VNI - 8668 - GenZ: bạn có nhất thiết phải kiếm việc ở HN, tpHCM?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 13/11/2024.

3933 người đang online, trong đó có 220 thành viên. 08:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 4472 lượt đọc và 67 bài trả lời
  1. XuLongChim

    XuLongChim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2010
    Đã được thích:
    1.134
    phần chìm nó quyết định phần nổi, chứ phần nổi thì phận ai người đấy lo. Mà hỏi bác xíu là bác đáng ở thành phố nào thế ?
    vinasdaq thích bài này.
  2. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.087
    Giới thương tầng: Họ làm thị trường, định hướng TT, thổi giá, thao túng.
    Giới Gà và Kìu: Họ là người trả giá, là động lực giúp TT tăng đc hay ko? Nhưng họ thường bị "bóp cỗ"! :))

    Trung gian ở giữa là đầu cơ; cò mồi vv... đầu cơ thì còn tùy.
    Nhưng "cò" là ngon nhất! No thuế!:D
    LN của 3 thằng: thượng tầng/ Đầu cơ/ Cò mồi do Gà và Kìu bao hết! =))
    haiduong79Paladin1987 thích bài này.
    Paladin1987 đã loan bài này
  3. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.087
    TP HCM: Doanh nghiệp đau đầu tuyển lao động

    (NLĐO)- Các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút lao động nhưng vẫn khó tuyển đủ người

    Doanh nghiệp vẫn khó tuyển lao động

    Ngày 23-10, Hội nghị giao ban công tác dư luận xã hội quý IV-2024 do LĐLĐ TP HCM tổ chức đã diễn ra tại Nhà văn hóa lao động quận Tân Bình. Hội nghị có sự tham gia của đại diện Công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp, cộng tác viên dư luận xã hội Công đoàn TP và các Tổ công nhân tự quản Khu nhà trọ.

    Thông tin tại hội nghị, các đại biểu cho hay hiện nay tình hình hơn hàng tại các doanh nghiệp (DN) có đông lao động khá ổn định. Đa số DN có đơn hàng đến cuối năm 2024, có nơi có đơn hàng đến tháng 6-2025. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các DN đã đưa ra nhiều chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút lao động nhưng vẫn khó tuyển người hoặc tuyển được nhưng trình độ tay nghề yếu. Do đó, thời điểm này nhiều DN phải tổ chức tăng ca thường xuyên.

    [​IMG]
    Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội nghị

    Tuy nhiên, tại một số DN nhỏ, tình hình hoạt động sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn; tình trạng nợ lương, BHXH vẫn diễn ra, gây ảnh hưởng quyền lợi của người lao động (NLĐ). Bên cạnh đó, NLĐ hiện đang quan tâm đến chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho con đi học, giải quyết khó khăn đột xuất; chính sách chăm lo, lương, thưởng Tết của DN, Công đoàn dịp tết Nguyên đán 2025...

    [​IMG]
    Từ nay đến cuối năm, bên cạnh việc tiếp tục dự báo, nắm chắc tình hình quan hệ lao động, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề phát sinh, các cấp Công đoàn TP sẽ tập trung vào công tác giám sát việc thực hiện trả lương, thưởng Tết; tổ chức các hoạt động chăm lo Tết, chú trọng chăm lo cho NLĐ tại các DN khó khăn, đảm bảo mọi đoàn viên, lao động đều có Tết…
  4. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.087
    TPHCM cần có chiến lược thu hút và giữ chân lao động di cư

    TPHCM cần có chiến lược thu hút và giữ chân lao động di cư | Báo Dân trí

    (Dân trí) - Theo các chuyên gia, trong bối cảnh cạnh tranh lao động ngày càng gia tăng, TPHCM cần có chiến lược dài hạn để thu hút và giữ chân lao động di cư.
    Lao động di cư đóng góp cho TPHCM ngày càng nhiều

    Ngày 8/11, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (HIDS) tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TPHCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động, việc làm trong tình hình mới.

    Phát biểu đề dẫn, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng HIDS, cho biết: "TPHCM là nơi tập trung nhiều nhất lực lượng lao động di cư từ khắp các vùng miền của cả nước. Di cư không chỉ góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế mà còn tạo nên sự đa dạng về văn hóa và xã hội".

