VND chào bán 1:1 cho cổ đông hiện hữu giá 10k và Thưởng cổ phiếu tỷ lệ 80%, có thể cao hơn tuỳ nguồn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NamFERARI, 16/11/2021.

8744 người đang online, trong đó có 951 thành viên. 10:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 407984 lượt đọc và 2067 bài trả lời
  1. tichcocphongco

    tichcocphongco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    4.153
    Cơ hội gom giá đỏ đẹp
    NamFERARI thích bài này.
  2. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Sắp hết giờ sale nhẹ rồi nha anh em. :rolleyes::rolleyes::rolleyes:

    Tôi có 1 chuyên môn là cả tuần ngồi ngắm VND, cuối tuần thì đi nhậu :drm:drm4
    Loive2021 thích bài này.
  3. Loive2021

    Loive2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2021
    Đã được thích:
    5.513
    Kéo cả dòng họ lên đi cho bà kon nhờ.\:D/\:D/\:D/
    NamFERARI thích bài này.
  4. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Công ty chứng khoán đắt giá: Bên mua săn tìm
    Tác giả Phan Hằng

    5 giờ trước


    (ĐTCK) Nhiều bên đang tìm mua công ty chứng khoán, từ những công ty nhỏ không tên tuổi cho đến những công ty có số vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng.
    Giá giấy phép tăng cao

    Mấy tháng trước, TNG Holding Việt Nam trả giá hơn 50 tỷ đồng để mua lại 75% vốn cổ phần của Tập đoàn Hòa Bình (HBC) tại Công ty cổ phần Chứng khoán Sen Vàng (GLS), tương đương định giá dưới 6.000 đồng/cổ phần GLS. Giao dịch đã không thành công.

    Gần đây, HBC đã bán khoản cổ phần tại GLS cho Thai Group, một doanh nghiệp có liên quan đến ông chủ của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Theo thông tin trên thị trường, giá bán bao gồm chi phí giao dịch là 85 tỷ đồng cho riêng giấy phép kinh doanh, chưa tính các tài sản khác. GLS không có nhiều hoạt động đáng kể trong nhiều năm qua nên thương vụ như này được hiểu là mua giấy phép, mua thương quyền.

    Năm ngoái, Sunshine mua Công ty Chứng khoán VietnamGateway chỉ có 45 tỷ đồng, sau đó đổi tên thành Chứng khoán KS.

    Trong cuộc gặp gỡ với nhà đầu tư mới đây, VPBank cho biết, ngân hàng trước đây từng có một công ty chứng khoán nhưng đã bán đi.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, VPBank đang cân nhắc đầu tư vào một công ty chứng khoán để mở rộng mạng lưới kinh doanh, khách hàng, cũng như phát triển các sản phẩm bán chéo.

    Khả năng cao Chứng khoán ASC vào tầm ngắm của VPBank.

    Nhà đầu tư nhạy tin trên thị trường đã tiết lộ từ vài tháng trước, khả năng cao Chứng khoán ASC vào tầm ngắm của ngân hàng này.

    Trong diễn biến mới nhất, Chứng khoán ASC đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó có 2 nhân sự mới là bà Nguyễn Thị Duyên, Hoàng Thị Quỳnh Trang đều đang công tác tại VPBank. Đồng thời, ASC cũng lên kế hoạch chào bán 21,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 269 tỷ đồng và chuyển trụ sở về 89 Láng Hạ, Hà Nội – cũng là trụ sở chính của VPBank.

    Một môi giới chuyên kết nối các thương vụ mua bán vốn cho biết, hơn 2 tháng trước vừa làm xong mấy thương vụ bán cho đối tác chiến lược ở công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ, có thương vụ bán chi phối trên 51% đến 75% cho các “ông chủ” làm trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản…

    Một thương vụ không thành do “lệch pha” yêu cầu của bên mua – bên bán. Hiện nay, nhu cầu mua nhiều hơn nhu cầu bán, những công ty muốn bán cơ bản đã bán xong nên định giá giấy phép công ty chứng khoán cũng đắt đỏ hơn rất nhiều. Vài năm trước, chỉ cần khoảng 1 triệu USD cho việc mua lại “giấy phép” công ty chứng khoán, thì nay đã gấp nhiều lần.

