VNI - 2014 - Một năm nhìn lại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Planto, 01/01/2015.

6544 người đang online, trong đó có 905 thành viên. 09:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 18145 lượt đọc và 540 bài trả lời
  1. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.687
    Trung tâm thương mại ngày càng ế ẩm
    Liên tục giảm giá khuyến mãi tới 50%, bổ sung nhiều sản phẩm ở phân khúc trung cấp và bình dân, nhưng lượng khách mua hàng tại các trung tâm thương mại không mấy cải thiện.
    10h sáng Chủ nhật tại Union Square (Lê Thánh Tôn - quận 1), thông thường đây là thời điểm đông khách đến trung tâm thương mại sang trọng bậc nhất này ở TP HCM mua sắm, nhưng hôm nay lại khá vắng vẻ. Số lượng khách ít ỏi vào trung tâm hầu như không ghé các cửa hàng bán đồ xa xỉ, chỉ vài chỗ treo bảng giảm giá 50% là được chú ý. Đến tầm trưa, sau khi đã ngắm hàng... mỏi chân, tầng hầm phục vụ ăn uống trở thành nơi đông vui nhất thu hút phần lớn khách hàng.

    Không đẳng cấp như Union Square, nhưng tại trung Hùng Vương Plaza, chị Hoa, tiểu thương bán mỹ phẩm cho hay, bắt đầu từ năm 2013 trở lại đây khách hàng không còn mặn mà với trung tâm thương mại này. Nếu trước đây, shop của chị mỗi ngày có khoảng vài chục khách ghé, thì nay lác đác chỉ vài người. “Thậm chí, có ngày tôi không bán nổi một hũ kem”, chị Hoa nói. Tuy nhiên, vì đã gắn bó ở đây lâu dài, tiểu thương này vẫn cố gắng duy trì, đồng thời trông chờ vào khoản kinh doanh ở một vài chợ khác để có vốn duy trì hoạt động.

    Còn chị Trang, tiểu thương ở An Đông Plaza cũng cho biết, lượng khách đến mua hàng sỉ ở đây giảm mạnh so với trước, chỉ lấy hàng cầm chừng, trong khi đó, giá mặt bằng tại đây lại tăng cao. Do vậy, thời gian tới có thể chị sẽ chuyển sang trung tâm khác có giá hợp lý hơn.

    [​IMG]
    Parkson tạm thời đóng cửa ở Hà Nội một phần là do kinh doanh thua lỗ. Ảnh: N.M.

    “Hiện nay các trung tâm thương mại khác mọc lên nhiều, chẳng hạn như Hùng Vương Square nằm khá gần An Đông Plaza, nên nếu chủ đầu tư tại đây vẫn không có động thái hỗ trợ tiểu thương thì tôi có thể sẽ chuyển qua trung tâm mới này có giá thuê chỉ phải trả theo tháng sẽ giúp người kinh doanh đỡ chật vật hơn”, chị Trang nói.

    Không chỉ Hùng Vương Plaza, An Đông Plaza, các trung tâm thương mại khác như Thuận Kiều Plaza, Parkson, Diamond Plaza, Icon 68 ở Bitexco..., kinh doanh đều không mấy thuận lợi. Đa phần các trung tâm này phải liên tục giảm giá, tung ra chương trình khuyến mại. Nhiều đơn vị kinh doanh vốn chuyên về hàng xa xỉ, đã buộc phải thay đổi xu hướng chuyển sang bán hàng ở cấp trung và bình dân để có thêm khách.

    Chị Lan, một tiểu thương kinh doanh quần áo trẻ em ở Parkson Lê Thánh Tôn cho hay, thay vì bán quần áo trẻ em cao cấp với giá tiền triệu mỗi sản phẩm, thì nay chỉ cung cấp sản phẩm ở tầm 200.000-500.000 đồng. Tuy nhiên, lượng khách quá ít nên nhiều khi chị vẫn phải bù lỗ.

