VND chào bán 1:1 cho cổ đông hiện hữu giá 10k và Thưởng cổ phiếu tỷ lệ 80%, có thể cao hơn tuỳ nguồn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NamFERARI, 16/11/2021.

5002 người đang online, trong đó có 491 thành viên. 19:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 407943 lượt đọc và 2067 bài trả lời
  1. kinoba

    kinoba Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    825
    mới bán được 4tr8 thôi, còn lại 1tr, mà bạn nói đúng, bán tầm giá 70 không ah, từ từ bán cho được giá chứ. thặng dư vốn sẽ lên ào ào, công ty phình to ra, đẩy giá trị số sách lại lên , kkkkk
    --- Gộp bài viết, 23/11/2021, Bài cũ: 23/11/2021 ---
    tốt nhất là thặng dư đó dùng để chia hết cho cổ đông cùng với lại cổ tức dưới dạng cổ phiếu để tăng vốn lên mà cho vay margin cho đã
    Last edited: 23/11/2021
    NamFERARIMaTuoc thích bài này.
  2. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Nhất trí cao :-bd\:D/
  3. tichcocphongco

    tichcocphongco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    4.153
    Thì tôi đã nói rồi, thưởng 1:1 chứ kg phải 10:8, tăng vốn gấp 3 lần. Thường ttck vn mỗi đợt uptrend có 1 mã tăng vốn lớn, kq là những mã đó giá tăng rất mạnh tuỳ theo mức độ tăng vốn. Trường hợp VND tôi nghĩ tăng ít nhất gấp 3 từ giá 50.
    kinobaNamFERARI thích bài này.
  4. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    150K là 1 target rất đẹp. Chúng ta cùng nhau nắm giữ để mà giàu có hơn ~o)~o)~o)**==**==**==%%-%%-%%-
    tichcocphongco thích bài này.
  5. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Tỷ lệ thực hiện quyền (dự kiến) : 80% (cổ đông sở hữu mỗi 100 cổ phiếu được quyền nhận 80 cổ phiếu phát hành thêm). Hội đồng quản trị có thể điều chỉnh tăng tỷ lệ này nếu nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm thực hiện cho phép phát hành với tỷ lệ cao hơn.
    tichcocphongco thích bài này.
  6. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    UBCKNN: Nhà đầu tư có thói quen tự đầu tư, gửi tiết kiệm, mục tiêu quy mô tài sản các quỹ đầu tư lên 6-10% GDP năm 2030
    24-11-2021 - 07:48 AM | Thị trường chứng khoán

    [​IMG]
    "Nhà đầu tư trong nước có thói quen tự đầu tư, gửi tiết kiệm với lãi suất ổn định thay vì ủy thác qua các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia tài chính".
    TIN MỚI
    Vụ Quản lý các công ty Quản lý quỹ và Quỹ Đầu tư Chứng khoán (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) vừa có báo cáo về sự phát triển về sự trưởng thành của hoạt động quản lý quỹ đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Thị trường Chứng khoán Việt Nam.

    Hoạt động quản lý quỹ hay quản lý tài sản là một lĩnh vực khá phổ biến trong ngành tài chính ở các nước phát triển trên thế giới. Các Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên đã ra đời và hình thành ở châu Âu từ những năm đầu của thế kỷ 19 và ở Mỹ vào những năm 1924-1925. Sự hình thành và phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thế giới trong hơn một thế kỷ qua đã khẳng định vai trò quan trọng của quản lý quỹ đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, các Quỹ đầu tư chứng khoán đã trở thành kênh đầu tư hiệu quả thay thế cho kênh huy động tiết kiệm của ngân hàng, đồng thời cũng đã khẳng định vị trí quan trọng trong việc giữ vững sự phát triển ổn định của Thị trường Chứng khoán.

    Số quỹ tăng từ 23 lên 62 quỹ sau 10 năm

    "Nhìn lại chặng đường phát triển trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn và thách thức nhưng quản lý quỹ luôn có đóng góp nhất định đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam", báo cáo đánh giá.

    Sự ra đời của công ty quản lý quỹ đầu tiên (Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam -VFM) tại Việt Nam là vào năm 2003 với các hoạt động chính là quản lý quỹ, quản lý danh mục ủy thác đầu tư cho khách hàng. Vào thời điểm ban đầu, hoạt động quản lý quỹ chỉ được thực hiện với các mô hình quỹ đóng, quỹ thành viên, đây là các mô hình có phương thức hoạt động tương đối đơn giản để các công ty quản lý quỹ mới thành lập dễ tiếp cận và vận hành. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của 06 quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng (VFMVF1, VFMVF2, VFMVF4, PruBF1, MAFPF1, ACBGF) đầu tiên niêm yết trên thị trường tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2010 đã được cộng đồng nhà đầu tư quan tâm và tham gia tích cực.