    [​IMG]
    Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng HIDS, chủ trì hội thảo (Ảnh: Tùng Nguyên).

    Mặc dù có vai trò quan trọng, lao động di cư tại TPHCM lại đối diện với nhiều thách thức. Các vấn đề nổi bật là điều kiện sống và làm việc chưa ổn định, thiếu thụ hưởng an sinh xã hội…

    Theo ông Bình An, lao động di cư thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở giá rẻ, dịch vụ y tế và giáo dục. Điều này đặc biệt phổ biến trong khu vực phi chính thức, nơi lao động thường không có hợp đồng lao động và không được bảo vệ bởi các chính sách an sinh xã hội.

    Ngoài ra, một tỷ lệ lớn lao động di cư chưa được bao phủ bởi bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Đây là rào cản lớn trong việc đảm bảo an sinh và sự phát triển bền vững của lực lượng lao động này .

    Theo TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu lao động di cư trong nước đến TPHCM, đầu năm 2024, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 1.200 người lao động di cư đến thành phố.

    Kết quả phân tích số liệu cho thấy bức tranh lao động di cư tại TPHCM có nhiều điểm tích cực như: Tỷ lệ di cư có trình độ học vấn cao hơn, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động, nhiều người nhận định có cuộc sống khá hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng…

    [​IMG]
    Theo TS Nguyễn Thị Hoài Hương, nghiên cứu về lao động di cư sau dịch Covid-19 là rất cần thiết (Ảnh: Tùng Nguyên).

    Số lượng lao động di cư đến TPHCM có giảm nhưng tỷ lệ lao động di cư có trình độ cao tăng lên. Điều đó cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, họ đóng góp cho nền kinh tế TPHCM nhiều hơn.

    "Bước ngoặc" đại dịch Covid-19

    Theo nhóm nghiên cứu, "bước ngoặc" đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TPHCM. Dịch Covid-19 và quá trình phục hồi, phát triển kinh tế tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành, lĩnh vực kinh tế có lao động di cư tham gia.

    Họ có xu hướng chuyển dịch sang khu vực lao động tự do nhiều hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, năm 2021 có 53,9% lao động di cư làm ở khu vực doanh nghiệp tư nhân, năm 2024 giảm còn 42,4%; năm 2021 có 16,2% lao động di cư làm công việc tự do thì năm 2024 tăng lên thành 27,2%.

    Tình hình thụ hưởng an sinh xã hội càng đáng báo động hơn khi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp... là các chính sách an sinh cơ bản nhưng không có chính sách nào đạt tỷ lệ thụ hưởng 50%.

    [​IMG]
    Tình hình thụ hưởng chính sách an sinh xã hội của lao động di cư tại TPHCM (Nguồn: HIDS).

    TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội TPHCM, đánh giá: "Lao động của các tỉnh thành khác đến đây, đóng góp cho sự phát triển của TPHCM là rất lớn, cực kỳ quan trọng".

    Do đó, ông trăn trở về chính sách đãi ngộ đối với nhóm lao động này để họ gắn bó với thành phố. Đó cũng là trách nhiệm của TPHCM đối với lực lượng có nhiều đóng góp cho thành phố.

    Ông đề cập đến các chính sách hỗ trợ nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề… đã được ban hành nhưng thực tế triển khai chưa tương xứng, còn nhiều bất cập.

    [​IMG]
    TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội TPHCM (Ảnh: Tùng Nguyên).

    Thạc sĩ Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa - Xã hội HIDS, đề nghị cần nghiên cứu sâu hơn về dịch Covid-19 ảnh hưởng đến người lao động.

    "Đời sống thực tế của người di cư đến thành phố này như thế nào? Chúng ta nói tốt nhưng thực tế xảy ra vấn đề như Covid-19 thì họ không chống chọi nổi, chỉ vài tháng là họ phải rời bỏ thành phố", ông nhấn mạnh.

