VND chào bán 1:1 cho cổ đông hiện hữu giá 10k và Thưởng cổ phiếu tỷ lệ 80%, có thể cao hơn tuỳ nguồn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NamFERARI, 16/11/2021.

7045 người đang online, trong đó có 889 thành viên. 12:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 407476 lượt đọc và 2067 bài trả lời
  1. cuongnb89

    cuongnb89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2020
    Đã được thích:
    4.482
    Insland Riversal nó chỉ kích hoạt mạnh mẽ khi Vol phía bên phải lớn ( nhưng thực tế vol vế phải nhỏ), VNi nay rút chân sớm thôi
    gacungtuNamFERARI thích bài này.
  2. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.479
    Không nhỏ so với trung bình từ sau tết đâu bạn.
  3. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.479
    Soi danh mục tự doanh quý 4 của các công ty chứng khoán
    15-02-2022 13:00:00+07:00

    Những công ty chứng khoán (CTCK) tự doanh lãi đậm nhất quý 4/2021 đang nắm cổ phiếu nào?

    Theo dữ liệu của VietstockFinance, tổng lợi nhuận tự doanh quý 4/2021 của 73 CTCK đạt hơn 5.6 ngàn tỷ đồng. Tình hình thị trường tích cực đã giúp lợi nhuận tự doanh của toàn nhóm tăng gần 90% so với quý 3 và hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy vậy, top 10 CTCK đã nắm gần 4 ngàn tỷ đồng lợi nhuận tự doanh, tức hơn 70%.

    Top 10 về lợi nhuận tự doanh quý 4/2021 của khối CTCK.

    Nhóm top 10 này hầu hết có lợi nhuận tự doanh tăng mạnh so với quý 3. Trong đó, lợi nhuận của Chứng khoán VNDirect (VND), Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), Chứng khoán APEC (APS), Chứng khoán VietinBank (CTS), Chứng khoán Everest (EVS), Chứng khoán Thiên Việt (TVS) có mức tăng trưởng tính bằng lần.

    Hãy cùng soi danh mục tài sản tài chính ghi nhận trên báo cáo quý 4/2021 (tính tới 31/12/2021) của các công ty để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

    Danh mục cổ phiếu của VND tập trung vào các mã PTI, TCB, NLG, VPB, MWG. Trong số này, PTI, NLG và MWG đang đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Xét tổng thể danh mục tài sản tài chính, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất.
    --- Gộp bài viết, 15/02/2022, Bài cũ: 15/02/2022 ---
    Bọn Tây lông sẽ húp hết VND duới 75k. Vậy giá mục tiêu của nó là bao nhiêu???? :-??:-??:-??
    --- Gộp bài viết, 15/02/2022 ---
    https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/2.-TB-chao-ban-TP-VNDIRECT-dot-1-24.12.2021.pdf
    VND phát hành trái phiếu 2000 tỷ để phục vụ cho vay margin. :-bd
    Last edited: 15/02/2022
    reall0ve, zWanderz, men4love2 người khác thích bài này.
  4. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.479
    VND quay trở lại đường đua với mục tiêu 95k trong tháng 3. :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
    --- Gộp bài viết, 16/02/2022, Bài cũ: 16/02/2022 ---
    Có thể tờ A4 đã rò rỉ :):):)
  5. Ankaty

    Ankaty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2017
    Đã được thích:
    1.718
    NamFERARI thích bài này.
  6. meotheki

    meotheki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2021
    Đã được thích:
    18
    Theo thông tin chim lợn mình nhận được thì VND đã được thông qua phương án tăng vốn rồi nhé :)
    gacungtu, wakauzopayNamFERARI thích bài này.
    gacungtu đã loan bài này
  7. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.479
    Cám ơn bác nhé. Vậy chờ ngày chốt sổ thôi \m/\m/\m/
  8. wakauzopay

    wakauzopay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Đã được thích:
    189
    Chim lợn như bác cũng vui nhỉ.
  9. meotheki

    meotheki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2021
    Đã được thích:
    18
    Bạn ấy làm ở VND nên chắc không sai đâu :))
    gacungtuNamFERARI thích bài này.
  10. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.479
    Nhìn cách VPBank 'chơi lớn' lần trở lại mảng chứng khoán để thấy đại gia nội thay đổi cục diện ngành chóng vánh thế nào
    21:15 | 15/02/2022