    Đến giai đoạn 2011-2021, khung pháp lý cho hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư được tiếp tục được bổ sung với các mô hình quỹ mới (quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản) đã đánh dấu sự phát triển mạnh của nghiệp vụ quản lý quỹ Việt Nam. Đặc biệt sự xuất hiện của các quỹ mở, quỹ ETF có thể coi là một bước ngoặt trong sự phát triển của quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Thực tế trên thế giới và quá trình phát triển tại Việt Nam cho thấy quỹ mở là loại hình quỹ chiếm phần lớn số lượng các quỹ đầu tư trên thị trường. Quỹ mở cũng chính là sản phẩm nền tảng để thiết kế các mô hình quỹ liên kết thị trường chứng khoán với các thị trường khác như thị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu chính phủ. Ở giai đoạn này, hoạt động huy động thành lập quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam được các công ty quản lý quỹ đẩy mạnh, số lượng quỹ tăng gần gấp 3 lần từ 23 quỹ vào năm 2011 lên 62 quỹ vào thời điểm tháng 9/2021.

    Ngoài ra, trong suốt thời gian 2011-2021, hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của các công ty quản lý quỹ được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng ủy thác cũng được chú trọng, và chủ yếu là khối khách hàng doanh nghiệp bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản quản lý tại các công ty quản lý quỹ, đặc biệt là các hãng bảo hiểm có uy tín trên thế giới như Prudential, Manulife, Dai-ichiLife, ChubbLife.

    Năm 2030 đặt mục tiêu quy mô quản lý tài sản 6-10% GDP

    ADVERTISING
    iTVC from Admicro
    Uỷ ban Chứng khoán đánh giá, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và đạt được nhiều dấu ấn quan trọng để đóng góp chung vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn có tiềm năng lớn để phát triển trong thời gian tới. Tính đến cuối năm 2020, tổng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ chỉ chiếm 5,5% GDP của Việt Nam. Tỷ trọng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ trên GDP của Việt Nam nhỏ hơn so với một số nước trong khu vực.

    Một số nguyên nhân có thể kể đến là do: Nhà đầu tư trong nước có thói quen tự đầu tư, gửi tiết kiệm với lãi suất ổn định thay vì ủy thác qua các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia tài chính; Hệ thống đại lý phân phối chứng chỉ quỹ còn hạn chế. Mặc dù pháp luật chứng khoán đã cho phép các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm phân phối các chứng chỉ quỹ nhằm tận dụng mạng lưới rộng khắp của các tổ chức này. Tuy nhiên, phân phối chứng chỉ quỹ đại đa số là phân phối trực tiếp qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán trong khi đó mạng lưới công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Tp. HCM dẫn tới việc hạn chế tiếp cận công chúng nhà đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm quỹ; Chất lượng hoạt động của các công ty quản lý quỹ là không đồng đều. Một số công ty quản lý quỹ hoạt động ổn định và phát triển tốt chủ yếu là do có sự hỗ trợ của cổ đông là các định chế tài chính lớn như doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán. Một số công ty hoạt động chưa hiệu quả, chưa huy động thành lập được quỹ.

    [​IMG]
    Nhà đầu tư Việt Nam vẫn quen với việc tự đầu tư, gửi tiết kiệm

    Vì vậy, trong thời gian sắp tới để thúc đẩy sự phát triển hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, Vụ Quản lý các Công ty quản lý quỹ và Quỹ Đầu tư chứng khoán cho rằng cần phải thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp:

    Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty quản lý quỹ, đảm bảo năng lực và an toàn tài chính, tiếp cận và thực hiện việc quản trị công ty, quản trị rủi ro cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao nhất theo thông lệ quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 quy mô quản lý tài sản đạt khoảng 6-10% GDP;

    Thứ hai, phát triển và đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư, trong đó cần thúc đẩy quỹ hưu trí, các loại hình quỹ mới;

    Thứ 3, nâng cao năng lực của các công ty quản lý quỹ (năng lực tài chính, năng lực cung cấp dịch vụ, năng lực cạnh tranh và quản trị rủi ro. Mở cửa thị trường dịch vụ quản lý tài sản theo lộ trình hội nhập đã cam kết, kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của quản lý quỹ tại Việt Nam, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ quản lý tài sản, năng lực quản trị rủi ro, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản trị doanh nghiệp.