    Cần có chính sách níu giữ lao động di cư

    Theo TS Dư Phước Tân, thành viên nhóm nghiên cứu, kết quả phân tích số liệu cho thấy, mức sinh thấp của TPHCM được bù đắp bởi tỷ lệ sinh cao ở những nơi khác nhờ dòng người di cư. Vai trò lao động di cư thể hiện rõ khi chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động tại TPHCM.

    Nếu như năm 2000, tỷ suất sinh tại TPHCM là 1,76 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; đến năm 2022, con số này chỉ còn 1,39.

    Hiện mức sinh thấp ở thành phố bước đầu được bù đắp nhờ lao động di cư. Nếu không có chính sách thu hút lực lượng này sẽ ảnh hưởng đến nguồn lao động cho kế hoạch phát triển kinh tế thành phố.

    [​IMG]
    Theo TS Dư Phước Tân, mức sinh thấp của TPHCM được bù đắp nhờ dòng người di cư (Ảnh: Tùng Nguyên).

    Ông Nguyễn Như Khánh, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, có một góc nhìn khác. Theo lý thuyết phát triển các đô thị lớn, thu hút lao động chất lượng cao mới là xu hướng để phát triển thành phố bền vững. Với lao động phổ thông, khi thành phố phát triển đến mức độ nào đó thì thu nhập của họ không đáp ứng được, họ sẽ tự di chuyển, rời đi vùng trung tâm.

    Ông cho rằng: "Càng tạo điều kiện thu hút lao động thì dân số càng tăng cao, quá sức chịu đựng của thành phố thì ảnh hưởng đến chất lượng an sinh xã hội. Do đó, các chính sách cần đánh mạnh vào việc thu hút lao động chất lượng cao, thay đổi mô hình kinh tế phù hợp xu thế phát triển".

    Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, thì đề nghị cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, cần quản lý thống nhất cả nước, không nên phân địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.

    Theo ông, lao động các tỉnh di cư đến TPHCM làm việc nhưng lao động thành phố lại di cư sang các nước khác. Điều quan trọng nhất trong việc tận dụng nguồn lực lao động di cư là sự cân đối giữa nguồn cung đa dạng và nhu cầu nhân lực để phát triển thành phố tùy vào từng giai đoạn.

    "Công việc dự báo và truyền thông, định hướng người lao động chọn ngành, chọn nghề, chọn trình độ nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố là rất quan trọng. Lao động chất lượng cao giúp thành phố phát triển, lao động chất lượng thấp giúp cho thành phố bình ổn", ông Tuấn nói.

    [​IMG]
    Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM (Ảnh: Tùng Nguyên).

    Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng HIDS, cho rằng: "Trong bối cảnh cạnh tranh lao động ngày càng gia tăng từ các địa phương lân cận và các thành phố lớn, TPHCM cần có chiến lược dài hạn để thu hút và giữ chân lao động di cư".

    Theo ông, điều này bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di cư tham gia vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, cũng như đảm bảo cho họ một cuộc sống ổn định và an toàn tại thành phố.

    Việc đầu tư vào công nghệ và nâng cao kỹ năng cho lao động di cư cũng sẽ giúp TPHCM xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức và tăng trưởng bền vững.
    ltl98 thích bài này.
  5. hahahehechungthoi

    hahahehechungthoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2020
    Đã được thích:
    66.706
    Cái quan trọng nhất vẫn là cơ hội kiếm tiền nhiều nhất. Ở đâu có nhiều cơ hội kiếm sống thì khắc đông dân. Vì bác hỏi số đông nên mình mạn phép còm vậy.
    randy_ortonvinasdaq thích bài này.
  6. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.087
    Yes bác! Điều này đúng tuyệt đối với thời mình về trước.

    Nhưng thời thế dần thay đổi. Hiệu ứng thiếu LĐ tại TPHCM và HN sẽ càng ngày càng rõ nét dưới tác động của Già Hóa Dân số, đi liền với những thay đổi khác.

