VNA - Khủng khiếp, Bố Tổ, Cụ Tổ dòng cổ phiếu Vận tải biển !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi brokerathaiphong, 29/10/2021.

6191 người đang online, trong đó có 622 thành viên. 08:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 38010 lượt đọc và 152 bài trả lời
  1. hangonline

    hangonline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    2.589
    Chờ bctc quý 4, vào thăm dò đang lỗ chỏng vó:x https://vn.investing.com/indices/baltic-dry-chart
    Chạm đáy đi lên
    Last edited: 09/12/2021
    mtam137 thích bài này.
  2. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.593
  3. hangonline

    hangonline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    2.589
    EPS trên 10k Dạng cao thủ mà không phọt
    mtam137 thích bài này.
  4. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.593
    Lái chưa cho chạy nữa. Chắc thanh lọc bớt mấy bác ysl rồi mới chạy tiếp được
  5. hangonline

    hangonline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    2.589
    Báo cáo tài chính quý 3 /2021 còn có hơn 300 tỷ nếu tính khấu hau mức 64 tỷ thì 5 quý là hết. Như vậy phương tiện đã khấu hao là hơn 1300 tỷ

    [​IMG]
    http://images1.cafef.vn/download/06...i-hoi-dong-co-dong-thuong-nien-nam-2021_1.pdf
    Bán Tàu Mỹ Hưng và Vinaship star
    Nếu bán được hai tàu không hiệu quả này thành công là ngon đấy
    Last edited: 09/12/2021
    mtam137 thích bài này.
  6. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.593
    China shipping to Southeast Asia sees prices surge tenfold as reopening demand picks up | South China Morning Post https://www.scmp.com/economy/china-...ping-southeast-asia-sees-prices-surge-tenfold
    Vận chuyển từ Trung Quốc đến Đông Nam Á chứng kiến giá tăng gấp 10 lần khi nhu cầu mở cửa trở lại tăng lên.

    Cước phí vận chuyển từ Trung Quốc đến các nước châu Á xung quanh đã tăng vọt trong bối cảnh mùa cao điểm trước Tết Nguyên đán, tiếp thêm nhiên liệu cho thị trường vận chuyển toàn cầu vốn đã quá nóng, bị gián đoạn bởi đại dịch coronavirus. Các tuyến đường Đông Nam Á của Chỉ số vận chuyển hàng hóa container Ningbo, phản ánh tỷ lệ giao ngay của các tàu container khởi hành từ cảng Ningbo-Zhoushan - cảng lớn nhất thế giới tính theo trọng tải hàng hóa - đã ghi nhận mức tăng giá trong tháng qua và đạt mức cao nhất mọi thời đại. , với chi phí vận chuyển hàng hóa đến Thái Lan và Việt Nam tăng 137% từ cuối tháng 10 đến tuần đầu tiên của tháng này, trong khi chi phí vận chuyển hàng hóa Singapore-Malaysia cũng tăng 49%. Yan Zhiyang, một nhà quản lý của một công ty hậu cần có trụ sở cho biết, một container 20 feet, vận chuyển từ Thâm Quyến đến Đông Nam Á, có giá khoảng 100 đến 200 đô la Mỹ trước đại dịch, nhưng giá đã tăng gấp 10 lần, từ 1.000 đô la Mỹ lên 2.000 đô la Mỹ.

    "Giá cước cho tuyến Bờ Tây Hoa Kỳ từ Trung Quốc đạt 14.924 USD/container 40 feet trong tuần này, cao hơn 285% so với cùng thời điểm năm ngoái, Freightos Baltic Index cho biết. Trong khi đó, giá tại Bờ Đông Châu Á - Hoa Kỳ ghi nhận 17.195 USD trong tuần này, tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Judah Levine, trưởng nhóm nghiên cứu của Freightos cho biết: “Tỷ lệ cao và tắc nghẽn cuối cùng là kết quả của sự chuyển dịch chi tiêu của người tiêu dùng từ dịch vụ sang hàng hóa bắt đầu sớm trong đại dịch”. Ông nói thêm: “Sự lan rộng của biến thể Omicron - dòng Covid mới - có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi trở lại chi tiêu cho các dịch vụ."
    --- Gộp bài viết, 10/12/2021, Bài cũ: 10/12/2021 ---
    Thanh khoản cạn kiệt! Chỉ cần 1 mồi lửa là bùng thôi...
  7. hangonline

    hangonline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    2.589
    Khà khà có chút nhầm lẫn, ngồi im đợi thôi.
    Last edited: 10/12/2021
  8. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.593
    hangonline thích bài này.
  9. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.593
  10. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.593
    Chi phí vận chuyển tăng cao - biến số lớn đối với kinh tế toàn cầu
    Chi phí vận chuyển một container dài 40 feet (FEU) hiện đã giảm 15% so với mức cao kỷ lục trên 11.000 USD ghi nhận hồi tháng Chín nhưng vẫn rất cao so với chi phí 1.300 USD trước khi dịch bùng phát.