    Còn tại Hà Nội, dù số lượng trung tâm thương mại không dồi dào như TP HCM, vẫn không tránh khỏi khó khăn. Việc Parkson Landmarks vừa đột ngột tạm ngưng hoạt động, một phần cũng do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Trong thông báo của Parkson Việt Nam gửi tới các tiểu thương đang kinh doanh tại tòa nhà này cũng đã xác nhận "hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu như kế hoạch đề ra".

    Chung tình cảnh lao đao, Tràng Tiền Plaza - trung tâm thương mại được kỳ vọng mang lại diện mạo mới khi ra mắt vào năm 2013, nhưng sau hơn một năm kinh doanh kém hiệu quả, đơn vị này đã đóng cửa 4 tháng để tái cấu trúc. Hiện nay, Tràng Tiền Plaza đã kinh doanh trở lại, nhưng cùng với những nhãn hàng xa xỉ, khách hàng đã nhận thấy sự xuất hiện của khá nhiều sản phẩm bình dân, có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

    Đánh giá về các trung tâm thương mại Việt Nam nói riêng và thị trường bán lẻ nói chung, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam nhận định, hiện nay việc kinh doanh trung tâm thương mại khá ảm đảm, do đó nhiều nhà bán lẻ đã hướng đến phân khúc thấp, chọn nhóm khách hàng thuộc số đông, có khả năng chi trả vừa phải. Một số trung tâm thương mại còn chọn đặt tại khu vực rìa trung tâm nên giá thuê cũng rẻ hơn, vừa với khả năng chi trả của nhiều người.

    Do vậy, đã đến lúc nhà bán lẻ phải quan tâm đến khả năng chi trả thực tế của người tiêu dùng qua từng thời kỳ khác nhau. Đây chính là chìa khóa để tồn tại vì nhiều người sẵn sàng chi trả cho mức giá rẻ hơn cho một sản phẩm và các trung tâm thương mại cũng dần đi theo xu hướng này để thích nghi với hoàn cảnh. "Năm 2015 các trung tâm bán lẻ hoạt động kém có thể bị đóng cửa", Tổng giám đốc CBRE Việt Nam dự báo.

    Riêng về hiện tượng Parkson, ông Marc Townsend cho rằng tập đoàn này đang có động thái tái cơ cấu các trung tâm thương mại hoạt động không hiệu quả. Trước đó, khi mới vào Việt Nam, nhà bán lẻ này đã đầu tư rất quy mô tại Việt Nam nhưng đang vấp phải một vấn đề cốt lõi, đó là khả năng chi trả của người tiêu dùng. Parkson hướng đến đối tượng cao cấp, và có thể đây chính là vấn để mà họ gặp phải khó khăn.

    Trao đổi với VnExpress hồi quý IV/2014 về việc thị trường bán lẻ Việt Nam có thừa cung hay không, Giám đốc Bộ phận Bán lẻ Cushman & Wakefield Châu Á Thái Bình Dương, ông James Hawkey cho rằng, việc cung cầu không tương thích là chuyện không quá bất thường ở bất kỳ thị trường nào. Không phải tất cả mọi trung tâm thương mại đều vận hành tốt, tuy nhiên hiện tại quá sớm để nói rằng đang thừa cung.

    Ông James Hawkey phân tích, nếu vài chục trung tâm thương mại đang có tình trạng trên thì sẽ phải xem lại, nhưng nếu chỉ có một vài nơi thì không cần phải quá lo lắng, bởi họ sẽ tự phải điều chỉnh để tình hình tốt lên. Tuy nói như vậy, nhưng các chủ đầu tư cũng cần phải xem lại thật kỹ chiến lược kinh doanh của mình, liệu khu vực đó có cần phải có khối đế bán lẻ hay không. Nếu cần phải có thì quy mô như thế nào. Thói quen mua sắm và khả năng chi trả của dân cư quanh vùng liệu có phù hợp?