    Kỳ vọng “thay da đổi thịt”

    Sự tham gia của các ông chủ mới giúp các công ty chứng khoán không được ai biết đến có một tương lai mới, kỳ vọng giống như những gì TPBank đã làm với ORS trong 2 năm qua.

    Ở Công ty Chứng khoán Thủ Đô (CASC) đã diễn ra nhiều thay đổi về cơ cấu cổ đông, cũng như Hội đồng quản trị, Ban điều hành.

    Ông Nguyễn Đình Ngôn, nhân sự từng công tác ở vị trí quản lý tại Công ty Chứng khoán Phương Đông (tên hiện nay là Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong, mã ORS) đã nhận chuyển nhượng hơn 10,2 triệu cổ phần CASC, tương đương 34,09% vốn điều lệ.

    Và Công ty cổ phần Bamboo Financial Corp (BFC), thành viên của Công ty cổ phần Bamboo Capital (BCG) cũng đã nhận chuyển nhượng 6 triệu cổ phần, tương đương 20% vốn

    Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị BCG tiết lộ, đây là khoản đầu tư mở rộng hệ sinh thái trong mảng dịch vụ tài chính của Tập đoàn. BCG đầu tư chiến lược và không tham gia mảng điều hành, chỉ yêu cầu đảm bảo hiệu quả cho cổ đông.

    Ông Nam cho biết, trước mắt, Tập đoàn sẽ hợp tác cùng Chứng khoán Thủ Đô để phát triển mảng Fintech.

    Công ty cổ phần Chứng khoán Việt Nam Gateway sau khi về với Sunshine Group đổi tên thành KS Securities. Sau Kienlong Bank, KS là mảnh ghép quan trọng góp phần hoàn thiện thêm hệ công cụ trong lĩnh vực tài chính cho nhóm chủ Sunshine Group. Giới đầu tư nhận định, sẽ không ngạc nhiên nếu trong tương lai, nhóm này muốn mua thêm công ty bảo hiểm, công ty mua bán nợ…

    Bên mua vẫn săn tìm

    Từ lâu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ngừng cấp phép thành lập mới công ty chứng khoán, vì vậy, việc mua lại công ty chứng khoán là bước đi nhanh để nhà đầu tư sở hữu giấy phép hoạt động.

    Bên mua lại công ty chứng khoán trong năm nay không phải là các tập đoàn nước ngoài như các năm trước mà phần nhiều là doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoạt động đa ngành, bất động sản hay ngân hàng.

    TNG Holding Việt Nam vừa gửi đến Công ty cổ phần Chứng khoán Smart Invest (AAS) một công văn bày tỏ sự quan tâm và mong muốn hợp tác, “vì qua tìm hiểu sơ bộ TNG nhận thấy rằng việc đầu tư vào AAS phù hợp với chiến lược phát triển của TNG”. TNG đề nghị AAS sắp xếp lịch để trao đổi rõ hơn về cơ hội đầu tư.

    AAS có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, sau khi tăng vốn hồi tháng 7/2021 và công ty này có thế mạnh và lợi nhuận ổn định từ mảng đầu tư trái phiếu.

    AAS đã công bố chiến dịch tuyển dụng quy mô lớn với 300 nhân sự mới, chủ yếu là môi giới tư vấn đầu tư chứng khoán và nhân viên chăm sóc khách hàng để thực hiện phát triển mạnh mảng môi giới chứng khoán. Với xuất phát điểm gần như chưa có doanh số đáng kể ở mảng môi giới, AAS đặt mục tiêu lớn lọt vào Top 10 công ty có thị phần môi giới lớn nhất.

    Thực hiện chiến lược phát triển mở rộng, TNG vẫn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một công ty chứng khoán.

    Lúc này, một số bên khác cũng tìm mua công ty chứng khoán. Khi việc mua các công ty chứng khoán “rỗng” để sở hữu giấy phép khó khăn hơn thì bên mua tìm đến các công ty chứng khoán quy mô lớn hơn, có số vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng, đã có thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh. Bởi tất yếu các công ty này có nhu cầu tăng vốn để phát triển.

    Như trường hợp TNG, một tập đoàn mạnh về bất động sản và dịch vụ có thể mua một công ty chứng khoán rỗng và tuyển nhân sự có kinh nghiệm về làm hoặc đầu tư vào một công ty triển vọng được điều hành bởi nhân sự có kinh nghiệm.