    H.Thủy (TTXVN/Vietnam+) 11/12/2021 06:00 GMT+7

    [​IMG]
    Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng Long Beach, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Theo giới phân tích, chi phí vận chuyển hiếm khi xuất hiện trong các tính toán về lạm phát và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nhà kinh tế, trong khi các công ty có xu hướng lo lắng về nguyên liệu và chi phí lao động hơn. Nhưng điều đó có thể đang thay đổi trong đại dịch COVID-19 này.

    Biến số mới của kinh tế toàn cầu

    Giống như đại dịch COVID-19 và sự gián đoạn kinh tế mà nó gây ra, một cuộc khủng hoảng trong hoạt động vận chuyển toàn cầu có vẻ sẽ tiếp tục làm trì trệ lưu thông hàng hóa và thúc đẩy lạm phát tăng cao cho tới tận năm 2023.

    Theo chỉ số cước giao vận Freightos FBX, chi phí vận chuyển một container dài 40 feet (FEU) hiện đã giảm khoảng 15% so với mức cao kỷ lục trên 11.000 USD ghi nhận hồi tháng Chín. Tuy nhiên trước khi đại dịch bùng phát, chi phí của cùng một đơn vị đó chỉ là 1.300 USD.

    Với 90% hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, điều này có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát toàn cầu - vốn đang tỏ ra phức tạp hơn dự báo trước đây.

    Chi phí vận tải đường biển ban đầu tăng vọt sau khi kênh đào Suez bị tắc nghẽn trong sáu ngày hồi tháng Ba năm nay gây ra tình trạng dồn ứ hàng hóa và tàu thuyền trên toàn thế giới. Điều đó càng khiến thị trường thuê tàu thêm khó khăn, trong khi thị trường này đã căng thẳng từ trước do sự không chắc chắn về các quy định nhiên liệu và khí thải trong tương lai khiến số đơn đặt hàng đóng tàu mới xuống mức thấp kỷ lục. Các xưởng đóng tàu cũng "vật lộn" với tình trạng thiếu lao động vì tác động của đại dịch.

    Sau đó, nhu cầu hàng hóa từ người tiêu dùng tăng vọt trong giai đoạn giãn cách và phong tỏa để chống dịch COVID-19 càng khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

    Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hồi tháng trước nhận định giá cước vận tải lên cao đang đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Báo cáo ước tính giá cước cao có thể đẩy giá nhập khẩu toàn cầu tăng thêm 11% và giá tiêu dùng tăng 1,5% từ nay đến năm 2023.

    Tác động cũng tạo ra “gợn sóng” đối với các nền kinh tế khi giá cước vận tải bằng container cứ tăng 10% sẽ làm giảm sản lượng công nghiệp của Mỹ và châu Âu hơn 1%.

    Báo cáo lưu ý rằng các hàng hóa rẻ hơn sẽ tăng giá mạnh hơn so với các mặt hàng đắt đỏ hơn. Do đó, các quốc gia nghèo thường sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp như đồ nội thất và hàng dệt may sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng cạnh tranh.

    Ông Ben May, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại công ty tư vấn Oxford Economics (Anh), cho biết giá bán lẻ của những thương hiệu tủ lạnh giá rẻ sẽ “phình” thêm tới 24% so với mức tăng 6,5% của các thương hiệu đắt tiền hơn. Điều đó có thể khiến nhiều công ty ngừng xuất xưởng các sản phẩm giá rẻ vì lợi ích thu về không đáng so với chi phí bỏ ra.

    Tình trạng tắc nghẽn còn kéo dài

    Ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets ước tính rằng tính tới cuối tháng 10, các con tàu chở hàng cập cảng Long Beach và cảng Los Angeles tại Mỹ (hai trong số những cảng container lớn nhất thế giới) mất gấp đôi thời gian để quay đầu so với trước đại dịch.

    Mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất có thể đã qua, nhà phân tích Michael Tran làm việc tại ngân hàng đầu tư toàn cầu RBC Capital Markets của Canada cho rằng giá cước vận chuyển hàng hóa sẽ chưa thể về lại mức trước đại dịch trong vài năm nữa.

    Ông nhận định ngay cả khi kế hoạch dỡ thêm 3.500 container mỗi tuần được thực hiện, tình trạng tồn đọng ở hai cảng trên khó có thể giải quyết xong trước năm 2023. Theo chuyên gia này, giai đoạn giảm cước phí vận chuyển hồi cuối tháng Chín chỉ là một tín hiệu sai. Nhìn từ góc độ số liệu tổng thể, tình hình thực tế chưa hề được cải thiện.

    Các nhà phân tích của ngân hàng Berenberg Bank (Đức) ước tính 11% khối lượng container đã chất hàng trên thế giới đang bị giữ lại trong các chuỗi tắc nghẽn tính tới tháng 11. Con số này đã giảm so với mức đỉnh ghi nhận hồi tháng Tám, song cao hơn khá nhiều so với mức 7% của trước đại dịch.

    Giữa bối cảnh như vậy, nhà phân tích trưởng của nền tảng đo lường giá cước vận tải tiêu chuẩn Xeneta (Na Uy), ông Peter Sand cho rằng chi phí vận chuyển bằng container sẽ không thể trở về mức bình thường trước năm 2023.

    Theo ông Sand, thực tế rằng chi phí logistics tăng cao không phải là hiện tượng nhất thời sẽ gây nhiều rắc rối đối với lạm phát. Trong tổng thể các loại chi phí trước đây, phí vận chuyển từng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ song có thể sẽ tăng lên khá nhiều trong tương lai. Đáng lo ngại là mức tăng giá có thể mang tính lâu dài hay thậm chí là vĩnh viễn.

    Triển vọng không chắc chắn

    Trước đây, giới phân tích từng kỳ vọng sự bùng nổ trong chi phí vận chuyển sẽ giảm bớt khi nền kinh tế mở cửa trở lại, cho phép mọi người chi tiêu cho việc đi lại và ăn uống hơn là quần áo hoặc đồ gia dụng.

    [​IMG]Berenberg Bank ước tính 11% khối lượng container đã chất hàng trên thế giới đang bị giữ lại trong các chuỗi tắc nghẽn tính tới tháng 11. (Ảnh: THX/TTXVN)

    Nhưng nhận định đó đang đứng trước thách thức đến từ các biến thể mới của virus gây dịch COVID-19, bên cạnh khoản tiết kiệm khổng lồ trong thời gian giãn cách cho phép người tiêu dùng có thể chi tiêu cho nhiều hàng hóa hơn nữa.

    Với tỷ lệ hàng dự trữ trên doanh số bán hàng của các doanh nghiệp đang gần mức thấp kỷ lục, các doanh nghiệp cũng sẽ phải tăng cường bổ sung thêm cho kho hàng của mình trong thời gian tới. Và điều này có thể đẩy giá tăng cao hơn.

    Trong mùa báo cáo thu nhập vừa qua, một loạt cái tên lớn bao gồm hãng sản xuất đồ chơi Hasbro, nhà bán lẻ Dollar Tree và tập đoàn hàng tiêu dùng khổng lồ Nestle đều than phiền về chi phí vận chuyển hàng hóa. Không khó hiểu khi các công ty này đều báo hiệu khả năng sẽ tăng giá trong thời gian tới.

    Giới quan sát cho rằng tình hình chỉ có thể cải thiện đến khi có thêm nhiều tàu chở hàng trên thị trường.

    Để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng mạnh, số đơn đặt đóng tàu mới đã tăng đáng kể trong năm nay. Tuy nhiên, nhà kinh tế cấp cao Rico Luman của ngân hàng ING (Hà Lan), lưu ý mỗi chiếc tàu này cần mất ba năm để chế tạo và chuyển giao./.

    H.Thủy (TTXVN/Vietnam+)
    --- Gộp bài viết, 11/12/2021, Bài cũ: 11/12/2021 ---
    https://fbx.freightos.com/
    Current FBX
    $9,550
    up 1%
    Investor_70 thích bài này.
    Investor_70 đã loan bài này

Chia sẻ trang này