VND chào bán 1:1 cho cổ đông hiện hữu giá 10k và Thưởng cổ phiếu tỷ lệ 80%, có thể cao hơn tuỳ nguồn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NamFERARI, 16/11/2021.

4458 người đang online, trong đó có 396 thành viên. 23:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 407958 lượt đọc và 2067 bài trả lời
  1. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Chốt tuần 8x là 8.8.8 hay 8.9.8 đây anh em :p:p:p
    gacungtu thích bài này.
  2. MaTuoc

    MaTuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2016
    Đã được thích:
    2.918
    88.8 cho nó đẹp cứ từ từ mà tiến rồi giá trước chia cũng 120-130 thôi mà :))
    gacungtuNamFERARI thích bài này.
  3. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Ok bác. Tôi thích tầm nhìn của bác :drm:drm4
    Ankaty thích bài này.
  4. vietanh5099

    vietanh5099 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2021
    Đã được thích:
    104
    theo các bác thì khoảng bao lâu nữa thì đến ngày chốt quyền nhỉ?
  5. MaTuoc

    MaTuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2016
    Đã được thích:
    2.918
    Còn lâu phải rơi vào tầm đầu quý 1/2022 vì vậy cứ tận hưởng đi :))
    gacungtu, AnkatyNamFERARI thích bài này.
  6. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Phần thưởng lớn chỉ dành cho người kiên nhẫn \m/:-bd:)>-
    --- Gộp bài viết, 22/11/2021, Bài cũ: 22/11/2021 ---
    VND tôi có 1 cảm giác rất lạ vào ngày mai. 8x vẫy gọi chăng. chơi chứng hệ tâm linh :)):)):))
    MaTuocSuSuCaRot thích bài này.
  7. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Kinh doanh Tài chính - Chứng khoán

    SSI: Hơn 60.000 tỷ đồng được bơm ra thị trường từ đầu tháng 11
    Đây là số liệu SSI Research ghi nhận từ việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, qua đó bơm ròng lượng lớn tiền Đồng ra thị trường.

    Ghi nhận trong báo cáo thị trường tiền tệ trái phiếu tuần 15-19/11, số liệu được Trung tâm phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research cho biết thanh khoản hệ thống ngân hàng tuần vừa qua đã được hỗ trợ lượng lớn tiền Đồng từ việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn và giao ngay.

    Trong khi đó, kênh trung hòa truyền thống là nghiệp vụ thị trường mở (OMO) vẫn không phát sinh giao dịch mới.

    Theo tính toán của SSI Research, chỉ riêng 3 tuần đầu tháng 11, cơ quan quản lý tiền tệ đã bơm ròng ra thị trường hơn 60.000 tỷ đồng thông qua hoạt động mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Đây cũng là nguyên nhân chính giúp thanh khoản các ngân hàng dồi dào hơn và mặt bằng lãi suất cho vay liên ngân hàng giảm.

    Kết tuần vừa qua, lãi suất cho vay liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm ở mức 0,65%/năm, giảm 0,04 điểm % so với tuần trước và kỳ hạn 1 tuần đóng cửa ở 0,75%/năm, giảm 0,03 điểm %.

    Theo số liệu mới cập nhật từ NHNN, tăng trưởng huy động đã giảm rõ rệt kể từ tháng 4 năm nay trong bối cảnh tiền gửi của dân cư giảm mạnh.


    [​IMG]
    [​IMG]
    SSI Research ước tính NHNN đã bơm ròng 60.000 tỷ đồng vào hệ thống các ngân hàng thương mại qua kênh mua ngoại tệ từ đầu tháng 11 đến nay. Ảnh: Nam Khánh.

    Cụ thể, tổng lượng tiền gửi trong nền kinh tế đến cuối tháng 9 đã đạt trên 10,5 triệu tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn so với mức 12,6% cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do mức tăng trưởng sụt giảm mạnh từ tiền gửi khu vực dân cư.

    Theo đó, tăng trưởng huy động khu vực này chỉ tăng trung bình 4% trong một năm qua, thấp hơn nhiều so với mức 7,5% trong giai đoạn trước đó khi lãi suất tiền gửi giảm về mức thấp trong lịch sử.