    "Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn để đầu tư vì là quốc gia có số lượng tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất thế giới. Do đó, cũng có nhiều nhà đầu tư vì quá nôn nóng nên có những tính toán, chiến lược chưa hiệu quả dẫn đến việc kinh doanh không tốt như mong muốn", ông James Hawkey phân tích và nhấn mạnh thêm, cũng có thể do tại một khu vực mà có sự hiện diện của nhiều trung tâm thương mại thì vắng khách cũng là điều dễ hiểu.

    Thống kê của CBRE, trong quý IV/2014, TP HCM không có trung tâm thương mại nào được đưa vào thị trường. Cả năm 2014, nguồn cung mới mặt bằng bán lẻ chỉ có dự án Aeon Mall Tân Phú (Nhật Bản). Thị trường mặt bằng bán lẻ TP HCM quý vừa qua chỉ dao động nhẹ về giá, biên độ 0,1%. Mặt bằng trống tiếp tục giảm, tỷ lệ trống hiện nay còn 8%. Tổng diện tích sàn bán lẻ hiện nay của TP HCM trên 100.000m2.

    Dự kiến năm 2015 TP HCM sẽ chào đón thêm các mặt bằng bán lẻ: Vincom Thủ Đức, SC Vivocity, Saigon Square 3, Aeon Citimart, Grand Saigon Hotel. Riêng GB An Đông (hay còn gọi là An Đông 3) và Hùng Vương Square cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, tại các trung tâm này diện tích sàn vẫn chưa được lấp đầy mặc dù giá thuê khá ưu đãi.

    Thi Hà-Vũ Lê
  2. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.687
    “Sốc” vay mua nhà 3 tỷ, ôm nợ 135 triệu đồng/tháng
    Thứ Ba, 06/01/2015 09:39:11 GMT+7
    Theo tính toán của một nhà đầu tư, nếu đi vay để mua một căn chung cư tầm trung có giá khoảng 3 tỷ đồng, mỗi tháng sẽ ôm nợ 135 triệu đồng.

    Nguyễn Quốc Trung, một nhà đầu tư bất động sản theo hình thức Community Investment (Đầu tư cộng đồng) chuyên về hoạt động giải cứu các dự án bất động sản chết hoặc gặp khó khăn không thể triển khai.
    [​IMG]

