------VN30 đang tạo mô hình 2 đỉnh ? --------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangpd, 09/08/2017.

2462 người đang online, trong đó có 140 thành viên. 06:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 26792 lượt đọc và 236 bài trả lời
  1. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    61.789
    Chú định đồ xác à
    Anh nói đi nói lại rồi mà chú cú chụp mũ cho anh: anh ko cầm 1 cổ ssi nào, đợt này ko mặn mà mấy ssi.
    CTG anh vẫn cầm.
    Anh là dân kỹ thuật, có gì nói đấy chú nhé
  2. nvnghia_1982

    nvnghia_1982 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Đã được thích:
    9.445
    dạo này bác Cấu đánh chứng lên cơ phết nhỉ?
    chác phải học bác sai tự vả mới tiến bộ dc :))
    bangpd thích bài này.
  3. chung2010

    chung2010 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    295
    Cụ này hôm kia cắt lỗ SSI , hôm qua còn chửi bới ỏm tỏi . Hôm nay im lặng => dự đoán đã âm thầm đua lệnh sáng nay =))
  4. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.642
    Khối ngoại quay ra bán ròng 65 tỷ đồng trong phiên 15/8

    [​IMG]

    (ĐTCK) Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái giao dịch nhỏ giọt và quay ra bán ròng với tổng giá trị 65 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu lớn MSN bị bán ròng mạnh nhất trong phiên 15/8.
    Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 5,46 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 201,52 tỷ đồng, giảm 7,62% về lượng và giảm 24,56% về giá trị so với phiên 14/8.
    Ngược lại, khối này bán ra 6,81 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ra đạt 248,56 tỷ đồng, tăng 24,24% về lượng và 20,97% về giá trị so với phiên trước.
    Như vậy, khối này đã bán ròng 1,35 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 47,04 tỷ đồng, trong khi phiên đầu tuần mua ròng 430.350 đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng 61,65 tỷ đồng.
    Trong đó, cổ phiếu SBT được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất với 831.930 đơn vị, giá trị 24,84 tỷ đồng.
    Đứng ở vị trí tiếp theo, CII được mua ròng 452.820 đơn vị, giá trị 16,58 tỷ đồng và CTD được mua ròng 52.500 đơn vị, giá trị 10,47 tỷ đồng. Còn lại các cổ phiếu đều được mua ròng chưa tới 10 tỷ đồng.
    Ở chiều ngược lại, MSN là cổ phiếu dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh với 1,02 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 45,08 tỷ đồng.
    Các mã bị bán ròng mạnh tiếp theo đều có giá trị hơn 10 tỷ đồng gồm VIC (15,35 tỷ đồng), HPG (13,62 tỷ đồng), KDC (12,79 tỷ đồng).
    Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 369.410 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 3,97 tỷ đồng, giảm 41,57% về lượng và 54,16% về giá trị so với phiên đầu tuần 14/8.
    Ngược lại, khối này đã bán ra 481.461 đơn vị, giá trị 7,8 tỷ đồng, giảm 50,69% về lượng và 44,52% về giá trị so với phiên trước đó.
    Qua đó, khối này đã bán ròng 112.051 đơn vị, giá trị tương ứng 3,83 tỷ đồng, giảm 67,44% về lượng và giảm 29% về giá trị so với phiên trước.
    Trong đó, không có mã nào được mua ròng tới 1 tỷ đồng. Cổ phiếu VE9 được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 907 triệu đồng (58.000 đơn vị). Tiếp đó, VGS được mua ròng 388 triệu đồng (40.000 đơn vị).
    Còn xét về khối lượng, KVC dẫn đầu danh mục mua ròng với 103.100 đơn vị, giá trị hơn 382 triệu đồng.
    Ở chiều ngược lại, PVS trở lại vị trí cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất, với 258.800 đơn vị, giá trị tương ứng 4,27 tỷ đồng.
    Đứng ở vị trí thứ 2, VGC bị bán ròng 50.400 đơn vị, giá trị hơn 935 triệu đồng.
    Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 210.100 đơn vị, giá trị tương ứng 11,13 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,49% về lượng và 4,7% về giá trị so với phiên đầu tuần 14/8.
    Ngược lại, khối ngoại bán ra 100.230 đơn vị, giá trị 5,68 tỷ đồng, tăng hơn 69% về lượng và 161,75% về giá trị so với phiên trước.
    Như vậy, trong phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 109.870 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 5,45 đồng, giảm 24,59% về lượng và 35,58% về giá trị so với phiên trước.
    Hôm nay, nhà đầu tư ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất cổ phiếu QNS với 45.700 đơn vị, giá trị tương ứng 3,14 tỷ đồng.
    Đứng ở vị trí tiếp theo vẫn là ACV được mua ròng 15.200 đơn vị, giá trị hơn 785 triệu đồng.
    Trái lại, FOX tiếp tục dẫn đầu với khối lượng bán ròng 7.400 đơn vị, giá trị hơn 555 triệu đồng.
    Tiếp đó, NCS bị bán ròng hơn 117 triệu đồng (2.400 đơn vị) và ADP với hơn 113 triệu đồng (3.600 đơn vị).
    Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 15/8, khối ngoại đã bán ròng 1,35 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 45,42 tỷ đồng; trong khi phiên hôm qua mua ròng 231.900 đơn vị, tổng giá trị mua ròng 64,71 tỷ đồng.
  5. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.642
    Điều gì đã khiến TV2 cùng hàng loạt “cổ phiếu cơ bản” lao dốc chỉ trong thời gian ngắn?
    15-08-2017 - 08:44 AM | Thị trường chứng khoán
    [​IMG]
    Chỉ trong 3 tháng gần đây, TV2 – cổ phiếu thường xuyên nằm trong top thị giá trên TTCK Việt Nam đã rơi một mạch từ đỉnh giá 200.000 đồng (giá điều chỉnh) về 127.000 đồng khiến không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ nặng nề.