    Theo SSI Research, trong 2 tháng cuối năm, tăng trưởng tiền gửi sẽ không có nhiều yếu tố đột biến khi cân nhắc tới yếu tố mùa vụ, lãi suất huy động vẫn sẽ dao động quanh mức thấp hiện nay.

    Ngoài ra, các chuyên gia tại đây cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2021 ở mức thấp có thể ảnh hưởng tới mức tích lũy của người dân. Do đó, khó có thể kỳ vọng mức độ tăng trưởng tiền gửi của người dân quay lại thời điểm trước dịch nhanh chóng.

    Về chính sách tiền tệ cuối năm, NHNN mới đây đã khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. SSI Research cho rằng cơ quan quản lý tiền tệ sẽ sớm nới hạn mức tín dụng với các ngân hàng có chất lượng tài sản và các chỉ số an toàn tốt.

    %/nămLÃI SUẤT CHO VAY LIÊN NGÂN HÀNGNguồn: NHNN: SSI Research; Tổng hợpCho vay qua đêmCho vay 1 tuần26-30/72-6/89-13/816-20/823-27/830/8-1/96-10/913-17/920-24/927/9-1/104-8/1011-15/1018-22/1025-29/101-5/118-12/1115-19/110.60.811.21.4
    16-20/8
    Cho vay 1 tuần: 0,74 %/năm
    Khi đó, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp như hiện tại. Trong đó, lãi suất huy động sẽ dao động trong khoảng 3-4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6-12 tháng và 4,2-6,5%/năm với kỳ hạn trên 12 tháng.

    Trong khi đó, lãi suất cho vay sẽ dao động từ 5 đến 7%/năm với khoản vay ngắn hạn và 9-11%/năm với khoản vay trên 12 tháng.

    Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá liên ngân hàng vẫn duy trì ổn định quanh mức mua của Sở giao dịch NHNN, tại 22.645 đồng/USD.

    Tỷ giá niêm yết ở các ngân hàng thương mại cũng có diễn biến tương tự và kết tuần ở mức 22.525 - 22.755 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng so với cuối tuần trước.

    Tỷ giá trên thị trường tự do, giá giao dịch USD kết tuần ở 23.370 - 23.410 đồng/USD, tăng 90 đồng chiều mua và 60 đồng chiều bán.

    Theo SSI Research, dù cán cân thương mại nửa đầu tháng 11 đã quay lại nhập siêu nhẹ (370 triệu USD), xu hướng này sẽ đảo ngược trong nửa sau của tháng và đà xuất siêu tiếp tục được duy trì trong 2 tháng còn lại của năm.

    Ngoài ra, kiều hối thường tăng mạnh về cuối năm và giúp nguồn cung - cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng hơn. Tỷ giá USD/VND nhờ đó có thể duy trì trạng thái ổn định hoặc giảm nhẹ.
    thien_y thích bài này.
  8. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Tiền gửi doanh nghiệp tại ngân hàng cao kỷ lục
    • Thứ hai, 22/11/2021 18:30 (GMT+7)
    Trái ngược với diễn biến giảm của tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng đã tăng ròng 113.800 tỷ đồng trong tháng 9, đạt mức cao kỷ lục hơn 5,258 triệu tỷ.

    Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 9, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng đã đạt mức cao kỷ lục hơn 5,258 triệu tỷ đồng. So với tháng 8 liền trước, số dư này đã tăng ròng 113.858 tỷ, tương đương mỗi ngày các doanh nghiệp, tổ chức lại gửi thêm gần 3.800 tỷ đồng vào các nhà băng.

    Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp các doanh nghiệp có xu hướng tăng ròng tiền gửi tại ngân hàng.

    So với cuối năm 2020, tổng số dư tiền gửi của nhóm doanh nghiệp, tổ chức tại các nhà băng đã tăng gần 380.300 tỷ đồng, tương đương mức tăng ròng 7,8%.