    “Cá nhân tôi cho rằng, bất động sản chung cư tại Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là 1 kênh đầu tư tốt”, anh Trung nhận định.
    Theo nhà đầu tư này, bất động sản tốt phải tạo ra dòng tiền hoặc có tốc độ tăng giá tốt. Cơ hội đầu tư bất động sản phải không tạo ra món nợ tài chính.
    Đây cũng là điều khác biệt rất lớn trong việc đầu tư bất động sản tại Việt Nam so với các quốc gia như Singapore, Mỹ, Úc hay New Zealand.
    Anh Trung chia sẻ, cách đây 5 năm khi còn sống và làm việc tại Singapore, lãi suất chính là một trong những yếu tố khiến cho mô hình đầu tư sản phầm HDB (tương tự như chung cư tại Việt Nam) tại quốc gia này khá thành công và thu hút các nhà đầu tư.
    Cụ thể, lãi suất cho vay của các ngân hàng tại Singapore với lĩnh vực bất động sản khá thấp, chỉ khoảng trung bình 2%.
    Công thức đầu tư HDB cơ bản tại Singapore được tính cụ thể như sau: Một căn HDB (tương tự như chung cư tại Việt Nam) có giá khoảng 300.000 SGD (tương đương khoảng 5,1 tỷ VNĐ). Tiền cho thuê 1 tháng khoảng 2.200 SGD (khoảng 38 triệu VNĐ/tháng).
    Với khoản vay 70% giá trị nhà trong 20 năm, khoản trả hàng tháng cả gốc và lãi sẽ là: 300.000 x 0,7 x 1.02^20 / 20 năm / 12 tháng = 1.300 SGD (khoảng 22 triệu VNĐ).
    Do vậy, sau khi trừ đi tiền cả gốc và lãi ngân hàng, chủ nhà còn dư ra được 900 SGD/tháng (khoảng 16 triệu VNĐ). Công thức này tương đối giống với mô hình đầu tư bất động sản tại Mỹ, Úc và New Zealand.
    [​IMG]
    Quay lại với thị trường bất động sản tại Việt Nam, những con số được tính toán chi tiết theo công thức của nhà đầu tư này đưa ra rất đáng chú ý.
    Theo tính toán của anh Trung, tại Việt Nam, một căn chung cư tầm trung có giá trung bình khoảng 3 tỷ đồng, lãi suất dư nợ giảm dần thấp nhất cũng khoảng 13%. Căn nhà đó nếu cho thuê lại sẽ có giá khoảng 8 triệu đồng/ tháng (tại khu vực Hà Nội)
    “Như vậy chúng ta bị thiệt dòng tiền là: 3,000,000,000 VNĐ x 70% x 1.15^20/ 20 năm/ 12 tháng - 8 triệu VNĐ = âm 135 triệu VNĐ. Mỗi tháng ôm nợ 135 triệu đồng liệu có đáng”, anh Trung phân tích.
    Cũng theo đánh giá của nhà đầu tư này, ngoài việc người đầu tư chịu thiệt về dòng tiền, dễ ôm nợ, còn khá nhiều điều bất cập xảy ra tại các dự án chung cư ở Việt Nam.
    Theo đánh giá của anh Trung, các chung cư ở Việt Nam thường khấu hao nhà quá nhanh, sau 5 - 7 năm thì nhà đã bị khấu hao chất lượng đến 50 - 60%. Chất lượng các dịch vụ chung cư kém như thang máy, điện nước, trông xe, an ninh...; nhiều nơi các dịch vụ tiện ích, hạ tầng còn thiếu thốn nghiêm trọng.
    “Chính vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho các cặp vợ chồng trẻ đó là nếu chưa có nhà tại Hà Nội, không nhất thiết phải cố bằng mọi giá mua chung cư để ở. Thay vì đó, hãy thuê lại một căn hộ chung cư để sống và để dành tiền mua đất nền hoặc nhà liền kề sẽ có hiệu quả kinh tế và đầu tư cao hơn nhiều”, anh Trung khuyến cáo.
    Ở một góc nhìn khác, một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Tư vấn bất động sản quốc tế CBRE nhìn nhận, do chi phí thuê cao hơn, tổng chi phí thuê nhà tại TP.HCM cao hơn so với ở Hà Nội. Do đó, sẽ tốt hơn khi mua nhà ở TP.HCM và đi thuê nhà tại Hà Nội.
    Tuy nhiên, cũng theo phân tích của CBRE, điều đáng chú ý là chi phí lãi vay (phụ thuộc vào tỷ lệ nợ trên giá trị tài sản thế chấp và môi trường lãi suất) chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi phí mua nhà.
    Tại Hà Nội, nếu môi trường lãi suất vẫn giữ như mức hiện tại, nếu người mua có thể trả trước trên 56% giá trị tài sản thì nên mua nhà. Trong khi đó, tại TP.HCM, với môi trường lãi suất hiện nay, mua nhà sẽ là tốt hơn vì chi phí thuê khá cao.
    Tương tự, nếu lãi suất giảm, tổng chi phí mua ròng sẽ thấp hơn. Ở Hà Nội, khi lãi suất thấp hơn 11,6%/năm, người có nhu cầu nên mua nhà; còn ở TP.HCM, khi lãi suất xuống thấp hơn 13,9%, mua sẽ tốt hơn thuê. Nghĩa là trong môi trường lãi suất hiện tại, mua nhà là tốt hơn ở khu vực TP.HCM.
    Cũng theo nhìn nhận của CBRE, với cơ cấu dân số trẻ và phần đông trong số này hầu như ít có khả năng tự mua nhà, dự kiến Việt Nam sẽ có thêm nhiều mô hình nhà ở cho thuê được đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho số lượng đang gia tăng những người chưa có đủ điều kiện sở hữu ngôi nhà riêng của mình.
    Thị trường nhà ở cho thuê cũng được dự đoán sẽ ngày càng được tổ chức quy củ và chặt chẽ hơn, từ đó người thuê nhà có thể tìm thấy những sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu, ngân sách và phong cách sống mà không cảm thấy sức ép phải cố gắng mua được nhà hoặc căn hộ chỉ bởi vì họ không thể tìm thấy một nơi để thuê phù hợp.
    Theo Vũ Minh (Bizlive.vn)
  3. Planto