    8 tháng đầu năm 2017, TTCK Việt Nam đang trải qua giai đoạn thăng hoa khi dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường giúp chỉ số VnIndex liên tục chinh phục những cột mốc mới.
    Mặc dù TTCK đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhưng để thành công dường như không hề dễ dàng. Có thể thấy, không ít cổ phiếu được đánh giá là “cơ bản” với lịch sử giao dịch lẫy lừng, thương hiệu được biết tới rộng rãi, hoạt động kinh doanh tương đối ổn định vẫn khiến tài khoản của nhà đầu tư sụt giảm thê thảm trong thời gian gần đây.
    Trường hợp tiêu biểu là TV2 – cổ phiếu thường xuyên nằm trong top thị giá trên TTCK Việt Nam đã rơi một mạch từ đỉnh giá 200.000 đồng (giá điều chỉnh) về 127.000 đồng chỉ sau hơn 3 tháng. Cần lưu ý rằng báo cáo quý 2/2017 của TV2 rất tích cực với doanh thu thuần 473 tỷ đồng – tăng gấp đôi; LNST 19 tỷ đồng – tăng 69% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS lũy kế 4 quý gần nhất) của TV2 đạt hơn 19.000 đồng (thuộc top thị trường) và mức định giá P/E cũng khá thấp.
    Một cổ phiếu cũng thuộc hàng “top EPS” trên TTCK Việt Nam là DPG đã có nhịp điều chỉnh mạnh từ vùng đỉnh gần 90.000 đồng (giá điều chỉnh) về khoảng 50.000 đồng, tương ứng mức giảm 45%.
    [​IMG]
    Tương tự, một loạt những cổ phiếu được cho là “cơ bản” như RAL, DQC, BMP, SKG…cũng có nhịp điều chỉnh khá mạnh khiến giới đầu tư thiệt hại không nhỏ.
    Điều gì khiến các “Cổ phiếu cơ bản” lao dốc?
    Việc các cổ phiếu được cho là “cơ bản” đã lao dốc mạnh trong thời gian gần đây có khá nhiều nguyên nhân để giải thích.
    Như trường hợp DQC, RAL hay BMP thì việc sụt giảm mạnh của những cổ phiếu này chủ yếu đến từ việc KQKD kém khả quan cũng như gặp khó trong việc cạnh tranh thị phần. Theo đó, trong quý 2/2017, DQC chỉ đạt hơn 26 tỷ đồng LNST – giảm 63%; RAL đạt 34,5 tỷ đồng LNST – giảm 8%; BMP đạt 128 tỷ đồng LNST – giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, những vấn đề lùm xùm liên quan tới Thứ trưởng Bộ Công thương – Hồ Thị Kim Thoa và cũng là cổ đông lớn tại DQC đã ảnh hưởng không nhỏ tới giá cổ phiếu này.
    [​IMG]
    Đối với DPG, việc cổ phiếu này bất ngờ giảm sâu bắt nguồn từ việc KQKD kiểm toán năm 2016 kém khả quan. Theo đó, doanh thu hợp nhất đạt 1.805 tỷ đồng, giảm 7% và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 122 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước đó.
    Mặc dù năm 2017, DPG đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 157 tỷ đồng – tăng 21,2% so với năm 2016 nhưng do công ty giao dịch trên sàn Upcom, chỉ công bố báo cáo tài chính năm nên điều này làm không ít nhà đầu tư đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, DPG cũng tiến hành tăng vốn thông qua việc bán ưu đãi, chia cổ phiếu thưởng cũng khiến giới đầu tư lo ngại rủi ro pha loãng gia tăng, dẫn tới áp lực bán tăng mạnh.
    Còn với trường hợp TV2, mặc dù công bố KQKD khả quan nhưng giá cổ phiếu vẫn rớt thê thảm và đây là điều tương đối khó hiểu. Theo đánh giá của một số nhà đầu tư trên thị trường, với các doanh nghiệp đang làm ăn tốt nhưng giá cổ phiếu đột ngột tụt dốc có thể xuất phát từ việc các cổ đông lớn đã nắm bắt trước những vấn đề không tốt của doanh nghiệp nên tiến hành bán ra.