    Thông tin trên thị trường cho biết, một công ty chứng khoán A. đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng nhận được lời mời hợp tác trở thành cổ đông chiến lược từ nhà đầu tư bên ngoài, nhưng thông tin ban đầu cho thấy mức giá chào bán chiến lược được đưa ra khá cao cho thấy bên bán đang ở “cửa trên” trong các thương vụ mua bán công ty chứng khoán.

    [​IMG]
    ThanhNM9Loive2021 thích bài này.
  5. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    TTCK còn nhiềm tiềm năng với EPS có thể tăng hơn 20% năm 2022-2023, nhà đầu tư nên chọn nhóm ngành nào?
    Ngành có lợi lớn hiện nay phải kể đến chứng khoán, và nếu dịch bệnh từng bước kiểm soát được thì được nói đến nhiều là đầu tư công – hỗ trợ kích thích, tăng trưởng nền kinh tế. Quy mô TTCK của Việt Nam như hiện nay câu chuyện nâng hạng không phải là mong muốn nữa mà là bắt buộc.

    Theo Doanh Nghiệp Và Tiếp Thị Thứ sáu, 19/11/2021, 10:22 (GMT+7)


    Sau mỗi lần biến động, thị trường sẽ xuất hiện nhiều cơ hội mới. Trong đó, dự báo EPS tăng trưởng khoảng 18% trong năm 2021, giai đoạn 2022-2023 tăng trưởng có thể trên 20%, cho thấy thị trường chứng khoán vẫn có tiềm năng tăng trưởng trong 2 năm tới. Đi cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thời gian qua, câu hỏi mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đặt ra chính là nhóm ngành nào có tiềm năng, doanh nghiệp nào còn dư địa phát triển?

    Đó cũng là chủ đề được quan tâm tại tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản", tổ chức bởi báo Đầu tư phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sáng ngày 18/11.

    Nếu dịch bệnh từng bước kiểm soát được thì được nói đến nhiều là đầu tư công

    Theo các chuyên gia, từ năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, khối ngoại liên tiếp rút vốn khỏi Việt Nam. Thực tế, xu hướng rút vốn ở thị trường mới nổi là diễn ra trên toàn cầu. Ở các nước phát triển Mỹ, EU cũng từng bị tác động mạnh do Covid-19, nhưng nhờ vắc xin nên đã có sự phục hồi nhanh. Tương tự, đến lượt châu Á và Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tác động đến nhà đầu tư nước ngoài nên họ rút vốn và quay về lại EU, Mỹ khi ở đây có sự phục hồi đang tốt hơn.

    Dù vậy, trong nguy luôn có cơ, biến động không tác động đều lên toàn bộ doanh nghiệp ngành nghề, vẫn có nhiều cơ hội hiện hữu. Đơn cử, doanh nghiệp lớn đầu ngành ở nhiều lĩnh vực đã tận dụng gia tăng thị phần, tăng hiệu quả hoạt động.

    "Nói ngành có lợi lớn hiện nay phải kể đến chứng khoán, và nếu dịch bệnh từng bước kiểm soát được thì được nói đến nhiều là đầu tư công – hỗ trợ kích thích, tăng trưởng nền kinh tế", ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Quyền Tổng giám đốc VNDirect (VND) chia sẻ.

    Theo kế hoạch huy động vốn của Chính phủ đã duyệt chủ trương trong 5 năm tới là mức độ huy động vốn sẽ tăng 1,76 lần so với quy mô trong 5 năm qua, thì cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư công rất lớn.

    Đồng quan điểm, ông Phạm Vũ Thăng Long, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô Chứng khoán HSC cho biết: "Sau Covid-19, nhóm ngành tài chính, năng lượng, xây dựng, đầu tư công sẽ được quan tâm cùng triển vọng sáng. Thời gian qua nhóm ngân hàng đã tăng mạnh, nhóm cổ phiếu chứng khoán được nhà đầu tư đón chờ hơn cả, là nhóm đầu cơ dẫn sóng, thị trường bùng nổ về thanh khoản thì nhóm này được ưa thích".