    Theo cơ quan quản lý tiền tệ, trong 9 tháng đầu năm, tổng tiền gửi của các khách hàng tại ngân hàng tăng hơn 530.000 tỷ, tương đương mức tăng 5,3%. Như vậy, riêng số tăng trưởng của nhóm khách hàng doanh nghiệp đã chiếm trên 70% mức tăng này.

    Xu hướng trên diễn ra trong bối cảnh tháng 9 vẫn là thời điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

    Trong đó, giai đoạn quý III là thời điểm nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM và khu vực phía Nam phải tạm dừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ để thực hiện quy định giãn cách xã hội.

    tỷ đồngtỷ đồngTĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆPTẠI NGÂN HÀNGNguồn: NHNN; Tổng hợpSố tăng/giảm trong thángSố dư lũy kếTháng 12/2020Tháng 1/2021234567890600k-600k-300k300k4 800k4 200k4 500k5 100k5 400k
    3
    Số dư lũy kế: 4.919.048 tỷ đồng
    Thực tế, diễn biến tiền gửi của nhóm khách hàng doanh nghiệp đã tăng mạnh từ đầu năm 2020, cùng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

    Trái ngược với xu hướng này, trong giai đoạn dịch bệnh, tăng trưởng tiền gửi của người dân tại các nhà băng lại giảm xuống. Trong tháng 9, lượng tiền gửi của dân cư lại tiếp tục bị rút ròng khỏi ngân hàng.

    Cụ thể, đến cuối tháng 9, tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các nhà băng đạt trên 5,291 triệu tỷ, giảm 1.473 tỷ đồng so với cuối tháng 8. Trong tháng 8 trước đó, số dư này cũng đã giảm ròng gần 1.000 tỷ đồng.

    Tính từ đầu năm đến nay, số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng mới tăng hơn 150.000 tỷ đồng, tương đương 2,92%, mức tăng thấp nhất trong hơn một thập niên trở lại đây.

    Nếu so với số tăng trưởng của tiền gửi nhóm doanh nghiệp, mức tăng trưởng tiền gửi của người dân chỉ tương đương 1/2.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng đang tăng mạnh. Ảnh: Nam Khánh.

    Theo các chuyên gia, tăng trưởng tiền gửi của người dân chậm lại từ khi dịch Covid-19 bùng phát có nguyên nhân từ việc lãi suất huy động giảm liên tục giai đoạn này.

    Từ năm 2020 đến nay, mặt bằng lãi suất tiền gửi đã giảm trên 2 điểm %/năm ở hầu hết kỳ hạn. Lãi suất tiền gửi bình quân bằng VND kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng đã giảm từ 4,3-5%/năm, xuống 3,1-3,8%/năm; tiền gửi kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng giảm từ 5,3-7%/năm, xuống 4-6%/năm.

    Tương tự, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên hiện phổ biến có mức lãi suất ở 5,6-6,7%/năm, trong khi cuối năm 2019 vẫn là 6,6-7,5%/năm.

    Ngoài ra, dòng tiền gửi của người dân còn ghi nhận sự chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác có lợi suất hấp dẫn hơn, đặc biệt là chứng khoán.

    Trong đó, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân mở mới cao kỷ lục và thanh khoản bình quân mỗi phiên trên thị trường chứng khoán cũng tăng gấp nhiều lần giai đoạn trước dịch.
    thien_y thích bài này.
  9. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Giữ tư duy đầu tư không lạc lối
    Tác giả Người quan sát



    (ĐTCK) Kỷ lục về thanh khoản tiếp tục được lập trong phiên cuối tuần trước khi giá trị khớp lệnh trên 3 sàn đạt trên 55.000 tỷ đồng, tương đương với gần 2,5 tỷ USD, đưa TTCK Việt Nam đứng đầu về giá trị giao dịch trong tương quan với các TTCK khu vực cùng phiên này.
    Sự biến chuyển rất nhanh của chỉ số trong phiên chiều ngày cuối tuần được nhiều nhà đầu tư ví như “flash sale” - một đợt giảm giá thần tốc - khi nhiều cổ phiếu chuyển màu rất đột ngột từ tím sang lơ rồi lấy lại sắc xanh sau đó. Vào những lúc thị trường rung lắc mạnh như vậy, chỉ có vững tin vào cổ phiếu mình nắm giữ, nhà đầu tư mới không bị dao động tâm lý, thậm chí sẽ bỏ tiền gom thêm giá thấp.