    Năm 2021, ngành chứng khoán tăng vốn điều lệ cao kỷ lục với tổng giá trị lên tới 35.272 tỷ đồng, các công ty nội chiếm ưu thế trong cuộc đua tăng vốn. Sang đến 2022, cuộc đua tăng vốn thêm gay cấn khi SSI và VNDirect đều muốn đưa quy mô vượt 10.000 tỷ đồng hay cách VPBank chơi lớn khi bơm hơn 8.600 tỷ đồng tăng vốn.
    Qua thời của các công ty chứng khoán Hàn Quốc
    Thị trường chứng khoán Việt Nam từng trải qua thời kỳ "nhà nhà, người người" thành lập công ty chứng khoán. Thời điểm 2006 - 2008, gần như ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty lớn đều thành lập công ty chứng khoán.

    Khi thị trường bước vào chu kỳ giảm sâu, các công ty chứng khoán bộc lộ nhiều yếu điểm, tình hình tài chính yếu kém, nợ xấu tăng cao, tình thế buộc phải cơ cấu lại ngành. Kể từ đó, việc thành lập công ty chứng khoán trở nên khó hơn.

    Khi việc thành lập mới không mấy dễ dàng, những giấy phép hoạt động công ty chứng khoán được săn lùng. Đội ngũ môi giới, M&A đổ xô đi "tìm mua vỏ công ty chứng khoán".

    Giai đoạn 2014 - 2019, các tổ chức Hàn Quốc đồng loạt mua lại CTCK nội. Chỉ sau một thời gian ngắn, 4 công ty lớn nhất tại Hàn Quốc đã hiện diện tại Việt Nam gồm Mirae Asset, NH Securities and Investment, KB Securities và Korea Investment and Securities.

    Ngoài ra còn có một số cái tên "xứ kim chi" như Shinhan Investment Corportion, Chứng khoán và Đầu tư Hanwha, Tập đoàn tài chính JB Financial Group.

    [​IMG]
    Thay đổi vốn điều lệ của các công ty chứng khoán Hàn Quốc. Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.

    Sau khi đổi chủ và khoác lên mình cái tên mới, các CTCK ngoại đồng loạt tăng vốn lên hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi thời điểm đó, các CTCK trong nước phân hóa mạnh, chỉ nhóm dẫn đầu như các đơn vị tư nhân SSI, VDDirect tăng đều đặn vốn. Nhóm công ty con của các ngân hàng "dậm chân tại chỗ" dù "sinh ra ở vạch đích" khi thị trường sơ khởi.

    Động thái bơm hàng nghìn tỷ đồng từ nhóm công ty Hàn Quốc giai đoạn 2016 – 2019 phà hơi nóng vào toàn ngành chứng khoán. Tưởng chừng chứng khoán Việt Nam sẽ chỉ là sân chơi của nhóm ngoại khi các công ty đẩy mạnh cho vay margin nhờ lợi thế vốn lớn, hay cách cạnh tranh giảm phí giao dịch.

    Hoạt động tăng vốn của nhóm công ty Hàn Quốc liên tục kéo dài đến năm 2021. Theo thống kê của phóng viên, kể từ năm 2016, tổng vốn điều lệ của 6 công ty Hàn Quốc tăng thêm 15.583 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng bình quân 48,57%/năm.

    Đến thời của các đại gia mới nổi trong nước
    Song, khi dịch COVID-19 xảy đến đầu năm 2020, thị trường bất ngờ lao dốc. Giới đầu tư nghĩ đến kịch bản rủi ro nhiều hơn khi CTCK cho vay nhiều. Nhưng thị trường tạo đáy và tăng mạnh kể từ quý II/2020, bức tranh chứng khoán thay đổi hoàn toàn chuyển tông màu từ xám xịt, dần sáng hơn và không quá khi nói đã phát triển rực rỡ.

    Như kịch bản không một ai nghĩ đến là COVID-19 bất ngờ xuất hiện làm kinh tế toàn cầu đảo lộn. Câu chuyện ngành chứng khoán cũng đầy bất ngờ như vậy.

    Thị trường bùng nổ thời đại dịch thu hút hàng triệu tài khoản chứng khoán mới. Hệ quả là, các CTCK được săn lùng và làn sóng M&A lần này đến từ các "ông lớn" trong nước. Chỉ trong hơn 1 năm, hàng loạt thương vụ mua lại được công bố.