    "Sự trưởng thành, lớn mạnh trong thời gian vừa qua của các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán là rất đáng ghi nhận với những đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với tiềm năng phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam còn rất lớn, thời gian tới chúng ta tiếp tục phát huy tốt những kết quả đã đạt được và quyết tâm thực hiện các mục tiêu, giải pháp đề ra một cách khoa học, có lộ trình phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam", báo cáo nhấn mạnh.
  7. MaTuoc

    MaTuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2016
    Đã được thích:
    2.918
    Cứ nắm chặt VND thì tương lai em nó sẽ có giá 300-400 trước chia trong vòng 2-3 năm tới là chuyện bình thường.
    NamFERARI thích bài này.
  8. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Báo Đức: Những yếu tố vĩ mô khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn, có tiềm năng thăng hạng thành "mới nổi" trong vài năm tới
    24-11-2021 - 07:05 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    [​IMG]
    Ảnh: Getty Images/Andy Le
    "Một trong số những điều khiến các nhà đầu tư đánh giá cao thị trường chứng khoán Việt Nam, chính là Chính phủ đang nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của sàn giao dịch chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế" - Börse Online nhận định.
    "Giai đoạn ảm đạm ở Thành phố Hồ Chí Minh đã qua. Trung tâm kinh tế tài chính của Việt Nam đang vào đà tăng trưởng trở lại" - Börse Online, trang tin tài chính của Đức viết. "Nguy cơ suy thoái dường như đã được ngăn chặn".

    Vào đầu tháng 10, các nhà chức trách đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. 76% người dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ lệ tiêm chủng cao cũng đạt được ở các thành phố và khu vực khác. Theo Chính phủ, Việt Nam đã có sự thay đổi trong chiến lược. Thay vì "Zero-Covid", giờ đây Việt Nam chuyển sang "Sống chung với dịch".

    "Dẫu sao, giai đoạn giãn cách xã hội đã khiến GDP quý 3 sụt giảm tới hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước lùi về kinh tế lớn nhất của Việt Nam kể từ khi bắt đầu Đổi Mới" - Börse Online bình luận.

    Cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và các tỉnh như Đồng Nai hay Bình Dương, người lao động đã quay trở lại làm việc.

    Trang tin này đề cập đến việc, Chính phủ Việt Nam đang cổ phần hóa một phần các doanh nghiệp quốc doanh và niêm yết các công ty này trên sàn chứng khoán. Điều này góp phần khiến Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là lý do tại sao các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chẳng hạn như Nike và Unilever lạc quan ngày càng tăng trong . Họ kỳ vọng có thể bù đắp những thiệt hại liên quan đến đại dịch trong những tháng tới và đóng các chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

    Tiến tới thị trường mới nổi

    ADVERTISING
    iTVC from Admicro
    Theo trang tin Đức, giống như các nhà đầu tư vốn cổ phần, các nhà đầu tư trực tiếp cũng tin rằng, Việt Nam, vốn đang được coi là thị trường cận biên, sẽ trở thành một thị trường mới nổi chỉ trong vài năm tới. Börse Online dẫn chứng rằng LG Display mới đây đã đầu tư 1,4 tỷ USD vào việc mở rộng cơ sở sản xuất tại Hải Phòng. Nestlé và công ty Thụy Điển Tetra Pak cũng đang mở rộng sản xuất.

    "Các công ty nước ngoài không đến Việt Nam sản xuất để xuất khẩu chỉ vì giá nhân công rẻ. Bản thân quốc gia này hứa hẹn sẽ là một thị trường tiêu dùng hấp dẫn. Yếu tố nhân khẩu học thuận lợi: 68% trong số 97 triệu dân ở độ tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi, và hàng năm có 1,5 triệu người tham gia thị trường lao động" - Börse Online viết.

    Thu nhập và tiền lương ở Việt Nam cũng đã tăng theo thời gian. Theo Germany Trade & Invest 2020, thu nhập bình quân hàng năm ở Việt Nam là gần 1.526 EUR - cao gấp đôi so với năm 2012. Vào năm 2030, con số này có thể là 5.156 EUR.

    Một điều nữa mà các nhà đầu tư cũng đang đánh giá cao ở Việt Nam, chính là Chính phủ đang nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của sàn giao dịch chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế.

    Chỉ riêng các ngân hàng không thôi thì không đủ để dẫn vốn cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi thị trường vốn phát triển. Nếu như chỉ có 24 công ty được niêm yết vào năm 2004, thì hiện nay, 745 công ty đang được niêm yết. Vào cuối năm 2020, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt là 160 tỷ EUR.
    --- Gộp bài viết, 24/11/2021, Bài cũ: 24/11/2021 ---
    Cafe các bác ơi ~o)~o)~o) :):):)
    tichcocphongco thích bài này.
  9. kinoba

    kinoba Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    825
    hợp lý, thặng dư vốn nhiều, cổ tức nhiều, thôi chia ra mà phát triển công ty
    tichcocphongcoNamFERARI thích bài này.
  10. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.482
    Các cổ đông trong pic này nhớ họp online và bỏ phiếu tán thành :drm:drm4

Chia sẻ trang này