các mặt hàng đang tồn kho nhằm chuyển đổi thành tiền để có phương án hỗ trợ cho nhân viên và hoạt động công ty.

    Chi phí lớn nhất vẫn nằm ở tiền thuê mặt bằng và lương nhân sự. Vì thế, chúng tôi chủ yếu tập trung cắt giảm tối đa 2 vấn đề này để có thể sống sót. Hiện tại chúng tôi đã trả lại mặt bằng một cửa hàng và một văn phòng nhằm tiết kiệm chi phí. Chúng tôi có kế hoạch sẽ cắt giảm thêm 2-3 chi nhánh nếu dịch bệnh còn kéo dài. Bên cạnh đó, tất cả nhân viên đang được cho nghỉ tạm thời.

    [​IMG]
    Đại diện Xtmobie cho biết hệ thống này đã trả mặt bằng một cửa hàng để cắt lỗ.

    Chúng tôi đã chuyển đổi sang mô hình bán trang thiết bị y tế nhưng gặp phải khó khăn là không có pháp lý để kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi không có kinh nghiệm chuyên môn dẫn đến khó xử lý các vấn đề phát sinh. Thế nên, công ty quyết định ngừng kinh doanh mặt hàng này.

    Hiện tại công ty tiếp tục tăng dòng tiền bằng cách vay và cầm cố tài sản để đưa dòng tiền vào duy trì hoạt động. Chúng tôi hy vọng, đến tháng 11, tình hình kinh doanh có thể phục hồi được khoảng 70%.

    Nhân viên tạm nghỉ không lương
    Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Trưởng phòng truyền thông hệ thống 24h Store.

    Do không nằm trong nhóm sản phẩm thiết yếu nên theo chỉ thị số 10 về việc phòng chống dịch Covid-19, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ công nghệ bắt buộc phải đóng cửa. Điều này khiến nhiều cửa hàng bán điện thoại, phụ kiện gặp không ít khó khăn.

    Doanh thu của hệ thống dường như bằng 0 từ khi thực hiện theo chỉ thị của chính phủ. Việc đóng cửa tất cả chi nhánh khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đẩy tình hình kinh doanh rơi vào trạng thái “đóng băng”.

    [​IMG]
    Hệ thống 24h Store cho một số nhân viên nghỉ tạm thời, không lương.

    Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chủ trương không cắt giảm nhân sự. Thay vào đó, công ty thực hiện chính sách cho tạm nghỉ không lương đối với những bộ phận không hoạt động được như tư vấn bán hàng tại quầy, kỹ thuật sửa chữa. Một số bộ phận như trực tổng đài, marketing vẫn làm việc tại nhà để duy trì hệ thống với mức lương còn 70%.

    Khi chưa có bất kỳ tín hiệu nào khởi sắc cho việc kinh doanh trở lại thì hệ thống vẫn đành "ôm cú đấm bồi" trong chi trả tiền lương, tiền mặt bằng và tiền hệ thống server, web, hệ thống nhân sự .... “cố trụ” cho tới khi dịch Covid-19 lắng xuống.

    Tuy nhiên, nếu tình hình xấu hơn hơn qua tháng 10, tháng 11 thì hệ thống sẽ buộc phải cắt giảm chi phí đến mức tối đa. Cụ thể công ty sẽ đóng cửa và trả một số mặt bằng có phí thuê cao. Đồng thời, toàn bộ nhân viên sẽ nghỉ không lương.

    Thị trường trong giai đoạn cuối năm sẽ rất khó dự đoán nhưng hy vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát. Khi cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, người dùng có xu hướng "mua sắm bù", doanh nghiệp sẽ sinh tồn và phát triển trở lại.

    Giảm 20-70% lương nhân sự, cấp càng cao càng giảm mạnh
    (Ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện truyền thông hệ thống CellphoneS)

    Trước dịch, chi phí thuê mặt bằng của chúng tôi chiếm tầm 4% doanh thu. Hiện tại tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, giá thuê đã được đối tác điều chỉnh nhưng cũng chiếm khoảng 10% doanh thu.

    Ưu tiên hàng đầu của công ty vẫn là cắt giảm các chi phí ở mức tối đa như điều chỉnh các hoạt động trong công ty, làm việc với đối tác, chủ mặt bằng để giảm tiền thuê.

    Nhu cầu mua các mặt hàng phục vụ cho công việc học tập ở nhà khá cao nhưng việc giao hàng khó khăn nên doanh thu rất thấp. Hầu hết các đối tác giao hàng gặp vấn đề quá tải. Vì thế, các đơn hàng nếu có được nhận về thì cũng nằm lại tại kho hàng của bên vận chuyển.

    [​IMG]
    Các hệ thống bán lẻ di động đang đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    Do doanh số sụt giảm nhiều và các cửa hàng không còn được mở cửa, đa số nhân sự bị nghỉ việc ở nhà. Đối với những nhân viên không làm việc trong thời gian này, công ty có hỗ trợ một phần lương. Đối với những nhân sự vẫn làm việc duy trì doanh số còn lại thì thu nhập cũng giảm từ 20- 70% ở một số vị trí. Nhóm quản lý cấp càng cao thì thu nhập giảm càng nhiều để hỗ trợ cho nhóm có thu nhập thấp hơn.

    Một số ngành hàng không phù hợp với hoạt động bán hàng online thì chúng tôi cắt chi phí quảng cáo truyền thông chờ tới thời điểm thành phố hết giãn cách. Do dịch ảnh hưởng tới toàn bộ ngành hàng nên việc xả tồn cũng không thể thực hiện được dễ dàng.

    Hầu hết các hoạt động cắt giảm chi phí có thể đã được thực hiện trong 2 tháng vừa qua. Chúng tôi vẫn hy vọng thành phố sẽ kiểm soát được dịch trong tháng 9 và các cửa hàng có thể mở vào đầu tháng 10. Thời điểm cuối năm vẫn được kỳ vọng với sự ra mắt của một loạt sản phẩm mới đến từ Samsung, Apple giúp cho hoạt động kinh doanh sôi động hơn. Tuy nhiên, nếu tình hình vẫn không tiến triển tốt, chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp cắt giảm chi phí ở mức mạnh mẽ hơn để có thể tồn tại qua dịch.


    Last edited: 21/08/2021
    gameckgameanhquanmk thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này