    Planto Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2014
    Đã được thích:
    13.955
    Có vẻ cầu đã vượt cung quá nhiều. Nhóm Bất động sản chỉ mong chờ vào phân khúc nhà ở bình dân.
    Binhminhseden đã loan bài này
  4. Planto

    Planto Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2014
    Đã được thích:
    13.955
    Giá dầu xuống thấp nữa không chỉ Nga, Mỹ, Opec mà còn gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều không bên nào mong muốn. Tôi nghĩ giá thế này là đáy rồi. Vấn đề là nó kéo dài trong bao lâu. Thời điểm này có vẻ hợp với câu: "Buôn tài không bằng dài vốn"
    --- Gộp bài viết, 07/01/2015, Bài cũ: 07/01/2015 ---
    Thị trường đang tăng nóng với áp lực dư bán quá mạnh phiên chiều hôm qua. Thị trường đã có 5 phiên tăng liên tiếp. Dầu tiếp tục phá đáy. Bà con cẩn thận củi lửa.
  5. Phuong_Hoang9

    Phuong_Hoang9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2014
    Đã được thích:
    3.893
    Sắc xanh chiếm ưu thế, VN-Index vượt 550 điểm
    (NDH) Nhiều cổ phiếu lớn đã đồng loạt tăng giá và kéo hai chỉ số lên trên mốc tham chiếu, trong đó, chỉ số VN-Index đã vượt qua mốc 550 điểm

    Chiều qua, NHNN thông báo tăng tỷ giá thêm 1%, tỷ giá liên ngân hàng bắt đầu tăng từ ngày 7/1/2015, đưa mức trần mua bán tại các ngân hàng lên 21.673 đồng đổi một đôla. Ngay từ đầu phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu dòng ngân hàng trên sàn HOSE như STB, VCB, MBB… vẫn tiếp tục tăng giá. Trong đó, Sau phiên bứt phá hôm qua, VCB tiếp tục tăng mạnh 600 đồng lên 34.600 đồng/CP.

    [​IMG]

    Lúc 09:19, chỉ số VN-Index đứng ở mức 550,02 điểm, tăng 0,36 điểm (0,07%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,8 triệu đơn vị, trị giá 53,24 tỷ đồng.

    Các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE đang phân hóa tương đối mạnh và khiến chỉ số VN-Index chỉ giao động trong biên độ hẹp. Một số cổ phiếu lớn như VNM, BVH, FPT… đã nhích lên trên mốc tham chiếu.

    Trong khi đó, do chịu ảnh hương tiêu cực từ những diễn biến của giá dầu, các cổ phiếu dòng dầu khí như GAS, PVD, PXS… vẫn tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Hiện tại, PVD đang giảm 1.500 đồng xuống 58.000 đồng/CP. GAS giảm 500 đồng xuống 67.500 đồng/CP.

    [​IMG]

    Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 83,80 điểm, giảm 0,01 điểm (-0,01%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 4 triệu đơn vị, trị giá 48,5 tỷ đồng.