    Đơn cử, Sunshine Group mua Chứng khoán Việt Nam Gateway sau đó đổi tên thành Chứng khoán KS (KS Securities). Chứng khoán Đà Nẵng cũng đổi tên thành Chứng khoán DSC với tin đồn đổi chủ liên quan đến nhóm Thành Công. Hay thương vụ mua lại Chứng khoán Đại Nam và đổi tên thành DNSE của cựu CEO VNDirect – Nguyễn Hoàng Giang.

    Sóng M&A lần này không thể không nhắc đến dấu ấn của các ngân hàng khi chứng khoán như mảnh ghép lấp đầy hệ sinh thái. Chứng khoán Phương Đông (ORS) về với TPBank. Đầu năm 2022, VPBank chính thức trở lại mảng chứng khoán sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm Chứng khoán ASC.

    Trong quá khứ, ngân hàng này từng bán đi Chứng khoán VPS. Tại đại hội đồng cổ đông vừa kết thúc, ASC sẽ đổi tên thành Chứng khoán VPBank (VPBank Securities).

    [​IMG]
    Thay đổi vốn điều lệ của các công ty chứng khoán sau khi đổi chủ. Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.

    Giống như làn sóng trước đó, các công ty chứng khoán cũng đổi tên sau đổi chủ và đồng loạt tăng vốn. Cả 4 công ty gồm Chứng khoán Tiên Phong (TPS), DSC, DNSE và KS Securities đều nâng quy mô vốn lên hàng nghìn tỷ đồng sau khi được sang tay.

    Tuy nhiên, kế hoạch mới đây của VPBank Securities được thị trường chú ý hơn cả. Công ty này sẽ tăng vốn điều lệ đột biến từ gần 269 tỷ đồng lên 8.920 tỷ đồng. Đây là kỷ lục về mức tăng vốn điều lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    "Cách chơi" lớn của các công ty đầu ngành
    Như đã đề cập, năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng kỷ lục về vốn điều lệ của các công ty chứng khoán. Theo dữ liệu của người viết, tổng vốn điều lệ của ngành chứng khoán (79 công ty) tăng thêm 35.272 tỷ đồng trong năm 2021, đạt 104.079 tỷ đồng, trong khi mức tăng trong cả 4 năm trước đó chỉ là 25.187 tỷ đồng.

    Phải nói rằng, nhóm nội đã chiếm ưu thế trong cuộc đua tăng vốn năm qua. 10 CTCK tăng vốn mạnh nhất trên thị trường năm 2021 có duy nhất đại diện Hàn Quốc là KB Việt Nam. Ba công ty có mức tăng vốn lớn nhất với trên 2.000 tỷ đồng có Chứng khoán SSI (3.818 tỷ đồng), VPS (2.200 tỷ đồng) và VNDirect (2.145 tỷ đồng).

    Cuối năm 2021, thị trường không khỏi bất ngờ khi những "ông lớn" trong nước như SSI, VNDirect, VIX, SHS tiếp tục kế hoạch tăng vốn khủng. Thậm chí mục tiêu đưa vốn điều lệ 14.921 tỷ đồng của Chứng khoán SSI vượt xa các ngân hàng tầm trung ở Việt Nam.

    Dù vậy, việc rót thêm hơn 8.600 tỷ đồng vào công ty chứng khoán của VPBank lần này vẫn được xem là "cách chơi lớn" trong lần trở lại. Còn với toàn ngành, thương vụ này một lần nữa khẳng định sự độc tôn trong cuộc đua tăng vốn của nhóm công ty nội.

    Sơ bộ kế hoạch tăng vốn của 6 CTCK nội (SSI, VNDirect, VPBank Securities, SHS, VIX, DNSE) là 29.639 tỷ đồng năm 2022, tương đương 84% giá trị tăng vốn toàn ngành chứng khoán năm 2021 (dữ liệu của 79 công ty). Nếu các thương vụ hoàn tất, bản đồ ngành chứng khoán sẽ được vẽ lại khi Top3 công ty lớn nhất đều trong tay nhóm nội.

    [​IMG]
    Vốn điều lệ của 20 công ty chứng khoán lớn nhất sau khi tăng. Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.
    Cong8688, ThanhNM9Ankaty thích bài này.
    ThanhNM9 đã loan bài này

Chia sẻ trang này