    TPHCM và HN phải thay đổi tư duy, phải thực sự coi trọng người lao động, đừng nhìn họ dưới con mắt chiếu dưới, đừng coi họ là Gà và Kìu để mổ thịt và xén lông nữa.
    hahahehechungthoi thích bài này.
  7. hahahehechungthoi

    hahahehechungthoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2020
    Đã được thích:
    66.706
    Đến hiện tại cơ hội vẫn rất nhiều bác, không nghề ngỗng mà chịu khó chạy xe cũng vẫn hơn chán ở quê, ngồi cạnh gốc cây tháng cũng có đôi chục triệu. Tuy k còn đc như xưa nhưng đặc thù đông đúc nên nếu chịu khó vẫn kiếm đủ tiền và tích góp. Lao động thì vẫn thừa, nhưng cơ hội để kiếm sống vẫn rất nhiều cho đủ thành phần
    randy_ortonvinasdaq thích bài này.
  8. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.087
    haha! Thì em đã nói rồi, nghề phục vụ dân nhiều tiền thì phải chui vào 2 tp này rồi...:))
    hahahehechungthoi thích bài này.
  9. haiduong79

    haiduong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2023
    Đã được thích:
    2.304
    'Người nhập cư rời đi thúc đẩy TP HCM phải nhanh chuyển đổi'
    Người nhập cư rời đi, trước mắt ngành thâm dụng lao động thiếu nhân lực, song thúc đẩy thành phố chuyển đổi nhanh để thích ứng, tạo lực hút mới, theo Phó chủ tịch UBND TP HCM.

    Bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP HCMtrả lời phỏng vấn VnExpress trước bối cảnh hai năm liên tiếp (2022-2023) tỷ lệ tăng dân số cơ học ở thành phố giảm.

    Bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP HCM trả lời phỏng vấn chiều 7/11. Ảnh: Thanh Tùng

    [​IMG]
    Bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP HCM trả lời phỏng vấn chiều 7/11. Ảnh: Thanh Tùng

    - Hai năm qua tỷ lệ tăng dân số cơ học ở thành phố giảm, trong đó năm 2023 tỷ lệ tăng dân số là 0,68% - lần đầu tiên thấp hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (0,74%), tức người nhập cư TP HCM xu hướng giảm. Bà đánh giá như thế nào về sự sụt giảm này?

    - Đây là vấn đề đáng quan tâm bởi TP HCM không thể một ngày vắng bóng người nhập cư. Họ đến đây tìm cơ hội cho chính mình đồng thời đóng góp vào sự phát triển của thành phố. Nếu tính từ khi đổi mới 1986 đến nay, gần 40 năm qua, người nhập cư là động lực to lớn giúp thành phố được như hôm nay.

    Tuy nhiên, quan sát số liệu, từ sau Covid-19, tỷ lệ phát triển dân số cơ học ở TP HCM có xu hướng giảm và biểu hiện rõ nét hai năm qua. Đây cũng là giai đoạn kinh tế, xã hội thành phố gặp nhiều biến động.

    Đầu năm 2022, doanh nghiệp, thành phố kêu gọi lao động quay trở lại làm việc thì cuối năm hàng loạt nhà máy sản xuất thiếu hụt đơn hàng do thị trường xuất khẩu đứng lại. Nhiều công ty cắt giảm cùng lúc hàng nghìn người. Chưa hết cú sốc đó, năm sau, thị trường lao động lại đối mặt với thách thức mới khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội. Lao động làm việc từ 10 đến dưới 20 năm đứng trước lựa chọn tiếp tục ở lại làm việc, gắn bó với thành phố hay nghỉ việc chờ rút một lần. Hàng loạt công nhân nghỉ việc để "chạy" trước khi luật mới có hiệu lực.

    Dẫn điều này bởi nhiều nhà máy sản xuất ở TP HCM có đến hơn 60% lao động đến từ các tỉnh thành khác. Phần lớn trong số họ chọn gửi con ở quê, đến thành phố làm việc, kiếm tiền và sẽ hồi hương khi tích lũy được ít vốn. Công việc thuận lợi thì ý định đó gói ghém lại nhưng nếu có những biến động về việc làm, chính sách, dịch bệnh, họ sẽ quyết định nghỉ việc, trở về quê. Điều này thể hiện rõ khi nhìn số liệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong hai năm này, đó là các con số kỷ lục khi mỗi năm lên đến gần 150.000 người.