    Đây là những nhà đầu tư lựa chọn mua vào, xem cổ phiếu là tài sản, đi cùng những công ty có triển vọng rõ ràng, bởi hiểu rõ doanh nghiệp và xu hướng vận động của thị trường, nhà đầu tư mới có thể xem nhẹ những biến động ngắn hạn.

    Tại cuộc tọa đàm “TTCK: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp - Kênh đầu tư sinh lời và tích sản” do Báo Đầu tư tổ chức tuần qua, các diễn giả cũng là những thành viên có tên tuổi trên TTCK đều thống nhất một quan điểm rằng, mua cổ phiếu, tìm hiểu sâu về doanh nghiệp, chuẩn bị tài chính để có thể mua thêm khi có cơ hội và nắm giữ cổ phiếu cùng với đà tăng trưởng của doanh nghiệp, đó là cách tích sản khôn ngoan thay vì chỉ nhăm nhăm bán ngay cổ phiếu khi được vài phần trăm lợi nhuận.

    Nên biết và tìm hiểu xem chúng ta đang sở hữu tài sản gì, đang đi cùng những ai và doanh nghiệp đó có tăng trưởng hay không, lãnh đạo công ty có đàng hoàng với cổ đông không?

    Khi đã hiểu rõ giá trị doanh nghiệp mình đang sở hữu thì bạn mới có thể yêu và không bao giờ muốn bán cổ phiếu bằng mọi giá. Đó là chia sẻ của ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SHS, cũng là quan điểm của đa số các chuyên gia theo đuổi phong cách đầu tư giá trị trên thị trường.

    Triển vọng cả ngắn, trung và dài hạn của TTCK Việt Nam còn rất sáng, đặc biệt khi “hình hài” gói kích thích kinh tế đang ngày càng rõ rệt hơn. Dù vậy, quan trọng hơn là xu hướng tất yếu của thị trường khi nhà đầu tư quan tâm và bỏ vốn vào kênh chứng khoán sẽ ngày càng phổ biến. Hiện số tài khoản nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đạt 3,48%; trong khi Thái Lan đạt 6;69%; Trung Quốc đạt 20,48%; Hàn Quốc đạt 73,88% dân số.

    Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất. Bên cạnh số ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và đầu tư mù quáng, vẫn có nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường và giao dịch với mức độ đầu tư chất xám cao hơn trước đây rất nhiều. Họ phân tích, sàng lọc doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin một cách bài bản và có sự chủ động cao. Như vậy, cùng với nền kinh tế phát triển năng động, TTCK sẽ là kênh đầu tư sinh lời tích cực cho người dân.

    Chọn chủ đề “Đầu tư bền vững trong thị trường bò” trong số báo này để phản ánh và cắt nghĩa rõ hơn hành trình mà nhiều nhà đầu tư thành công lựa chọn, Đầu tư Chứng khoán mong muốn tích tụ tài sản của nhà đầu tư sẽ đi sâu hơn về chất, để ngày một chắc chắn hơn.


    Đầu tư luôn là một con đường dài cần niềm tin và sự kiên nhẫn, ở thị trường nào cũng như vậy. Hàng ngày, các công ty sản xuất - kinh doanh, sinh ra doanh thu và lợi nhuận. Giá trị doanh nghiệp do đó sẽ tăng trưởng theo.


    Triển vọng doanh nghiệp sẽ càng tích cực hơn trong những nền kinh tế có sức trẻ và năng động như Việt Nam. Bởi thế, chỉ có dũng cảm nắm lấy cơ hội và bồi đắp niềm tin, nhà đầu tư mới có được thành công rực rỡ trong tương lai cho chính mỗi người.
    thien_yzWanderz thích bài này.
  10. zWanderz

    zWanderz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2015
    Đã được thích:
    7.831
    ~o)~o) Mời các cụ cà phê.
    Hoa thơm ong buom sẽ tự tìm tới.
    thien_yNamFERARI thích bài này.

Chia sẻ trang này