    Mặt trái của “cổ phiếu cơ bản”
    Theo ông Nguyễn Hồng Điệp – Giám đốc Chi nhánh TP HCM CTCK SHS thì khái niệm "cổ phiếu cơ bản" thường được hiểu là những cổ phiếu đầu ngành, có tình hình hoạt động kinh doanh lành mạnh, có kết quả quá khứ tốt, có định hướng sáng sủa, hay đơn giản là cổ phiếu tốt. Chính vì khái niệm "cổ phiếu tốt" này là sai lầm thường gặp cho nhà đầu tư. Cổ phiếu được gọi là "cơ bản" thường được định giá khá cao, khá sát với giá trị thực của doanh nghiệp. Dư địa tăng giá của những cổ phiếu này phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số chung. Nếu để phòng thủ, để an toàn, hoặc kỳ vọng một mức lợi nhuận vừa phải trong thời gian tương đối dài, thì đó là sự lựa chọn hợp lý.
    Thế nhưng đa số các nhà đầu tư ở TTCK Việt nam đều có tư duy mong muốn kiếm được những lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian chỉ tính bằng tháng, thậm chí bằng tuần. Chính vì thế, chưa chắc các cổ phiếu cơ bản đã có thể mang lại kết quả tốt.
    Giá cổ phiếu phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng chủ yếu là 2 yếu tố thông tin từ nội tại doanh nghiệp và yếu tố thị trường.
    Đối với yếu tố thứ nhất, nếu “Cổ phiếu A vẫn tốt” thì có nghĩa là không có gì đột biến, hoạt động ổn định và bình thường. Như vậy, nội tại doanh nghiệp đã được phản ánh vào giá trước đây. Trong ngắn hạn, rất khó để có thể tăng tốc. Trừ khi chỉ số thị trường chung thăng hoa. Chính yếu tố "đều đều" này sẽ cản trở sự tăng giá của cổ phiếu. Đó là mặt trái thứ nhất của cổ phiếu cơ bản.
    Mặt trái thứ hai, quan trọng hơn, là yếu tố thị trường, hay nói cách khác là cung cầu của dòng tiền. Một phần của dòng tiền trên thị trường được cung ứng bởi các CTCK. Các cổ phiếu "cơ bản" thường được Full Margin. Nếu trong thị trường không quá nóng, thì đó là điều tốt. Nhưng một khi có sự căng thẳng nhất định của Margin, thì hậu quả là rất xấu. Một cổ phiếu không thể gọi là tốt, cho dù là cơ bản, khi có quá nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy ở mức rất cao.
    --- Gộp bài viết, 15/08/2017, Bài cũ: 15/08/2017 ---
    TÂM LÝ HY VỌNG VẪN CAO LẮM
    KHÓ TĂNG
    pndstock thích bài này.
  6. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    61.789
    Hiện tại tôi thấy PP đếm chim vẫn rất chính xác
    Chỉ có điều đôi khi mình ko tuân thủ đúng lý thuyết đếm chim thôi
    2 hôm rồi ai cứ nghe theo tăng là bán là vẫn Ok.
    nvnghia_1982 thích bài này.
  7. daybyday

    daybyday Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/04/2010
    Đã được thích:
    3.117
    Sọc mạnh SSI. Ok
  8. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.642
    HY VỌNG BAO NHIÊU THẤT VỌNG BẤY NHIÊU
    --- Gộp bài viết, 16/08/2017, Bài cũ: 16/08/2017 ---
    LẠI BULLTRAP
    bangpd đã loan bài này
  9. ngokhoai111

    ngokhoai111 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/04/2017
    Đã được thích:
    1.144
    liệu có khả năng 2 đáy đảo chiều ko bác
    bangpd thích bài này.
  10. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.642
    Tất nhiên là luôn có khả năng
    Nhưng em đánh giá xác suất là rất thấp
    Em vẫn nghiêng về hướng giảm nhiều hơn

Chia sẻ trang này