    Tương tự sàn HOSE, các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX cũng phân hóa tương đối mạnh. Các cổ phiếu dòng dầu khí như PVS, PVC, PGS… vẫn đồng loạt giảm giá. Trong khi đó, các mã như VCG, SCR, SHB, ACB, AAA, KLS… đã nhích lên trên mốc tham chiếu. Đáng chú ý, AAA đang tăng mạnh 700 đồng lên 14.700 đồng/CP.

    Sự kiện đáng chú ý ngày 7/1/2015:

    DCS: Ngày GD 22.000.000 CP niêm yết bổ sung.

    DSN: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 16%.

    KSB: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 1 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.

    LGC: Ngày GD không hưởng quyền thực hiện quyền mua cp (tỷ lệ 3:2) và trả cổ tức 2014 bằng tiền mặt (tỷ lệ 12%).

    PSD: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 45%.

    TLG: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%.

    Bình Minh - NDH

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 07/01/2015, Bài cũ: 07/01/2015 ---
    Đã là Giang Hồ thì mặc thị phi
    Đường rộng ta cứ đi ngán gì=))
  6. Phuong_Hoang9

    Phuong_Hoang9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2014
    Đã được thích:
    3.893
    Việt Nam là địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư
    Nâng cao khả năng quản trị DN và xử lý sở hữu chéo trong hệ thống NH… là những việc phải làm trong năm 2015. Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam Nirukt Sapru trả lời phỏng vấn của phóng viên TBNH.

    [​IMG]
    Ông Nirukt Sapru
    Ông có thể dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam 2015?


    Chúng tôi lạc quan về triển vọng của Việt Nam năm 2015, bởi đây là một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nghiên cứu của Standard Chartered cho thấy, thị trường nội địa lớn, chi phí hoạt động thấp và nguồn cung lao động dồi dào là ba lý do hàng đầu cho việc vì sao các công ty được Standard Chartered khảo sát chọn đầu tư tại Việt Nam. Khoảng 70% số DN trong báo cáo tin rằng Việt Nam tham gia vào TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong tương lai của họ.

    Việt Nam đang tham gia sâu vào nền kinh tế thế giới với thành tích xuất khẩu ấn tượng và chú trọng tham gia các hiệp định thương mại tự do. Nhiều công ty lớn toàn cầu đã đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng của họ. Standard Chartered dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam là 6,0% năm 2015. Khả năng này phần lớn là nhờ kinh tế vĩ mô hiện nay ổn định và hoạt động sản xuất xuất khẩu mạnh liên tục của khối FDI.

    Tình hình kinh tế vĩ mô tích cực đã góp phần cải thiện xếp hạng rủi ro của Việt Nam, giúp Chính phủ trở lại thị trường vốn quốc tế một cách thành công qua đợt phát hành trái phiếu 1 tỷ USD mới trong chương trình quản trị nợ của Chính phủ. Ngân hàng Standard Chartered đóng vai trò một tổ chức đồng dựng sổ trong đợt phát hành trái phiếu này. Ngoài ra, Standard Chartered còn là tổ chức tư vấn chính thức của Chính phủ trong việc cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

    Trong lĩnh vực thương mại, chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ nhằm tích cực tham gia vào các FTA khu vực và quốc tế, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Các thỏa thuận này, cùng với các cam kết với WTO của Việt Nam về dỡ bỏ tất cả các rào cản đối với nhà bán lẻ nước ngoài vào năm 2015, biến Việt Nam thành một địa điểm rất hấp dẫn để hoạt động kinh doanh.

    Ông có gợi ý gì để Việt Nam tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được như mục tiêu đã định?

    Tôi cho rằng, cải thiện chất lượng quản trị là chìa khóa để thực hiện tái cấu trúc một cách bền vững. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các chương trình của NHNN nhằm phát triển vững mạnh ngành NH thông qua nâng cao chất lượng quản trị, trách nhiệm giải trình và quản lý tài chính thận trọng.