    Các yếu tố trên có thể ví như "giọt nước tràn ly" khiến người nhập cư rời đi nhiều hơn trong hai năm qua nhưng sâu hơn còn nhiều yếu tố khác. Cụ thể là cơ hội việc làm đang mở rộng ra các tỉnh với các khu công nghiệp, doanh nghiệp về đầu tư. Địa phương cũng có nhiều cơ chế, chính sách thu hút lao động trở về.

    Yếu tố quan trọng nữa khiến lao động rời đi là chi phí sinh hoạt ở TP HCM thuộc nhóm cao nhất, nhì cả nước. Do đó, một bộ phận người nhập cư không gồng gánh được chi phí đắt đỏ, họ làm mà không có dư. Nhiều người chọn hồi hương, thu nhập có thể không bằng thành phố nhưng chi phí thấp hơn nhiều, được gần con, chăm sóc gia đình.

    Đặc biệt, một số khảo sát chỉ ra rằng yếu tố gần gia đình, người thân được lao động đề cao hơn sau những biến cố dịch bệnh, thiên tai. Điều này cũng góp phần thúc đẩy người di cư rời các đô thị.

    Như vậy, một bộ phận lao động rời thành phố sẽ tốt hơn cho cuộc sống, việc làm và khả năng tích lũy của chính họ.

    - Bà nhận định thế nào về ý kiến hiện lực hút ở TP HCM đã giảm và các lực đẩy gia tăng như hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục quá tải khiến lao động nhập cư rời đi hoặc không chọn thành phố là điểm đến lý tưởng?

    - Lực hút ở TP HCM có giảm nhưng chỉ với một số nhóm nhất định, không phải tất cả. Lực hút giảm rõ nhất đối với công nhân làm việc ở các nhà máy thâm dụng lao động, người làm một số công việc tự do, bấp bênh thu nhập không ổn định, không kham nổi chi phí ở thành phố nên họ phải rời đi để tìm cơ hội tốt hơn.

    Với nhóm rời đi là công nhân làm việc của các nhà máy thâm dụng lao động, điều này cũng không phải quá tệ nếu đặt trong xu thế phát triển.

    Khu trọ ở đường số 7, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, treo biển cho thuê phòng khi nhiều lao động nghỉ việc, về quê. Ảnh: Thanh Tùng

    " style="padding-bottom: 452.9px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Khu trọ ở đường số 7, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, treo biển cho thuê phòng khi nhiều lao động nghỉ việc, về quê. Ảnh: Thanh Tùng

    Nhìn vào quá trình dịch chuyển các ngành công nghiệp trên thế giới sẽ thấy đến một thời điểm nhất định các công đoạn thâm dụng lao động sẽ rời các đô thị hoặc đất nước để nhường chỗ cho các ngành công nghệ, kỹ thuật cao. TP HCM cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

    Thành phố đã dự liệu, tính toán để chấp nhận cho sự thoái trào này và đang nỗ lực tạo ra các lực hút mới từ các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, dịch vụ, du lịch, tài chính, đổi mới sáng tạo. Điều này sẽ tạo ra các động lực tăng trưởng mới với các nhóm ngành mới mà người lao động chỉ có thể tìm thấy cơ hội phát triển tốt nhất ở đây.


    Chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển đổi, điều đáng mừng là vẫn chọn thành phố để tiếp tục gắn bó. Ví dụ một công ty giày da ở quận Bình Tân cắt giảm hơn 1.200 lao động vì chuyển khâu sản xuất về tỉnh nhưng vẫn giữ lại những bộ phận quan trọng như phát triển mẫu, kinh doanh... ở TP HCM. Điều này nghĩa là những khâu cần lao động trình độ cao doanh nghiệp vẫn để lại thành phố. Những lao động này được trả lương cao hơn và phù hợp mức sống ở thành phố.

    Về các yếu tố khác như giao thông quá tải ở một số thời điểm, khu vực, vài địa phương có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao như Bình Tân thiếu trường lớp, bệnh viện đầu ngành đông người... có thể gây khó chịu, trải nghiệm không tốt cho người dân khi sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, để xét xem đó có phải là lực đẩy hay không thì cần quay lại động lực khiến lao động đến thành phố. Tiêu chí hàng đầu người di cư muốn đến TP HCM là việc làm, kiếm được thu nhập tốt hơn. Đến lúc này, thành phố vẫn đáp ứng được mong muốn này của đa số lao động di cư.