    Cùng với đó, nhóm có tính chu kỳ hưởng lợi về chính sách về tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp như thép, năng lượng cũng có nhiều cơ hội. Hiện nay, ngành thép biên lợi nhuận cao, tuy nhiên thời gian qua giá thép tăng mạnh, phần nào phản ánh giá thực trạng của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp không còn chuyển biến mới, giá sẽ chững lại và điều chỉnh trong thời gian tới.

    Nhà đầu tư theo ông Long có thể quan tâm đến nhóm có chu kỳ hưởng lợi như khí và dầu khí. Khi nền kinh tế có giai đoạn hồi phục, nhóm dầu khí sẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn, kết quả kinh doanh so sánh triển vọng. Năm 2020, giá dầu thấp, cổ phiếu thấp, thời điểm thuận lợi đầu tư. Do đó, nhóm dầu khí sẽ hưởng lợi nhìn ở cuối quý IV/2021 và năm 2022.

    Một lĩnh vực cũng rất ‘hot’ thời gian gầy đây, nhóm bất động sản tăng nhiều nhưng cũng có ngoại lệ những doanh nghiệp có lợi thế về quỹ đất, vị này nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Ngành chứng khoán hưởng lợi từ quy mô tăng trưởng của thị trường

    Riêng ngành tài chính chứng khoán, quan điểm của ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS, nhấn mạnh đang có thay đổi. Với vị thế Việt Nam là quy mô dân số lớn, trẻ, tình hình kinh tế chính trị ổn định… thì tạo ra cái thuận lợi cho thị trường. Trong đó, ngành chứng khoán là hưởng lợi. Hiện các công ty chứng khoán áp lực vì sự bất ngờ tăng trưởng về quy mô, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc này. Với vốn điều lệ rất nhỏ so với nhu cầu tài chính, nên tăng vốn là sự cần thiết để tạo ra công ty chứng khoán có năng lực tài chính, ổn định.

    "Và hơn nữa là hạ tầng công nghệ thông tin, tôi khai thật, trong giai đoạn qua là câu chuyện nghẽn mạng, công ty chứng khoán nào cũng có sự quá tải.

    Ngành chứng khoán hưởng lợi từ quy mô tăng trưởng của thị trường (với nền tảng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam). Và ngành cũng tiếp tục hưởng lợi khác là ngân hàng – thừa hưởng thành quả tái cơ cấu, đang có sức khoẻ tài chính tốt.

    Với thị trường chứng khoán, tôi có mong muốn ngoài sự lớn mạnh về quy mô, thì câu chuyện tiếp theo là nâng hạng thị trường - là câu chuyện bắt buộc, sẽ tạo cú huých lớn tiếp theo", ông Tiến nói.

    Ngành tài chính nói chung và ngành chứng khoán đang thay đổi qua quá trình tái cơ cấu và độ nén bao năm nay. Với tiềm năng của Việt Nam về quy mô dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng GDP tốt hơn sẽ cộng hưởng với đà tăng sẽ đem đến quy mô vô cùng lớn, tất cả các thành viên thị trường, ngành chứng khoán hiện nay các công ty chứng khoán bất ngờ quy mô tăng trưởng nhanh chóng đạt được quy mô trung bình.

    Có thể nói, quy mô TTCK của Việt Nam như hiện nay câu chuyện nâng hạng không phải là mong muốn nữa mà là bắt buộc. TTCK đã lớn lên rồi, cần có cơ chế phù hợp. Nếu các vấn đề được giải quyết sẽ tạo ra cú huých nữa để cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, chuyên gia bày tỏ.
    Loive2021ThanhNM9 thích bài này.
  6. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Dòng tiền thông minh 19/11: NĐT cá nhân tiếp đà mua ròng gần 2.000 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh, chưa dừng gom HPG, SSI, VND
    08:03 | 19/11/2021
    Về phía NĐT cá nhân, giao dịch khối này tiếp tục duy trì vai trò nâng đỡ trong phiên VN-Index tạm rời đỉnh lịch sử. Thống kê giao dịch cụ thể, cá nhân trong nước mua ròng 1.998,2 tỷ đồng, với tâm điểm giao dịch là HPG, SSI và VND.
    Sau phiên phục hồi trước đó, VN-Index đã chịu áp lực chốt lời của nhà đầu tư với lực bán chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn. Điều này đã khiến cho chỉ số chính của thị trường chứng khoán đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, với mức giảm hơn 6 điểm dừng chân tại mốc 1.469 điểm, tương ứng giảm 0,41% so với phiên trước đó.