    Chúng tôi hy vọng môi trường pháp luật của ngành NH sẽ được đơn giản hóa và tương hỗ tốt hơn với hệ thống pháp lý. Theo quan điểm của chúng tôi, không cần thiết phải ban hành thêm nhiều hơn cácquy định pháp luật mà điều quan trọng là làm sao để các NH thấy được lợi ích của việc nâng cao chuẩn mực về tuân thủ và quy tắc ứng xử, tập trung chặt chẽ hơn vào quản lý rủi ro và giám sát.

    Chúng tôi tin rằng, việc thúc đẩy một môi trường hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường là cần thiết. Môi trường cạnh tranh bình đẳng sẽ giúp huy động nhiều nguồn lực hơn cho quá trình tái cấu trúc. Điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục mở cửa lĩnh vực NH, đặc biệt là cho đầu tư nước ngoài.

    Ông đánh giá thế nào về triển vọng giải quyết nợ xấu và nâng cao năng lực quản trị rủi ro với các bước đi tích cực gần đây như việc VAMC sẽ mua nợ xấu theo giá thị trường; NHNN ban hành Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD?

    Khi VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường, đó là một trong những bước cần thiết để Việt Nam hình thành thị trường nợ xấu chính thức. Nó sẽ giúp giải quyết vấn đề tốt hơn. Một thị trường chính thức sẽ có nhiều người mua và nhà đầu tư hơn. Trong khi đó, với việc Thông tư 36 có hiệu lực từ 1/2/2015, tôi nghĩ một điểm quan trọng là sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống NH - một trong những nguyên nhân gốc rễ của nhiều vấn đề trong hệ thống NH hiện nay.

    Quy định đã được ban hành nhưng việc tuân thủ cũng quan trọng không kém. Đáng mừng là NHNN đã và đang áp dụng thêm nhiều biện pháp để kiểm soát chặt chẽ vấn đề sở hữu chéo và cho vay giữa các bên liên quan. Song song với giải quyết vấn đề sở hữu chéo, quản trị DN và quản lý rủi ro trong NH cũng cần phải được cải thiện đáng kể. Vai trò và trách nhiệm của HĐQT cũng như của Ban Giám đốc cần phải được quy định rõ ràng. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền giám sát phải được thúc đẩy hơn nữa.

    Xin cảm ơn ông!

    Theo TBNH
    Planto, SuSuCaRot, phamsonsuri2 người khác thích bài này.
  7. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    sáng nay danh mục của em đỏ rực, giật hết cả nảy cụ ạ.
    --- Gộp bài viết, 07/01/2015 ---
    Nhu cầu nhà ở vẫn rất lớn. Các TTTM chỉ là nơi đi chơi, ko phải là nơi mua sắm của đại bộ phận dân chúng.
    Planto, SuSuCaRot, DungTri861 người khác thích bài này.
  8. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.687
    TT này rất rủi ro....
    Mua xác định dài hạn thì ok, tránh lướt lát, coi chừng bị mất hàng...
    Planto, SuSuCaRot, phamsonsuri3 người khác thích bài này.
  9. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    Chắc cô cô sẽ đóng bảng điện vài tuần, ko ngó nghiêng nữa BM ạ :)
    à, nhưng giờ thì hết đỏ òi, còn xanh và vàng thui :drm1
    Planto, SuSuCaRot, phamsonsuri2 người khác thích bài này.
  10. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.687
    Cô cô tránh việc lướt lát đi...sẽ thấy bình yên hơn...
    Cứ mua hàng cơ bản, DN tốt, nắm giữ là ok...
    BM hơn 10 năm kinh nghiệm rầu...tổng kết cuối năm...thì việc lướt lát không có lợi nhuận bằng việc nắm giữ lâu dài....
    Cô cô cứ nhìn các quỹ đầu tư là biết liền....có quỹ đầu tư nào mà mua bán T+0 --> T+3 như NĐT Việt Nam không?
    Planto, SuSuCaRot, phamsonsuri5 người khác thích bài này.
    vietbq87 đã loan bài này

Chia sẻ trang này