    - Bà nhắc đến chuyển đổi nhưng không phải doanh nghiệp sản xuất nào cũng có thể làm được, đặc biệt là những "công thần" như dệt may, da giày, điện tử, những doanh nghiệp đến với thành phố từ ngày đầu mở cửa giờ đây vẫn muốn gắn bó, nhưng đối mặt với thiếu lao động. Bà nhìn nhận điều này thế nào?

    - Thành phố ghi nhận sự đóng góp của doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển. Giai đoạn này, các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn vì thiếu lao động cũng ảnh hưởng các chỉ số kinh tế, tăng trưởng của thành phố. Tuy nhiên, không ai, kể cả thành phố, doanh nghiệp, người dân có thể đứng ngoài được xu thế phát triển, dòng chảy mà lịch sử đã chứng minh.

    Thành phố đang nỗ lực để thích ứng, tìm các động lực tăng trưởng mới để thích nghi với sự dịch chuyển của lao động và sự phát triển của khoa học, công nghệ. Nếu làm không tốt chính thành phố sẽ bị bỏ lại, vị thế đầu tàu sẽ bị xói mòn nên rất mong doanh nghiệp đồng hành.

    Đối với doanh nghiệp vẫn chọn TP HCM để gắn bó, tôi cho rằng cần mạnh dạn đầu tư vào công nghệ hiện đại, sử dụng máy móc cho các công đoạn giản đơn lâu nay sử dụng sức người. Tính lại bài toán lao động, tìm cách giữ chân nhân công bằng lương, thưởng, phúc lợi, thay đổi quan điểm "thải già đón trẻ".

    Trong quá trình này, nhóm yếu thế lâu nay như lao động trung niên, nữ, nuôi con nhỏ... sẽ có cơ hội việc làm với thu nhập tốt hơn. Nhiều công việc giải phóng được sức người, phù hợp nhóm lao động có kỹ thuật nhưng không còn trẻ, khỏe như trước.

    Công nhân may làm việc trong nhà máy ở TP Thủ Đức. Ảnh: Thanh Tùng

    " style="padding-bottom: 452.462px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Công nhân may làm việc trong nhà máy ở TP Thủ Đức. Ảnh: Thanh Tùng

    - Có ý kiến cho rằng người nhập cư rời đi là dịp thành phố sàng lọc lao động theo hướng phát triển lĩnh vực trình độ cao, giảm ngành nghề sử dụng quá nhiều lao động. Điều này cũng giúp thành phố tăng giá trị cuộc sống cho người dân gắn bó với thành phố. Quan điểm của bà về vấn đề này ra sao?

    - Bất kỳ người di cư nào từ chuyên gia đầu ngành hay đến anh giao hàng, làm công việc giản đơn chọn thành phố để dừng chân để mưu sinh, tìm kiếm việc làm chân chính, chúng tôi đều ghi nhận và hoan nghênh.

    Tôi ví dụ một lao động có tay nghề cao đang làm việc và cần phải tập trung thời gian cho công việc của mình. Tuy nhiên, anh ấy đến giờ ăn, cần đi mua hàng. Nếu họ rời đi sẽ tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng công việc. Lúc này, shipper chính là giải pháp hỗ trợ. Người giao hàng đã gián tiếp giúp lao động có tay nghề hoàn thành tốt công việc của mình. Do đó cả hai đều có sự đóng góp cho thành phố và cần được ghi nhận.

    Thành phố này vận hành không theo kiểu đúng giờ tất cả vào công sở, nhà máy mà đó chỉ là một phần, ngoài kia có hàng trăm nghìn dịch vụ cần hàng triệu lao động đủ trình độ, thành phần, tương trợ nhau để tất cả cùng phát triển.

    Thành phố đang tạo ra các động lực tăng trưởng mới, thu hút nhóm lao động mới nhưng không có nghĩa không cần lao động giản đơn. Nhìn sang Nhật Bản, đất nước phát triển hàng đầu thế giới vẫn cần người di cư từ các nước để làm các công việc tay chân, phổ thông. Do đó, quan điểm của thành phố là hoan nghênh mọi thành phần lao động đến nếu nơi đây vẫn đáp ứng cơ hội việc làm, thu nhập tốt cho anh chị.