    Sau một phiên suy giảm thanh khoản thì dòng tiền đã trở lại trong phiên hôm qua khi có hơn 1 tỷ cổ phiếu khớp lệnh và giá trị đạt gần 32.900 tỷ đồng. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 42.569 tỷ đồng, tăng 30,6% so với phiên liền trước.

    Theo quan sát, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm thép, hóa chất, thực phẩm & đồ uống, trong khi giảm vào nhóm bất động sản, hàng & dịch vụ công nghiệp, ngân hàng.

    Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong VN30 chịu áp lực bán mạnh hơn so với VN-Index khi đóng phiên giảm hơn 16 điểm tương ứng với mức giảm 1,06% so với phiên trước. Trong đó, GAS, HPG, ACB và VPB đều có mức giảm trên 2%.

    Chiều ngược lại, SSI là mã thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư khi đóng cửa ở đỉnh mới tại 49.050 đồng/cổ phiếu và khối lượng khớp lệnh cũng ghi nhận ở mức cao nhất lịch sử với hơn 40 triệu đơn vị.

    [​IMG]
    Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro).

    Tự doanh gia tăng bán ròng, tập trung xả HPG, SSI
    Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, họ mua vào 236 tỷ trong khi bán ra 1.109,4 tỷ đồng, theo đó giá trị bán ròng ghi nhận gần 873,4 tỷ đồng. Nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 875,3 tỷ đồng.

    Cụ thể, khối tự doanh công ty chứng khoán gom ròng 2/18 ngành. Trong đó, nhóm mua ròng mạnh nhất là hóa chất, ô tô & phụ tùng. Top mua ròng của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm DGC, FUEVFVND, VGC, HDB, PAN, MSH, AAA, DRC, BFC, LPB.

    Với lực bán chiếm ưu thế, khối tự doanh rút vốn khỏi 16/18 ngành còn lại, trong đó cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán mạnh nhất. Top các mã bị bán ròng gồm HPG, SSI, VHM, TCB, VIC, VND, MWG, VNM, ACB, FPT.

    [​IMG]
    Top10 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 18/11. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

    Tổ chức nội chủ yếu chốt lời DGC
    Giao dịch cùng chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước đảo chiều bán ròng sau phiên mua ròng trước đó. Cụ thể, khối này xả ròng 653,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 557,6 tỷ đồng.

    Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 11/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top10 cổ phiếu bị khối này bán ròng có DGC, NBB, HPG, PAN, CII, VIC, ACB, FLC, VPB, FUEVFVND.

    Trong đó, động thái chốt lời DGC diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu tăng nóng từ giữa tháng 7 và hiện vẫn đang trong xu hướng tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, thị giá cổ phiếu của Hóa chất Đức Giang dừng ở mốc 169.300 đồng, gấp đôi vùng giá hồi giữa tháng 7.

    Ở chiều ngược lại, tổ chức trong nước gom mạnh nhất cổ phiếu ngành ngân hàng. Top mua ròng có TCB, APH, SSI, TPB, VJC, DXS, VNM, DBC, SHB, E1VFVN30.

    Cá nhân trong nước mua ròng gần 2.000 tỷ đồng, tiếp tục gom HPG, SSI, VND
    Về phía NĐT cá nhân, giao dịch khối này tiếp tục duy trì vai trò nâng đỡ trong phiên VN-Index tạm rời đỉnh lịch sử. Thống kê giao dịch cụ thể, cá nhân trong nước mua ròng 1.998,2 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 1.920,6 tỷ đồng.

    Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 13/18 ngành, chủ yếu là cổ phiếu nhóm tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã HPG, SSI, VND, DGC, VIC, VPB, NBB, HSG, VNM, ACB.

    Trong đó hoạt động giải ngân của cá nhân trong nước vào cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát vẫn diễn ra sôi động bất chấp những phiên điều chỉnh liên tiếp. Tính từ thời điểm cuối tháng 10, thị giá HPG đã bốc hơi khoảng 14% giá trị từ vùng đỉnh lịch sử.

    Bên phía bán ròng khớp lệnh, họ rút vốn khỏi 5/18 ngành còn lại, chủ yếu là nhóm bảo hiểm, y tế. Top bán ròng có CTG, KBC, VHM, DGW, APH, BID, DXS, MIG, DXG.

    [​IMG]
    Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 18/11. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).
  7. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Dòng tiền đổ vào cổ phiếu nhóm chứng khoán vì 4 chữ “triển vọng lợi nhuận”
    Tác giả Minh Anh

    2 giờ trước


    (ĐTCK) Dòng tiền đổ vào cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán khi triển vọng lợi nhuận quý IV tăng cao, thậm chí cao đột biến khiến định giá cổ phiếu của một số công ty chứng khoán trở nên hấp dẫn.
    Theo số liệu của Fiintrade, chỉ số P/E TTM của các cổ phiếu chứng khoán niêm yết (xác định theo giá đóng cửa ngày 18/11 và EPS trong 4 quý gần nhất) phổ biến nằm trong khoảng 10 - 20 lần.

    Theo thống kê, AAS đang giao dịch với P/E 6,8 lần, thấp nhất so với mặt bằng định giá ngành, tiếp đến là VIX có P/E 7,5 lần và BMS có P/E là 8 lần. Các công ty VDS, SHS, TVS, TVB, EVS, VND, APG có P/E TTM từ 10 đến dưới 13 lần, thấp hơn P/E trung bình của thị trường. SBS là trường hợp cá biệt có P/E rất cao do lợi nhuận không đáng kể.

    [​IMG]
    Nhóm các công ty chứng khoán có P/E cao gần 30 lần là BSI, PSI, AGR. BSI hiện đang ở mức P/E 29,5 lần khi tăng trần nhiều phiên, tăng giá nhanh hơn các công ty chứng khoán khác do kỳ vọng sẽ bán vốn cho nhà đầu tư Hàn Quốc với giá cao.

    Tương tự, tại AGR, thị trường cũng kỳ vọng câu chuyện cổ đông lớn Ngân hàng Agribank sẽ tiến hành thoái vốn và sẵn có bên mua giá cao hơn so với thị giá.

    Với PSI, cũng được chú ý với lợi nhuận tăng trưởng mạnh các quý, đặc biệt nhà đầu tư ghi nhận thông tin công ty chứng khoán hàng đầu Nhật Bản - là cổ đông lớn lâu năm, sở hữu 16% vốn PSI - sẽ gia tăng sở hữu thông qua việc mua lại hơn 51,17% cổ phần do Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVCombank) thoái vốn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ở PSI chưa có bất kỳ động thái nào cho thấy điều này, và theo nguồn tin của báo Đầu tư Chứng khoán, thông tin trên thị trường nói trên mới dừng ở mức tin đồn.

    Giá cổ phiếu các công ty chứng khoán đồng loạt tăng mạnh và tăng trần trong ngày 18/11 chủ yếu do kỳ vọng lợi nhuận quý IV sẽ làm thay đổi đáng kể mức định giá hiện nay tiếp tục lan tỏa. SSI là cổ phiếu dẫn sóng trong phiên ngày 18/11 với thông tin tăng vốn bằng phát hành quyền mua tỷ lệ 2:1 cho nhà đầu tư hiện hữu giá 10.000 đồng/cổ phần, tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng. Lợi nhuận quý IV của SSI được dự báo sẽ đột biến lên mức 1.000 tỷ đồng có thể làm EPS tăng lên rất đáng kể.

    Các mã lớn như VND, VCI có mảng tự doanh đóng góp lớn cũng nhanh chóng tăng trần. Bởi thực tế quý III cho thấy, các công ty có của để dành là khoản đầu tư tự doanh chưa hạch toán vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận hoặc giảm thấp hơn dự báo so với quý II, là quý mà công ty chứng khoán đều đạt được lợi nhuận cao, được dự báo là đỉnh lợi nhuận. Chẳng hạn, lợi nhuận quý III của VND đạt gần 600 tỷ đồng so với con số 450 tỷ đồng đạt được trong quý II.