    - Nếu người nhập cư không thể thiếu, thời gian tới thành phố đưa ra những chính sách gì dành cho nhóm này?

    - Nếu một người di cư chọn thành phố để gắn bó thì khi ở đây, chính sách của thành phố không phân biệt bạn từ đâu đến. Ví dụ khi Covid-19 bùng phát, TP HCM dành ba gói hỗ trợ cho người dân, ngay cả những người vì lý do đột xuất mà lưu trú lại thành phố trong thời gian giãn cách cũng được giúp đỡ.

    Chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, thành phố cũng không phân biệt miễn là đang theo học các trường trên địa bàn. Các chính sách về nhà ở, hỗ trợ giá điện, nước... thành phố cũng không phân biệt mà dành sự quan tâm, chăm lo như nhau.

    Thành phố cũng có các chương trình bình ổn giá thực phẩm, bình ổn giá thuốc để phần nào kéo giảm chi phí cho nhóm thu nhập thấp.

    Thực tế có một số chính sách chưa đủ làm người dân hài lòng vì nhiều lý do như vướng cơ chế, quy định pháp luật, nguồn lực có hạn... Tuy nhiên, từng bước, chúng tôi đang nỗ lực để làm tốt hơn.

    - Theo kịch bản tăng trưởng, giai đoạn 2025-2030, nếu TP HCM muốn tăng trưởng hơn 8% mỗi năm thì số lao động tương ứng 6-7 triệu người, hiện nay khoảng 5 triệu người. Thành phố sẽ làm gì để đủ số lao động như mong muốn trong khi tỷ suất sinh luôn thấp nhất nước?

    - Từ giờ đến năm 2030, tỷ suất sinh không giải quyết được vấn đề lao động nên nguồn nhân lực cho thành phố vẫn đến từ bên ngoài, tức phải dựa vào người nhập cư. Thành phố muốn tăng trưởng phải có doanh nghiệp và người lao động. Thành phố đã và đang tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ở những nhóm ngành trọng điểm, công nghệ cao đến đầu tư, phát triển. Chính doanh nghiệp với các vị trí công việc hấp dẫn, thu nhập cao, phúc lợi tốt sẽ thu hút được lao động.

    Đối với lao động, thành phố có chiến lược giữ chân và thu hút mới như với những lao động dù mất việc, họ vẫn muốn bám trụ lại thành phố. Thành phố có chính sách hỗ trợ vay vốn, chuyển đổi nghề, tự tạo việc làm.

    Hệ thống trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của thành phố sẵn sàng đào tạo nghề cho nhóm lao động muốn chuyển đổi từ công nghiệp sản xuất sang nhóm ngành dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, nhà hàng khách sạn, du lịch...

    Mỗi năm, TP HCM thu hút khoảng 300.000 học sinh, sinh viên từ các địa phương đến học tập. Thành phố đang giữ vai trò là trung tâm đào tạo nhân lực lớn nhất cả nước; thực hiện chính sách đào tạo nhân lực chất lượng quốc tế ở 4 trường đại học lớn.

    Bên cạnh đó, thành phố nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở xã hội, tạo ra dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa tốt hơn và chính quyền thực sự là phục vụ người dân. Tổng hòa nhiều yếu tố, thành phố vẫn là nơi người di cư chọn đến.

    Lê Tuyết
    "Trích báo: vnexpress"
    2 bài báo mỗi người mỗi ý đây cụ Vina
    ltl98vinasdaq thích bài này.
  10. hahahehechungthoi

    hahahehechungthoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2020
    Đã được thích:
    66.706
    Thì đó, đấy là điều hấp dẫn không thể cưỡng được. Cơ hội kiếm tiền cho mọi thành phần. Nếu để tính thu nhập/chi tiêu thì hn và hcm không đáng sống, nhưng nó lại mang lại cơ hội đổi đời cho đủ loại thành phần.
    vinasdaq thích bài này.

Chia sẻ trang này