    Sang quý IV, thanh khoản của thị trường tiếp tục tăng mạnh khiến thị trường kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận của công ty chứng khoán từ môi giới và dịch vụ sẽ tăng mạnh. Quý III thanh khoản thị trường bình quân khoảng 24.000 tỷ đồng/phiên. Đến thời điểm này, thanh khoản đã đạt ngưỡng kỷ lục mới và có xu hướng ổn định ở mức 35.000 - 45.000 tỷ đồng/phiên. Thêm vào đó, một số nhóm cổ phiếu luân phiên tăng điểm mạnh nên cơ hội cho các công ty giao dịch tự doanh cũng lớn hơn quý III.

    Các công ty chứng khoán quy mô nhỏ hơn vừa hoàn thành tăng vốn cũng dự báo lợi nhuận tăng mạnh trong quý IV như TVB, VIX khi nguồn vốn mới được đưa vào kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường. Các mã này định giá P/E ở mức thấp hơn so với các công ty chứng khoán lớn hơn và thấp hơn hẳn so với mặt bằng trên thị trường. TVB đã thông qua kế hoạch lợi nhuận điều chỉnh là 300 tỷ đồng, tức lợi nhuận quý IV sẽ đạt 100 tỷ đồng bằng một nửa con số 201 tỷ đồng đạt được trong 9 tháng đầu năm.

    AAS vừa tăng vốn vào tháng 7, là công ty có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất trong nhóm công ty có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế quý III đạt 132,1 tỷ đồng trong tổng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm là 141,5 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh quý III giúp AAS thay đổi hẳn định giá cổ phiếu, trở nên rẻ hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

    Sang quý IV, nếu công ty này đạt lợi nhuận sau thuế tương đương quý III thì EPS cả năm tăng lên 3.400 đồng/cổ phần. Điều này khá khả quan vì riêng tháng 10, AAS đã đạt 76 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Hai tháng cuối năm giữ nhịp lợi nhuận này.

    APG giao dịch P/E ở mức 12,4 lần, nhưng mới đây lãnh đạo APG chia sẻ, có thể hoàn thành 150% lợi nhuận kế hoạch, tương đương 170 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Ước tính lợi nhuận quý IV của APG có thể tương đương 2 quý trước đó cộng lại.

    Thông tin bên lề ở một số công ty chứng khoán khác nằm trong cả nhóm công ty lớn và vừa cũng cho thấy lợi nhuận quý IV có thể làm thay đổi trọng yếu EPS, giúp định giá theo P/E giảm mạnh tương tự như các trường hợp nêu trên.

    Với tốc độ tăng trưởng của thị trường hiện nay, nhiều công ty chứng khoán đang xúc tiến kế hoạch tăng vốn mới. Vì vậy tăng vốn, phát hành vẫn là câu chuyện hấp dẫn của cổ phiếu công ty chứng khoán trong suốt năm 2022, trong bối cảnh tiềm năng phát triển của thị trường lớn, là cú hích cho tăng trưởng của nhóm công ty chứng khoán.

    [​IMG]
    Loive2021 thích bài này.
  8. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Sang quý IV, thanh khoản của thị trường tiếp tục tăng mạnh khiến thị trường kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận của công ty chứng khoán từ môi giới và dịch vụ sẽ tăng mạnh. Quý III thanh khoản thị trường bình quân khoảng 24.000 tỷ đồng/phiên. Đến thời điểm này, thanh khoản đã đạt ngưỡng kỷ lục mới và có xu hướng ổn định ở mức 35.000 - 45.000 tỷ đồng/phiên. Thêm vào đó, một số nhóm cổ phiếu luân phiên tăng điểm mạnh nên cơ hội cho các công ty giao dịch tự doanh cũng lớn hơn quý III.
    Last edited: 19/11/2021
    kinoba thích bài này.
  9. kinoba

    kinoba Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    825
    uhm, nhìn thanh khoản đã thật, các công ty chứng khoán cứ thế mà hốt tiền, tt lên xuống mà thanh khoản cao thế thì môi giới hốt bạc
    NamFERARI thích bài này.
  10. men4love

    men4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2006
    Đã được thích:
    375
    Thế mà cp chứng hôm nay bị đem táng thấy thương. Không hiểu mấy ông đó nghỉ gì nữa, các phiên thanh khoản cao như hôm nay mà mấy ổng táng cho run lắc đến chóng mặt
    NamFERARI thích bài này.

Chia sẻ trang này